1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên đề Phương pháp quan sát, trò chuyện, phỏng vấn

35 9,5K 64

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 1,6 MB

Nội dung

Phương pháp này ápdụng tốt với các đối tượng vô tri vô giác; còn với các đối tượng khác thì sự hiệndiện của người quan sát có thể làm thay đổi các biểu hiện của các đối tượngnghiên cứu..

Trang 1

MỤC LỤC MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1: PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT 2

1.1 KHÁI NIỆM 3

1.1.1 Khái niệm phương pháp quan sát 3

1.1.2 Điểm khác nhau giữa quan sát là một phương pháp nghiên cứu với quan sát thông thường 3

1.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 3

1.2.1 Quan sát trực tiếp và quan sát gián tiếp 3

1.2.1.1 Quan sát trực tiếp 3

1.2.1.2 Quan sát gián tiếp 3

1.2.2 Quan sát chuẩn mực và quan sát tự do 3

1.2.2.1 Quan sát chuẩn mực (quan sát cơ cấu hóa) 4

1.2.2.2 Quan sát tự do (quan sát phi cơ cấu hóa) 4

1.2.3 Quan sát tham dự và quan sát không tham dự 5

1.2.3.1 Quan sát tham dự 5

1.2.3.2 Quan sát không tham dự 7

1.2.4 Quan sát công khai và quan sát bí mật 7

1.2.4.1 Quan sát công khai 8

1.2.4.2 Quan Sát bí mật 8

1.2.5 Quan sát ngẫu nhiên và quan sát hệ thống 9

1.2.5.1 Quan sát ngẫu nhiên 9

1.2.5.2 Quan Sát hệ thống 9

1.2.6 Quan sát cá nhân và quan sát tập thể 9

1.2.6.1 Quan sát cá nhân 9

1.2.6.2 Quan sát tập thể 9

1.3 CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH QUAN SÁT 10

1.4 NGUYÊN TẮC VÀ KỸ THUẬT QUAN SÁT 11

1.4.1 Nguyên tắc quan sát 11

Trang 2

1.4.2 Kỹ thuật quan sát 12

1.5 ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ CỦA PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT 12

1.5.1 Ưu điểm 12

1.5.2 Hạn chế 12

1.6 NHỮNG YÊU CẦU KHI QUAN SÁT 12

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP TRÒ CHUYỆN, PHỎNG VẤN 13

2.1 TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP PHỎNG VẤN 13

2.1.1 Khái niệm 13

2.1.2 Các loại phỏng vấn 13

2.1.2.1 Phân loại theo mục tiêu và cách thức phỏng vấn 13

2.1.2.2 Phân loại theo cách tiếp cận 14

2.1.2.3 Phân loại theo đối tượng phỏng vấn 17

2.1.2.4 Phân loại theo số lần phỏng vấn với cùng một đối tượng 17

2.2 PHƯƠNG PHÁP TRÒ CHUYỆN, PHỎNG VẤN 18

2.2.1 Định nghĩa 18

2.2.2 Áp dụng 18

2.2.3 Phân loại 18

2.2.3.1 Trò chuyện, phỏng vấn cá nhân 18

2.2.3.2 Trò chuyện, phỏng vấn nhóm 19

2.2.3.3 Trò chuyện, phỏng vấn nhóm trung tâm 19

2.2.4 Các nguyên tắc khi sử dụng phương pháp trò chuyện, phỏng vấn 20

2.2.4.1 Xác định nhân vật được phỏng vấn 20

2.2.4.2 Chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn 20

2.2.4.3 Ghi chép trong cuộc phỏng vấn 22

2.2.4.4 Dàn bài phỏng vấn và cách chuẩn bị câu hỏi 23

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 3

MỞ ĐẦU

Trong thời đại ngày nay, khoa học chiếm một vị trí quan trọng trong nềnvăn minh của nhân loại Nó là động lực chủ yếu để tạo ra các giá trị vật chất tănggấp bội so với các thời kì trước cộng lại Nhờ có tri thức khoa học mà con người

có thể tìm tòi khám phá thế giới tự nhiên, điều khiển thế giới tự nhiên nhằm phục

