1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên đề bảo vệ công trình nghiên cứu trước hội đồng chấm luận văn

14 1,2K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 411,39 KB

Nội dung

Do thời gian có hạn và giới hạn của nội dung tiểu luận, phần này thường chỉ được trình bày ngắn gọn trong các tài liệu nên tôi cố gắng sưu tầm những nội dung thiết thực để trình bày tron

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

1 CHUẨN BỊ CHO BẢO VỆ

1.1 Chuẩn bị bài báo cáo……… 3

1.2 Chuẩn bị các slide cho bài báo cáo……….…….…3

1.3 Cấu trúc của bài báo cáo……….……….4

1.4 Một số lưu ý khi chuẩn bị báo cáo……….……… 6

2 BÁO CÁO, BẢO VỆ TRƯỚC HỘI ĐỒNG 2.1 Yêu cầu khi trình bày bài báo cáo……….…… 6

2.2 Một số lưu ý khi báo cáo……….…7

2.2.1 Trợ huấn cụ……… …8

2.2.2 Giọng nói và điệu bộ……… 8

2.2.2.1 Giọng nói……… ………… 9

2.2.2.2 Cử chỉ……… 9

2.2.2.3 Những thói quen xấu……… 9

2.2.2.4 Vượt qua sợ hãi………9

2.2.2.5 Cảm giác sợ hãi……… 10

2.3 Một số điều nên tránh khi báo cáo……… 11

2.3.1 Không được hấp tấp……… 11

2.3.2 Không được lừ đừ……… 12

2.3.3 Không được đọc văn……… 12

2.3.4 Không được thờ ơ……… 12

2.3.5 Không được nói “à”, “ừm”, “ờ”……….12

2.3.6 Không được lãng phí thời gian……… 12

2.3.7 Không được nói xin lỗi……… 12

2.3.8 Không được thiếu tôn trọng……… 12

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 2

MỞ ĐẦU

Nhiều học viên cảm thấy khó khăn, lúng túng khi bảo vệ kết quả nghiên

cứu của mình trước Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp; lắng nghe hiểu điều

đó, tôi tóm tắt mấy ý chính về cách trình bày luận văn khoa học, thành quả lao động của bạn sau 2 năm dùi mài kinh sử và để hoàn thành khóa học của chúng

ta đạt kết quả tốt.

Do thời gian có hạn và giới hạn của nội dung tiểu luận, phần này thường chỉ được trình bày ngắn gọn trong các tài liệu nên tôi cố gắng sưu tầm những nội dung thiết thực để trình bày trong tiểu luận của mình Nếu có gì sơ sót tôi rất mong nhận được sự đóng góp chân tình từ thầy PGS.TS Trịnh Văn Biều và các bạn Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

1 CHUẨN BỊ CHO BẢO VỆ

1.1 Chuẩn bị bài báo cáo [1]

Khi bảo vệ, thông thường trong thời gian chừng 20 – 30 phút, người nghiên cứu phải trình bày trước hội đồng các nội dung sau:

- Tên đề tài;

- Lý do chọn đề tài;

- Mục đích của việc nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài;

- Phương pháp nghiên cứu;

- Các kết quả đã đạt được

1.2 Chuẩn bị các slide cho bài báo cáo [1],[6]

Để việc trình bày có kết quả, cần chuẩn

bị tốt bản tóm tắt các nội dung sẽ báo cáo Báo cáo cần ngắn gọn, đủ ý, điều đặc biệt quan trọng là phải làm nổi bật các thành

tựu, đóng góp, giá trị của đề tài Nên sử

dụng các phương tiện nghe nhìn để báo cáo thêm trực quan và sinh động Thiết kế nội dung báo cáo trên phần mềm trình diễn Powerpoint, chuẩn bị các bản số liệu, hình vẽ, sơ đồ, mẫu vật để minh họa

