1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC chuyên đề XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC KHỐI THCS

10 731 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 41,6 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA : TÂM LÝ GIÁO DỤC LỚP : TÂM LÝ 3  Chủ đề: THIẾT KẾ GIÁO ÁN NGOÀI GIỜ LÊN LỚP CHỦ ĐIỂM THÁNG 12 “ XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC” – KHỐI THCS GVHD : TH.S Nguyễn Đắc Thanh SVTH: Nguyễn Thị Cà Nuôi Thành phố Hố Chí Minh, ngày 30/12/2012 GIÁO ÁN NGOÀI GIỜ LÊN LỚP – CHỦ ĐIỂM THÁNG 12 – THCS 1. Tên hoạt động: “ Uống nước nhớ nguồn” Nguyễn Thị Cà Nuôi- TL3 Tổ Chức hoạt động giáo dục 2. Mục tiêu hoạt động: Sau khi kết thúc hoạt động học sinh có thể tiếp thu : a) Kiến thức: + Học sinh có thể nêu tên được những vị anh hùng và những sự kiện gắn liền với tên tuổi của những vị anh hùng đó. + Học sinh có thể mô tả lại một số sự kiện lịch sử những cột mốc quan trọng của lịch sử Việt Nam. b) Thái độ: + Tự giác tích cực tham gia hoạt động tập thể + Có thái độ tự hào về lịch sử nước nhà. + Phát huy truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam. + Biết ơn các anh hùng đã hy sinh để bảo vệ Tổ quốc. + Phấn đấu tuổi nhỏ làm việc nhỏ để góp phần vào sự nghiệp “xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. c) Kỹ năng: + Học sinh có thể xây dựng mục tiêu cụ thể cho bản thân để thực hiện nhiệm vụ “Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” thời bình. + Phát triển kỹ năng mềm như: kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng nói trước đám đông, kỹ năng thu thập và xử lí thông tin… 3. Nội dung, hình thức và đối tượng tham gia: a) Nội dung: +Tìm hiểu lịch sử đấu tranh và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam qua các tư liệu, hình ảnh, âm nhạc… +Tìm hiểu về truyền thống Anh bộ đội cụ Hồ trong thời chiến và thời bình khi học sinh được gặp gỡ, giao lưu với cựu chiến binh và bộ đội tại ngũ. b) Hình thức: +Văn nghệ chào mừng +Giao lưu người thật việc thật +Tổ chức cuộc thi theo chủ điểm tháng 12 c) Đối tượng tham gia: Thầy Huỳnh Văn Chúc – hiệu phó phong trào, cô Nguyễn Thị Minh Tâm – tổng phụ trách đội,chú Phạm Văn Hữu - cựu chiến binh, anh Hồ Thanh Thiện – cựu học sinh của trường THCS An Thạnh – bộ đội tại ngũ Sư đoàn 52 tỉnh Tây Ninh, cô Nguyễn Thị Cà Nuôi – giáo viên chủ nhiệm lớp 9A, tập thể học sinh lớp 9A trường THCS An Thạnh. 4. Chuẩn bị: - Thời gian: 7h30’- 8h30’ ngày 22/12/2012 - Địa điểm: sân trường THCS An Thạnh Trang 2 Nguyễn Thị Cà Nuôi- TL3 Tổ Chức hoạt động giáo dục - Cơ sở vật chất – phương tiện kỹ thuật: bàn ghế, máy chiếu, các thiết bị âm thanh… - Phân công nhiệm vụ: + Giáo viên: biên soạn nội dung câu hỏi, thiết kế cấu trúc chương trình hoạt động, cơ cấu các vòng thi và đánh giá, cho điểm. + Học sinh: Bạn Nguyễn Thị Cẩm Mến dẫn chương trình. Lớp phó văn thể mỹ và các bạn trong nhóm văn nghệ của lớp chuẩn bị ca khúc Lá xanh để trình diễn chào mừng. Tất cả học sinh của lớp tìm hiểu những tư liệu lịch sử, quá trình thành lập và phát triển của Quân đội nhân dân Việt Nam, tìm hiểu các tấm gương thiếu niên anh hùng trong lịch sử, những kiến