1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên đề Các phương pháp nghiên cứu khoa học

43 2,7K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 730,37 KB

Nội dung

Do thời gian có hạn và giới hạn của nội dung tiểu luận, trong đề tài này, tôi chỉ xingiới thiệu tổng quan về các phương pháp nghiên cứu khoa học hiện nay, không đi quá sâuvào phân tích t

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ CỦA PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

1.1 Khái niệm khoa học và nghiên cứu khoa học 4

1.2 Cơ sở của việc nghiên cứu khoa học 6

1.2.1 Khái niệm phương pháp và phương pháp nghiên cứu khoa học 6

1.2.2 Khái niệm phương pháp luận và phương pháp luận nghiên cứu khoa học 6

1.2.3 Đặc điểm và đặc trưng của phương pháp nghiên cứu khoa học 7

1.2.4 Phân loại phương pháp nghiên cứu khoa học 9

CHƯƠNG 2: CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 2.1 Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận 11

2.1.1 Đọc và nghiên cứu tài liệu 12

2.1.2 Phương pháp phân tích và tổng hợp 18

2.1.3 Phương pháp diễn dịch và qui nạp 20

2.1.4 Phương pháp phân loại, hệ thống hóa 21

2.1.5 Phương pháp xây dựng giả thuyết 22

2.1.6 Phương pháp lịch sử 23

2.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn 25

2.2.1 Phương pháp quan sát 25

2.2.2 Phương pháp trò chuyện, phỏng vấn 27

2.2.3 Phương pháp điều tra thu thập thông tin 29

Trang 2

2.2.4 Phương pháp thực nghiệm 30

2.2.5 Phương pháp mô hình hóa 33

2.2.6 Phương pháp chuyên gia 35

2.2.7 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm thực tiễn 36

2.3 Nhóm các phương pháp toán học 37

2.3.1 Khái niệm xác suất và thống kê 38

2.3.2 Mối liên hệ giữa lý thuyết xác suất và thống kê toán 39

KẾT LUẬN 41

TÀI LIỆU THAM KHẢO………42

Trang 3

MỞ ĐẦU

Theo các nhà thống kê, sự phát triển của xã hội loài người

nửa cuối thế kỷ 20 bằng tổng sự phát triển của xã hội loài người

trước đó Điều đó cho thấy tri thức đã là một trong những động lực

quan trọng mang tính quyết định sự tồn tạo và phát triển của xã hội

Xã hội trở thành một “xã hội của tri thức” Điều đó làm cho việc

nghiên cứu khoa học, tập dượt nghiên cứu khoa học thành một hoạt động cần thiết chosinh viên, học viên trong các trường đại học, học viện, viện nghiên cứu, bên cạnh đó,công tác nghiên cứu của cán bộ, giảng viên cũng đã được xem trọng hơn rất nhiều

Để những công trình nghiên cứu này có hiệu quả cao, có thể giúp người đọc amhiểu và vận dụng được vào thực tiễn, thì người nghiên cứu phải phải vận dụng một cáchchính xác phương pháp cụ thể cho từng công trình nghiên cứu Để có thế lựa chọn đúngthì chí ít cũng phải nắm được một cách khái quát là hiện nay có những loại phương phápnghiên cứu nào để từ đó mới đi sâu tìm hiểu đặc điểm, chức năng, ưu và nhược điểm củatừng phương pháp cụ thể, và đó cũng chính là lý do tôi xin trình bày đề tài: “Các phương pháp nghiên cứu khoa học”.

Do thời gian có hạn và giới hạn của nội dung tiểu luận, trong đề tài này, tôi chỉ xingiới thiệu tổng quan về các phương pháp nghiên cứu khoa học hiện nay, không đi quá sâuvào phân tích từng loại phương pháp cụ thể Nếu có gì sơ sót tôi rất mong nhận được sựđóng góp chân tình từ thầy PGS.TS Trịnh văn Biều và các bạn Xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

Chương 1 CƠ SỞ CHUNG CỦA PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 1.1 Khái niệm khoa học và nghiên cứu khoa học

Theo Từ điển Tiếng Việt “Khoa học là hệ thống tri thức tích lũy trong quá trìnhlịch sử và được thực tiễn chứng minh, phản ánh những quy luật

khách quan của thế giới bên ngoài cũng như về hoạt động tinh

thần của con người, giúp con người có khả năng cải tạo thế giới

hiện thực” Khoa học là một vấn đề có tính lịch sử bởi lẽ đối

tượng và phương pháp của khoa học không ngừng phát triển

qua thời gian Khoa học luôn phát triển cùng với sự phát triển

của xã hội

Hệ thống tri thức được nói ở đây là hệ thống tri thức

khoa học Khoa học, trong trường hợp này , được hiểu như một hệ thống tĩnh tại các tri

thức, xem khoa học như một sản phẩm trí tuệ được tíchluỹ từ trong hoạt động tìm tòi, sáng tạo của nhân loại

Có thể phân chia tri thức theo 2 hệ thống: tri thức kinh

nghiệm và tri thức khoa học, trong đó:

Tri thức kinh nghiệm Tri thức khoa học:

