Việc xây dựng đề cương nghiên cứu được thực hiện sau khi đã lựa chọn một đề tài thích hợp, với yêu cầu chuyển đổi các ý tưởng thành một đề cương cụ thể để có thể thực hiện thành công các
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
KHOA HÓA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHÊN CỨU KHOA HỌC
Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học Hóa học Tên đề tài
Người hướng dẫn: PGS.TS Trịnh Văn Biều Người thực hiện : Phan Thiên Thanh
Cao học khóa 23: 2012 - 2014
TP HỒ CHÍ MINH THÁNG 4 NĂM 2013
LẬP ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN5
1.1 KHÁI NIỆM 5
1.2 TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC LẬP ĐỀ CƯƠNG 5
1.3 MỘT SỐ YÊU CẦU TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU 6
CHƯƠNG 2 : XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG 7 2.1 TÊN ĐỀ TÀI 7
2.1.1 Bản chất và cấu trúc tên đề tài 7
2.1.2 Các yêu cầu khi đặt tên đề tài 8
2.2 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 9
2.3 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 10
2.4 NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI 11
2.5 KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 12
2.6 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 13
2.7 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC 14
2.7.1 Định nghĩa 14
2.7.2 Bản chất của giả thuyết khoa học 14
2.7.3 Phân loại giả thuyết khoa học 15
2.8 PHƯƠNG PHÁP VÀ CÁC PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU 15
2.8.1 Các phương pháp nghiên cứu khoa học 15
2.8.2 Phương tiện nghiên cứu 16
2.9 DÀN Ý NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 16
Trang 32.10 KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU 182.11 TÀI LIỆU THAM KHẢO 192.11.1 Cách trích dẫn tài liệu theo APA (American PsychologicalAssociation) 192.11.2 Cách sắp xếp tài liệu tham khảo 20
KẾT LUẬN 22
TÓM TẮT 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO 24
Trang 4Để hoàn thành một luận văn thường trải 6 giai đoạn:
1 Chọn đề tài
2 Soạn đề cương nghiên cứu
3 Bảo vệ đề cương nghiên cứu
4 Thực hiện kế hoạch nghiên cứu
5 Tổng kết và viết công trình nghiên cứu
6 Công bố, bảo vệ và áp dụng vào thực tiễn
Theo các bước hoàn thành luận văn thì giai đoạn lập đề cương là không thểthiếu Việc xây dựng đề cương nghiên cứu được thực hiện sau khi đã lựa chọn một
đề tài thích hợp, với yêu cầu chuyển đổi các ý tưởng thành một đề cương cụ thể để
có thể thực hiện thành công các bước tiếp theo Do đó, xây dựng đề cương tức làbạn làm công việc phác thảo chân dung một luận văn Đề cương có vai trò như mộtngọn đuốc soi sáng, chỉ đường, dẫn dắt cho ta dễ dàng đi đến thành công Do vậy,việc tìm hiểu đề cương là gì? Nó có vai trò như thế nào trong việc viết luận văncũng như trong nghiên cứu khoa học? Một số yêu cầu trong quá trình xây dựng và
bố cục của một đề cương ra sao? là rất cần thiết Vì những lý do trên, tôi quyết định
chọn đề tài “ LẬP ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU ”
Trang 5CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 KHÁI NIỆM [8],[9]
Khi bắt tay vào nghiên cứu một đề tài khoa học thì thao tác rất quan trọng là
phải xây dựng cho được đề cương nghiên cứu Đề cương nghiên cứu là một văn
bản dự kiến bước đi và nội dung của đề tài nghiên cứu
Đề cương nghiên cứu là quá trình người nghiên cứu xây dựng các bước, chi tiết
hóa các mục tiêu và nhiệm vụ để chứng minh luận điểm của đề tài
Đề cương nghiên cứu là bản thuyết minh về tính cấp thiết, ý nghĩa, nội dung và
phương pháp nghiên cứu một đề tài Có thể gọi đây là bản luận chứng khoa học hay
là một đề án thực hiện một công trình nghiên cứu
Tóm lại, đề cương nghiên cứu là cái khung của quá trình nghiên cứu và cũng là
các nét chính về phương cách giải quyết vấn đề nghiên cứu được nêu ra Ở bướcnày, cần nêu ra được nội dung tiểu luận sẽ gồm bao nhiêu phần, chương, mục; bố trí
ra sao, nội dung chủ yếu của mỗi mục là gì Tất nhiên đây chỉ là những dự kiến, saunày có thể còn thay đổi
Tùy thuộc vào sự cụ thể hóa các nội dung trong đề cương mà đề cương nghiên
cứu được chia ra thành: một đề cương sơ bộ hay một đề cương chi tiết
– Đề cương sơ bộ thể hiện những ý tưởng ban đầu của người viết về vấn đề
nghiên cứu
– Từ đề cương sơ bộ, người viết sẽ cụ thể hóa thành đề cương nghiên cứu chi
tiết.