thức cơ bản của một số môn học. Chuẩn bị quà cho đội thắng cuộc và khán giả. Trang trí sân khấu. Chuẩn bị cơ sở vật chất – thiết bị kỹ thuật hỗ trợ trong suốt chương trình. - Tài chính: trích từ quỹ lớp 5. Tiến trình hoạt động: a) Hoạt động 1 : Ban tổ chức ổn định, chuẩn bị cho hoạt động (7h30’) Ổn định chổ ngồi cho đại biểu. Sắp xếp vị trí cho 3 đội chơi. Giữ trật tự các học sinh tham gia cổ vũ. b) Hoạt động 2: Văn nghệ chào mừng (7h32’) MC: Chào mừng quý đại biểu cùng tất cả các bạn học sinh đã đến tham gia buổi sinh hoạt chủ điểm tháng 12 của lớp 9A trường THCS An Thạnh. Chương trình hôm nay sẽ được mở đầu bằng tiết mục văn nghệ song ca có hoạt cảnh của đội văn nghệ lớp 9A, với bài hát Lá xanh của nhạc sỹ Hoàng Việt. Xin quý vị và các bạn cho một tràng pháo tay để làm nóng chương trình ngay lúc bắt đầu, xin cám ơn. Nhóm văn nghệ lên sân khấu trình diễn. MC: cám ơn tràng pháo tay của các bạn cho phần trình diễn vô cùng ý nghĩa của đội văn nghệ lớp 9A. c) Hoạt động 3: Tuyên bố lý do – giới thiêu đại biểu – giới thiệu đội chơi (7h37’): Tuyên bố lý do: MC Đất nước ta đã trãi qua nhiều cuộc chiến tranh tàn khốc, bao nhiêu lớp người đã hy sinh vì độc lập, tự do của nước nhà. Chiến tranh tàn khốc đã cướp đi sinh mạng của bao người dân vô tội, gây nên bao cảnh chia lìa, mất mát, đau thương. Đó là cảnh người chồng phải xa vợ, những người con phải lìa xa gia đình, những cuộc hẹn hò của bao đôi trai gái yêu nhau phải gác lại để tất cả cùng lên đường bảo vệ Tổ quốc. Trang 3 Nguyễn Thị Cà Nuôi- TL3 Tổ Chức hoạt động giáo dục Nhưng có bao nhiêu người ra đi rồi đúng hẹn ngày trở về hay chỉ là những bộ hài cốt không rõ tuổi tên, những thân thể không còn lành lặn, những cơn bạo bệnh hoành hành. Tất cả chính là màu đen xám xịt mà chiến tranh đã tạo nên trong cuộc sống này. Có được cuộc sống ấm no như ngày hôm nay chúng ta phải biết ghi nhớ công ơn của những vị anh hùng đã quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. Chính vì thế hôm nay chúng ta cùng tụ họp về đây để ôn lại truyền thống tốt đẹp của quân dân ta và tưởng nhớ đến các anh hùng đã ngã xuống vì quê hương đất nước. Đó cũng chính lý do của buổi sinh hoạt ngày hôm nay. Đề nghị chúng ta cho một tràng pháo tay để bắt đầu buổi sinh hoạt. Giới thiệu đại biểu: MC: Đến với buổi lễ ngày hôm nay, chúng ta nhiệt liệt chào đón: Thầy Huỳnh Văn Chúc – hiệu phó phong trào, trường THCS An Thạnh Cô Nguyễn Thị Minh Tâm – tổng phụ trách đội. Chú Phạm Văn Hữu - cựu chiến binh, hiện đang công tác tại Sở Thương binh và xã hội tỉnh Tây Ninh. Anh Hồ Thanh Thiện – cựu học sinh của trường THCS An Thạnh – bộ đội tại ngũ Sư đoàn 52 tỉnh Tây Ninh, Cô Nguyễn Thị Cà Nuôi – giáo viên chủ nhiệm lớp 9A. Và đông đủ các thành viên của lớp 9A trường THCS An Thạnh. Giới thiệu thành phần ban giám khảo: MC: Kính thưa quý thầy cô, quý vị đại biểu cùng tất cả các bạn học sinh than mến! Trong bất cứ cuộc thi nào cũng vậy, cũng cần đến thành phần ban giám khảo (BGK) làm nhiệm vụ“cầm cân nảy mực”. Sau đây em xin trân trọng giới thiệu thành phần BGK trong ngày hôm nay: Đầu tiên, em xin giới thiệu cô Nguyễn Thị Cà Nuôi, giáo viên chủ nhiệm lớp 