Kinh nghiệm có hai loại: kinh nghiệm thông thường và kinh nghiệm khoa học.. - Kinh nghiệm khoa học là tri thức thu được trong quá trình nghiên cứu và được kiểm nghiệm t
Trang 1PHÒNG SAU ĐẠI HỌC
TIỂU LUẬN
Đề tài:
Người hướng dẫn: PGS.TS.Trịnh Văn Biều
Người thực hiện: Vũ Văn Hùng
Cao học khoá 23: 2012 – 2014
Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Hoá học
Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 1/2013
Trang 2MỤC LỤC
MỤC LỤC 2
MỞ ĐẦU 5
NỘI DUNG 6
Chương 1 TỔNG QUAN 6
1 1 Khái niệm 6
1.1.1 Sáng kiến 6
1.1.2 Kinh nghiệm 7
1.1.3 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm 7
1.1.4 Sáng kiến kinh nghiệm 8
1.2 Những yêu cầu cơ bản đối với một sáng kiến kinh nghiệm 8
1.2.1 Tính mục đích 8
1.2.2 Tính thực tiễn 8
1.2.3 Tính sáng tạo khoa học 8
1.2.4 Khả năng áp dụng và mở rộng sáng kiến kinh nghiệm 9
Chương 2 CÁCH VIẾT TỔNG KẾT KINH NGHIỆM – VIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 9
2.1 Mục đích viết sáng kiến kinh nghiệm 9
2.2 Quy trình hình thành một sáng kiến kinh nghiệm 9
2.2.1 Chọn đề tài nghiên cứu 9
2.2.2 Ý nghĩa của đề tài 10
2.2.3 Tính cấp thiết của đề tài 10
2.2.4 Điều kiện thực hiện đề tài 10
Hướng dẫn: PGS.TS.Trịnh Văn Biều Thực hiện: Vũ Văn Hùng
Trang 32.2.5 Đặt tên đề tài 10
2.2.6 Viết đề cương 11
2.2.7 Lập kế hoạch nghiên cứu 12
2.2.8 Tiến hành nghiên cứu 13
2.2.9 Tổ chức thực nghiệm kết quả nghiên cứu 13
2.2.10 Viết thành văn bản 13
2.3.1 Trang bìa 15
2.3.2 Đặt vấn đề 15
2.3.2.1 Lý do viết SKKN 15
2.3.2.2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu: 17
2.3.2.3 Mục đích của SKKN 17
2.3.2.4 Nhiệm vụ nghiên cứu 18
2.3.2.5 Phương pháp nghiên cứu 18
2.3.2.6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 18
2.3.3 Nội dung SKKN 20
2.3.3.1 Cơ sở lý luận của đề tài: 20
2.3.3.2 Thực trạng của vấn đề 20
2.3.3.3 Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 20
2.3.3.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 21
2.3.4 Kết luận và khuyến nghị 21
2.3.4.1 Kết luận: 21
2.3.4.2 Các đề xuất và khuyến nghị 22
2.3.5 Tài liệu tham khảo (nếu có) 22
Hướng dẫn: PGS.TS.Trịnh Văn Biều Thực hiện: Vũ Văn Hùng
Trang 42.4 Một số chú ý khi viết sáng kiến kinh nghiệm 22
2.5 Một số vần đề gợi ý khi viết sáng kiến kinh nghiệm 23
2.5.1 Hình thức viết sáng kiến kinh nghiệm 23
2.5.2 Đề tài viết sáng kiến kinh nghiệm 24
2.5.3 Yêu cầu khi viết sáng kiến kinh nghiệm 25
2.5.4 Cách ghi chép 25
2.6 Các lỗi thường gặp khi viết sáng kiến kinh nghiệm 26
2.7 Tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại sáng kiến kinh nghiệm 26
2.7.1 Căn cứ đánh giá sáng kiến kinh nghiệm 26
2.7.3 Tiêu chuẩn đánh giá xếp loại sáng kiến kinh nghiệm của một số tỉnh (tham khảo): 27
2.7.3.1 Tỉnh Lâm Đồng 27
2.7.3.2 Thành phố Hồ Chí Minh 28
2.7.3.3.Tỉnh Đồng Nai 28
KẾT LUẬN 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO 30
TÓM TẮT 31
Hướng dẫn: PGS.TS.Trịnh Văn Biều Thực hiện: Vũ Văn Hùng
Trang 5MỞ ĐẦU
I Đặt vấn đề
Sáng kiến kinh nghiệm có vai trò to lớn trong hoạt động thực tiễn của con người Nó giúp cho con người cải thiện môi trường làm việc, nâng cao hiệu quả hoạt động
Trong quá trình công tác, cán bộ, giáo viên và nhân viên ngành giáo dục bằng tấm gương tự học và sáng tạo đã suy nghĩ ra nhiều phương pháp mới tronggiảng dạy, trong giáo dục và quản lý nhưng việc đúc kết lại thành những kinh nghiệm còn gặp nhiều khó khăn
Hơn nữa, đối với những người đăng ký danh hiệu chiến sĩ thi đua các cấp nếu không có sáng kiến kinh nghiệm được Hội đồng khoa học giáo dục công nhận thì dù hiệu quả công tác có cao, cá nhân vẫn không đủ điều kiện để được bình xét danh hiệu chiến sĩ thi đua như đã đăng ký từ đầu năm
Chính vì yêu cầu trên, việc tìm hiểu về phương pháp tổng kết kinh nghiệm - viết sáng kiến kinh nghiệm là một vấn đề không kém phần quan trọng!
II Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu phương pháp tổng kết kinh nghiệm – viết sáng kiến kinh nghiệm nhằm:
Hiểu được vai trò to lớn của phương pháp tổng kết kinh nghiệm – viết sáng kiến kinh nghiệm
Nắm được quy trình, nội dung cũng như tiêu chuẩn đề hình thành nên một sáng kiến kinh nghiệm
III Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu khái niệm về sáng kiến kinh nghiệm, phương pháp tổng kết kinh nghiệm
- Quy trình hình thành sáng kiến kinh nghiệm
Hướng dẫn: PGS.TS.Trịnh Văn Biều Thực hiện: Vũ Văn Hùng
Trang 6- Một số gợi ý khi viết sáng kiến kinh nghiệm
- Căn cứ, tiêu chẩn đánh giá và xếp loại
- Cấu trúc của một sáng kiến kinh nghiệm
IV Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp đọc và nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp phân tích tổng hợp
V Ý nghĩa của đề tài
- Giúp cho người đọc hiểu được vai trò của phương pháp tổng kết kinh nghiệm-viết sáng kiến kinh nghiệm
- Đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho giáo viên khi viết sáng kiến kinh nghiệm, giúp cho giáo viên nắm được quy trình, nội dung cũng như tiêu chuẩn để đánh giá sáng kiến kinh nghiệm và tránh được một số lỗi khi viết sáng kiến kinh nghiệm
VI Kết cấu của tiểu luận
Tiểu luận gồm ba phầm: Mở đầu, nội dung và kết luận
NỘI DUNG Chương 1 TỔNG QUAN
Hướng dẫn: PGS.TS.Trịnh Văn Biều Thực hiện: Vũ Văn Hùng
Trang 71.1.2 Kinh nghiệm
- Kinh nghiệm là tri thức được tích luỹ, tổng kết và hệ thống từ cuộc sống thực tế; nó giúp cho con người làm việc có kết quả tốt hơn, hiệu quả hơn Kinh nghiệm là một trong những thành tố tạo nên năng lực của mỗi người
Kinh nghiệm có hai loại: kinh nghiệm thông thường và kinh nghiệm khoa học
- Kinh nghiệm thông thường là tri thức thu được một cách trực tiếp và tự phát trong đời sống hàng ngày
- Kinh nghiệm khoa học là tri thức thu được trong quá trình nghiên cứu và được kiểm nghiệm thông qua các thí nghiệm, thực nghiệm khoa học
1.1.3 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Tổng kết kinh nghiệm là một phương pháp nghiên cứu khoa học trong đó cósự kết hợp lý luận với thực tiễn: dùng lý luận phân tích những thành quả của hoạt động thực tiễn để từ đó rút ra những kết luận bổ ích cho cuộc sống và cho khoa học Trong thực tế, kết quả thu được của việc tổng kết kinh nghiệm thườnglà:
Báo cáo tổng kết kinh nghiệm mang tính tổng hợp, khái quát một cách toàn diện một vấn đề lớn
Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm thực tế từ những việc làm, những hoạt động cụ thể
1.1.4 Sáng kiến kinh nghiệm
Sáng kiến kinh nghiệm là những tri thức được tích luỹ trong thực tiễn, qua những hoạt động cụ thể; những việc đã làm, đã có kết quả, đã được kiểm
nghiệm, góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động
Hướng dẫn: PGS.TS.Trịnh Văn Biều Thực hiện: Vũ Văn Hùng
Trang 81.2 Những yêu cầu cơ bản đối với một sáng kiến kinh nghiệm
1.2.1 Yêu cầu về mục đích
Tác giả viết sáng kiến kinh nghiệm nhằm mục đích gì? Nâng cao năng lực chuyên môn của bản thân, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp hay để đăng trên tạp chí? Giải quyết được những mâu thuẫn, những khó khăn gì có tính chất thời sự trong sản xuất, đời sống?