- Phải đưa các ví dụ minh họa khi cần thiết và nên có hình ảnh

minh họa để tăng sự hấp dẫn của báo cáo Với những nội dung

cần dung số liệu, hình ảnh để chứng minh, minh họa thì nhất

thiết phải chọn ra những số liệu, hình ảnh tiêu biểu nhất

Tổng số slide của một báo cáo nên <40 slides và cần:

- Ngắn gọn, ít chữ/slide, rõ ràng và logic

- Mục tiêu và chỉ những nội dung chính cần trình bày

- Hình ảnh minh họa

- Kiểm tra lại tính hợp lý

Trang 4

- Không đưa ra những phần khó, những phần không hiểu rõ

- Nên thực tập trình bày trước và có sự góp ý của nhiều người khác (Hội đồng giả)

* Trên một slide

- Không nên viết quá nhiều từ trên 1 slide

- Thông thường một hàng không nên > 10 từ

- Cỡ chữ (size > 20) và kiểu chữ chân phương dễ đọc và thay đổi tùy theo kích thước của phòng

- Không trang trí hay tạo hiệu ứng quá rườm rà làm mất tập trung của người nghe vào trọng tâm của vấn đề bạn báo cáo

- Tránh sử dụng những sơ đồ kỹ thuật phức tạp để báo cáo Nếu cần thiết phải trình bày, cần lược bỏ những chi tiết không cần thiết

- Những slide không phù hợp với nội dung của bài báo cáo thì không nên

sử dụng

- Sử dụng màu nền slide thích hợp, dễ nhìn

- Màu cho chữ viết và nền nên tương phản

- Nên cẩn thận khi nhận xét, đánh giá một công trình, một vấn đề phức tạp, có thể sẽ có nhiều ý kiến khác nhau

- Để trình bày được tốt trước hội đồng cần chuẩn bị bài báo cáo thật kỹ, ngắn gọn và súc tích; chú ý những điểm nổi bật, những điểm hấp dẫn của bài báo cáo Cân nhắc kĩ nên báo cáo những gì, không nên báo cáo những gì, không tham lam, ôm đồm làm mất thời gian của hội đồng và những người tham dự

- Chuẩn bị bài báo cáo kỹ lưỡng sẽ giúp ta cảm thấy an tâm, bình tĩnh và

tự tin khi đứng báo cáo

1.3 Cấu trúc của bài báo cáo [1],[2],[6]

- File trình chiếu phải được trình bày một cách giản dị, khoa học, rõ ràng để người xem dễ theo dõi, dễ hình dung Bố cục, màu sắc phải hài hòa, tránh sặc

sỡ, lòe loẹt gây cảm giác khó chịu

- Chọn hiệu ứng đơn giản, ít hiệu ứng trong một slide, thời gian cho từng hiệu ứng nên chọn “fast”

Trang 5

- Chữ chọn cho trình chiếu tối thiểu là cỡ 20, nên chọn Font Unicode vì đây là Font theo chuẩn chung, bất kì máy tính nào cũng đã cài đặt sẵn

Cấu trúc của bài báo cáo có thể bố cục như sau:

• Tên luận văn, tác giả, người hướng dẫn (1 slide)

• Dàn bài những phần của báo cáo (chữ/sơ đồ) (1 slide)

• Đặt vấn đề (2-3 slides)

Trình bày tính cấp thiết của nghiên cứu, hướng giải quyết vấn đề và đưa ra

mục tiêu đề tài

• Nội dung và phương pháp (5-6 slides)

- Các nội dung nghiên cứu

- Phương tiện, vật liệu

- Phương pháp

- Chỉ tiêu theo dõi

• Kết quả (20-25 slides)

- Trình bày những kết quả chính theo nội dung nghiên cứu

- Minh họa bằng bảng, sơ đồ, hình ảnh phù hợp kết quả của đề tài nghiên cứu

• Kết luận (1-2 slide)

- Khái quát lại kết quả nghiên cứu với một hai số liệu minh họa

• Đề nghị (1 slide)