9A. Xin các bạn cho một tràng pháo tay cho vị giám khảo đầu tiên…Tiếp theo là bạn Đặng Hồng Nhung – lớp trưởng lớp 9A. Cuối cùng là bạn Cao Văn Nho – Bí thư lớp 9A. Một tràng pháo tay dành cho Ban giám khảo của chúng ta ngày hôm nay… Giới thiệu ba đội chơi: MC: Và …một thành phần làm nên thành công cho buổi sinh hoạt ngày hôm nay, đó chính là ba đội chơi của chúng ta: đội Đoàn kết, đội Chiến thắng và đội Tình bạn. Ba đội chơi với ba thiết kế khẩu hiệu vô cùng dễ thương. Sau đây xin mời cả ba đội bước lên sân khấu để chào khán giả. Các đội chơi ổn định vị trí để tham gia vào các phần chơi. Để tiện cho việc theo dõi của quý thầy cô và các bạn, em xin điểm qua các vòng thi. Hôm nay chúng ta có tất cả 4 vòng thi: Vòng thứ nhất là vòng thi khởi động, vòng thứ 2 “ Tôi là chiến sĩ”, ”, sau vòng thứ 2 sẽ có một vòng chơi Trang 4 Nguyễn Thị Cà Nuôi- TL3 Tổ Chức hoạt động giáo dục dành cho khán giả với tên gọi “ Tôi là nhà sử học”, vòng thứ 3 “ Nào ta cùng hát”, vòng thứ tư “ Ngược dòng lịch sử”. d) Hoạt động 4 : Vòng thi khởi động ( 7h41’) Sau đây chúng ta sẽ bước vào phần thi khởi động. Thể lệ của phần thi này như sau: ba đội thi sẽ lần lượt giới thiêu về đội của mình, đội nào có phần giới thiệu hấp dẫn nhất, đặc sắc nhất và có ý nghĩa nhất sẽ giành được số điểm tuyệt đối là 30 điểm. Và số điểm 20, 10 sẽ giành cho hai đội còn lại tùy theo phần giới thiệu của mình. Xin mời ba đội bắt đầu: + Đội Đoàn kết: … + Đội Chiến thắng: … + Đội Tình bạn Xin cám ơn phần tự giới thiệu của ba đội. Theo các bạn đội nào có phần giới thiệu đặc sắc nhất. Sau đây xin mời đại diện BGK có ý kiến và cho điểm. ………………………… Cám ơn phần đánh giá cho điểm của BGK. Vậy là mỗi đội đã có số điểm đầu tiên cho đội mình. e) Hoạt động 5 : Vòng thi thứ 2 “ Tôi là chiến sĩ” ( 7h47’) MC: Chúng ta sẽ bước vào vòng thi thứ 2 “ Tôi là chiến sĩ”. Thể lệ của vòng thi này như sau: các bạn sẽ được nghe chú Phạm Văn Hữu – cựu chiến binh kể về quá trình hình thành và phát triển của Quân đội nhân dân Việt Nam và những chiến tích hào hùng của các anh chiến sĩ thời đó. Sau đó nhiệm vụ của các đội là đóng vai các anh chiến sĩ tường thuật lại các sự kiện lịch sử đã được nghe trong vòng 3 phút một cách sinh động nhất, có thể có minh họa. Các đội nhất, nhì, ba sẽ có số điểm lần lượt là 40, 20 và 10 điểm. Con xin trân trọng kính mời chú Phạm Văn Hữu. ……………………… Trang 5 Nguyễn Thị Cà Nuôi- TL3 Tổ Chức hoạt động giáo dục Con xin cám ơn những lời chia sẻ của chú đã giúp cho các bạn ở đây hiểu thêm phần nào về những hy sinh gian khổ của các chú, các anh để đem lại cuộc sống ấm no, thanh bình cho các thế hệ sau. Xin mời đội Đoàn kết hãy thể hiện sức mạnh của mình. …………………. Cám ơn phần thể hiện của các bạn. Tiếp theo tôi xin mời phần thi của đội Chiến Thắng. ………………… Một phần thể hiện đặc sắc phải không các bạn. Và chúng ta hãy chờ xem sự thể hiện của đội Tình bạn. ……………… Các bạn hãy cho một tràng pháo tay để hoan hô phần thi xuất sắc của ba đội. Các bạn làm cho tôi cảm thấy hình ảnh khốc liệt của chiến tranh hiện lên ngay trước mắt mình và tôi cũng đang xúc động về điều đó. Xin mời phần nhận xét và cho điểm của BGK. Qua hai vòng