1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên đề tên đề tài và phương pháp chọn đề tài

33 2,2K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 525,5 KB

Nội dung

1.3.3 Phân loại đề tài theo trình độ đào tạo Khóa luận tốt nghiệp Đó là một văn bản trình bày các kết quả tập dợt nghiên cứu của sinh viêntrong quá trình đào tạo ở trường đại học để trở

Trang 1

PHÒNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ SAU ĐẠI HỌC

- -TIỂU LUẬN

PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Đề tài :

TÊN ĐỀ TÀI VÀ PHƯƠNG PHÁP CHỌN ĐỀ TÀI

GVHD : PGS.TS TRỊNH VĂN BIỀU

HVTH : Trần Nguyên Anh Thư

Lớp : Lý luận và phương pháp dạy học Hoá học – K23

Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 3 năm 2013

Trang 2

MỤC LỤC

Phần MỞ ĐẦU 2

Phần NỘI DUNG 3

Chương 1.Đề tài nghiên cứu khoa học 3

1.1 Khái niệm về đề tài 3

1.2 Khái niệm về đề tài khoa học 3

1.3 Phân loại đề tài 4

1.3.1 Phân loại đề tài theo sự chỉ định hay tự lựa chọn 4

1.3.2 Phân loại đề tài theo bản chất của đề tài 5

1.3.3 Phân loại đề tài theo trình độ đào tạo 5

1.4 Phát hiện và phát triển vấn đề thành đề tài nghiên cứu khoa học 5

1.4.1 Những phát hiện làm cơ sở xuất phát cho một đề tài khoa học 5

1.4.2 Phát triển vấn đề thành đề tài khoa học 6

Chương 2 Chọn đề tài 7

2.1 Tầm quan trọng của việc lựa chọn đề tài 7

2.2 Những yêu cầu đối với một đề tài 8

2.2.1 Đề tài phải có ý nghĩa khoa học 8

2.2.2 Đề tài phải có ý nghĩa thực tiễn, đáp ứng được những yêu cầu của thực tiễn đời sống và sự phát triển của khoa học 8

2.2.3 Đề tài phải là vấn đề có tính cấp thiết, mới mẻ, thời sự 8

2.2.4 Đề tài có đủ điều kiện đảm bảo cho việc hoàn thành 8

2.2.5 Đề tài phải phù hợp sở thích của mình 8

2.3 Những căn cứ khi chọn đề tài 9

2.3.1 Vấn đề nghiên cứu 9

2.3.2 Điều kiện của việc nghiên cứu 9

2.3.3 Điều kiện chủ quan của bản thân 10

2.3.4 Người hướng dẫn 10

2.4 Những căn cứ khi đánh giá đề tài 11

Chương 3 Tên đề tài 11

3.1 Tầm quan trọng của tên đề tài 11

3.2 Định nghĩa tên đề tài 12

3.3 Cấu trúc của tên đề tài 12

3.4 Nội dung của tên đề tài 12

3.5 Lưu ý khi đặt tên đề tài 13

3.5.1 Các yêu cầu cần đạt được khi đặt tên đề tài 13

3.5.2 Một số điểm cần tránh khi đặt tên đề tài 14

Chương 4 Làm sao để đề tài có những đóng góp mới 15

4.1 Phương thức phát hiện ra đề tài nghiên cứu 15

4.2 Một số nhóm đề tài của ngành Lý luận và phương pháp dạy học hóa học 16

4.3 Một số đề tài nghiên cứu khoa học 16

4.3.1 Luận văn thạc sĩ 16

4.3.2 Luận án tiến sĩ 22

Phần KẾT LUẬN 27

TÓM TẮT 28

Trang 4

PH N M Đ U ẦN MỞ ĐẦU Ở ĐẦU ẦN MỞ ĐẦU

Trong nghiên cứu khoa học, việc lựa chọn một đề tài để nghiên cứu phù hợpvới bản thân và các điều kiện ngoại cảnh có thể nói là đã đáp ứng 30% đến 40%công việc của toàn bộ quá trình nghiên cứu