Một sáng kiến kinh nghiệm có thể nhằm nhiều mục đích khác nhau, nhưng người nghiên cứu nên chọn ra một mục đích chính yếu nhất để tập trung, tránh dàn trải
1.2.2 Yêu cầu thực tiễn
Sáng kiến kinh nghiệm cần có tính thực tiễn, có thể áp dụng để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, đời sống, giáo dục…là sự khái quát hoá từ những thực tế phong phú, sinh động, không được sao chép sách vở mang tính lý thuyếtđơn thuần Sáng kiến kinh nghiệm phải từ những việc thực sự đã làm, đem lại hiệu quả cụ thể, chứ không phải là những việc chưa làm, còn đang suy nghĩ, dự kiến
1.2.3 Yêu cầu về sáng tạo khoa học
- Nêu được cơ sở lý luận và thực tiễn của việc giải quyết vấn đề nghiên cứu
- Phương pháp giải quyết vấn đề mới mẻ, độc đáo
- Dẫn chứng các tư liệu, số liệu và kết quả chính xác
- Trình bày một cách rõ ràng, mạch lạc các bước tiến hành trong sáng kiến kinh nghiệm
1.2.4 Yêu cầu về khả thi và tính phổ biến
Sáng kiến kinh nghiệm phải có tính khả thi và tính phổ biến, nhiều người có thể học được, và khi họ làm đúng quy trình thì đều cho kết quả như đã tổng kết
Hướng dẫn: PGS.TS.Trịnh Văn Biều Thực hiện: Vũ Văn Hùng
Trang 9Chương 2 CÁCH VIẾT TỔNG KẾT KINH NGHIỆM – VIẾT SÁNG
KIẾN KINH NGHIỆM
2.1 Mục đích viết sáng kiến kinh nghiệm
- Điều kiện để thi giáo viên dạy giỏi các cấp, để đạt chiến sĩ thi đua
- Giải quyết những mâu thuẫn, khó khăn trong lĩnh vực nghiên cứu
- Chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp
- Nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng trong công tác
- Góp phần phát triển nghiên cứu khoa học
2.2 Quy trình hình thành một sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1 Chọn đề tài nghiên cứu
Việc chọn tên đề tài phải thích hợp với bản thân người nghiên cứu và điều kiện ngoại cảnh có tác dụng định hướng giải quyêt vấn đề cho tác giả, giúp cho tác giả biết tập trung sự nghiên cứu vào vấn đề cần giải quyết, tránh được sự lanman, lạc đề
2.2.2 Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa lý luận: hệ thống các luận điểm làm cơ sở cho việc thực hiện đề
tài Các vấn đề có liên quan đến đề tài cần đưa ra để làm rõ, chính xác hoá
- Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài nghiên cứu phải đáp ứng được những yêu cầu
của thực tiễn đời sống và sự phát triển của khoa học, phải có tính chất mới mẻ thời sự Nó phải giải quyết một nhiệm vụ cụ thể do cuộc sống đặt ra
2.2.3 Tính cấp thiết của đề tài
Khi chọn một đề tài sáng kiến kinh nghiệm thì cần phải xác định được vì saochọn đề tài đó, nó sẽ giải quyết được những vấn đề gì
Vì vậy, khi chọn một đề tài cần phải hiểu được:
Tầm quan trọng, ý nghĩa, tác dụng của đề tài
Hướng dẫn: PGS.TS.Trịnh Văn Biều Thực hiện: Vũ Văn Hùng
Trang 10 Vấn đề sắp đưa ra có tính cấp thiết cần giải quyết, hay là vấn đề đã
có người nghiên cứu trước đó nhưng chưa sâu, còn có những nội dung cần tiếp tục tìm hiểu, làm rõ, hoặc không còn phù hợp với hiện tại
2.2.4 Điều kiện thực hiện đề tài
- Khả năng và sở thích của bản thân: chọn đề tài đúng, thích hợp, vừa sức với bản thân và các điều kiện khách quan để giúp quá trình nghiên cứu đỡ tốn công sức, vất vả, và đạt kết quả cao
- Tài liệu tham khảo
- Các phương tiện, trang thiết bị cần thiết
- Thời gian thực hiện
- Đối tượng nghiên cứu
2.2.5 Đặt tên đề tài