vụ lợi ích con người Khoa học góp phần vào việc nghiên cứu thế giới quan đúngđắn, duy vật, giải phóng con người khỏi mọi tín ngưỡng, mê tín, mở rộng tầm mắt,hoàn thiện khả năng trí tuệ Xét theo bản chất, khoa học có sứ mệnh giảm nhẹ laođộng làm cho đời sống con người dễ chịu hơn, chỉ ra những con đường để cảithiện cuộc sống Tất cả những điều đó cho thấy rằng khoa học đã và sẽ chiếm vị tríngày càng cao trong tương lai Do đó, để tránh tụt hậu so với các nước trong khuvực và trên thế giới, Việt Nam cần đẩy mạnh hơn nữa phong trào nghiên cứu khoahọc, phải xem nghiên cứu khoa học là một trong những nhiệm vụ quan trọng vàcần thiết

Quá trình nghiên cứu khoa học có đạt hiệu quả tốt hay không phụ thuộc rấtnhiều vào cách thức nghiên cứu, các phương tiện kỹ thuật nghiên cứu Do đó, việctìm hiểu về các phương pháp nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ hết sức cần thiết

Có rất nhiều tiêu chí để phân loại các phương pháp nghiên cứu khoa học; tùy theonội dung nghiên cứu mà người nghiên cứu có thể sử dụng những phương phápkhác nhau

Có rất nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học, tùy vào mục đích, yêu cầucủa công việc đòi hỏi chúng ta phải lựa chọn phương pháp tối ưu nhất nhằm đemlại kết quả tin cậy nhất Nhằm hiểu sâu hơn nội dung môn học “Phương pháp luậnnghiên cứu khoa học” và chuẩn bị cho việc viết luận văn tốt nghiệp, em chọn đềtài “Phương pháp quan sát, trò chuyện, phỏng vấn” Phương pháp này giúp chochúng ta có được thông tin khách quan về một vấn đề nào đó mà mình đangnghiên cứu

Trang 4

CHƯƠNG 1: PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT

1.1 KHÁI NIỆM

1.1.1 Khái niệm phương pháp quan sát [1]

Quan sát là phương pháp sử dụng các giácquan cùng với chữ viết, ký hiệu và các phươngtiện kỹ thuật (máy ảnh, máy ghi âm, máy quayphim,…) một cách có chủ định, có kế hoạch,

để ghi nhận, thu thập thông tin phục vụ chomục đích nghiên cứu

Phương pháp quan sát có ưu điểm là kháđơn giản, dễ tiến hành, có thể nghiên cứu đốitượng một cách toàn diện và khá chính xác nếu biết phối hợp tốt nhiều phươngpháp quan sát khác nhau Tuy nhiên nếu chỉ quan sát cá nhân đơn giản, không có

sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật thì kết quả thu được dễ bị sai lệch Mặckhác kết quả quan sát còn phụ thuộc vào những kinh nghiệm và đặc điểm nhâncách của người quan sát Vì người quan sát một thực thể có tình cảm và nhữngràng buộc xã hội,… nên khi cảm thụ và lý giải những hiện tượng thực tế, thườngkhó tránh khỏi những cảm tính chủ quan

1.1.2 Điểm khác nhau giữa quan sát là một phương pháp nghiên cứu với quan sát thông thường [10]

Nhà Xã hội học nổi tiếng người Nga Jadovphân biệt quan sát với tư cách là một phươngpháp nghiên cứu khoa học với quan sát thôngthường ở những khía cạnh sau:

- Quan sát xã hội học phải tuân theo nhữngmục tiêu nhất định

- Quan sát xã hội học phải tuân theo mục đích nhất định

Trang 5

- Những thông tin thu nhận được từ quan sát cần được ghi vào tờ kê khai chuẩn

bị trước (bảng hỏi), vào nhật kí và theo một cách thức nhất định

- Thông tin từ quan sát cần được kiểm tra về tính ổn định và tính hiệu lực

1.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC [1],[2]

Rất nhiều loại quan sát đã được sử dụng trong nghiên cứu khoa học Khi lựachọn một phương pháp quan sát nào đó, người nghiên cứu cần biết điểm mạnh,điểm yếu của chúng mà áp dụng cho phù hợp Quan sát có thể được phân loại theocách thức quan sát, phương thức quan sát, số lượng người tham gia quan sát,phương tiện quan sát,…