1.2 TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC LẬP ĐỀ CƯƠNG [1],[6]
Viết đề cương nghiên cứu là rất quan trọng trước khi tiến hành bất kỳ đề tài nghiêncứu nào, cụ thể như sau:
Đề cương được xây dựng để trình thầy hướng dẫn phê duyệt và là cơ sở để
Hội đồng khoa học và đào tạo của khoa chuyên ngành có quyết định giao đề tài luậnvăn tốt nghiệp
Trang 6 Đối với người hướng dẫn, có thể căn cứ vào đề cương để đánh giá khả năng
hiểu biết về đề tài của người nghiên cứu, đồng thời hình dung rõ nét những dự kiến,
kế hoạch nghiên cứu từ đó điều chỉnh, dẫn dắt, kiểm traquá trình nghiên cứu.
Đối với bản thân người nghiên cứu:
– Giúp người nghiên cứu hoạch định và kiểm tra các bước nghiên cứu màkhông sợ ý tưởng trùng lắp hay chỏi nhau
– Đề cương nghiên cứu là cẩm nang hướng dẫn, định hướng thực hiện toàn
bộ quá trình nghiên cứu
– Căn cứ vào đề cương nghiên cứu, người ta có thể đánh giá tinh thần tráchnhiệm, tác phong khoa học của người nghiên cứu
1.3 MỘT SỐ YÊU CẦU TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU [11]
Tổng các mục đích của đề cương phải bằng với mục đích của đề tài
Phạm vi nghiên cứu của đề tài đến đâu thì xây dựng đề cương nghiên cứu tới đó,không được rộng hơn hay hẹp hơn đề tài
Nội dung của vấn đề nghiên cứu của đề tài như thế nào thì nội dung đề cươngcũng như vậy Đề tài thực chất là quá trình chi tiết hóa đề cương, vì vậy, nội dungcủa đề cương không được khác với đề tài
Tài liệu tham khảo phải đáp ứng được các yêu cầu:
– Tác giả là chuyên gia trong lĩnh vực đó, tìm hiểu thông tin của nhà xuất bản
hoặc nhà tài trợ để biết ai là người chịu trách nhiệm về sách hay kiểm soát trangweb để đảm bảo độ tin cậy của thông tin
– Đảm bảo tính chính xác - Xác nhận qua tên tác giả, danh sách các tác phẩm
được trích dẫn hoặc tham khảo Các bài viết được tổ chức tốt, cập nhật và dễ khaithác sử dụng
– Đảm bảo tính bao quát – Bài viết có đầy đủ các khía cạnh của đề tài? Có
liên quan hoặc thích hợp với thông tin người sửdụng đang cần? Không xa rời mụcđích và đối tượng chính
Trang 7– Đảm bảo tính hiện hành – Sách được tái bản năm nào? Trang web được
thiết lập khi nào? Lần cập nhật sau cùng? Thông tin cập nhật có đáp ứng mục đíchcủa người sử dụng?