Tên đề tài là sự mô tả một cách cô đọng nội dung của đề tài nghiên cứu Nó giúp người đọc hiểu được đề tài nghiên cứu cái gì, những nội dung cần thực hiện trong quá trình nghiên cứu Tên đề tài phải ngắn gọn, đúng ngữ pháp, súc tích và rõ ràng ở mức cần thiết, càng thu hẹp phạm vi bài viết bao nhiêu thì vấn đề càng sâu sắc bấy nhiêu Tên đề tài chỉ được mang một nghĩa, không được phép hiểu theo hai hay nhiều nghĩa Tên đề tài cần mang tính khách quan, tránh thể hiện tình cảm, thiên kiến, không đặt tên đề tài dưới dạng câu hỏi Tránh sử dụng các cụm từ diễn đạt ý chưa rõ: “Về…”, “Vài suy nghĩ về ”, “Tìm hiểu
về ”, “Thử bàn về ”, …
Ngoài ra nó cũng cần có tính độc đáo để không lẫn với các đề tài khác
Thông thường tên đề tài có thể chứa:
+ Mục tiêu đề tài
+ Nội dung công việc nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu+ Phạm vi nghiên cứu
Hướng dẫn: PGS.TS.Trịnh Văn Biều Thực hiện: Vũ Văn Hùng
Trang 11+ Biện pháp tác động
Ví dụ : “Nâng cao hứng thú học tập của học sinh khối 10 trong môn học môn
hoá học bằng biện pháp kể chuyện”
+ Mục tiêu : Nâng cao hứng thú cho học sinh + Nội dung công việc nghiên cứu: Sử dụng biện pháp kể chuyện trong dạy học hoá học nhằm nâng cao hứng thú học tập của học sinh
+ Đối tượng nghiên cứu : Tâm lý của HS+ Phạm vi : Khối 10
+ Biện pháp tác động : “bằng biện pháp kể chuyện”
2.2.6 Viết đề cương
Đây là một công việc rất cần thiết trong việc viết SKKN Nếu bỏ qua việc này, tác giả sẽ không định hướng được mình cần phải viết cái gì, cần thu thập những
tư liệu gì về lý thuyết và thực tiễn ,cần trình bày những số liệu ra sao…? Việc chuẩn bị đề cương càng chi tiết bao nhiêu thì công việc viết SKKN càng thuận lợi bấy nhiêu
Khi xây dựng đề cương chi tiết, tác giả cần:
- Xây dựng được một dàn bài chi tiết với các đề mục rõ ràng, hợp logic, chỉ ra được những ý cần viết trong từng đề mục cụ thể Việc này cần được cân nhắc kỹ lưỡng sao cho phán ánh được nội dung đề tài, không thừa và cũng không thiếu
- Thiết kế các bảng thống kê số liệu phù hợp, các mẫu phiếu điều tra khảo sát, hình ảnh… phục vụ thiết thực cho việc minh họa, dẫn chứng cho đề tài
- Kiên quyết loại bỏ những đề mục, những bảng thống kê, những thông tin không cần thiết cho đề tài
* Đề cương nghiên của của một đề tài sáng kiến kinh nghiệm bao gồm:
Tên đề tài
Lý do chọn đề tài
Hướng dẫn: PGS.TS.Trịnh Văn Biều Thực hiện: Vũ Văn Hùng
Trang 12 Mục đích nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu
Dàn ý nội dung nghiên cứu
Kế hoạch nghiên cứu
Tài liệu tham khảo
2.2.7 Lập kế hoạch nghiên cứu
Kế hoạch nghiên cứu là dự kiến thực hiện từng công việc theo thời gian Người nghiên cứu dựa vào thời gian cho phép để lên kế hoạch cụ thể cho việc thực hiện từng nhiệm vụ của đề tài Chú ý dành một thời gian thích hợp cần thiết để dự phòng các tình huống bất trắc Do đó, cần phải xác định một tiến độ thời gian, nội dung công việc cụ thể, thời gian, phượng tiện, sản phẩm thu được của từng giai đoạn
2.2.8 Tiến hành nghiên cứu
- Tác giả thực hiện công việc nghiên cứu theo kế hoạch và ghi chép lại kết quả nghiên cứu
-Tác giả tìm đọc các tài liệu liên quan đến đề tài, ghi nhận những công việc
đã thực hiện trong thực tiễn (biện pháp, các bước tiến hành, kết quả cụ thể ), thuthập các số liệu để dẫn chứng