Là những hiểu biếtđược tích lũy một cách rời

rạc, có thể là ngẫu nhiên

từ kinh nghiệm sống quahoạt động sống hàng ngàytrong mối quan hệ giữacon người với con người

và giữa con người vớithiên nhiên Quá trình tích

Là những hiểu biếtđược tích lũy một cách có

hệ thống nhờ hoạt động

nghiên cứu khoa học, các

hoạt động nghiên cứukhoa học được vạch sẵntheo một kế hoạch, có mụctiêu xác định (khám phá,sáng tạo) và được tiến

Trang 5

lũy này giúp con người

hiểu biết về sự vật, về cách

quản lý thiên nhiên và

hình thành mối quan hệ

giữa những con người

trong xã hội Tri thức kinh

nghiệm được con người

không ngừng sử dụng và

phát triển trong hoạt động

thực tế Tuy nhiên, tri thức

kinh nghiệm chưa thật sự

đi sâu vào bản chất, chưa

thấy được hết các thuộc

tính của sự vật và mối

quan hệ bên trong giữa sự

vật và con người Vì vậy,

tri thức kinh nghiệm chỉ

phát triển đến một hiểu

biết giới hạn nhất định,

nhưng tri thức kinh

nghiệm là cơ sở cho sự

hình thành tri thức khoa

học

hành dựa trên một hệthống các phương phápkhoa học Không giốngnhư tri thức kinh nghiệm,tri thức khoa học dựa trênkết quả quan sát, thu thậpđược qua những thínghiệm và qua các sự kiệnxảy ra ngẫu nhiên tronghoạt động xã hội, trong tựnhiên Tri thức khoa họcđược tổ chức trong khuônkhổ các ngành và bộ mônkhoa học như: triết học, sửhọc, kinh tế học, toán học,sinh học,…

Theo từ điển tiếng Việt “Nghiên cứu là xem xét, làm cho nắm vững vấn đề đểnhận thức, tìm cách giải quyết.“Nghiên cứu khoa học là sự tìm kiếm những điều mà khoahọc chưa biết: hoặc là phát hiện bản chất sự vật, phát triển nhận thức khoa học về thếgiới; hoặc là sáng tạo phương pháp mới và phương tiện kỹ thuật mới để làm biến đổi sựvật phục vụ cho mục tiêu hoạt động của con người”

Trang 6

Mục đích của nghiên cứu khoa học là tìm tòi, khám phá bản chất và các quy luật vậnđộng của thế giới, tạo ra thông tin mới, nhằm ứng dụng chúng vào sản xuất vật chất hay

tạo ra những giá trị tinh thần, để thoả mãn nhu cầu cuộc sống củacon người Nhiều nghiên cứu khoa học không chỉ là nhận thức thếgiới mà còn cải tạo thế giới, khoa học đích thực luôn vì cuộc sốngcon người Quá trình nghiên cứu khoa học được tổ chức hết sứcchặt chẽ, luôn phải chọn lọc và sử dụng các phương pháp nghiên cứu Phương phápgắn liền với hoạt động có ý thức của con người, là một trong những yếu tố quyết định sựthành công của hoạt động nhận thức và cải tạo thế giới

1.2 Khái niệm phương pháp nghiên cứu khoa học và phương pháp luận

nghiên cứu khoa học

1.2.1 Phương pháp và phương pháp nghiên cứu khoa học

Thuật ngữ “phương pháp” bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp “methodos”, dùng để chỉnhững cách thức được chủ thể sử dụng nhằm đạt được mục đích đã đề ra

Đến nay phương pháp còn được hiểu theo nhiều cách khác nhau:

 Phương pháp là cách thức, con đường, phương tiện, là tổ hợp các bước

mà chủ thể phải đi theo để đạt được mục đích

 Phương pháp là hệ thống những quy tắc, nguyên tắc phù hợp với các quyluật khách quan, dung để chỉ đạo hoạt động nhận thức và thực tiễn của conngười

 Theo lý thuyết hoạt động phương pháp là cách thức của chủ thể tác độngvào đối tượng nhằm đạt được mục đích đã đề ra

 Theo lý thuyết hệ thống thì hoạt động là một hệ thống bao gồm 3 thành tố

cơ bản: mục đích – nội dung – phương pháp Phương pháp là con đường, là sự vận động của nội dung đến mục đích.

Trang 7

Phương pháp nghiên cứu khoa học là tổ hợp các thao tác, biện pháp thực tiễnhoặc lý thuyết mà nhà khoa học sử dụng để nhận thức, khám phá đối tượng, tạo ranhững hệ thống kiến thức về đối tượng Phương pháp nghiên cứu khoa học có liên quantới ba vấn đề quan trọng: Phương pháp luận, phương pháp cụ thể và logic tiến hànhcác công trình khoa học.