thi số điểm của ba đội như sau: + Đội Đoàn kết :………. + Đội Chiến thắng :………… + Đội Tình bạn :………… f) Hoạt động 6 : Phần chơi khán giả “ Tôi là nhà sử học” ( 8h2’) Để thay đổi không khí, sau đây sẽ là phần chơi dành cho các bạn cổ động viên với tên gọi “ Tôi là nhà sử học”. Thể lệ của vòng chơi này như sau: Ban tổ chức sẽ chuẩn bị một gói câu hỏi gồm 8 ô số, trong đó có: 6 ô số có câu hỏi kiến thức lịch sử, 1 ô số không may mắn nếu người chơi chọn đúng ô đó sẽ bị mất lượt và 1 ô sẽ nhân đôi phần thưởng nếu trả lời chính xác câu hỏi. Nếu người chơi không trả lời được câu hỏi thì có thể sử dụng một quyền trợ giúp duy nhất là nhờ người thân (bạn bè). Mỗi câu trả lời đúng sẽ có một chữ cái được lật ra trong dãy từ khóa. Các bạn chú ý từ khóa là Trang 6 Nguyễn Thị Cà Nuôi- TL3 Tổ Chức hoạt động giáo dục một danh từ gồm 6 chữ cái. Bạn nào có thể trả lời được từ khóa khi ô chữ chưa được lật hết thì sẽ nhận được tất cả các phần quà của các câu hỏi còn lại. Tất cả các bạn có hiểu rõ thể lệ chưa ạ! Nếu các bạn không có gì thắc mắc thì vòng chơi chính thức được bắt đầu. Các câu hỏi được chuẩn bị như sau: 1. Rắc lông ngỗng thiếp nghe chàng hại cha? Đáp án : Mị Châu (ô chữ được lật là “I”) 2. Vua Bà lừng lẫy uy danh? Đáp án : Trưng Trắc (L) 3. Đục chìm thuyền giặc trên song Bạch Đằng? Đáp án: Ngô Quyền (S) 4. Ô chữ may mắn: nhân đôi phần thưởng. 5. Ai sinh trăm trứng đồng bào? Đáp án: Âu Cơ (C) 6. Ngày nào tray hội đền Hùng? Đáp án : mùng 10/3 (H) 7. Ô chữ không may mắn: mất lượt 8. Bình Ngô ai soạn bản văn lưu truyền? Đáp án : Nguyễn Trãi (Ư) Từ khóa : LỊCH SỬ Vòng chơi khán giả đã khuấy động không khí làm cho buổi sinh hoạt hôm nay thật là hào hứng. g) Hoạt động 7 : Vòng thi thứ 3 “ Nào ta cùng hát” (8h7’) Sau vòng chơi hào hứng của khán giả thì bây giờ một vòng thi cũng không kém phần sôi nỗi của các đội thi. Các bạn sẽ bắt đầu vòng thi thứ 3 với tên gọi “Nào ta cùng hát”. Thể lệ của vòng thứ 3 này như sau: các đội chơi sẽ lần lượt thể hiện những ca khúc theo đúng với chủ đề ngày hôm nay. Mỗi ca khúc đúng sẽ được 20 điểm, nếu cả đội cùng thể hiện sẽ được cộng thêm 10 điểm khuyến khích. Chú ý là khi đến lượt của đội mình mà các thành viên không thể hiện được ca khúc thì không được cộng điểm và nhường quyền trả lời lại cho 2 đội còn lại. Đội nào thể hiện được ca khúc không thuộc quyền lựa chọn của đội mình sẽ được cộng 10 điểm và 10 điểm khuyến khích nếu cả đội cùng thể hiện. Chúng ta hãy dành một tràng pháo tay để ủng hộ tinh thần cho 3 đội chơi. Xin mời quyền thể hiện đầu tiên của đội Đoàn kết. Đội Đoàn kết xin hát bài…… h) Hoạt động 7 : Vòng thi thứ 4 “ Ngược dòng lịch sử” (8h15) Trang 7 Nguyễn Thị Cà Nuôi- TL3 Tổ Chức hoạt động giáo dục Chào mừng các bạn đến với vòng thi thứ 4 với tên gọi “ Ngược dòng lịch sử”. thể lệ của vòng thi này như sau: BTC sẽ chuẩn bị một hàng ngang gồm 10 chữ số, mỗi chữ số ẩn chứa một câu hỏi có những sự kiện liên quan đến một vị anh hùng nào đó. Đội nào trả lời đúng tên vị anh hùng được nhắc đến sẽ hưởng số điểm tương ứng với câu hỏi đó. Đội nào không trả lời được câu hỏi trong phần lựa chọn của mình sẽ không có điểm và nhường cơ hội ghi điểm