Phương pháp thực nghiệm [1],[2],[4]

Một phần của tài liệu tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên đề Các phương pháp nghiên cứu khoa học (Trang 29)

2.2.4.1. Khái niệm

Thực nghiệm là một phương pháp thu thập thông tin được thực hiện bởi những

quan sát trong điều kiện gây biến đổi đối tượng khảo sát và môi trường xung quanh

đối tượng khảo sát một cách có chủ định. Phương pháp thực nghiệm được áp dụng phổ biến không chỉ trong nghiên cứu tự nhiên, kỹ thuật, y học mà cả trong xã hội và các lĩnh vực nghiên cứu khác.

Thực nghiệm là một phương pháp đặc biệt quan trọng của nghiên cứu thực tiễn. Thực nghiệm thành công sẽ cho ta các kết quả khách quan và như vậy là mục đích khám phá khoa học được thực hiện một cách hoàn toàn chủ động.

Thực nghiệm là phương pháp được coi là quan trọng nhất, một phương pháp thủ công trong nghiên cứu khoa học hiện đại. Trong lịch sử nhiều thế kỷ của mình, thực nghiệm tỏ ra có sức sống. Ngay từ khi xuất hiện, thực nghiệm đã có ý nghĩa như là một cuộc cách mạng trong nghiên cứu khoa học, làm đảo lộn tư duy khoa học kiểu cũ và nó được sử dụng triệt để trong nhiều

lĩnh vực khoa học, đặc biệt là các khoa học tự nhiên. Thực nghiệm đã làm đẩy nhanh quá trình nghiên cứu khoa học và tạo khả năng vận dụng nhanh chóng các kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tiễn sản xuất. Chính vì vậy, một số bộ môn khoa học tự nhiên được mệnh danh là khoa học thực nghiệm.

Hiệu quả của phương pháp thực nghiệm làm tăng trình độ kĩ thuật thực hành nghiên cứu đạt tới mức tinh vi và làm phát triển cả khả năng tư duy lý thuyết. Thực nghiệm đã tạo ra một hướng nghiên cứu mới, phương pháp hoàn toàn chủ động trong sáng tạo khoa học. Ngày nay thực nghiệm đã được sử dụng cả trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học xã hội và đem lại những kết quả quan trọng.

Một phần của tài liệu tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên đề Các phương pháp nghiên cứu khoa học (Trang 29)