1.2.1 Quan sát trực tiếp và quan sát gián tiếp

1.2.1.1 Quan sát trực tiếp

Người quan sát tiếp cận đối tượng một cách trực tiếp Phương pháp này ápdụng tốt với các đối tượng vô tri vô giác; còn với các đối tượng khác thì sự hiệndiện của người quan sát có thể làm thay đổi các biểu hiện của các đối tượngnghiên cứu

1.2.1.2 Quan sát gián tiếp

Người quan sát tiếp cận đối tượng nghiên cứu một cách gián tiếp quacamera…

1.2.2 Quan sát chuẩn mực và quan sát tự do

1.2.2.1 Quan sát chuẩn mực (quan sát cơ cấu hóa)

a Khái niệm: Là hình thức quan sát mà ở đó người nghiên cứu xác định

Trang 6

Ví dụ: Quan sát mức sống của một khu dân cư, qua từng giai đoạn, khi đóquan sát viên đã xác định được những yếu tố quan trọng nhất cho cuộc nghiên cứucủa mình đó là: thu nhập bình quân đầu người, tỉ lệ người biết chữ, tuổi thọ bìnhquân, những phúc lợi xã hội mà họ được hưởng để từ đó lập kế hoạch tốt hơn choviệc nghiên cứu.

b Ưu điểm:

Phương pháp này sẽ giúp cho quan sát viên có thể quan sát được chi tiết đầy

đủ và khả năng bao quát vấn đề lớn hơn vì kế khách thể, đối tượng quan sát đếnnội dung chi tiết cho việc ghi chép Vậy nên dễ tập trung vào các tình huống cótầm quan trọng

c Nhược điểm:

+ Thiếu tính linh hoạt

+ Để thực hiện được loại quan sát này, yêu cầu phải có sự am hiểu nhất định

về đối tượng và khách thể nghiên cứu, vì khi lập kế hoạch quan sát, chuẩn bị cácthủ tục quan sát, người nghiên cứu phải xác định được hệ thống phân loại các hiệntượng tạo nên tình huống quan sát

d Sử dụng:

Loại quan sát này thường được sử dụng cho việc kiểm tra kết quả nhận đượccủa các phương pháp khác hoặc bổ sung và chính xác hóa hơn cho kết quả này.Ngoài ra nó còn được sử dụng cho những nghiên cứu với mục tiêu mô tả đối tượngnghiên cứu hay kiểm tra các giả thuyết trong nghiên cứu khoa học

1.2.2.2 Quan sát tự do (quan sát phi cơ cấu hóa)

a Khái niệm:

Là dạng quan sát mà trong đó người nghiên cứu còn chưa xác định đượcnhững yếu tố nào (tình huống nào) sẽ là chủ yếu cho nghiên cứu để định hướng sựchú ý

Tức là:

+ Kế hoạch chưa được soạn thảo chi tiết và chưa chặt chẽ

Trang 7

+ Trong đa số trường hợp mới chỉ xác định được trước đối tượng cần quansát trực tiếp.

Ví dụ: Quan sát viên quan sát một sự việc đột ngột xảy ra như một vụ ám sátgiết người hay một vụ tai nạn xảy ra trên đường, do sự việc xảy ra bất ngờ nênngười quan sát chưa soạn thảo được kế hoạch chi tiết và chưa có sự chuẩn bị kỹcàng

b Ưu điểm:

+ Nhờ có quan sát này mà người nghiên cứu thấy được giới hạn khách thểquan sát và những yếu tố cơ bản của nó, từ đó xác định những yếu tố nào trong đó

có ý nghĩa nhất với mục tiêu nghiên cứu

+ Đồng thời họ cũng thấy được bầu không khí xã hội trong đó xảy ra sự kiện

xã hội mà họ cần tìm hiểu

+ Hơn nữa phương pháp quan sát này linh hoạt dễ ứng phó trong nhiềutrường hợp, thông qua đó khả năng và trình độ của quan sát viên được bộc lộ rõràng

c Nhược điểm: Đặc điểm của phương pháp quan sát này cũng chính là hạn

chế của nó:

+ Đó là kế hoạch không được soạn thảo một cách chi tiết, hơn nữa trong đa

số trường hợp mới chỉ xác định được đối tượng cần quan sát trực tiếp.Với phươngpháp này ta khó có thể tìm hiểu được hết mọi yếu tố, mọi sự biến đổi của kháchthể quan sát

+ Hơn nữa trong một số trường hợp có sự thay đổi hướng quan sát trong tiếntrình thực hiện quan sát, đặc biệt là khi người nghiên cứu thấy được những biếnđổi khách quan trong khách thể quan sát

+ Loại quan sát này có những yêu cầu cao nhất về trình độ chuyên môn, có

kỹ năng nghề nghiệp đối với những người quan sát Đặc biệt thái độ chủ quan củangười quan sát sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả quan sát

d Sử dụng:

Trang 8

Loại quan sát này thường được sử dụng cho các nghiên cứu thăm dò hoặc ởgiai đoạn đầu của cuộc nghiên cứu với mục đích xác định vấn đề nghiên cứu, xácđịnh sơ bộ giả thuyết …

1.2.3 Quan sát tham dự và quan sát không tham dự

Việc làm của Laud Humphreys có thể giải thích bằng nguyên nhân sau:

Thứ nhất: Laul Humphreys cho rằng để nghiên cứu tốt nhất hành vi của đối

tượng nghiên cứu cần cho phép mình tham gia vào hoạt động của họ, nếu không sẽrất khó thu được kết quả như mong muốn

Thứ hai: Là nhằm ngăn chặn sự bóp méo Có thể vẫn có một số người hoạt

động tình dục ngay cả khi bị quan sát Nhưng người nghiên cứu khó có thể phânbiệt được cuộc biểu diễn và “cái che đậy” một sân khấu là địa điểm nghiên cứuchỉ thích hợp cho những ai muốn nghiên cứu hành vi “trên sân khấu” của cá nhân

b Ưu điểm:

+ Cho kết quả cao hơn so với quan sát không tham dự do sự tham gia củađiều tra viên vào hoạt động của người được quan sát nên đã khắc phục đượcnhững hạn chế do quá trinh tri giác thụ động gây ra và đưa tính hiệu quả, độ sâusắc và sức mạnh của quan sát đến đặc tính logic của nó

+ Sự tham dự đó cho phép người quan sát đi sâu vào thế giới nội tâm củangười được quan sát, để hiểu sâu hơn đầy đủ hơn những nguyên nhân, động cơ củanhững hành động được quan sát

Trang 9

+ Quan sát tham dự còn cung cấp cho ta những thông tin, mà khi sử dụng cácphương pháp khác khó có thể thu nhận được Đó là những thông tin liên quan đếnhoạt động của nhóm.

c Nhược điểm:

+ Không phải lúc nào nhà nghiên cứu cũng có khả năng tham dự vào hoạtđộng được quan sát Để tham dự được vào các hoạt động của người được quan sát,điều tra viên phải nắm bắt được ở một mức độ nào đó những nghề nghiệp phù hợphay am hiểu những hành động của người được quan sát

+ Sự tham gia yêu cầu một thời gian dài quan sát hơn để điều tra viên thíchứng hơn với môi trường mới Kinh nghiệm chỉ ra rằng, thời gian để thích ứng làmquen với môi trường mới của điều tra viên cũng kéo dài hàng tuần, hàng tháng, tấtnhiên, điều này còn phụ thuộc vào tính cách của người đi quan sát cùng với đặctrưng về giới tính tuổi tác của anh ta Ngoài ra cũng còn phụ thuộc vào bầu khôngkhí tâm lý, đạo đức

+ Đôi khi sự tham dự quá tích cực, lâu dài của người quan sát vào đời sốngcủa nhóm người được quan sát sẽ dẫn đến kết quả là người quan sát quen với thái

độ, hành động của các thành viên trong nhóm đến mức coi tất cả những cái đó như

là hiển nhiên và không để ý đến chúng nữa

+ Sự tham dự quá tích cực, lâu dài trong hoat động, tiếp xúc hằng ngày,người đi quan sát không giữ đươc thái độ trung lập, bày tỏ công khai thái độ củamình, sự ưa thích của mình hoặc đứng về phía ai đó hay phê phán một ý kiến,hành

vi nào đó đều là sự nguy hại đến kết quả quan sát

1.2.3.2 Quan sát không tham dự

a Khái niệm

Là dạng quan sát mà người quan sát hoàn toàn ở ngoài hoạt động đươc quansát Họ đứng ngoài quan sát các tình huống và đơn thuần ghi lại những diễn biếnđang xảy ra