Lựa chọn cho bản thân một đề tài nghiên cứu phù hợp đã không phải làchuyện đơn giản, mà chọn cho đề tài của mình một cái tên chính xác lại càng khókhăn hơn Có rất nhiều sinh viên khi làm khóa luận tốt nghiệp cũng như học viêncao học khi làm luận văn thạc sĩ … gặp lúng túng khi đặt tên đề tài nghiên cứukhoa học, ví dụ : Nên đặt tên như thế nào ? Cần những nội dung gì ? Làm thế nào

để khái quát hết nội dung của đề tài qua tên đề tài ?

Xuất phát từ thực tế đó, nhằm giúp đỡ, hỗ trợ cho các sinh viên cũng như họcviên giải quyết các câu hỏi trên, tôi đã chọn đề tài:

TÊN ĐỀ TÀI VÀ PHƯƠNG PHÁP CHỌN ĐỀ TÀI

Trang 5

PH N N I DUNG ẦN MỞ ĐẦU ỘI DUNG

CHƯƠNG 1 ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

1.1 Khái niệm về đề tài [10]

Đề tài là một hình thức tổ chức nghiên cứu khoa học do một người hoặc

một nhóm người thực hiện Một số hình thức tổ chức nghiên cứu khác không hoàntoàn mang tính chất nghiên cứu khoa hoc, chẳng hạn như: chương trình, dự án, đề

án Sự khác biệt giữa các hình thức nghiên cứu khoa học này như sau:

tế và xã hội Dự

án có tính ứngdụng cao, có ràngbuộc thời gian vànguồn lực

là loại văn kiện,được xây dựng đểtrình cấp quản lýcao hơn, hoặc gởicho một cơ quan tàitrợ để xin thực hiệnmột công việc nào

đó như: thành lậpmột tổ chức; tài trợcho một hoạt động

xã hội, Sau khi đề

án được phê chuẩn,

1.2 Khái niệm về đề tài khoa học [9]

Đề tài khoa học (subject, theme) là một vấn đề (problem) có chứa một nội

dung thông tin chưa biết, cần phải nghiên cứu làm sáng tỏ Đó là một câu hỏi, mộtvấn đề của khoa học cần phải giải đáp và khi giải đáp được sẽ thúc đẩy khoa họctiến thêm một bước

Như vậy đề tài khoa học có liên quan với vấn đề khoa học Vấn đề khoahọc là một sự kiện hay hiện tượng mới phát hiện mà khoa học chưa biết, là một

Trang 6

mâu thuẫn của thực tiễn đang cản trở bước tiến của con người mà với kiến thức cũ

và kinh nghiệm cũ thì không giải thích được, hoặc một sự thiếu hụt của lý thuyết,những điều chưa biết hay mâu thuẫn thiếu hụt đó đòi hỏi các nhà khoa học nghiêncứu làm sáng tỏ

Điều kiện để cho một vấn đề trở thành đề tài khoa học là

(1) Đó là một sự kiện hay hiện tượng mới chưa từng ai biết, một mâu thuẫnhay vướng mắc cản trở bước tiến của khoa học hay thực tiễn

(2) Bằng kiến thức cũ không thể giải quyết được, đòi hỏi các nhà khoa họcphải nghiên cứu giải quyết

(3) Vấn đề nếu được giải quyết sẽ cho một thông tin mới có giá trị cho khoahọc hay làm khai thông các hoạt động của thực tiễn

Sự xuất hiện của đề tài khoa học là do nhu cầu của thực tiễn cuộc sống haynhu cầu phát triển khoa học Giải quyết những yêu cầu đó đòi hỏi phải huy độnglực lượng các nhà khoa học nghiên cứu

Đề tài khoa học được diễn đạt bằng tên đề tài, đó là tên gọi của vấn đề khoa

học mà ta cần nghiên cứu Tên gọi là cái vỏ bên ngoài, còn vấn đề khoa học là nội

dung bên trong Cái vỏ chứa một nội dung, cái vỏ phải phù hợp với nội dung để khi đọc tên đề tài là ta nắm bắt được nội dung vấn đề nghiên cứu.

