2.2.2.1. Khái niệm
Trò chuyện, phỏng vấn là phương pháp thu thập thông tin bằng cách đặt câu hỏi
cho người đối thoại. Thực chất, phỏng vấn tựa như quan sát gián tiếp bằng cách “nhờ người khác quan sát hộ”, sau đó hỏi lại kết quả quan sát của họ.
2.2.2.2. Đặc điểm
• Lựa chọn người đối thoại
•Người đối thoại có thể là người rất am hiểu, am hiểu ít hoặc không am hiểu lĩnh vực người nghiên cứu quan tâm.
•Sau khi đã lựa chọn người đối thoại cần phân tích tâm lý đối tác. • Xác định mục đích phỏng vấn:
Cần xác định mục đích yêu cầu của cuộc trò chuyện:
•Phỏng vấn sâu để khai thác chi tiết hơn về một chủ đề • Theo mức độ chuẩn bị
•Phỏng vấn có chuẩn bị trước: là loại phỏng vấn theo kế hoạch thậm chí gửi trước câu hỏi phỏng vấn cho người được phỏng vấn.
•Phỏng vấn không chuẩn bị trước: là tình huống bất chợt bắt gặp một đối tác am hiểu nội dung mà người nghiên cứu cần phỏng vấn.
• Các điều cần lưu ý khi phỏng vấn
•Trước khi trò chuyện trực tiếp với đối tượng nghiên cứu, cần thông qua những người khác để nắm được đặc điểm của người đó (tính cách, hứng thú, xu hướng, năng lực, khí chất …)
•Cần xác định mục đích yêu cầu của cuộc trò chuyện: phát hiện hay kiểm nghiệm, thu thập tài liệu gì, mức độ đi sâu, đi sâu điểm nào.
Nên có một “kế hoạch trò chuyện” xây dựng trên cơ sở phối hợp mục đích yêu cầu của cuộc trò chuyện với đặc điểm của người đối thoại, bắt đầu đi từ những vần đề phù hợp với hứng thú, sở trường, cá tính người đó và “lái dần” sang vần đề ta cần nghiên cứu. Nếu có điều kiện và nêu vấn đề cần trò chuyện cho phép, chúng ta nên chuẩn bị và bố trí để có từ hai, ba người trở nên cùng tham gia trò chuyện. Trước khi đi vào “nội dung khoa học” nên có một giai đọan “hàn huyên khởi
động” gây không khí chan hòa, cởi mở, ăn ý.
Trong quá trình trò chuyện, cần giữ vững kế hoạch, không rơi vào “hàn huyên” lan man xa đề, nhưng ngược lại cần tránh tính chất “lục vấn” cứng nhắc. Tránh những câu hỏi chỉ có thể trả lời “có” hoặc “không” và những câu hỏi ngầm “gợi ý” sẵn một câu trả lời nào đó. Khi đặt câu hỏi sau cần dựa vào các câu trả lời đã có để đảm bảo trò chuyện tự nhiên “có đi có lại”.
Cần có những biện pháp để ghi chép đầy đủ càng tốt những diễn biến và nội dung cuộc trò chuyện.
Nhưng ngay cả trường hợp ghi khá kĩ, sau khi kết thúc cũng cần chỉnh lí ngay để bổ sung đầy đủ những điều đã trao đổi, những gì đã quan sát thấy ở người đối thoại, và hoàn cảnh trong đó diễn ra câu chuyện.
Có những trường hợp, do đặc điểm của người đối thoại và yêu cầu của cuộc trò chuyện, chúng ta cần gửi trước những câu hỏi chính để người đó chuẩn bị. Khi trò chuyện, họ sẽ trình bày những ý kiến đã chuẩn bị sẵn và sau đó chúng ta sẽ đặt thêm những câu hỏi bổ sung để làm sáng tỏ hơn vấn đề.