Nắm vững kỹ thuật phỏng vấn.

Một phần của tài liệu Tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên đề Phương pháp quan sát, trò chuyện, phỏng vấn (Trang 28)

Có ba điểm quan trọng trong kỹ thuật phỏng vấn là

Làm sao tạo được không khí thân mật, cởi mở cho cuộc phỏng vấn

Đặt câu hỏi làm sao tạo được sự tin cậy cho người đối thoại để họ sẵn sàng trả lời một cách trung thực. Muốn vậy cần tránh ngay những câu hỏi tế nhị có thể tức khắc gây phản ứng chống đối hay từ chối của người được phỏng vấn, nhất là khi mình cảm thấy chưa sẵn lòng cộng tác với mình.

Trong lúc phỏng vấn nên cố ý lắng nghe hơn là nói, hãy để cho người được phỏng vấn trình bày hết ý kiến của họ, đừng biểu lộ sự bất đồng ý kiến của mình mà cố gắng tỏ ra thông cảm với quan điểm của người đối thoại. Trong khi phỏng vấn cần quan sát cử chỉ, giọng nói, nét mặt của người được phỏng vấn.

2.2.4.3 Ghi chép trong cuộc phỏng vấn

Việc ghi chép bình thường làm cho người được phỏng vấn trở nên e ngại, dè dặt.

Việc dùng các phương tiện ghi âm, ghi hình cần phải được sự cho phép của người được phỏng vấn.

Việc ghi chép phụ thuộc vào phương pháp thu thập dữ liệu (ví dụ như điền vào các mẫu, biểu để ghi lại các câu trả lời phỏng vấn, dùng băng ghi âm, máy quay, ghi chép vào các mẫu biểu và các sơ đồ có sắn, hoặc ghi chép cụ thể, chi tiết bằng các biên bản hành chính; hoặc ghi chép theo nhóm các nội dung theo biên bản nội dung…).

* Có một vài điểm cần lưu ý ở đây:

- Đối với mỗi loại thông tin, cần xác định rõ cần ghi chép thông tin đó như thế nào. Cần thực hành trước khi tiến hành thu thập dữ liệu thực tế;

- Luôn nhất quán về cách thức ghi chép dữ liệu;

- Xem xét các yếu tố liên quan tới việc lưu trữ dữ liệu - nên lưu trữ dữ liệu ở đâu, lưu trữ như thế nào và ai là người chịu trách nhiệm?

- Cũng nên thiết kế sẵn một số biểu mẫu số liệu để đảm bảo số liệu được thu thập một cách nhất quán. Các biểu mẫu cần phải phản ánh được các chỉ số theo dõi và phải có chỗ để người thu thập thông tin điền vào. Trong biểu mẫu cần dành đủ chỗ để điền được các thông tin sau đây:

Ngày, tháng, năm, địa điểm, thời gian và thời lượng phỏng vấn hoặc thảo luận;

Tên người phỏng vấn/hướng dẫn thảo luận; Tên những người tham gia;

Các chủ đề được thảo luận và các phương pháp được sử dụng;

Nói chung giá trị của phương pháp trò chuyện phỏng vấn phụ thuộc ở các yếu tố sau:

Khả năng chuyên môn của người phỏng vấn. Người này phải nắm vững lĩnh vực chuyên môn liên quan đến vấn đề đang tìm hiểu.

Sự khéo léo của người phỏng vấn, biết cách đối thoại, biết tạo điều kiện để đặt câu hỏi và tạo sự chú ý của người đối thoại

Khả năng hiểu và phân tích các điểm chính yếu của cuộc phỏng vấn

Người phỏng vấn phải đủ khả năng hiểu chính xác và nhanh chóng ý kiến của người đối thoại. Không gì tai hại bằng việc hiểu sai lời nói của người khác mà cứ tưởng rằng mình đã hiểu

Khả năng ghi chép và thuật lại trung thực và chính xác cuộc phỏng vấn

2.2.4.4 Dàn bài phỏng vấn và cách chuẩn bị câu hỏi

Trong khi chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn, cần phải xác định rõ mục tiêu mình cần đạt đến, những sự kiện nào cần tìm hiểu, lĩnh vực muốn nghiên cứu, rồi từ đó đặt ra những câu hỏi cần thiết. Số lượng câu hỏi, thời gian cho cuộc phỏng vấn không nên quá nhiều, làm mất thời gian của đối tượng. Tùy thuộc vào thời gian người được phỏng vấn cho phép ta tiếp xúc mà ta có thể đặt nhiều hay ít. Thông thường từ 4 đến 8 câu là vừa.