1.3 Phân loại đề tài

1.3.1 Phân loại đề tài theo sự chỉ định hay tự lựa chọn

1.3.2 Phân loại đề tài theo bản chất của đề tài

Trang 7

Điều tra cơ bản, phát hiện tình hình Phân tích, tìm hiểu nguyên nhânthành công hay thất bại Đề xuất giải pháp (Loại đề tài này không cóphần thực nghiệm sư phạm)

Tổng kết kinh nghiệm

1.3.3 Phân loại đề tài theo trình độ đào tạo

Khóa luận tốt nghiệp

Đó là một văn bản trình bày các kết quả tập dợt nghiên cứu của sinh viêntrong quá trình đào tạo ở trường đại học để trở thành nhà khoa học Kết quả đánhgiá của luận văn là cơ sở để nhà trường công nhận tốt nghiệp Tuy vậy, cũng cónhững sinh viên tài năng, luận văn của có giá trị thực tiễn và khoa học cao, có thểnâng lên thành luận văn Thạc sĩ hoặc luận án Tiến sĩ

Luận văn Thạc sĩ khoa học

Đó là một công trình nghiên cứu khoa học có giá trị thực tiễn Luận vănthường hướng vào việc tìm tòi các giải pháp cho một vấn đề nào đó của thực tiễncuộc sống hoặc chuyên ngành Hoàn thành luận văn Thạc sĩ là bước trưởng thành

về mặt khoa học của nhà chuyên môn trẻ và là bước chuẩn bị để tiếp tục ở bậcnghiên cứu sinh

Luận án Tiến sĩ khoa học

Đó là một công trình nghiên cứu khoa học của nghiên cứu sinh Đề tài luận

án có tính cấp thiết, kết quả nghiên cứu có những đóng góp mới, những phát hiệnmới và kiến giải có giá trị trong lĩnh vực khoa học và thực tiễn chuyên ngành

1.4 Phát hiện và phát triển vấn đề thành đề tài nghiên cứu khoa học

1.4.1 Những phát hiện làm cơ sở xuất phát cho một đề tài nghiên cứu khoa học

Đề tài khoa học thường bắt nguồn từ những ý tưởng khoa học và phát hiện của cá nhân, sau đó có sự đóng góp, bổ sung của tập thể để trở thành các đề tài nghiêncứu khoa học Nội dung của các phát hiện khoa học đó thường bao gồm các loạisau đây:

- Phát hiện mâu thuẫn giữa lý thuyết và thực tế Chẳng hạn, mâu thuẫn giữa lýthuyết về tích cực hóa quá trình nhận thức của học sinh với thực tế dạy học hóahọc ở nhiều trường phổ thông

Trang 8

- Phát hiện sự phát triển chậm chạp của thực tế Chẳng hạn, yêu cầu cao và đòi hỏicấp bách của việc đào tạo, rèn luyện năng lực cho người lao động ở thời đại mớivới thực trạng dạy học hóa học hiện nay, hoặc là sự phát triển chậm chạp của việcứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học ở các nước trên thếgiới.