1.2.2 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu khoa học

Phương pháp luận là lí luận về phương pháp, là hệ thống những quan điểm,nguyên tắc chung về phương pháp Nói cách khác thì phương pháp luận chính là lý luận

về phương pháp bao hàm hệ thống các phương pháp, thế giới quan và nhân sinh

quan của người sử dụng phương pháp và các nguyên tắc để giải quyết các vấn đề đã đặt

ra

Phương pháp luận nghiên cứu khoa học là hệ thống lý thuyết về phương pháp, baogồm những quan điểm tiếp cận đối tượng nghiên cứu, các lý thuyết về cơ chế sáng tạo, hệthống lý thuyết về phương pháp, kỹ thuật tiến hành nghiên cứu một công trình khoa họccùng với phương pháp tổ chức, quản lý quá trình ấy Phương pháp luận được chia thành

phương pháp bộ môn – lý luận về phương pháp được sử dụng trong một bộ môn khoa

học và phương pháp luận chung cho các khoa học Phương pháp luận là một trong 3 bộphận quan trọng của khoa học, đó là:

- Hệ thống các khái niệm, phạm trù, quy luật, lý thuyết, học thuyết khoa học

- Hệ thống các tri thức ứng dụng các thành tựu khoa học vào thực tiễn

- Hệ thống lý thuyết về phương pháp nghiên cứu khoa học

Trong nghiên cứu khoa học, phương pháp và phương pháp luận là hai khái niệmgần nhau nhưng không đồng nhất Phương pháp luận thuần túy lý luận, phương phápvừa lý luận vừa thực tiễn, phương pháp luận chỉ đạo phương pháp, phương pháp xuấtphát từ phương pháp luận trong sự thống nhất chung

Trang 8

1.2.3 Đặc điểm và đặc trưng của phương pháp nghiên cứu khoa học [2],[10]

1.2.3.1 Đặc điểm của phương pháp nghiên cứu khoa học

- Phương pháp có tính mục đích vì hoạt động của con người đều có mục đích,mục đích nghiên cứu các đề tài nghiên cứu khoa học chỉ đạo việc tìm tòi và lựa chọnphương pháp nghiên cứu và ngược lại nếu lựa chọn phương pháp chính xác, phù hợp sẽlàm cho mục đích nghiên cứu đạt tới nhanh hơn, và đôi khi vượt qua cả yêu cầu mà mụcđích đã dự kiến ban đầu

- Phương pháp nghiên cứu gắn chặt với nội dung của các vấn đề cần nghiên cứu.

Phương pháp là hình thức vận động của nội dung Nội dung công việc quy định phươngpháp và phương pháp là cách thực hiện nội dung, là yếu tố quyết định chất lượng củacông việc Trong mỗi đề tài khoa học đều có phương pháp cụ thể, trong mỗi ngành khoahọc có một hệ thống phương pháp đặc thù

- Phương pháp là cách làm việc của chủ thể, cho nên nó gắn chặt với chủ thể vànhư vậy phương pháp có tính chủ quan Tính chủ quan của phương pháp chính là nănglực nhận thức, kinh nghiệm hoạt động sáng tạo của chủ thể, thể hiện trong việc ý thứcđược các quy luật vận động của đối tượng và sử dụng chúng để khám phá chính đốitượng

- Phương pháp là cách làm việc của chủ thể và bao giờ cũng xuất phát từ đặc điểmcủa đối tượng, phương pháp gắn chặt với đối tượng, và như vậy phương pháp có tính khách quan Tính khách quan quy định việc chọn cách này

hay cách kia trong hoạt động của chủ thể Đặc điểm của đối

tượng chỉ dẫn cách chọn phương pháp làm việc, trong

nghiên cứu khoa học cái chủ quan phải tuân thủ cái khách

quan Các quy luật khách quan tự chúng chưa phải là

phương pháp, nhưng nhờ có chúng mà ta phát hiện ra

phương pháp Ý thức về sự sáng tạo của con người phải tiếp cận được các quy luật kháchquan của thế giới

Trang 9

- Phương pháp nghiên cứu khoa học có một cấu trúc đặc biệt đó là một hệ thống

các thao tác được sắp xếp theo một chương trình tối ưu

Sự thành công nhanh chóng hay không của một hoạtđộng nghiên cứu chính là phát hiện được hay khônglôgíc tối ưu của các thao tác hoạt động và sử dụng nómột cách có ý thức

- Phương pháp nghiên cứu khoa học luôn cần cócác công cụ hỗ trợ, cần có các phương tiện kỹ thuậthiện đại với độ chính xác cao Phương tiện và phương pháp là hai phạm trù khác nhaunhưng chúng lại gắn bó chặt chẽ với nhau căn cứ vào đối tượng nghiên cứu mà ta chọnphương pháp nghiên cứu, theo yêu cầu của phương pháp nghiên cứu mà chọn cácphương tiện phù hợp, nhiều khi còn cần phải tạo ra các công cụ đặc biệt để nghiên cứumột đối tượng nào đó Chính các phương tiện kỹ thuật hiện đại đảm bảo cho quá trìnhnghiên cứu đạt tới độ chính xác cao

1.2.3.2 Đặc trưng của phương pháp nghiên cứu khoa học

Sự hiểu biết của khoa học hiện đại không những đem lại cho con người nhữnghiểu biết sâu sắc về thế giới, mà còn đem lại cho con người cả những hiểu biết vềphương pháp nhận thức thế giới, ngày này cùng với bản thân khoa học người ta cũngchú ý tới phương pháp nhận thức khoa học Phương pháp gắn liền với hoạt động có ýthức của con người là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của hoạt độngnhận thức và cải tạo thế giới Phương pháp là phạm trù phức tạp, có phạm vi bao quátrộng, với nhiều cấp độ và rất phong phú về nội dung và chủng loại Phương phápnghiên cứu khoa học có ba đặc trưng quan trọng:

- Một là: Phương pháp luôn gắn với những tư tưởng cơ bản, có tính nguyên tắc, định hướng chỉ đạo hoạt động, đó chính là các quan điểm tiếp cận đối tượng, là

thế giới quan của nhà nghiên cứu

- Hai là: Phương pháp là một hệ thống các phương thức hoạt động, bao gồm

Trang 10

thủ pháp, các thao tác hoạt động có tính kỹ thuật Đó là các phương pháp cụ thể.

- Ba là: Phương pháp là hệ thống các quy trình hoạt động, là trình tự các bước

đi, bao gồm logic tiến trình và logic nội dung của hoạt động Phương pháp có tính quy

trình.

1.2.4 Phân loại phương pháp nghiên cứu khoa học [1],[2]

Dựa trên những đặc điểm cơ bản của phương pháp và phương pháp luận nghiêncứu khoa học, người ta tìm cách phân loại chúng Trong thực tế có nhiều cách phân loạiphương pháp:

a) Dựa vào phạm vi sử dụng

 Nhóm phương pháp chung nhất dùng cho tất cả các lĩnh vực khoa học

 Nhóm phương pháp chung dùng cho một nhóm khoa học

c) Dựa vào lý thuyết thông tin

 Nhóm các phương pháp thu thập thông tin

 Nhóm các phương pháp xử lý thông tin

 Nhóm các phương pháp trình bày và lưu trữ thông tin

d) Dựa vào đặc điểm của hoạt động

 Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận

 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

 Nhóm các phương pháp toán học

Trang 11

Chương 2: CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

KHOA HỌC 2.1 Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận

Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận là những phương pháp thu thập thông tin khoahọc dựa vào việc nghiên cứu các tài liệu, văn bản đã có và từ đó rút ra các kết luậnbằng các thao tác tư duy logic

Phương pháp nghiên cứu lý luận được dùng cho tất cả các ngành khoa học Khácvới nghiên cứu thực nghiệm phải sử dụng các yếu tố, điều kiện vật chất tác động vào đốitượng nghiên cứu, trong nghiên cứu lý thuyết quá trình tìm kiếm phát hiện diễn ra thôngqua tư duy trìu tượng, sử dụng các phương tiện ngôn ngữ, chữ viết, v.v…Do vậy loại

phương pháp này giữ một vị trí rất cơ bản trong nghiên cứu khoa học xã hội- nhân văn

Trong phương pháp lý thuyết do đặc tính của quá trình sáng tạo khoa học diễn rathông qua tư duy trìu tượng, suy luận, khái quát hoá, lại không được thực tiễn kiểmchứng ngay, mà phải trải qua một thời gian khá dài đúng sai mới sáng tỏ Điều đó dễ dẫnngười làm khoa học phạm vào sai lầm chủ quan duy ý chí, tự biện Coi trọng phươngpháp lý thuyết trong nghiên cứu khoa học xã hội, người làm khoa học cần chú ý kết hợpphương pháp này với phương pháp quan sát, tổng kết thực tiễn.Sự kết hợp này là yếu tố

Trang 12

bổ sung, giúp người nghiên cứu khoa học tránh được những hạn chế do phương pháp lýthuyết đưa lại.

Điểm xuất phát của nghiên cứu thực nghiệm là quan sát thực tiễn, quan sát sự vậnđộng của đối tượng nghiên cứu Trong nghiên cứu lý thuyết, nền tảng và điểm xuất phátcủa quá trình nghiên cứu là tri thức lý luận các quan điểm, các lý thuyết Do vậy việc nắmvững hệ thống lý luận nền tảng đóng vai trò rất quyết định trong loại phương pháp này.Nắm vững lý thuyết nền là cơ sở hình thành định hướng trong nghiên cứu hình thành cáctrường phái khoa học

Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận bao gồm các phương pháp sau:

 Đọc và nghiên cứu tài liệu

 Phương pháp phân tích và tổng hợp

 Phương pháp diễn dịch và qui nạp

 Phương pháp phân loại, hệ thống hóa

 Phương pháp xây dựng giả thuyết

2.1.1.2 Tầm quan trọng của việc đọc và nghiên cứu tài liệu

Trang 13

Trong nghiên cứu khoa học, thông tin có vai trò hết sức quan trọng Vì thế đọc vànghiên cứu tài liệu là một công việc quyết định sự thành công của đề tài

Đọc tài liệu giúp ta có thêm kiến thức sâu sắc về các phương diện khác nhau thuộcchủ đề nghiên cứu, hiểu rõ hơn về đề tài

Đọc tài liệu có vai trò đặc biệt quan trọng trong mọi giai đoạn nghiên cứu khoa học,

từ khâu lựa chọn đề tài, soạn đề cương nghiên cứu, thu thập tài liệu, sự kiện trong giaiđoạn triển khai việc nghiên cứu cho đến lúc xử lí các tài liệu và cả sau đó, khi viết kếtquả nghiên cứu và đưa nó vào thực tiễn