Có thể trình bày trước ở nhà theo một bố cục sau:

Chuẩn bị

1. Xác định chủ đề phỏng vấn (hỏi về cái gì?).

2. Chọn đối tượng phỏng vấn (chọn người tiêu biểu trong lĩnh vực mình cần phỏng vấn).

3. Xây dựng hệ thống câu hỏi phỏng vấn. - Chính xác, rõ ràng, hướng vào chủ đề. - Sắp xếp theo trình tự hợp lý

- Có khả năng gợi mở để khai thác được nhiều nhất các thông tin chân thực, đặc sắc của người trả lời phỏng vấn.

- Muốn xây dựng hệ thống câu hỏi phỏng vấn, người phỏng vấn phải hiểu rất rõ về chủ đề và đối tượng mình phỏng vấn.

Tiến hành phỏng vấn

1. Mở đầu.

- Gửi một lời chào thân mật, tạo không khí tự nhiên, gần gũi. 2. Nêu câu hỏi.

- Các câu hỏi đã được chuẩn bị trước.

- Tuy nhiên, cần đề phòng những tình huống phát sinh nhằm làm chủ được quá trình phỏng vấn.

3. Nghe trả lời.

- Chăm chú lắng nghe.

- Khiêm tốn, lịch thiệp, chân thành. - Khéo léo dẫn dắt cuộc trò chuyện đi đúng hướng.

4. Kết thúc.

- Chân thành cảm ơn vì công sức và thời gian mà đối tượng đã dành cho cuộc phỏng vấn.

KẾT LUẬN

Nghiên cứu khoa học là một trong những hoạt động nhận thức quan trọng của con người. Nhờ có các công trình nghiên cứu khoa học mà kho tàng kiến thức của nhân loại ngày càng phong phú, đời sống con người ngày càng cải thiện.Nghiên cứu khoa góp phần hình thành tính năng động, sáng tạo – một trong những yêu cầu cần thiết của xã hội hiện nay.

Sự lựa chọn loại hình nghiên cứu được quyết định bởi mục tiêu của người nghiên cứu. Mục tiêu cần tìm kiếm ở đây có thể là một quy luật, một nguyên lý của giải pháp hoặc một hình mẫu mang tính khả thi về kỹ thuật. Sự lựa chọn phương pháp nghiên cứu là tìm kiếm công cụ để đạt mục tiêu. Mục tiêu được thực hiện trên hai mức độ của nghiên cứu: phát hiện để đặt giả thiết và kiểm chứng giả thiết đã đặt ra. Ví dụ quan sát để phát hiện quy luật, để đặt giả thiết về quy luật và quan sát để kiểm chứng giả thiết về quy luật.

Cùng với đó, phương pháp phỏng vấn là một trong những phương pháp quen thuộc dùng để thu thập thông tin phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên nhiên, để thực hiện thành công phương pháp này, cần nhiều yếu tố chủ quan và khách quan. Nó đòi hỏi ở người nghiên cứu và người được chọn phỏng vấn sự hiểu biết nhất định về vấn đề nghiên cứu. Các kỹ thuật phỏng vấn, cách tạo không khí vui tươi, thoải mái khi phỏng vấn.

Qua bài tiểu luận nhỏ này, mong rằng sẽ cung cấp được những thông tin cần thiết, bổ ích cho những ai quan tâm đến đề tài. Cũng như những ai đam mê, yêu thích nghiên cứu khoa học.

Bước đầu tập dượt nghiên cứu khoa học, với kiến thức có hạn và sự cố gắng, em đã hoàn thành bài tiểu luận song không tránh khỏi còn nhiều thiếu sót. Kính mong nhận được lời nhận xét và đánh giá của thầy để em rút kinh nghiệm trong những bài sau.

Một phần của tài liệu Tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên đề Phương pháp quan sát, trò chuyện, phỏng vấn (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w