Trang 8CHƯƠNG 2 : XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG
Đề cương nghiên cứu gồm các phần cơ bản sau :
1) Tên đề tài
2) Lý do chọn đề tài
3) Mục đích của việc nghiên cứu
4) Nhiệm vụ của đề tài
5) Khách thể và đối tượng nghiên cứu
6) Phạm vi nghiên cứu
7) Giả thuyết khoa học
8) Phương pháp và các phương tiện nghiên cứu
9) Dàn ý nội dung nghiên cứu
10) Kế hoạch nghiên cứu
11) Tài liệu tham khảo
2.1 TÊN ĐỀ TÀI [1],[3],[8]
2.1.1 Bản chất và cấu trúc tên đề tài
Tên đề tài là sự mô tả một cách cô đọng nội dung đề tài nghiên cứu Nó giúpngười đọc hiểu được đối tượng mà đề tài nghiên cứu, hình dung được những nhiệm
vụ cần thực hiện trong quá trình nghiên cứu Tên đề tài là tên gọi của vấn đề khoahọc cần nghiên cứu Tên đề tài phải được trình bày thể hiện nội dung rõ nội dung
vấn đề nghiên cứu Tên của một đề tài khoa học phải ngắn gọn, súc tích, rõ ràng ở
mức cần thiết (có ít chữ nhất, nhưng chứa đựng một lượng thông tin cao nhất, phảiđược hiểu theo một nghĩa, không được hiểu theo hai hay nhiều nghĩa) Ngoài ra, nó
cũng cần có tính độc đáo để không lẫn với các đề tài khác.
Thông thường tên đề tài có thể chứa :
- Đối tượngnghiên cứu
- Nội dungcông việc sẽ nghiên cứu
- Phạm vinghiên cứu
Ví dụ: Luận văn thạc sĩ: “Xây dựng và sử dụng hệ thống bài toán trắc nghiệm
khách quan có cách giải nhanh phần hóa vô cơ lớp 12 (ban nâng cao)” của học
viên Phan Thị Mỹ Hạnh – Khoa Hóa - trường Đại học Sư phạm TP.HCM(2012)
Trang 9- Đối tượng nghiên cứu: Việc xây dựng và sử dụng hệ thống bài toán trắc nghiệm
khách quan có cách giải nhanh phần hóa vô cơ lớp 12 (ban nâng cao)
- Nội dung nghiên cứu: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài toán trắc nghiệm khách
quan có cách giải nhanh
- Phạm vi nghiên cứu: Hóa vô cơ lớp 12 (ban nâng cao).
Tuy nhiên trong một số tên đề tài người ta có thể làm rõ hơn về những nội dungkhác như : khách thể nghiên cứu , phương pháp nghiên cứu , mục đích nghiên cứu
…
Ví dụ: Luận văn thạc sĩ: “Xây dựng hệ thống bài tập nhằm phát huy tính tích cực
của học sinh trong dạy học phần hóa kim loại thuộc chương trình Hóa học 12 nâng cao trường THPT” của học viên Lê Thị Kim Thoa – Khoa Hóa – trường Đại học Sư
phạm TP.HCM(2008)
- Đối tượng nghiên cứu: Việc xây dựng hệ thống bài tập phần hóa kim loại thuộc
chương trình Hóa học 12 nâng cao
- Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học Hóa học ở trường THPT.
- Nội dung nghiên cứu: Xây dựng hệ thống bài tập.
- Phạm vi nghiên cứu: Phần hóa kim loại thuộc chương trình Hóa học 12 nâng cao
trường THPT
- Mục đích nghiên cứu: Phát huy tính tích cực của học sinh.
2.1.2 Các yêu cầu khi đặt tên đề tài
Khi đặt tên đề tài, người nghiên cứu cần tránh các nhược điểm sau:
Không nên đặt tên đề tài luận văn bằng những cụm từ có độ bất định cao về
thông tin như:
• Suy nghĩ về…,Vài suy nghĩ về …, Một số suy nghĩ về…
Trang 10Từ đó, người đọc có thể hiểu lầm rằng tác giả thiếu suy nghĩ sâu sắc hoặc chưa
nắm vững bản chất và mục tiêu của vấn đề nghiên cứu
Hạn chế lạm dụng những cụm từ chỉ mục đích: cụm từ chỉ mục đích là những
cụm từ mở đầu bởi những từ như "nhằm", "để", "góp phần", nếu bị lạm dụng dễlàm cho tên đề tài trở nên rối rắm, không nêu bật được nội dung trọng tâm
Ví dụ:
(…) nhằm nâng cao chất lượng…
(…) để phát triển năng lực sư phạm…
(…) góp phần vào…