lại cho hai đội còn lại và đương nhiên nhường luôn số điểm của câu hỏi được chọn cho đội trả lời chính xác. Ba đội chú ý mỗi câu hỏi sẽ có 15s suy nghĩ và số điểm của các câu hỏi có tính ngẫu nhiên 10, 15, 20 điểm và trong 10 câu hỏi sẽ có một câu hỏi may mắn, khi các bạn chọn đúng ô may mắn này các bạn sẽ nhận được một phần quà. Chúc sự may mắn đến với cả ba đội! Mời đội Đoàn kết chọn ô số cho mình. …………. Câu hỏi cho ô số…có số điểm là 15 điểm, nội dung câu hỏi là………… Câu 1: Nữ anh hùng 16 tuổi quê ở Đất Đỏ - Bà Rịa – Vũng Tàu? Đáp án:Võ Thị Sáu (15 điểm) Chị Võ Thị Sáu bị giặc đem đi xử bắn vào rạng sáng ngày 23/1/1952 tại Côn Đảo. 1993 chị được chủ tịch nước Lê Đức Anh truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang. Câu 2: Người được gọi là em bé đuốc sống? Đáp án: Lê Văn Tám (10 điểm) Thiếu niên Lê Văn Tám được anh Lê Văn Châu tổ chức đã tình nguyện bí mật đột nhập vào bên trong mang theo diêm và xăng đã đốt được kho đạn rất lớn của địch gần cầu Thị Nghè. Khi rút lui bị dính xăng, bén lửa đã cháy thành cây đuốc sống, nêu tấm gương sang ngời của thiếu niên Việt Nam xả thân vì nước. Câu 3: Người anh hùng trước khi bị xử chết đã hiên ngang vạch tội bọn bán nước và cướp nước, khẳng định cách mạng Việt Nam nhất định giành thắng lợi. Đồng chí đã dõng dạc hô to 3 lần “ Hồ Chí Minh muôn năm”? Đáp án: Nguyễn Văn Trỗi (20 điểm) Ngày 17/10/1964 Nguyễn Văn Trỗi được tặng danh hiệu anh hùng và Huân chương thành đồng hạng nhất. Câu 4: Anh hùng lực lượng vũ trang, người đã lấy thân mình làm giá súng? Đáp án: Bế Văn Đàn (20 điểm) Bế Văn Đàn (1931-1954), dân tộc tày, quê ở Cao Bằng. Trước khi hy sinh hai tay anh vẫn ghì chặt súng trên vai. 31/8/1955, đồng chí được Quốc hội truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND và Huân chương quân công hạng nhì. Câu 5: Người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Yên Thế? Đáp án: Hoàng Hoa Thám (10 điểm) Trang 8 Nguyễn Thị Cà Nuôi- TL3 Tổ Chức hoạt động giáo dục Ông còn có biệt danh khác là Đề Thám hay Hùm thiêng Yên Thế. Ông là thủ lĩnh tối cao của phong trào Yên Thế và là thủ lĩnh nổi tiếng nhất của phong trào nông dân chống Pháp. Ông và nghĩa quân Yên Thế đã làm cho thực dân Pháp điên đảo, khiếp sợ, bạt vía kinh hoàng. Câu 6: Anh hùng quân đội, người đã lấy thân mình chèn pháo? Đáp án: Tô Vĩnh Diện (20 điểm) Anh sinh năm 1914, dân tộc Kinh quê ở xã Nông Trường, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa. Trong lúc cùng các đồng đội kéo pháo, dây bị đứt và lao xuống dộc. Trong tình thề nguy cấp, đồng chí đã hô to “ Thà hy sinh, quyết bảo vệ pháo” và đồng chí đã buông tay lái xông lên phía trước lấy than mình chèn bánh pháo, nhờ đó đơn vị đã kịp ghìm giữ pháo lại. 7/5/1955, đồng chí đã được Chủ tịch nước truy phong danh hiệu anh hùng và Huân chương chiến công hạng nhất. Câu 7: Tên thật của người đội viên đầu tiên của đội TNTPHCM? Đáp án: Nông Văn Dền - Kim Đồng (10 điểm) Kim Đồng (1928-1943)người dân tộc Nùng, quê ở thôn Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Cao Bằng. Từ nhỏ Kim Đồng đã có tinh thần yêu nước, căm thù giặc. Khi Hội nhi đồng cứu vong Nà Mạ được thành