Mối liên hệ giữa lý thuyết xác suất và thống kê toán

Một phần của tài liệu tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên đề Các phương pháp nghiên cứu khoa học (Trang 37)

Lý thuyết xác suất sẽ cung cấp các công cụ để có thể nghiên cứu các quy luật thực nghiệm một cách hoàn thiện hơn, làm cho thống kê toán từ chỗ mang tính chất mô tả đến chỗ có khả năng dự đoán, phân tích sâu sắc theo một cơ sở khoa học vững chắc.

Thống kê toán cũng cần thiết cho việc nghiên cứu xác suất. Theo quan điểm thống kê thì để tìm xác suất của một biến cố có thể phải thực hiện một số đủ lớn các phép thử, lập bảng số liệu rồi tính tần số xuất hiện của biến cố đó.

Hiện nay người ta thường dùng phần mềm SPSS for Windows (Statistical Package for social sciences) để xử lí các thông tin thu được trên máy vi tính. Phần mềm này rất tiện lợi, cho ta kết quả nhanh chóng và chính xác. Tuy nhiên, việc nghiên cứu sử dụng được phần mềm này đòi hỏi phải có phương tiện và thời gian. Với các nghiên cứu đơn giản thông thường, khi so sánh kết quả học tập giữa 2 lớp thực nghiệm và đối chứng, người ta xử lí thống kê toán học theo các bước sau:

• Lập các bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích.

• Vẽ đồ thị các đường lũy tích.

• Lập bảng tổng hợp phân loại kết quả học tập.

• Tính các tham số thống kê đặc trưng (trung bình cộng, phương sai, độ lệch chuẩn, hệ số biến thiên, sai số tiêu chuẩn,…).

KẾT LUẬN

Sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học-công nghệ đã góp phần thúc đẩy công tác nghiên cứu khoa học ngày càng trở nên sôi nổi hơn và cấp thiết hơn trên phạm vi toàn cầu. Việc càng ngày càng xuất hiện thêm nhiều phương pháp mới trong nghiên cứu khoa học đã chứng tỏ con người ngày càng có nhiều khả năng hơn để nhận thức thế giới khách quan. Khoa học và công nghệ đã trở thành động lực thúc đẩy sự tiến bộ nhân loại.

Chúng ta đã biết khoa học càng phát triển bao nhiêu thì phương pháp, cách thức nghiên cứu càng đa dạng phong phú bấy nhiêu. Càng có nhiều phương pháp càng tăng khả năng lựa chọn phương pháp của người nghiên cứu, càng làm cho việc lựa chọn phương pháp có ý nghĩa quan trọng hơn cả về mặt nhận thức khoa học lẫn hiệu quả kinh tế.

Việc lựa chọn phương pháp phù hợp với đề tài nghiên cứu là con đường dẫn đến thành công trong quá trình nghiên cứu khoa học. Trước hết, cần chú ý đến giá trị khác nhau của từng phương pháp đối với các yêu cầu về phương pháp đã nêu trên; đồng thời không nên đơn giản cho rằng chỉ riêng cái phương pháp là quyết định duy nhất với chất

lượng tài liệu mà coi nhẹ phẩm chất và trình độ lí luận, trình độ khoa học, trình độ vận dụng của người dùng phương pháp.

Mỗi phương pháp đều có chỗ mạnh và chỗ yếu, cần nắm chắc đặc điểm của nó để sử dụng cho phù hợp với tính chất đề tài và tính chất của giai đoạn nghiên cứu. Trong thực tiễn nghiên cứu sinh động nhiều khi các phương pháp có thể chuyển hóa lẫn nhau, thâm nhập vào nhau. Muốn sử dụng tốt các phương pháp nghiên cứu, ngoài hiểu biết còn cần phải có yếu tố tinh thần, tư tưởng. Yếu tố đó là lòng say mê nghiên cứu khoa học. Vì vậy, chúng ta phải có một cái nhìn khách quan về các phương pháp nghiên cứu khoa học cũng như phải có một phương pháp luận đúng đắn, để từ đó biết áp dụng một cách khoa học và chính xác các phương pháp nghiên cứu khoa học vào mỗi đối tượng khác nhau và để phục vụ cho các mục tiêu nghiên cứu khác nhau.

Một phần của tài liệu tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên đề Các phương pháp nghiên cứu khoa học (Trang 37)