Hướng dẫn: PGS.TS.Trịnh Văn Biều Thực hiện: Vũ Văn Hùng
Trang 13-Tác giả nên lưu trữ các tư liệu thu thập được theo từng lọai Nên sử dụng các túi hồ sơ riêng cho từng vấn đề thuận tiện cho việc tìm kiếm, tổng hợp thông tin
- Trong quá trình thu thập tài liệu cần tiếp tục xem xét chỉnh sửa đề cương chi tiết cho phù hợp với tình hình thực tế
2.2.9 Tổ chức thực nghiệm kết quả nghiên cứu
Tiến hành thực nghiệm nhằm mục đích kiểm nghiệm tính khả thi và tính hiệu quả của giải thuyết của đề tài, qua đó khẳng định được giá trị của đề tài, đồng thời xác định được kết quả chuyển biến của đối tượng Để xác định độ tin cậy của kết quả thực nghiệm cần phải kiểm nghiệm bằng phương pháp thống
kê Thông thường, giáo viên khi viết sáng kiến kinh nghiệm, thường thống kê theo học kỳ hoặc theo năm học trên cùng một lớp đối tượng
2.2.10 Viết thành văn bản
Viết theo đề cương chi tiết, khi viết cần trình bày rõ ràng, mạch lạc, súc tích
sử dụng những từ ngữ khoa học, tránh sử dụng những từ ngữ trong văn nói.Trình bày sáng kiến kinh nghiệm theo một trình tự nhất định, hợp lý Những nộidung chính cần nhấn mạnh bằng cách: in đậm, in nghiêng, gạch chân, chữmàu…
Sáng kiến kinh nghiệm không nên viết quá dài, tối đa 20 trang Bản sángkiến kinh nghiệm được đánh máy, in, đóng quyển theo quy định: Soạn thảo trênkhổ giấy A4 bằng MS Word, Font chữ Times New Roman, bảng mã Unicode,
cỡ chữ : 14 Dãn dòng đơn Lề trái: 3 cm; lề phải: 2 cm; lề trên: 2 cm; lề dưới:
2 cm
2.3 Kết cấu chung của một đề tài sáng kiến kinh nghiệm
Kết cấu của một SKKN có thể tóm tắt theo bảng sau:
Hướng dẫn: PGS.TS.Trịnh Văn Biều Thực hiện: Vũ Văn Hùng
Trang 14Các phần chính Ghi chú
Trang bìa
Trang phụ bìa
Mục lục
Danh mục chữ cái viết tắt (nếu có)
1 Đặt vấn đề
2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
- Cơ sở lý luận của vấn đề
- Thực trạng của vấn đề
- Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn
đề
- Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
3 Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục ( nếu có)
Qua trang mới Qua trang mới Qua trang mới Qua trang mới Qua trang mới Qua trang mới
Qua trang mới Qua trang mới Qua trang mới
2.3.1 Trang bìa
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG…………
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Hướng dẫn: PGS.TS.Trịnh Văn Biều Thực hiện: Vũ Văn Hùng
Trang 15TÊN SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM
Lĩnh vực/Môn: ………
Tên tác giả:………
GV môn:… Hoặc chức vụ…
Tài liệu kèm theo (nếu có):
Năm học 20 -20
2.3.2 Đặt vấn đề
Cơ bản có các nội dung sau:
2.3.2.1 Lý do viết SKKN
* Phần này nên có các nội dung sau:
o Nêu rõ lý do chọn đề tài nghiên cứu, lý do về mặt lý luận, về thực tiễn, về năng lực nghiên cứu của tác giả
o Tầm quan trọng, ý nghĩa, tác dụng của vấn đề nghiên cứu
o Tính cấp thiết cần giải quyết của vấn đề nghiên cứu
o Vấn đề chưa được nghiên cứu hay nghiên cứu chưa sâu, còn có những nội dung cần tiếp tục tìm hiểu, làm rõ
VD: Sáng kiến kinh nghiệm: “Thực trạng và biện pháp giáo dục đạo đức chho học sinh THCS trong giai đoạn hiện nay” của giáo viên Nguyễn Hữu Tiến, trường THCS Thường Thới Hậu B- huyện Hồng Ngự- tỉnh Đồng Tháp, viết trong năm học 2007-2008
Hướng dẫn: PGS.TS.Trịnh Văn Biều Thực hiện: Vũ Văn Hùng
