Phân loại thực nghiệm

Một phần của tài liệu tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên đề Các phương pháp nghiên cứu khoa học (Trang 30)

• Dựa vào lĩnh vực nghiên cứu của thực nghiệm

• Thực nghiệm trong khoa học tự nhiên

• Thực nghiệm trong khoa học xã hội • Dựa vào mức độ khoa học của thực nghiệm

• Thực nghiệm tiêu chuẩn hoá: Đạt đầy đủ các yêu cầu

 Có hai nhóm thực nghiệm với số lượng đủ lớn và đối chứng tương đương nhau về một số tiêu chí định trước.

 Thực hiện đầy đủ các bước: quan sát thu thập thông tin hai nhóm trước thực nghiệm, thực hiện tác động của biến độc lập, tiến hành quan sát thu thập thông tin lần hai, so sánh kết quả lần thứ nhất và lần thứ hai.

• Thực nghiệm phi tiêu chuẩn hoá: Loại này có các dạng sau

 Có hai nhóm thực nghiệm và đối chứng nhưng không thực hiện đầy đủ các bước cần thiết.

 Hai nhóm thực nghiệm và đối chứng có số lượng không đủ độ lớn cần thiết.

 Không có nhóm đối chứng, chỉ quan sát thu thập thông tin trước và sau thực nghiệm, so sánh rồi rút ra kết luận.

• Dựa vào môi trường diễn ra thực nghiệm:

 Thực nghiệm trong điều kiện tự nhiên

 Thực nghiệm trong phòng thí nghiệm • Dựa vào cách thức tiến hành thực nghiệm:

 Thí nghiệm: làm thử theo các nguyên tắc, điều kiện đã được xác định để nghiên cứu

 Thực nghiệm khoa học: là chủ động gây ra hiện tượng nghiên cứu trong điều kiện được khống chế nhằm xác định mối liên hệ nhân quả giữa từng nhân tố tác động đến kết quả.

2.2.4.3. Đặc điểm

Phương pháp thực nghiệm có những đặc điểm sau đây:

• Thực nghiệm được tiến hành xuất phát từ một giả thuyết hay phỏng đoán về

sự diễn biến tốt hơn của đối tượng nếu ta chú ý đến một số biến số quan trọng và bỏ một số biến số thứ yếu. Nghĩa là thực nghiệm được tiến hành để khẳng

định tính chân thực của phỏng đoán hay giả thuyết đã nêu. Thực nghiệm thành công sẽ góp phần tạo nên một lý thuyết mới.

• Thực nghiệm được tiến hành có kế hoạch như là thực hiện một chương trình khoa học cần hết sức chi tiết và chính xác.

• Kế hoạch thực nghiệm đòi hỏi phải miêu tả hệ thống các biến số theo một chương trình. Có hai loại biến số: biến số độc lập và biến số phụ thuộc. Biến số độc lập là những nhân tố thực nghiệm có thể điều khiển được và kiểm tra được, nhờ có chúng mà sự kiện sẽ diễn ra khác thường. Biến số phụ thuộc là những diễn biến của sự kiện khác với thông thường do các biến số độc lập quy định và đó chính là kết quả sau tác động thực nghiệm.

• Với mục đích kiểm chứng một giả thuyết, các nghiệm thể (đối tượng thực nghiệm) được chia thành hai nhóm: nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng (còn gọi là nhóm kiểm chứng). Hai nhóm này được lựa chọn ngẫu nhiên, có số lượng và trình độ phát triền ngang nhau, điều đó được khẳng định bằng kiểm tra chất lượg ban đầu. Nhóm thực nghiệm bị tác động bằng những biến số độc lập (nhân tố thực nghiệm) để xem xét sự diễn biến có đúng với giả thuyết ban đầu hay không? Nhóm đối chứng cho diễn biến phát triền hoàn toàn tự nhiên không làm thay đổi bất cứ điều gì khác thường, đó là cơ sở để kiểm tra những kết quả thay đổi của nhóm thực nghiệm. Nhờ những khác biệt của hai nhóm mà ta có thể khẳng định hay phủ định giả thuyết của thực nghiệm.

Một phần của tài liệu tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên đề Các phương pháp nghiên cứu khoa học (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(43 trang)
w