Ví dụ: Một quan sát viên quan sát việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình ở mộtđịa phương B Tuy nhiên trong năm vừa qua số trẻ em sinh ra tăng đột biến so với

Trang 10

những năm trước và việc có được kết quả đó là do người quan sát đứng ngoài đốitượng và ghi chép kết quả.

b Ưu điểm

+ So với phương pháp quan sát tham dự, phương pháp này mang tính kháchquan hơn vì quan sát viên chỉ là một người ngoài cuộc quan sát để nhìn nhận mộtvấn đề nào đó nên đễ dàng giữ được thái độ trung lập

+ Ngoài ra trong quá trình quan sát việc ghi chép sẽ thuận lợi hơn vì khôngphải tham gia vào các hoạt động được quan sát mà chủ yếu xem xét và ghi chép lạinên sẽ đầy đủ và bao quát hơn

+ Phương pháp quan sát này không tốn nhiều thời gian vì người quan sátkhông phải hòa nhập vào hoạt động được quan sát mà chỉ quan sát một cách thôngthường

+ So với quan sát tham dự thì phương pháp quan sát này đòi hỏi trình độ hiểubiết không quá cao, đòi hỏi khả năng hòa nhập, khả năng xử lý tình huống khôngcao lắm

c Nhược điểm

Khi sử dụng phương pháp này một khó khăn của quan sát viên là không thể

đi sâu tìm hiểu bản chất cốt lõi của vấn đề mà dễ chủ quan, duy ý chí Vậy nên tạonên nên cái nhìn thụ động về vấn đề được quan sát nên chất lượng quan sát khôngcao

d Sử dụng

Việc quan sát không tham dự được sử dụng để quan sát những biến cố có tínhchất hàng loạt nhằm thấy được toàn bộ tiến trình xẩy ra Thông thường, được sửdụng để mô tả bầu không khí xã hội có xảy ra biến cố mà xã hội học quan tâm

1.2.4 Quan sát công khai và quan sát bí mật

1.2.4.1 Quan sát công khai

a Khái niệm: Là khi người được quan sát biết rõ mình đang bị quan sát.

Trang 11

Ví dụ: Những người nổi tiếng như ca sĩ, diễn viên khi ở nơi công cộng truớc

sự quan sát của nhiều người, hoặc các nhà báo họ sẽ không tự nhiên,họ luôn tỏ ratốt hơn bình thường, luôn tỏ ra cố gắng

b Ưu điểm :

Tạo ra khả năng nhận thức tốt Quan sát bí mật sẽ cho hiệu quả cao hơn khi

nó được kết hợp với quan sát có tham gia Khi đó tình huống xảy ra hoàn toàn tựnhiên, hành vi của người được quan sát, thể hiện đúng thực chất của nó hơn

c Nhược điểm:

+ Khi sử dụng phương pháp này người quan sát đòi hỏi phải là nguời có kinhnghiệm, có trình độ và nhất là sự cẩn thận khéo léo vì quan sát bí mật rất khó khăn

và thậm chí là nguy hiểm

Trang 12

+ Việc giữ bí mật trong phương pháp này là một điều cực kì quan trọng, vì nóquyết định đến kết quả của việc quan sát.

+ Trong quá trình quan sát cần phải đưa ra những lý do có tính tự nhiên,thuyết phục để không gây nên sự nghi vấn nào của người được quan sát đối vớiquan sát viên

1.2.5 Quan sát ngẫu nhiên và quan sát hệ thống

1.2.5.1 Quan sát ngẫu nhiên

b Ưu điểm:

+ Tạo ra khả năng nhận thức về vấn đề nghiên cứu tốt hơn hẳn, bởi vì nó xóa

bỏ đi được hoặc ít nhất cũng làm giảm đi khả năng để tuyệt đối hóa sự thể hiệnkhông bản chất ngẫu nhiên của đối tượng được quan sát

+ Ở đây cá nhân được quan sát có thể có sự thể hiện đa dạng của nó, màtrong đó nhấn mạnh được cái chung, cái đặc trưng và cái ổn định

+ Quan sát nhiều lần có thể thực hiện hàng ngày

c Nhược điểm:

Trang 13

+ Do phải quan sát nhiều lần nên cần một đội ngũ quan sát viên lớn, bởi vậychi phí cho quan sát nhiều lần là khá lớn so với quan sát một lần.