Trang 16Lý do chọn đề tài
Về mặt lý luận
Một trong những tư tưởng đổi mới GD& ĐT hiện nay là tăng cường giáodục đạo đức cho học sinh, được thể hiện trong nghị quyết của Đảng, Luật giáodục và các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo Luật giáo dục 2005 đã xácđịnh: “ Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp cho học sinh phát triển toàndiện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hìnhthành nhân cách con người Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa, xây dựng tư cách vàtrách nhiệm công dân… ( Điều 23-Luật giáo dục)
Về mặt thực tiễn
Hội nhập kinh tế ngoài mặt tích cực nó còn làm phát sinh những vấn đề màchúng ta cần quan tâm: Bản sắc văn hóa dân tộc bị đe dọa, hội nhập kinh tếquốc tế đưa vào nước ta những sản phẩm đồi trụy, phản nhân văn, reo rắc lốisống tự do tư sản, làm xói mòn những giá trị đạo đức, thuần phong mỹ tục củadân tộc Hiện nay một số bộ phận thanh thiếu niên có dấu hiệu sa sút nghiêmtrọng về đạo đức, nhu cầu cá nhân phát triển lệch lạc, kém ý thức trong quan hệcộng đồng, thiếu niềm tin trong cuộc sống, ý chí kém phát triển, không có tínhtự chủ dễ bị lôi cuốn vào những việc xấu
Trong nhà trường phổ thông nói chung và trường THCS nói riêng, số họcsinh vi phạm đạo đức có chiều hướng gia tăng, tình trạng học sinh kết thànhbăng nhóm bạo hành trong trường học đáng được báo động Một số CBQL, giáoviên chưa thật sự là tấm gương sáng cho học sinh, chỉ lo chú trọng đến việc dạytri thức khoa học, xem nhẹ môn GDCD, thờ ơ không chú ý đến việc giáo dụctình cảm đạo đức cho học sinh
Về cá nhân
Hướng dẫn: PGS.TS.Trịnh Văn Biều Thực hiện: Vũ Văn Hùng
Trang 17Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên, để góp phần vào công tác giáo dụcđạo đức cho học sinh trong giai đoạn hiện nay, và qua thực tiễn công tác quản lývà giảng dạy học sinh ở trường THCS, tôi nhận thấy việc nắm rõ thực trạng vàđề ra biện pháp về công tác giáo giáo dục đạo đức cho học sinh THCS là mộtnhiệm vụ hết sức quan trọng của người cán bộ QLGD Đó là lý do tại sao tôichọn đề tài này.
2.3.2.2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu:
- Xem trước đây ai đã viết đề tài này, đã nghiên cứu được đến đâu, mứcđộ nào
- Những kết quả nào có thể kế thừa, phát triển ở mức độ cao hơn, những vấn đề nào chưa được nghiên cứu, chưa được giải quyết
- Việc tìm hiểu đó sẽ giúp cho người viết sáng kiến kinh nghiệm có cái nhìn tổng quát, đầy đủ hơn về vấn đề nghiên cứu, đồng thời rút ra được nhiềukinh nghiệm từ những người đi trước
Ví dụ: với đề tài: “Giúp học sinh lớp 11 học tốt hoá học hữu cơ” của giáo viên Ngô Thị Kim Lan - Trường Trung học phổ thông Chợ Gạo - Tiền Giang (viết vào năm học 2004 – 2005)
Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về “Phương pháp dạy học” thường không nhiều Là giáo viên đứng trên bục giảng ai cũng mong muốn cho mình có phương pháp dạy hay, dạy giỏi,
Năm học 2003 – 2004 tôi đã nghiên cứu đề tài “Giúp học sinh lớp 12 giải tốt bài tập hoá học hữu cơ” cùng với đề tài năm nay: “Giúp học sinh lớp 11 học tốt Hoá học hữu cơ” góp phần vào việc giúp học sinh cấp III học tốt bộ môn Hoá học, từ đó vững tin bước vào kỳ thi tú tài và đại học Đây là đề tài lần đầu được tôi nghiên cứu
Hướng dẫn: PGS.TS.Trịnh Văn Biều Thực hiện: Vũ Văn Hùng