Tên đề tài cần được diễn đạt bằng một câu đúng ngữ pháp, rõ ràng, chứa đựngvấn đề cần nghiên cứu Tránh dùng những từ hoa mĩ hay cách nói bóng bẫy vì tiêuchí quan trọng trong văn phong khoa học là đơn giản, ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu,đơn nghĩa
Tên đề tài không nên quá xa hoặc quá rộng so với nội dung nghiên cứu
Tên đề tài chỉ mang một nghĩa, không được phép hiểu hai hay nhiều nghĩa
Tên đề tài cần mang tính khách quan, tránh thể hiện tình cảm, thiên kiến
Không đặt tên đề tài dưới dạng câu hỏi
2.2 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI [1],[3],[8]
Lý do chọn đề tài hay còn gọi là tính cấp thiết của đề tài Nêu lý do chọn đề tài
là trình bày mục đích nghiên cứu, nhằm trả lời câu hỏi: “Tại sao chọn đề tài này để
nghiên cứu?” Do đó, người nghiên cứu cần làm rõ các nội dung sau:
• Tầm quan trọng, ý nghĩa, tác dụng vấn đề nghiên cứu
• Tính cấp thiết (về lý luận và thực tiễn) cần giải quyết của vấn đề nghiên cứu
• Vấn đề chưa được nghiên cứu hoặc nghiên cứu chưa sâu, còn có những nội dungcần tiếp tục tìm hiểu, làm rõ
Ví dụ: Luận văn thạc sĩ: “Xây dựng và sử dụng hệ thống bài toán trắc nghiệm
khách quan có cách giải nhanh phần hóa vô cơ lớp 12 (ban nâng cao)” của học
viên Phan Thị Mỹ Hạnh – Khoa Hóa - trường Đại học Sư phạm TP.HCM(2012)
Trang 11- Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng trắc nghiệm khách quan,đặc biệt là hình thức trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn đã khắc phục đượcnhiều yếu điểm của phương pháp kiểm tra tự luận.
- Với hình thức thi trắc nghiệm hiện nay, học sinh phải hoàn thành đề thi trongmột khoảng thời gian ngắn với số lượng câu hỏi nhiều, mỗi bài toán phải tìm ra đáp
án nhanh trong 2 đến 3 phút Vì vậy, xây dựng bài toán hóa học có cách giải nhanh
là một trong những nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa thiết thực
- Vận dụng các phương pháp giải nhanh bài toán hóa học không những góp phầnvào việc nâng cao chất lượng kiểm tra – đánh giá mà còn giúp học sinh phát triển tưduy, rèn luyện khả năng suy luận nhanh, phát triển trí thông minh, góp phần thựchiện thành công mục tiêu dạy học
2.3 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU [1],[6],[9]
Mục đích nghiên cứu là mục tiêu mà đề tài hướng tới, là định hướng chiến lượccủa toàn bộ những vấn đề cần giải quyết trong đề tài
Mục đích của việc nghiên cứu giúp trả lời câu hỏi: “ Nghiên cứu để là gì?”
Thông thường mục đích nghiên cứu của tác giả là tìm tòi làm rõ bản chất của đốitượng nghiên cứu, đưa ra giải pháp làm thay đổi, chuyển biến đối tượng theo hướngtích cực hơn
Xác định đúng mục đích nghiên cứu là bạn định ra được mục tiêu cần thiết mà
đề tài phải giải quyết Từ đó làm cơ sở cho việc định ra nhiệm vụ của đề tài
Chú ý:
Khi xác định mục đích của việc nghiên cứu cần lưu ý nêu ra mục đích trực tiếpcủa đề tài, không nên đưa ra những mục đích quá xa, có thể dùng chung cho nhiều
đề tài
Ví dụ: Luận văn thạc sĩ: “Xây dựng và sử dụng hệ thống bài toán trắc nghiệm
khách quan có cách giải nhanh phần hóa vô cơ lớp 12 (ban nâng cao)” của học
viên Phan Thị Mỹ Hạnh – Khoa Hóa - trường Đại học Sư phạm TP.HCM(2012)
Mục đích nghiên cứu: Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài toán trắc
nghiệm khách quan có cách giải nhanh phần hóa vô cơ lớp 12 (ban nâng cao) dùngtrong dạy học và kiểm tra – đánh giá kiến thức của học sinh, nhằm góp phần đổi
Trang 12mới phương pháp kiểm tra – đánh giá và nâng cao chất lượng dạy học môn Hóahọc.