- Nêu tồn tại và đề nghị hướng nghiên cứu tiếp

• Lời cảm ơn (1 slide)

• Slides dự phòng (0-3 slides)

- Không tính vào bài báo cáo dùng để trả lời những câu hỏi đã được dự đoán trước

- Nếu thấy nội dung nào không thể cho hết vào một slide thì nên tách ra hai slide để chữ khỏi dầy quá

1.4 Một số lưu ý khi chuẩn bị báo cáo [1],[6]

- Tùy từng nội dung của bản báo cáo, có thể chuẩn bị một số bảng số liệu quan trọng in trên khổ giấy lớn

- Nên trình chiếu thử qua một lần xem có sai sót về chính tả, thuật ngữ, hiệu ứng… hay không Sau đó tập trình bày giống như đang đứng trước Hội đồng

Trang 6

Tập diễn đạt, kết hợp với cử chỉ, thao tác Có thể nhờ người nhận xét, góp ý để thay đổi kịp thời những chỗ chưa hợp lý

- In file powerpoint ra giấy A4 để gửi cho những người tham dự buổi bảo vệ nếu thấy cần thiết

- Chuẩn bị một file riêng biệt chứa toàn bộ hình

ảnh, số liệu, lưu sẵn trong USB và mang theo trong

buổi báo cáo để khi Hội đồng yêu cầu thì có ngay

để chứng minh

- Các file trình bày cần được lưu trữ vài nơi (trong

CD, USB) để phòng trường hợp bị virus tấn công

- Nên đến và kiểm tra trước phòng bảo vệ luận văn, luận án, nếu có thể được nên đứng thử ở vị trí sẽ báo cáo để làm quen Chuẩn bị và kiểm tra trước các phương tiện cần thiết cho việc báo cáo: máy chiếu, micro…

- Đề phòng tình huống mất điện sẽ tránh được sự lung túng khi sự cố xảy ra

2 BÁO CÁO, BẢO VỆ TRƯỚC HỘI ĐỒNG

2.1 Yêu cầu khi trình bày bài báo cáo [1],[2],[3],[6]

Trình bày một báo cáo tốt phải đạt yêu cầu sau:

• Giới thiệu cho người nghe biết được những nội dung cần trình bày;

• Đi sâu vào nội dung cần trình bày;

• Kết thúc phần trình bày;

• Người nghe hiểu được phần trình bày

- Người bảo vệ luận văn cần ăn mặc lịch sự, nghiêm túc

Trang 7

- Về thái độ, cần bình tĩnh, tỏ ra là người tự tin, có bản lĩnh, không hấp tấp, vội

vã khi trình bày và trả lời câu hỏi

- Phải trình bày theo đúng thời gian cho phép (nên trình bày ngắn hơn thời gian cho phép hơn là vượt thời gian) Phân bố thời gian cụ thể, chi tiết cho nội dung của từng phần phù hợp với thời gian cho phép

- Bắt đầu phần nội dung nên giới thiệu bố cục trình bày để người nghe nắm được một cách tổng quát những gì sắp báo cáo

- Khi báo cáo cần lưu ý đến các tiêu chí đánh giá một công trình khoa học, bám sát nội dung trọng tâm của đề tài, trình bày kĩ những nội dung chính, những điểm mới, thành công của đề tài, lướt qua những phần phụ Trình bày ngắn gọn, khúc chiết, mạnh dạn cắt bỏ những phần rườm rà, không thật cần thiết làm loãng trọng tâm và sự tập trung của người nghe

- Khi được hỏi, cần tỏ ra khiêm nhường, chú ý lắng nghe, có sẵn giấy bút để ghi lại một cách vắn tắt Khi trả lời câu hỏi, cần phải mạnh dạn, dứt khoát, tự tin, lễ độ

- Trân trọng các ý kiến nhận xét, lắng nghe và thành khẩn tiếp thu những góp ý đúng Những ý kiến chưa chính xác, nếu thấy cần thiết, nên giải thích một cách khiêm tốn và lịch thiệp