- Phát hiện những thiếu sót, sự không hoàn thiện của lý thuyết hiện có Chẳng hạn,

sự không hoàn thiện về dạy học nêu vấn đề, đặt quá nặng vào yêu cầu tạo tìnhhuống có vấn đề và chưa coi trọng đúng mức yêu cầu dạy cho học sinh giải quyếtvấn đề

- Phát hiện mâu thuẫn của các trường phái lý thuyết Chẳng hạn, trong việc giảithích một số tính chất hoặc cấu tạo của các nguyên tố hóa học để tìm ra cách phốihợp sử dụng các thuyết đó

- Phát hiện sự bế tắc của các phương pháp hiện có, bằng cách làm cũ không tạođược hiệu quả công việc, cần phải có các phương pháp hành động mới Chẳng hạnphương pháp diễn giảng (thuyết trình) của giáo viên được lạm dụng trong nhiềuthời gian của một tiết học đã không làm cho học sinh chủ động tích cực, cần tìmcách phối hợp với các phương pháp dạy học khác

- Phát hiện ra một hiện tượng lạ chưa từng thấy, chưa có một tài liệu nào trình bày

và chưa có ai nghiên cứu Chẳng hạn, có những học sinh nông thôn không dự cáclớp luyện thi nhưng vẫn đạt điểm cao trong các bài thi hóa học, vật lý, toán họctrong kỳ thi đại học Bài học về phương pháp học tập các môn học đó của nhữnghọc sinh này là ở đâu ?

1.4.2 Phát triển vấn đề thành đề tài khoa học

Các phát hiện vấn đề hoặc mâu thuẫn được trình bày trên đây thường là gợi ý banđầu cho một đề tài khoa học Như vậy, các ý tưởng về đề tài khoa học của cá nhânthường xuất hiện trong quá trình giải quyết các công việc thực tế, trong khi nghiêncứu các tài liệu lý thuyết hay thực tiễn, trong khi trao đổi, tranh luận, hội thảo và

có thể xuất hiện bất ngờ theo cơ chế trực giác Người nghiên cứu cần gia công,phân tích thêm để thấy rõ những mâu thuẫn cần giải quyết, đối chiếu với đòi hỏicủa thực tiễn, điều kiện và khả năng của người nghiên cứu, dự định về giả thuyết

Trang 9

khoa học và mục tiêu nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng kế hoạch nghiên cứu Làmnhư vậy là đã phát triển một vấn đề thành đề tài khoa học.

Sau khi đã phát hiện vấn đề tồn tại, phát triển vấn đề thành đề tài khoahọc, người chủ trì phải tổ chức triển khai việc nghiên cứu đề tài Đó là việc huyđộng nhân lực và vật lực để thực hiện kế hoạch nghiên cứu, tạo ra sản phẩm khoahọc Lúc đó công việc nghiên cứu khoa học không còn là hoạt động của một cánhân mà là sự kết hợp hoạt động của nhiều người nghiên cứu, thậm chí là củanhiều ngành khoa học Hoạt động nghiên cứu lúc đó đã trở thành của tập thể, của

xã hội Tuy nhiên hoạt động nghiên cứu khoa học lúc đó vẫn phải được thực hiệntrên cơ sở ý tưởng của một cá nhân chủ trì đề tài và chiến lược tìm tòi của ý tưởng

đó

Các đề tài khoa học được giao từ chương trình khoa học cấp Nhà nướchoặc cấp Bộ là một dạng phân tầng nghiên cứu theo chiến lược chung, mà sự pháthiện ra vấn đề nghiên cứu thuộc về cấp chỉ huy chiến lược bên trên

CHƯƠNG 2 CHỌN ĐỀ TÀI

Trang 10

2.1 Tầm quan trọng của việc lựa chọn đề tài

 Việc lựa chọn đề tài nghiên cứu có một ý

nghĩa quan trọng đối với người nghiên cứu

Chọn đề tài đúng, thích hợp với bản thân và

các điều kiện ngoại cảnh sẽ giúp quá trình

nghiên cứu đỡ tốn công sức, vất vả và có

nhiều cơ hội thành công Có thể không sai khi

nói rằng chọn một đề tài đúng là đã thực hiện

được 30 – 40% công việc của toàn bộ quá trình nghiên cứu

 Mỗi đề tài nghiên cứu gắn liền với những cố gắng đầu tư sức lực, thời gian,kinh phí… đôi khi còn quyết định cả phương hướng chuyên môn một đời

sự nghiệp của một con người

2.2 Những yêu cầu đối với một đề tài

2.2.1 Đề tài phải có ý nghĩa khoa học

- Bổ sung những chỗ còn trống trong lý thuyết của bộ môn khoa học

- Xây dựng cơ sở lý thuyết mới hoặc làm rõ một số vấn đề lý thuyết còn tồn tại

- Xây dựng nguyên lý các giải pháp khác nhau trong kỹ thuật, công nghệ, tổ chức,quản lý, vv …