Đọc tài liệu nhằm mục đích giúp ta thừa kế được kết quả nghiên cứu của nhữngngười đi trước và phương pháp nghiên cứu của họ để giải quyết những vấn đề liên quanđến đề tài nghiên cứu của mình

Đọc tài liệu giúp ta biết vấn đề nào cần nghiên cứu, đề tài nào có thể nghiên cứu,

sử dụng phương pháp, biện pháp, kĩ thuật nào phù hợp với hoàn cảnh của mình…Việcđọc tài liệu cũng nhằm theo dõi xem có gì mới được công bốxung quanh đề tài của mình để ta kịp thời vận dụng

những thành tựu mới để hiệu chỉnh và cải tiến công trình của tađến mức tối ưu

Khi thực hiện các nhiệm vụ của đề tài, đọc và nghiên cứutài liệu giúp cho việc xây dựng luận cứ để chứng minh giả

thuyết khoa học có hiệu quả Mỗi khi cảm thấy “bí” về ý

tưởng, tìm đọc các tài liệu liên quan ta sẽ nhận được các lời gợi ý

cần thiết

2.1.1.3 Phân loại tài liệu

 Theo nguồn gốc của tài liệu:

Tài liệu nguyên cấp Tài liệu thứ cấp Tài liệu tam cấp

Trang 14

 Theo phương tiện phát hành:

Tài liệu in trên giấy (sách, báo) Tài liệu trên băng đĩa (băng cassette, video, CD-ROM, DVD) Tài liệu trên internet

 Theo độ sâu chuyên môn:

Tài liệu khoa học phổ thông Tài liệu khoa học kỹ thuật chuyên ngành

2.1.1.4 Khi lựa chọn tài liệu cần chú ý

 Tính khoa học, mức độ chính xác và tính trung thực của tài liệu

 Quy trình công bố thông tin được tổ chức với sự phản biện khoa học chặt chẽ

 Uy tín, kinh nghiệm xuất bản khoa học của đơn vị phát hành tài liệu

 Uy tín, kinh nghiệm khoa học của tác giả

2.1.1.5 Phương pháp đọc và nghiên cứu tài liệu

Các bước đọc tài liệu

Trước khi đọc

 Một đề tài nghiên cứu khoa học nghiêm túc đòi hỏi người nghiên cứu phải đọc nhiều tài liệu tham khảo liên quan đến chủ đề đang quan tâm, một cách có chiến lược và hiệu quả Tự đặt những câu hỏi để xác định rõ ràng mục đích đọctài liệu, đánh giá sơ bộ tài liệu cần đọc trước khi đi vào từng chi tiết

Mục đích, động cơ đọc tài liệu? - Giải trí, tìm hiểu tổng quát hay chuyên

sâu làm sáng tỏ một vấn đề,

Vấn đề nào cần quan tâm? - Đó là những khía cạnh của vấn đề đã được

xác định trong quá trình lựa chọn đề tài nghiên cứu, chủ đề cần tìm hiểu

Những thắc mắc đang cần tìm câu trả lời?

Kiểu thông tin nào đang cần có? - Số liệu thống kê, kết quả nghiên cứu,

hình ảnh minh hoạ, báo cáo tổng hợp,

 Cần đọc lướt qua toàn bộ tài liệu để đánh giá sơ bộ mức độ phù hợp của tài liệu với nhu cầu đề tài, phạm vi giới hạn và trọng tâm của tài liệu

Trang 15

 Xem kĩ nội dung phần tóm tắt của tài liệu, đọc các đề mục chính và phụ trong bài để tạo một mối liên hệ chung giữa toàn bộ các khái niệm quan trọng,các từ khoá.

Trong khi đọc

Cần tập trung và chú ý cao độ , sử dụng phương pháđọc thích hợp với các mục đích đặt ra :

đọc gạn lọc: chỉ đọc những gì quan trọng, cốt lõi, mới mẻ, hấp dẫn nhất

 chỉ đọc tựa, các tựa phụ, đoạn đầu và đoạn cuối, câu đầu và câu cuối của các đoạn khác, ghi nhớ các ý chính,

 chú ý đặc biệt đến những từ nối quan trọng tạo mối liên hệ trong lập luận suốt toàn bài,

 không đọc các chi tiết nhỏ cụ thể;

đọc định vị: đọc lướt qua tài liệu để tìm các thông tin chính xác, một

mẩu trích dẫn, khái quát các yếu tố liên quan, đòi hỏi xác định rõ mục đích đọc ngay từ đầu;

đọc chéo: đọc nhanh qua tất cả các trang, đoạn văn bản mà không chú

ý vào một điểm cụ thể nào trong bài, phù hợp với những tài liệu chỉ cung cấp các thông tin cơ bản, phổ thông, không đòi hỏi nhiều kiến thức chuyên môn sâu;