2.2 Một số lưu ý khi báo cáo [1],[6]

- Đúng thời gian cho phép, < 2 phút/slide chính là tốt nhất

- Bám sát nội dung trọng tâm của đề tài, không được đi lạc đề

- Nếu muốn làm rõ ý một vấn đề nào đó mà cần nhiều thời gian thì nên dành cho phần thảo luận

- Có thể tự đặt câu hỏi gợi ý cho khán giả và đây là những câu hỏi đã được chuẩn bị trước

- Cách phát âm rõ ràng, không lớn hay nhỏ tiếng

- Không nói nhanh quá hoặc nói một cách chậm chạp

- Giọng nói tự nhiên, mặc dù đây không phải là đàm thoại

- Thỉnh thoảng nên dừng lại một chút ở một ý chính thú vị vì đây cũng là cách để nhấn mạnh ý chính đó

- Tránh dùng những câu nói đùa khi trình bày bài báo khoa học

Để bài báo cáo thêm sinh động nên thay đổi cách nói như:

Trang 8

• Tốc độ nói lúc nhanh, lúc chậm

• Độ cao thấp của giọng nói theo mức độ hào hứng (khó đấy!)

- Dùng bút laser, thước chỉ để nhấn mạnh những ý chính

- Không di chuyển tay nhiều quá

- Cử chỉ khi báo cáo

- Nhìn về phía khán giả, đảo mắt đều, không nhìn đăm đăm vào một người

- Lưu ý đến vị trí đứng khi trình bày

- Kiểm tra tầm nhìn của khán giả mà chọn vị trí đứng cho phù hợp

- Cần hiệu chỉnh màn hình cho thật rõ nét

- Tránh di chuyển quá nhiều

- “Lắng nghe và thấu hiểu”

2.2.1 Trợ huấn cụ

Đóng góp rất lớn cho buổi báo cáo, cần chuẩn bị đầy đủ và cẩn trọng, kiểm tra hoạt động của chúng, nhờ “chuyên gia” hướng dẫn kỹ nếu bạn không rành

sử dụng

• Overhead

• Máy chiếu slides

• Máy tính và LCD

• Video và film

• Hình ảnh

Lưu ý đến ánh sáng căn phòng, nếu có thể nên tắt đèn vị trí màn chiếu

2.2.2 Giọng nói và điệu bộ

2.2.2.1 Giọng nói

Giọng nói rõ ràng, diễn đạt mạch lạc

Cách để xác định chất lượng âm giọng như sau:

- Âm lượng: Nói lên độ cao thấp của giọng nói Phải nói to để khán giả có thể

nghe được, nhưng không cần phải quá lớn tiếng

- Tiếng nói: Phát âm rõ ràng, chuẩn xác

- Âm điệu: Nói lên tính trầm bổng của giọng nói Bạn không nên giữ mức độ

đều đều, dễ gây buồn chán cho người nghe

Trang 9

Âm giọng lúc trầm lúc bổng, lúc lên giọng, lúc hạ thấp, khi nhanh, khi chậm tùy tình huống của vấn đề đang báo cáo như: muốn nhấn mạnh, khẳng định, nghi ngờ, chưa chắc chắn, (Khó lắm đấy, phải tập thôi!)

Có 2 phương pháp để hoàn chỉnh giọng nói:

- Lắng nghe giọng nói của bản thân và thực hành

- Đặt bàn tay phải lên tai phải và hơi kéo vành tai hướng về trước và tay trái che miệng sao cho giọng nói trực tiếp lên tai để nghe

- Ghi âm và nghe lại

Thực tập nhiều lần và điều chỉnh giọng nói của chính mình theo ý muốn

2.2.2.2 Cử chỉ

- Mắt quan sát

- Biểu lộ ở gương mặt

- Điệu bộ

- Dáng đứng và tư thế

- Trang phục

Trình bày là kỹ năng bẩm sinh, tuy nhiên nếu tập luyện, sửa chữa thì có thể cải thiện tốt hơn