2.2.2 Đề tài phải có ý nghĩa thực tiễn, đáp ứng được những yêu cầu của thực tiễn đời sống và sự phát triển của khoa học

- Xây dựng luận cứ cho các chương trình phát triển kinh tế và xã hội

- Giải đáp những đòi hỏi trong sản xuất về kỹ thuật, công nghệ, tổ chức, quản lýthị trường, vv…

- Giải đáp nhu cầu phát triển nội tại của lĩnh vực nghiên cứu

- Giải đáp nhu cầu phát triển xã hội và những nhiệm vụ tương lai trong lĩnh vựcgiáo dục con người

- Giải đáp nhu cầu trực tiếp của công tác giáo dục thế hệ trẻ trong nhà trường

- Xuất phát từ logic bên trong của sự phát triển khoa học giáo dục

Trang 11

2.2.3 Đề tài phải là vấn đề có tính cấp thiết đối với lý luận hay đối với thực tiễn,

có tính chất mới mẻ, thời sự, có thể bổ sung cho kho tàng tri thức của nhân loại những thông tin mới.

2.2.4 Đề tài có đủ điều kiện đảm bảo cho việc hoàn thành

- Cơ sở thông tin, tư liệu

- Phương tiện thiết bị thí nghiệm (nếu cần phải tiến hành thí nghiệm)

- Quỹ thời gian và thiên hướng khoa học của người lãnh đạo khoa học hoặc thầyhướng dẫn trực tiếp

- Các cộng tác viên có kinh nghiệm và có quỹ thời gian

2.2.5 Đề tài phải phù hợp sở thích của mình.

Trong khoa học thì yếu tố này luôn mang một ý nghĩa quan trọng (thích, say mê)Đương nhiên ở đâu và bao giờ người nghiên cứu cũng gặp mâu thuẫn giữa nguyệnvọng khoa học của cá nhân với việc giải quyết nhu cầu bức bách của xã hội.Nghiên cứu phải đứng trước sự lựa chọn này

2.3 Những căn cứ khi chọn đề tài

Một trong những thao tác đầu tiên của việc triển khai một đề tài nghiên cứu khoa học là lựa chọn đề tài

- Đối với nhà nghiên cứu, các đề tài thường được lựa chọn qua kinh nghiệm

và kiến thức tích luỹ được, đặt trong bối cảnh yêu cầu về mặt chuyên môn, quản lí hoặc nhu cầu thực tế của xã hội

- Đối với sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh, ngoài việc lựa chọn

đề tài, họ còn phải chọn (hoặc được chỉ định) người hướng dẫn khoa học

Khi lựa chọn đề tài, người nghiên cứu phải chú ý cân nhắc một cách hết sức thận trọng các yếu tố sau:

2.3.1 Vấn đề nghiên cứu

 Có giá trị mới mẻ hay không ? Có tính cấp bách và thiết thực, có là vấn đềthen chốt không ? Cần xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn, thường thì cácvấn đề then chốt nhất, có tính cấp bách và thiết thực nhất mà thực tế đặt ra

sẽ làm cho đề tài có giá trị cao và được mọi người quan tâm

 Nội dung có dễ phát triển và mở rộng không ?

 Phương pháp nghiên cứu có dễ thực hiện không ?

Trang 12

 Có đòi hỏi phương tiện nghiên cứu đắt tiền, khó kiếm không ?