đọc bình thường: mức độ đúng bình thường như vẫn gọi là "đọc",

tức đọc lần lượt toàn bộ văn bản, có thể nhanh hay chậm tuỳ khả năng,

 tiếp nhận thông tin một cách bình thường trong quá trình đọc

mà không đòi hỏi một sự tập trung cao độ với nhiều thao tác tưduy phức tạp và thông thường không đủ để đáp ứng yêu cầu cao khi đọc tài liệu khoa học;

đọc tích cực: là phương pháp đọc hiểu quả nhất, bằng cách:

ghi chú, đánh dấu các ý chính,

tóm tắt toàn bộ tài liệu hoặc các phần quan trọng,

biết lĩnh hội kiến thức, tiêu hoá thông tin một cách chủ động,

có chọn lọc,

Trang 16

đánh giá, so sánh, liên hệ giữa các ý, các tài liệu, các tác giả khác nhau nhằm đưa ra một cái nhìn phân tích/tổng hợp/phê bình đối với mọi tài liệu và thông tin khoa học.

Sau khi đọc

 Sau khi đọc xong, cần kiểm tra, đối chiếu lại những gì thu được với các mục đíchban đầu

 Có đáp ứng các yêu cầu chuyên môn đặt ra chưa?

 Có đạt được mục đích định ra ban đầu chưa?

 Có giải đáp được những thắc mắc cần tìm câu trả lời chưa?

Và từ đó, xác định là đã hoàn tất việc đọc tài liệu, hay cần phải đọc lại, hay cầnphải đọc mở rộng thêm trong các tài liệu khác

Phương pháp đọc tài liệu

Đọc một cuốn sách khoa học

Ngoài các nguyên tắc chung và các bước đọc tài liệu đã trình bày ở các phần trên, đối vớimột số loại tài liệu khoa học phổ biến, có thể mô tả một số chi tiết cụ thể hơn

Đối với một cuốn sách khoa học, khi đánh giá sơ bộ cần chú ý các phần sau:

Trang bìa trước Cung cấp các thông tin nhận diện như tựa sách, tựa phụ (xác định

hướng chuyên sâu của sách), tên tác giả, nhà xuất bản

Trang bìa sau Thường có tiểu sử tóm tắt của tác giả, có khi có tóm tắt nội dung sách hoặc các lời bình luận.

Mục lục

Đây là việc quan trọng khi đọc sơ bộ một cuốn sách, vì trong đó thểhiện cấu trúc ý tưởng, hướng lập luận và trình bày vấn đề của tác giả Mục lục cho phép xác định, với nhu cầu đang có, cần đọc toàn

bộ nội dung hay chỉ lựa chọn vài phần đáng quan tâm

Trang 17

Mở đầu,

lời giới thiệu

Trong phần mở đầu, tác giả thường giới thiệu mục đích, đại ý, cáchtrình bày các ý tưởng, các giả thuyết đưa ra và các phương pháp giải quyết vấn đề, Lời giới thiệu đôi khi có những lời bình luận, nhận xét, đánh giá tổng quát của những người có uy tín, dựa vào đó

có thể xác nhận giá trị khoa học của sách

Kết luận Phần này cho phép hình dung trước một đích đến của việc đọc tài liệu, ước lượng mức độ phù hợp của nội dung sách với nhu cầu của

đề tài, …

Trong quá trình đọc chi tiết từng phần, nên:

xác định nơi có câu trả lời các câu hỏi đặt ra thông qua các đề mục chính và tiểu

mục, khái niệm cơ bản trong mỗi phần;

tóm tắt một cách có hệ thống nội dung của mỗi phần đã đọc:

đọc phần mở đầu và kết luận để xác định mục đích của tác giả và trọng tâm bài,

 ghi chú ra giấy các ý tưởng chính, các phương pháp và những vấn đềđược giải quyết trong bài

Đọc một bài báo khoa học

Các bài báo khoa học là những nguồn cung cấp thông tin có thể xem là phổ biến nhất trong các nghiên cứu khoa học nói chung Tuỳ mỗi chuyên ngành mà cấu trúc của một bài báo khoa học có sự khác biệt cụ thể, song một cách tổng quát, luôn có những phần quan trọng sau:

 mở đầu;

 đối tượng và phương pháp nghiên cứu;

 kết quả và thảo luận;

Trang 18

Thông thường, để đọc một bài báo, nhà nghiên cứu sẽ xem trước nội dung tóm tắt đểquyết định đọc hay không đọc chi tiết tài liệu.Ở đây xin giới thiệu một sơ đồ đọc tổngquát cho một bài báo kết quả nghiên cứu như sau:

(dựa trên mẫu của Service des bibliothèques de l'UQM, 2006)

2.1.2 Phương pháp phân tích và tổng hợp [1],[2],[4],[5],[6]

2.1.2.1 Khái niệm

Phương pháp phân tích lý thuyết là phương pháp nghiên cứu các văn bản, tài liệu lý luận khác nhau về một chủ thể bằng cách phân tích chúng thành từng bộ phận, từng mặt theo lịch sử thời gian, để hiểu chúng một cách đầy đủ toàn diện.