+ Ngoài ra đôi khi quan sát nhiều lần bị quy định bởi chính sự tồn tại của cácmùa vụ hoặc tính chu kỳ nào đó trong hoạt động của con người

1.2.6 Quan sát cá nhân và quan sát tập thể

Ngoài ra còn có:

+ Quan sát bằng mắt thường

+ Quan sát bằng kính hiển vi điện tử

+ Quan sát bằng camera

+ Quan sát bằng đầu dò có gắn camera

1.3 CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH QUAN SÁT [3],[4],[5],[10]

Để thực hiện được thông tin cần thiết đáp ứng mục tiêu đề tài, mỗi quan sát

từ khâu chuẩn bị tới thực hiện có thể tiến hành theo các bước sau:

* Bước thứ nhất: Phải xác định được một cách sơ bộ khách thể của quan sát,

cần chỉ ra những đặc trưng, các tình huống và những điều kiện hoạt động của đốitượng quan sát và những biến đổi của chúng

Trang 14

+ Trước khi bắt đầu quan sát cần phải xác định rõ ràng đối tượng quan sát,nghĩa là cần phải trả lời chắc chắn câu hỏi: Quan sát ai? Quan sát cái gì?

+ Cần phải phân chia khách thể quan sát mà mỗi người đi quan sát chịu tráchnhiệm

* Bước thứ hai: Phải xác định được thời gian quan sát, địa điểm và thời

điểm để thực hiện quan sát, thời gian và cách thức tiếp cận với đối tượng

Tùy theo mục tiêu của từng đối tượng nghiên cứu, khả năng của nhà nghiêncứu cũng như đối tượng được quan sát xác định trong mẫu mà ấn định thời gian,thời điểm quan sát cho phù hợp

Thời điểm quan sát vào ngày giờ nào và địa diểm quan sát ở đâu cũng cầnphải xác định cụ thể để quan sát đạt hiệu quả cao nhất Việc xác định đúng thờiđiểm quan sát và địa điểm thực hiện quan sát cũng có ý nghĩa nhất định với chấtlượng thông tin thu được, vì hành vi của con người có thể được thực hiện theotừng cách khác nhau ở những thời điểm, địa điểm khác nhau

Cần chọn được thời điểm và địa điểm thực hiện quan sát mà ở đó đối tượngđược quan sát có những hành vi thể hiện đựơc đầy đủ những đặc trưng, nhữngkhía cạnh, những giá trị phù hợp nhất với mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Xác định thời gian quan sát cũng cần căn cứ vào cách thức quan sát Nếu làquan sát lặp thì khung thời gian cho quan sát cũng cần được chỉ ra xem đó là quansát lặp lại đều đặn theo chu kỳ thường xuyên hay đó là quan sát theo thời giankhông đều đặn và chỉ gắn liền với những sự kiện đặc biệt nào đó

* Bước thứ ba: Lựa chọn cách thức quan sát.

Căn cứ vào nội dung quan sát được thể hiện trong chương trình nghiên cứu, căn cứ vào từng đối tượng quan sát cụ thể và từng loại quan sát mà lựa chọn cho phương pháp cho phù hợp để thu thập thông tin

* Bước thứ tư: Tiến trình tiến trình quan sát thu thập thông tin.

+ Trong mỗi một quan sát trước hết cần quan sát môi trường (bối cảnh) xungquanh đối tượng được quan sát, hay nói cách khác quan sát bầu không khí xã hội

Trang 15

xung quanh đối tượng và mối quan hệ của đối tượng và môi trường đó, vai trò củađối tượng trong môi trường đó.

+ Tiến hành quan sát và ghi nhận những hành vi của đối tượng được quan sátqua những hành động không thể thiếu ở đây là quan sát các sự vật, sự xếp đặt các

đồ vật có liên quan đến đối tượng quan sát

* Bước thứ năm: Thực hiện việc ghi chép các ấn tượng từ quan sát.