 Nhiệm vụ đề tài có đòi hỏi việc thực hiện tốn nhiều thời gian và công sứckhông ?

 Có dễ thiết kế các công việc cụ thể để làm ra sản phẩm không ?

 Có cần thiết đầu tư, chi phí nhiều tiền bạc không ?

 Có tận dụng được kết quả nghiên cứu của những người đi trước không ?

2.3.2 Điều kiện của việc nghiên cứu

 Tài liệu tham khảo

 Cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị để thực hiện đề tài

 Nguồn tài chính

 Người cộng tác

 Thời gian cho phép

 Môi trường thực hiện công việc nghiên cứu

 Địa bàn thực hiện đề tài có gần nơi ở của người nghiên cứu, đi lại dễ dànghay khó khăn

2.3.3 Điều kiện chủ quan của bản thân

 Có vừa sức không ? (dựa vào vốn hiểu biết, trình độ, năng lực, kinh nghiệmnghiên cứu …)

 Có phù hợp với sở trường của bản thân không ?

 Có hứng thú với vấn đề nghiên cứu không ?

Trang 13

2.3.4.1 Lựa chọn người hướng dẫn như thế nào?

 Người hướng dẫn phải am hiểu và có kinh nghiệm về vấn đề, lĩnh vựcnghiên cứu để có thể đánh giá đề tài, cho những lời khuyên cần thiết

 Người hướng dẫn phải thích thú, quan tâm đến vấn đề nghiên cứu

 Người hướng dẫn phải có thời gian dành cho hoạt động nghiên cứu và vấn

đề sẽ nghiên cứu

2.3.4.2 Quan hệ người hướng dẫn – người nghiên cứu

Trong nghiên cứu khoa học, không có người người hướng dẫn lí tưởng cho mọi người nghiên cứu Chỉ có người thầy phù hợp Điều quan trọng nhất trong quan hệ thầy – trò giữa người hướng dẫn và người nghiên cứu là biết lắng nghe

nhau Người thầy chỉ có vai trò định hướng, dẫn dắt Còn người trò phải chủ động

trong nghiên cứu, và phải biết tự tin đúng mực.

Không nênchọn các đề tài

 Quá rộng, tổng quát hoặc quá hẹp, quá cụ thể

 Khó tiếp cận: thực hành khó khăn, không gắn với các hoạt động hàng ngàycủa bản thân người nghiên cứu

 Khó thiết kế công cụ đánh giá, xác định sản phẩm, việc đánh giá kết quảnghiên cứu không rõ ràng, khó phân định đúng – sai

 Vượt khả năng của người nghiên cứu

2.4 Những căn cứ khi đánh giá đề tài

Khi đánh giá đề tài có giá trị nhiều hay ít ,người ta thường căn cứ vào :

Có phạm vi giới hạn: vì phạm vi càng hẹp vấn đề sẽ càng được đào sâu,

trong khi vấn đề có phạm vi rộng sẽ dễ dẫn đến nguy cơ dàn trải, thiếu tậptrung, xử lí các vấn đề ở trên bề mặt

Có tính hữu ích: giá trị của đề tài về mặt lý luận và thực tiễn đối với xã hội,

ngành học…

Có tính mới mẻ và độc đáo: kết quả nghiên cứu phải mang một sự tiến bộ

nhất định trong tri thức khoa học chuyên ngành, không trùng lắp với nhữngkết quả, công trình đã công bố trước đó

Trang 14

Có tính thực tiễn: đáp ứng được nhu cầu bức bách của thực tế cuộc sống

Xử lí vấn đề tương đối trọn vẹn: sao cho kết quả thu được giúp rút ra

những kết luận rõ ràng, góp phần giải quyết hầu hết các vấn đề cơ bản cầnnghiên cứu đã đặt ra