2.2.2.3 Những thói quen xấu

Cách xưng hô: “mình” hoặc dùng từ “uh”, “Ah”, “hả”, … hay cụm từ “bạn biết không”

Đặt tay vào trong túi quần trong thời gian trình bày

Gác hai tay lên bục

2.2.2.4 Vượt qua sợ hãi

Bạn phải giải quyết được câu hỏi:

- Tại sao lo sợ khi báo cáo trước Hội đồng?

- Cách nào để vượt qua điều này?

2.2.2.5 Cảm giác sợ hãi

Biểu hiện của sợ hãi

- Tim đập mạnh và cổ họng bị khô, mặt tái xanh

- Có người thì cảm thấy buồn nôn hay bị choáng

- Không kiểm soát trình bày sẽ kém mạch lạc, dễ quên và lúng túng

Những bước để vượt qua sự sợ hãi

Có nhiều cách để vượt qua sự sợ hãi khi trình bày trước đám đông:

Trang 10

- Tự tin

- Chuẩn bị kỹ bài báo cáo trước khi trình bày trước đám đông

- Thực tập nhiều lần cách báo cáo

- Có biên soạn lên giấy dự phòng khi quên không biết nói gì

- Sau khi chuẩn bị xong hãy quên đi báo cáo

- Cảm thấy thoải mái, hít thở sâu (ít nhất 3 lần) nhìn thẳng xuống khán giả một cách tự tin trước khi nói

Chuẩn bị báo cáo

Chuẩn bị bài báo cáo kỹ lưỡng Sắp xếp ý tưởng gì, nội dung gì để trình bày, cần phải hiểu đối tượng người nghe là ai và điều kiện nơi báo cáo như thế nào

Chuẩn bị

Liệt kê những thông tin quan trọng cần thiết để báo cáo

Địa điểm nơi báo cáo

Vị trí đứng sẽ báo cáo không che khuất màn chiếu

Chuẩn bị trước phương tiện cần thiết, Laptop, Projector, microphone

Thực tập

- Tập dượt nhiều lần trước khi báo cáo chính thức

- Tập báo cáo một mình, phải đặt mình vào tình huống như trước đám đông và báo cáo thật sự, giúp cho báo cáo viên khỏi bở ngỡ, ngượng ngùng

- Sử dụng gương soi

Tấm gương phản ánh rõ nét gương mặt, hành động, cử chỉ, dáng điệu, cách thức diễn đạt, điều này giúp báo cáo viên tự hiệu chỉnh phong cách báo cáo của mình

- Đứng ở một góc phòng

Một cảm giác rất thú vị khi đứng trình bày ở một góc phòng, âm thanh sẽ phản hồi lại và qua đó nhận biết giọng nói của chính mình, từ đó có thể điều chỉnh cách nói cho phù hợp

Thu âm

Thu âm lại bằng băng Cassette Nghe đi nghe lại nhiều lần để nhận ra chất giọng, cách nói, cách phát âm, cách ngắt câu, kiểm tra nội dung các phần trình bày, cách diễn đạt, từ đó nhận ra sai sót, va vấp mà tự điều chỉnh để cho buổi

Trang 11

- Thực hành cùng bạn bè

Tập báo cáo trước nhóm bạn thân, đây là phần thực tập gần với thực tế nhất, cho dù chỉ một người nghe thì cũng tốt cho lọai hình thực tập này

Biên soạn dự phòng

Phần biên soạn dự phòng có thể là dàn bài của bài báo cáo với vài tấm thẻ nhỏ

để ghi nhớ, nhắc nhở nội dung bài báo cáo

Tạo tâm lý thoải mái

- Cho rằng khán giả là bạn

- Xem cử tọa là những người thân thiện, tránh cảm giác tự ti với chính mình

- Tự kỷ ám thị

- Nghĩ rằng khán giả ủng hộ bài báo cáo

- Sự bình tĩnh

Khi bắt đầu báo cáo, nên hít sâu và thở ra từ từ vài lần, chú tâm vào hơi thở Đếm tới mười trước khi bắt đầu báo cáo