Phân tích lý thuyết còn nhằm phát hiện ra những xu hướng, những trường phái nghiêncứu của từng tác giả và từ đó chọn lọc những thông tin quan trọng phục vụ cho đề tàinghiên cứu của mình

Khi chúng ta đứng trước một đối tượng nghiên cứu, chúng ta cảm giác được nhiềuhiện tượng đan xen nhau, chồng chéo nhau làm lu mờ bản chất của nó.Vậy muốn hiểuđược bản chất của một đối tượng nghiên cứu chúng ta cần phải phân chia nó theo cấpbậc Nhiệm vụ của phân tích là thông qua cái riêng để tìm ra được cái chung, thông quahiện tượng để tìm ra bản chất, thông qua cái đặc thù để tìm ra cái phổ biến

Trang 19

Khi phân chia đối tượng nghiên cứu cần phải:

+ Xác định tiêu thức để phân chia

+ Chọn điểm xuất phát để nghiên cứu

+ Xuất phát từ mục đích nghiên cứu để tìm thuộc tính riêng và chung

Bước tiếp theo của phân tích là tổng hợp Tổng hợp là quá trình ngược với quátrình phân tích, nhưng lại hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung cái kháiquát

Phương pháp tổng hợp lý thuyết là những phương pháp liên kết từng mặt, từng

bộ phận thông tin từ các lý thuyết đã thu thập được để tạo ra một hệ thống lý thuyếtmới đầy đủ và sâu sắc về chủ đề nghiên cứu Tổng hợp lý thuyết được thực hiện khi ta

đã thu thập được nhiều tài liệu phong phú về một đối tượng Tổng hợp cho chúng tatài liệu toàn diện và khái quát hơn các tài liệu đã có

Phân tích và tổng hợp là hai phương pháp có chiều hướng đối lập nhau songchúng lại thống nhất biện chứng với nhau Phân tích chuẩn bị cho tổng hợp và tổng hợplại giúp cho phân tích càng sâu sắc hơn

Phân tích và tổng hợp là hai phương pháp gắn bó chặt chẽ quy định và bổ sungcho nhau trong nghiên cứu, và có cơ sở khách quan trong cấu tạo, trong tính quy luậtcủa bản thân sự vật Trong phân tích, việc xây dựng một cách đúng đắn tiêu thức phânloại làm cơ sở khoa học hình thành đối tượng nghiên cứu bộ phận ấy, có ý nghĩa rấtquan trọng Trong nghiên cứu tổng hợp vai trò quan trọng thuộc về khả năng liên kếtcác kết quả cụ thể( có lúc ngược nhau) từ sự phân tích, khả năng trìu tượng, khái quátnắm bắt được mặt định tính từ rất nhiều khía cạnh định lượng khác nhau

Nghiên cứu lý thuyết thường bắt đầu từ phân tích các tài liệu đã tìm ra cấu trúccác lý thuyết, các trường phái, các xu hướng phát triền của lý thuyết Từ phân tíchngười ta lại tổng hợp chúng lại để xây dựng thành một hệ thống khái niệm, phạm trù,tiến tới tạo thành các lý thuyết khoa học mới Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt,phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra được bản chất, quy

Trang 20

luật vận động của đối tượng nghiên cứu

Với các ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật do tính chính xác quy định, mặt phântích định lượng có vai trò khá quyết định kết quả nghiên cứu Quá trình tổng hợp, địnhtính ở đây hoặc giả là những phán đoán, dự báo thiên tai, chỉ đạo cả quá trình nghiên cứu,hoặc giả là những kết luận rút ra từ phân tích định lượng Trong các ngành khoa học xãhội - nhân văn, sự hạn chế độ chính xác trong phân tích định lượng làm cho kết quảnghiên cứu lệ thuộc rất nhiều vào tổng hợp, định tính Song chính đặc điểm này dễ làmcho kết quả nghiên cứu bị sai lệch do những sai lầm chủ quan duy ý chí

2.1.2.2 Các nguồn tài liệu để phân tích - tổng hợp [1],[2]

Nguồn tài liệu được phân tích từ nhiều góc độ: chủng loại, tác giả, logic,… Xét vềchủng loại có các loại tài liệu sau đây:

- Tạp chí và báo cáo khoa học trong ngành

- Tác phẩm khoa học

- Tài liệu lưu trữ

- Thông tin đại chúng

Các tài liệu nguồn trên đây có thể tồn tại

dưới 2 dạng:

(1) Tài liệu nguồn cấp 1: gồm tài liệu

nguyên gốc của chính tác giả hoặc của nhóm tác giả viết

(2) Tài liệu nguồn cấp 2: gồm những tài liệu được tóm tắt, xử lý, biên soạn, biêndịch trích dẫn từ tài liệu gốc cấp 1

Trong nghiên cứu khoa học người ta ưu tiên sử dụng tài liệu gốc cấp 1 Chỉ trongtrường hợp không tìm được tài liệu gốc cấp 1 thì mới sử dụng tài liệu gốc cấp 2

2.1.3 Phương pháp diễn dịch và qui nạp [1]

Trang 21

Phương pháp diễn dịch là phương pháp suy luận từ cái chung đến cái riêng Đó là

phương pháp đi từ cái bản chất, nguyên tắc, nguyên lý đã được thừa nhận để tìm ra cáchiện tượng, các biểu hiện, cái trùng hợp cụ thể trong sự vận động của đối tượng