Thể hiện bằng một bản báo cáo kết quả nghiên cứu: chặt chẽ trong phương

pháp tiến hành, rõ ràng trong phong cách trình bày và dễ đọc

Trang 15

CHƯƠNG 3.TÊN ĐỀ TÀI

3.1 Tầm quan trọng của tên đề tài [1], [11]

Tên đề tài có vai trò rất quan trọng:

- Giúp người đọc hiểu được đề tài nghiên cứu cái gì, phạm vi như thế nào…

- Việc xác định tên đề tài chính xác có tác dụng định hướng giải quyết vấn đề

cho tác giả, giúp cho tác giả biết tập trung sự nghiên cứu vào vấn đề cần

giải quyết, tránh được sự lan man, lạc đề

3.2 Định nghĩa tên đề tài

Tên đề tài là sự mô tả một cách cô đọng đề tài nghiên cứu Nó giúp người

đọc hiểu được đề tài nghiên cứu cái gì, những nội dung cần thực hiện trong quátrình nghiên cứu Tên đề tài cần phải ngắn gọn, súc tích và rõ ràng ở mức độ cầnthiết”

Tên đề tài nghiên cứu là lời văn diễn đạt mô hình tư duy của kết quả nghiên

cứu dự kiến dưới dạng súc tích nhất Nó cũng diễn đạt lòng mong muốn của ngườinghiên cứu tác động vào đối tượng, cải biến nó nhằm đạt tới những mục tiêu dự kiến

3.3 Cấu trúc của tên đề tài [3]

Tên đề tài phản ánh cô đọng nhất nội dung của vấn đề nghiên cứu Vềnguyên tắc chung, tên đề tài phải ít chữ nhất, nhưng chứa đựng một lượng thôngtin cao nhất Về mặt kết cấu, tựa đề tài có thể theo một trong những cách sau đây:

- Đối tượng nghiên cứu

- Giả thuyết khoa học

- Mục tiêu nghiên cứu

- Mục tiêu + phương tiện

- Mục tiêu + môi trường

- Mục tiêu + phương tiện + môi trường

3.4 Nội dung của tên đề tài

Tên đề tài có thể thường chứa: [1], [7], [10]

- Đối tượng nghiên cứu (trả lời cho câu hỏi nghiên cứu cái gì)

Trang 16

- Nội dung công việc sẽ nghiên cứu

- Phạm vi nghiên cứu (chỉ rõ giới hạn về mặt không gian, thời gian và quy

mô của vấn đề nghiên cứu)

Tuy nhiên, trong một số tên đề tài người ta có thể làm rõ hơn về những nội dung khác như:

- Khách thể nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu

- Mục đích nghiên cứu…

Ví dụ 1: [7] Đề tài tâm lý học: “Cơ chế logic – Tâm lý của sự lĩnh hội một số

khái niệm toán học dùng cho học sinh học kém toán cấp tiểu học”

- Đối tượng nghiên cứu là cơ chế lĩnh hội khái niệm

- Khách thể nghiên cứu là học sinh học kém toán

- Phạm vi nghiên cứu được giới hạn trong lĩnh vực toán học ở tiểu học

Ví dụ 2: [7] Một đề tài thuộc lĩnh vực lý luận và lịch sử sư phạm học có tên:

“Những biện pháp cải thiện tác động của gia đình đến học tập của học sinh các lớp 1,2 trường tiểu học” Trong đề tài này:

- Đối tượng nghiên cứu là: những biện pháp tác động qua lại của gia đình đốivới việc học tập của học sinh

- Khách thể nghiên cứu: quá trình giáo dục học sinh của gia đình trong quátrình giáo dục tổng thể

- Phạm vi nghiên cứu: được giới hạn trong việc học tập của học sinh các lớp1,2 ở trường tiểu học…

Có thể nói tên đề tài là sự thể hiện khái quát cao những vấn đề nghiên cứu Căn cứ vào tên đề tài, bạn có thể tìm thấy những nội dung cụ thể cần thực hiện trong quá trình nghiên cứu.

Ngày đăng: 22/03/2015, 13:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w