lập, Kim Đồng là đội viên đầu tiên. Anh tích cực tham gia tất cả các phong trào yêu nước như: canh gác, liên lạc, bảo vệ bộ đội, tiếp tế, cơm nước…. Câu 8: Câu hỏi may mắn Câu 9: Người anh hùng thiếu niên nào đã bóp nát quả cam của Trần Thánh Tông để thể hiện ý chí quyết tâm đánh giặc của mình? Đáp án: Trần Quốc Toản (15 điểm) Tại Hội nghị Bình Than (1282)bàn kế hoạch chống giặc Nguyên của vương triều Trần, Hoài Văn hầu Trần Quốc Toản (1267-1285)không được tham dự vì tuổi còn nhỏ, đã bực mình bóp nát quả cam trên tay. Sau đó ông tự tạo dựng một đạo quân hơn nghìn người, lấy lá cờ thêu 6 chữ “phá cường địch, báo hoàng ân” làm cờ hiệu. Đội quân của vị anh hùng trẻ tuổi đã đánh cho quân Nguyên nhiều phen khốn đốn. Sauk hi Trần Quốc Toản hy sinh, vua đã tự tay làm văn tế và truy tước vương cho ông. Câu 10: Câu nói nổi tiếng này gắn liền với tên tuổi của vị anh hùng nào? “Bao giờ Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây” Đáp án: Nguyễn Trung Trực (15 điểm) Nguyễn Trung Trực (1837-1868) thủ lĩnh phong trào chống Pháp cuối thế kỷ XIX tại Nam Kỳ. Tương truyền rằng trước khi bị hành quyết thực dân Pháp hỏi ông cần ân hêu cuối gì không thì ông chỉ cần một trái dừa tươi. Uống xong ông ngâm một bài thơ tuyệt mệnh. Rồi ông đứng lên vén tóc gáy , nghểnh cổ bảo tên đao phủ hãy chém một nhát cho thật mạnh để đầu đứt lìa.Theo truyền thuyết, khi lưỡi đao hạ thủ, đầu lìa khỏi cổ nhưng ông vẫn kịp đưa hai tay hứng lấy, đặt lại Trang 9 Nguyễn Thị Cà Nuôi- TL3 Tổ Chức hoạt động giáo dục lên cổ rồi mới chịu ngã gục xuống nền đất. Câu chuyện trên tuy không rõ thực hư bao nhiêu phần nhưng qua đó chúng ta cũng cảm nhận được tinh thần bất khuất của ông cùng tấm lòng yêu kính ông của người dân khắp mọi nơi nhất là bà con các tỉnh miền Tây. i) Hoạt động 8 : Tổng kết (8h25’) - MC công bố kết quả. Kết thúc cả 4 vòng thi, số điểm của 3 đội như sau: + Đội Đoàn Kết + Đội Chiến Thắng + Đội Tình Bạn - MC : mời đại diện BGK (hoặc đại biểu) lên phát thưởng cho đội chiến thắng. - Mời các bạn cho ý kiến về buổi sinh hoạt (khoảng 3 bạn): bạn thích nhất hoạt động nào? Vì sao? - MC mời GVCN nhận xét, đánh giá kết quả của buổi sinh hoạt và có hướng chỉ đạo cho buổi sinh hoạt tháng sau. - MC: Cám ơn sự góp mặt của quý đại biểu và sự tham gia nhiệt tình của tất cả các bạn học sinh đã đem lại thành công cho buổi sinh hoạt ngày hôm nay. Trang 10 . nhỏ để góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc . c) Kỹ năng: + Học sinh có thể xây dựng mục tiêu cụ thể cho bản thân để thực hiện nhiệm vụ Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thời bình. +. 30/12/2012 GIÁO ÁN NGOÀI GIỜ LÊN LỚP – CHỦ ĐIỂM THÁNG 12 – THCS 1. Tên hoạt động: “ Uống nước nhớ nguồn” Nguyễn Thị Cà Nuôi- TL3 Tổ Chức hoạt động giáo dục 2. Mục tiêu hoạt động: Sau khi kết thúc hoạt. THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA : TÂM LÝ GIÁO DỤC LỚP : TÂM LÝ 3  Chủ đề: THIẾT KẾ GIÁO ÁN NGOÀI GIỜ LÊN LỚP CHỦ ĐIỂM THÁNG 12 “ XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC” – KHỐI THCS GVHD : TH.S Nguyễn Đắc Thanh

Ngày đăng: 02/04/2015, 09:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w