Tự tin và tự điều khiển thần kinh của mình

2.3 Một số điều nên tránh khi báo cáo [6],[7]

2.3.1 Không được hấp tấp

- Khi bạn cảm thấy lo lắng thì một phản ứng là bạn cũng có thể là tăng nhanh tốc độ nói, vì trong tiềm thức bạn muốn cố gắng kết thúc phần báo cáo càng sớm càng tốt Khi bạn nói chuyện tốc độ nhanh, người nghe nhiều khả năng sẽ

bỏ lỡ hay quên hẳn đi những điều bạn đang đề cập đến Nếu diễn đạt những ý tưởng phức tạp, bạn nên dành một thời gian để mọi người nắm bắt và hiểu được vấn đề

2.3.2 Không được lừ đừ

- Nguyên tắc chung khi nói trước đám đông là đứng thẳng người Một điều cần lưu ý là không nên cho tay vào túi quần khi nói Mặc dù trong một số trường hợp, cử chỉ này được coi là bình thường Bàn tay chính là ngôn ngữ cơ thể có tác động mạnh nhất khi nói trước công chúng

2.3.3 Không được đọc văn

Trang 12

- Là một bài báo cáo thì bạn không nên đọc một bài phát biểu đã viết sẵn trên giấy Trong trường hợp bạn có một bài phát biểu dài, chỉ nên đọc các trích dẫn,

số liệu phức tạp

- Khi bạn báo cáo với powerpoint, tuyệt đối không nhìn vào và đọc – người nghe có thể tự làm điều đó Khi slide hiện ra, bạn nên ngừng một khoảng thời gian để người nghe đọc (đằng nào thì họ cũng chẳng để ý những gì bạn nói khi đó)

- Đọc những gì đã viết sẵn hoặc trên powerpoint thể hiện sự thiếu tôn trọng đối với người nghe Nó có nghĩa là: “Người nghe không hề quan trọng đối với tôi nên thậm chí tôi không cần học thuộc các thông tin đó khi trình bày”

2.3.4 Không được thờ ơ

- Nếu bạn nói như thể người nghe không tồn tại, bằng cách nói chuyện với bức tường phía sau hoặc những ánh mắt thiếu tập trung thì có nghĩa bạn đang nói với họ rằng họ không đáng để bạn chú ý đến Đôi khi bạn làm vậy nhằm giảm bớt nỗi lo lắng khi mọi người đều hướng mắt vào mình

- Vì vậy, mấu chốt là bạn cần thật sự tự tin, chiến thắng nỗi sợ nói trước đám đông

2.3.5 Không được nói “à”, “ừm”, “ờ”

- Hằng ngày chúng ta rất thường sử dụng những từ như “à”, “ừm” và “ơ” khi chúng ta suy nghĩ Điều này ngụ ý bạn có vẻ không chắc chắn lắm Người nghe

sẽ cảm thấy khó hiểu và không tin tưởng những gì bạn nói

2.3.6 Không được lãng phí thời gian

- Ở trên tôi có nói là không được hấp tấp thì không có nghĩa là bạn phải chậm rãi Ngược lại với hấp tấp vội vã là dây dưa lãng phí thời gian, nói một cách chậm rãi từ tốn như thể bạn đang có rất nhiều thời gian cho phần trình bày của mình Nó sẽ khiến cho người nghe cảm thấy chán ngắt

- Một trường hợp phổ biến là bình luận lạc đề (bình loạn) hay sa đà vào nội dung phụ Có thể bạn rất hứng thú với những gì mình nói nhưng khán giả thì

Ngày đăng: 22/03/2015, 13:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w