2.4 NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI [1],[6], [9]
Nhiệm vụ của đề tài là các công việc cụ thể cần thực hiện để đạt mục đích của
đề tài
Xác định nhiệm vụ nghiên cứu là xác định công việc cụ thể phải làm, đó chính
là mô hình dự kiến của nội dung đề tài, các nhiệm vụ nếu được thực hiện thì cónghĩa là đề tài được hoàn thành
Do đó, để xác định nhiệm vụ của đề tài cần trả lời câu hỏi: “ Để đạt được mục
đích của đề tài cần phải làm gì?”
Thông thường một đề tài nghiên cứu có các nhiệm vụ sau:
- Xây dựng hệ thống lí luận làm cơ sở nghiên cứu cho đề tài
- Điều tra, tìm hiểu bản chất, quy luật của đối tượng nghiên cứu
- Đề xuất giải thuyết khoa học, các giải pháp …
- Thực nghiệm, kiểm chứng giả thuyết khoa học của đề tài
Ví dụ: Luận văn thạc sĩ: “Xây dựng và sử dụng hệ thống bài toán trắc nghiệm
khách quan có cách giải nhanh phần hóa vô cơ lớp 12 (ban nâng cao)” của học
viên Phan Thị Mỹ Hạnh – Khoa Hóa - trường Đại học Sư phạm TP.HCM(2012)
Nhiệm vụ của đề tài
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về trắc nghiệm khắc quan
- Nghiên cứu mục tiêu, nội dung, cấu trúc chương trình Hóa học THPT đặc biệtchương trình Hóa học
- Nghiên cứu và đề xuất các phương pháp giải nhanh bài tập Hóa học vô cơ
- Điều tra thực trạng việc sử dụng bài tập hóa học có cách giải nhanh trong dạyhọc và kiểm tra – đánh giá ở trường THPT hiện nay
- Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài toán trắc nghiệm khách quan cócách giải nhanh phần hóa vô cơ lớp 12 (ban nâng cao) và kiểm tra – đánh giá ởtrường THPT hiện nay
- Thực nghiệm sư phạm để đánh giá chất lượng và hiệu quả sử dụng hệ thống bàitập trắc nghiệm khách quan đã xây dựng
Trang 13Chú ý: Khi sắp xếp các nhiệm vụ của đề tài cần theo trật tự của dàn ý nội dungnghiên cứu.
2.5 KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU [1], [8]
Đối tượng nghiên cứu: vấn đề mà đề tài (chủ thể) nhắm vào, bản chất của sựvật, hiện tượng cần làm rõ Việc xác định đối tượng nghiên cứu nhằm trả lời câu
hỏi: “Nghiên cứu cái gì?” Mỗi vấn đề nghiên cứu có một đối tượng nghiên cứu.
Như vậy, xác định đối tượng nghiên cứu là xác định cái trung tâm cần khám phá,tìm tòi của đề tài nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu : hệ thống trong đó có chứa thành tố là đối tượng nghiêncứu
Xác định khách thể là xác định giới hạn để hướng dẫn đề tài tới mục đích
Muốn xác định đúng đối tượng và khách thể nghiên cứu bạn phải căn cứ vào
mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài tức là các nhiệm vụ đó được thực hiện ở
đâu, với ai, ở nội dung cụ thể gì…
Khi nghiên cứu đối tượng bạn phải đặt nó trong trạng thái sống, vận động và
phát triển Có như vậy, bạn mới giải quyết được vấn đề một cách trọn vẹn.
→Quan hệ giữa khách thể với đối tượng là quan hệ bao trùm Đối tượng
nghiên cứu của một đề tài cụ thể chính là một bộ phận của khách thể, khách thể làkhái niệm về loài còn đối tượng là khái niệm giống Cùng một khách thể có thể cóthể có nhiều đối tượng nghiên cứu
Khách thể của một đề tài nhỏ có thể là đối tượng nghiên cứu của đề tài lớn hơn
và ngược lại
Ví dụ: Luận văn thạc sĩ: “Xây dựng và sử dụng hệ thống bài toán trắc nghiệm
khách quan có cách giải nhanh phần hóa vô cơ lớp 12 (ban nâng cao)” của học
viên Phan Thị Mỹ Hạnh – Khoa Hóa - trường Đại học Sư phạm TP.HCM(2012)
Đối tượng nghiên cứu: Việc xây dựng và sử dụng hệ thống bài toán trắc nghiệm
khách quan có cách giải nhanh phần hóa vô cơ lớp 12 (ban nâng cao)
Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học môn Hóa học ở trường THPT.