Phương pháp diễn dịch nhờ vậy có ý nghĩa rất quan trọng trong những bộ mônkhoa học thiên về nghiên cứu lý luận, ở đây người ta đưa ra những tiền đề, giả thuyết, vàbằng những suy diễn logic để rút ra những kết luận, định lý, công thức

Phương pháp quy nạp ngược lại với phương pháp diễn dịch Đó là phương pháp

đi từ cái riêng đến cái chung, từ những hiện tượng riêng lẻ, rời rạc, độc lập ngẫu nhiên

rồi liên kết các hiện tượng ấy với nhau để tìm ra bản chất của một đối tượng nào đó

Từ những kinh nghiệm, hiểu biết các sự vật riêng lẻ người ta tổng kết quy nạpthành những nguyên lý chung Cơ sở khách quan của phương pháp quy nạp là sự lặp lạicủa một số hiện tượng này hay hiện tượng khác do chỗ cái chung tồn tại, biểu hiện thôngqua cái riêng Nếu như phương pháp phân tích - tổng hợp đi tìm mối quan hệ giữa hìnhthức và nội dung thì phương pháp quy nạp đi sâu vào mối quan hệ giữa bản chất và hiệntượng Một hiện tượng bộc lộ nhiều bản chất Nhiệm vụ của khoa học là thông qua hiệntượng để tìm ra bản chất, cuối cùng đưa ra giải pháp Phương pháp quy nạp đóng một vaitrò quan trọng trong việc phát hiện ra các quy luật, rút ra từ những kết luận tổng quát đưa

ra các giả thuyết

Trong nghiên cứu khoa học, người ta còn có thể xuất phát từ những giả thuyết hay

từ những nguyên lý chung để đi sâu nghiên cứu những hiện tượng cụ thể nhờ vậy mà cónhận thức sâu sắc hơn từng đối tượng nghiên cứu

Diễn dịch và quy nạp là hai phương pháp nghiên cứu theo chiều ngược nhau song

liên hệ chặt chẽ và bổ sung cho nhau trong mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng Nhờ

có những kết quả nghiên cứu theo phương pháp quy nạp trước đó mà việc nghiên cứu cóthể tiếp tục, phát triển theo phương pháp diễn dịch Phương pháp diễn dịch, do vậy mởrộng giá trị của những kết luận quy nạp vào việc nghiên cứu đối tượng

Ngày đăng: 22/03/2015, 13:06

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trịnh Văn Biều, Lê Thị Thanh Chung (2011), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Tp.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp luận nghiên cứukhoa học
Tác giả: Trịnh Văn Biều, Lê Thị Thanh Chung
Năm: 2011
2. Nguyễn Văn Hộ, Nguyễn Đăng Bình (2004), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học (Tài liệu dùng cho các lớp cao học thạc sĩ), Đại học Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp luận nghiên cứukhoa học (Tài liệu dùng cho các lớp cao học thạc sĩ)
Tác giả: Nguyễn Văn Hộ, Nguyễn Đăng Bình
Năm: 2004
4. Vũ Cao Đàm (2009), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB GD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Tác giả: Vũ Cao Đàm
Nhà XB: NXB GD
Năm: 2009
5. Phạm Trung Thanh, Nguyễn Thị Lý (2000), Phương pháp thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học trong sinh viên, NXB Khoa học và Kỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp thực hiện đề tàinghiên cứu khoa học trong sinh viên
Tác giả: Phạm Trung Thanh, Nguyễn Thị Lý
Nhà XB: NXB Khoa học và Kỹ thuật
Năm: 2000
6. Nguyễn Văn Tuấn (2007), Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, NXB Đại học sư phạm kỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục
Tác giả: Nguyễn Văn Tuấn
Nhà XB: NXBĐại học sư phạm kỹ thuật
Năm: 2007
7. Nguyễn Thanh Hương dịch (1996), Cẩm nang chiến lược dành cho học tập, (http://www.studygs.net/vietnamese/) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Thanh Hương" dịch (1996), "Cẩm nang chiến lược dành cho học tập
Tác giả: Nguyễn Thanh Hương dịch
Năm: 1996
8. Nguyễn Khắc Khoa (2009), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Đại học Phương Đông, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Tác giả: Nguyễn Khắc Khoa
Năm: 2009
9. Trung Nguyên, Phương pháp luận nghiên cứu (Cẩm nang hướng dẫn từng bước- dành cho người bắt đầu), NXB Lao động xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp luận nghiên cứu (Cẩm nang hướng dẫn từng bước-dành cho người bắt đầu)
Nhà XB: NXB Lao động xã hội
10. Phạm Viết Vượng (1997), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Tác giả: Phạm Viết Vượng
Nhà XB: NXB Đại họcquốc gia Hà Nội
Năm: 1997
11. Văn Tạo (1995), Phương pháp lịch sử và phương pháp logic, Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, Viện sử học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp lịch sử và phương pháp logic
Tác giả: Văn Tạo
Năm: 1995
3. Nguyễn Tấn Đại, Phương pháp nghiên cứu tài liệu trong nghiên cứu khoa học, Giáo trình điện tử (http://meresci.danhim.net/vi/farinto.html) Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w