Tùy thuộc nghiên cứu có thể lựa chọn một hoặc một số cách ghi chép sau.Ghi chép công khai những người được quan sát

Ghi chép theo hồi tưởng

Ghi chép vắn tắt theo kiểu theo “dấu vết nóng hổi” tùy theo điều kiện cụ thểcho phép ở mức độ nào

Ghi chép theo các phiếu dùng để ghi thông tin có quan hệ đến đối tượng đượcquan sát

Ghi theo biên bản như là một loại phiếu mở rộng (bảng hỏi)

Ghi theo dạng nhậy ký những kết quả quan sát một cách có hệ thống tất cảnhững thông tin cần thiết

Ghi bằng các phương tiện phim, ảnh, ghi âm

* Bước thứ sáu: Tiến hành kiểm tra.

Có thể có một số biện pháp kiểm tra việc quan sát như sau:

Trò chuyện, trao đổi với những người có trong tình huống quan sát, hayngười là chủ thể của những hành vi được quan sát

Sử dụng những tài liệu có liên quan đến những sự kiện đó

Bằng sự quan sát lại của những người quan sát khác có trình độ cao hơn.Bằng hình thức quan sát lại

1.4 NGUYÊN TẮC VÀ KỸ THUẬT QUAN SÁT [10]

1.4.1 Nguyên tắc quan sát

* Theo quan điểm của August Comte:

1 Quan sát phải có mục đích: nhằm định hướng cho hoạt động quan sát vànâng cao hiệu quả của hoạt động quan sát (thu thập thông tin có mục đích)

Trang 16

2 Quan sát phải gắn liền với lý thuyết trên cơ sở nắm bắt quy luật của cáchiện tượng trong đời sống xã hội.

3 Quan sát không giáo điều, không lý thuyết suông

* Theo quan điểm của Durkheim:

1 Một sự kiện bình thường với một kiểu xã hội nhất định, được xem xét ởmột giai đoạn nhất định trong sự phát triển của nó Khi nó xảy ra trong một xã hộitrung bình của các xã hội thuộc loại đó, được xét ở giai đoạn tương ứng của sự tiếnhóa

2 Kiểm nghiệm các kết quả của phương pháp trên bằng cách cho thấy tínhchất chung của sự kiện xuất phát từ các điều kiện chung của đời sống tập thể trongkiểu xã hội được xem xét

3 Sự kiện ấy là cần thiết, khi sự kiện đó có liên quan với một loại xã hội vẫnchưa hoàn thành sự tiến hóa đầy đủ của nó

* Tuy nhiên dù dưới bất kỳ hình thức nào thì chúng ta cũng cần phải tuân thủ một số quy tắc nhất định:

+ Trước hết cần xác định rõ mục tiêu, đối tượng quan sát Đối tượng quan sátthường là những con người riêng biệt, nhưng quan sát sẽ có hiệu quả hơn đối vớimột nhóm người nhất định

+ Sau đó chúng ta tiến hành quan sát, ghi nhận những kết quả quan sát

+ Cuối cùng chúng ta thống kê và viết báo cáo phân tích về kết quả nghiêncứu quan sát

Nếu áp dụng các nhóm quy tắc này các nhà xã hội học sẽ có cái nhìn đúngđắn về sự phát triển của xã hội, trình độ phát triển của nó trong các môi trường xãhội cụ thể

Trang 17

tượng có thể thực hiện với các công cụ phù hợp như việc ghi âm lời nói cũng nhưchụp ảnh những hành vi của người được quan sát.

+ Nếu đối tượng quan sát là hoạt động của một tổ chức có cơ cấu theo thứbậc (như cơ quan, xí nghiệp, xã, huyện ) thì điều cần thiết là quan sát phải đượcthực hiện từ cấp bậc cao nhất xuống cấp bậc thấp nhất

1.5 ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ CỦA PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT [2],[4],[5]

1.5.1 Ưu điểm

Giúp người nghiên cứu nhanh chóng nắm được những thông tin phong phú

và đa dạng về đối tương quan sát

Quan sát thường được tiến hành một cách trực tiếp nên cho ta những tài liệuthực tế và sống động

Dễ sử dụng, ít tốn kém, nên được dung khá rộng rãi trong nghiên cứu tựnhiên và xã hội

1.5.2 Hạn chế

Chủ thể quan sát là con người, nên dễ có những sai lệch do năng lực và cáchnhìn của mỗi người khác nhau, có thể thu được những kết quả khác nhau, khôngđúng như bản chất của đối tượng

Phương pháp quan sát có thể gây những ảnh hưởng nhất định đến đối tượngnghiên cứu (hoạt động không bình thường) nên dễ thu được những kết quả khôngđúng với thực tế Vì vậy khi sử dụng cần phải kết hợp các phương pháp khác

1.6 NHỮNG YÊU CẦU KHI QUAN SÁT [1]

Cần xác định mục đích quan sát rõ ràng, cụ thể; tập trung vào các nội dungchính cần thiết cho việc nghiên cứu

Nên tìm hiểu sơ bộ về đối tượng sẽ quan sát, lên kế hoạch chi tiết, chuẩn bịđầy đủ phương tiện kỹ thuật cần thiết

Cần phối hợp nhiều phương pháp quan sát để thu được kết quả tốt nhất.Nên có từ hai, ba người trở lên cùng phối hợp quan sát để có thong tin phongphú và chính xác hơn về đối tượng nghiên cứu

Ngày đăng: 22/03/2015, 13:10

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trịnh Văn Biều – Lê Thị Thanh Chung (2012), “Phương pháp luận nghiên cứu khoa học”, Trường ĐHSP TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Phương pháp luận nghiên cứu khoa học”
Tác giả: Trịnh Văn Biều – Lê Thị Thanh Chung
Năm: 2012
2. Từ Điển (1996), “Điều tra thăm dò dư luận”, NXB Thống kê Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều tra thăm dò dư luận”
Tác giả: Từ Điển
Nhà XB: NXB Thống kê Hà Nội
Năm: 1996
3. Khuất Thu Hồng, “Bài giảng Phương pháp nghiên cứu định tính, Phỏng vấn sâu”, Viện nghiên cứu phát triển xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Bài giảng Phương pháp nghiên cứu định tính, Phỏng vấn sâu”
4. Hồng Khanh (2007), “Nghệ thuật nói chuyện”, NXB Từ điển bách khoa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật nói chuyện”
Tác giả: Hồng Khanh
Nhà XB: NXB Từ điển bách khoa
Năm: 2007
5. Nguyễn Văn Lê (2001), “Phương pháp luận nghiên cứu khoa học”, NXB Trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học”
Tác giả: Nguyễn Văn Lê
Nhà XB: NXB Trẻ
Năm: 2001
6. Nguyễn Trương Nam, “Các phương pháp thu thập số liệu định lượng”, Viện nghiên cứu y xã hội học Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Các phương pháp thu thập số liệu định lượng”
7. Nguyễn Xuân Nghĩa (1995), Phương pháp và kỹ thuật trong nghiên cứu xã hội, TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp và kỹ thuật trong nghiên cứu xã hội
Tác giả: Nguyễn Xuân Nghĩa
Năm: 1995
8. Phạm Văn Quyết, Nguyễn Quí Thanh (2001), “Các phương pháp nghiên cứu xã hội học”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các phương pháp nghiên cứu xã hội học”
Tác giả: Phạm Văn Quyết, Nguyễn Quí Thanh
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2001
9. Phạm Trung Thanh - Phạm Thị Lý (2000), “Phương pháp thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học trong sinh viên”, NXB Khoa học và Kỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học trong sinh viên”
Tác giả: Phạm Trung Thanh - Phạm Thị Lý
Nhà XB: NXB Khoa học và Kỹ thuật
Năm: 2000
10. Tiểu luận “Phương pháp thu thập thông tin, phương pháp quan sát” Trần Thị Ngọc Khánh, K21 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp thu thập thông tin, phương pháp quan sát
11. Tiểu luận “Phương pháp trò chuyện, phỏng vấn”, Nguyễn Thôi, K21 12. http://xahoihock33.pro-forums.in/t52-topic#top Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp trò chuyện, phỏng vấn"”, Nguyễn Thôi, K2112
14. www.ntu.edu.vn/bomon/kinhtecs/privateres/.../ca63c52n.doc.aspx Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w