Chương trình làm việ

Một phần của tài liệu Tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên đề Phương pháp quan sát, trò chuyện, phỏng vấn (Trang 27)

Người phỏng vấn thường bắt đầu cuộc phỏng vấn bằng cách trình bày tổ chức, mục đích nghiên cứu và làm thế nào để sử dụng các kết quả. Các mẫu thông tin nhỏ hầu như có thể ít ảnh hưởng đến quan điểm của người trả lời phỏng vấn. Thường cần thiết phải giải thích mức độ nào mà sự thể hiện của người trả lời có thể được giữ kín đáo.

Câu hỏi đầu tiên đưa ra là phải diễn đạt trong thuật ngữ chung. Câu hỏi “kết thúc mỡ” và thường kích thích người trả lời phỏng vấn để giải thích và mở rộng câu trả lời của họ. Để tránh sự trả lời lệch lạc, người phỏng vấn phải không bao giờ tiết lộ ý kiến riêng của mình về các chủ đề đã thảo luận. Thí dụ, người nghiên cứu có thể thể hiện sự đồng ý với ý kiến của người trả lời bằng cách gật đầu, nhưng nên cẩn thận và tránh thể hiện sự đồng ý với chỉ một vài ý kiến. Khi người trả lời phỏng vấn trình bày vấn đề một cách kỹ lưỡng, họ không biết khái niệm mới nào làm cho người nghiên cứu quan tâm. Vì vậy, người phỏng vấn phải dẫn dắt người trả lời tới vấn đề. Nếu ngắt câu trả lời lệch lạc của người trả lời thì bất lịch sự, vì vậy phải đợi cho người trả lời kết thúc. Người nghiên cứu phải tìm cách kích thích và gợi ý tích cực tới người trả lời phỏng vấn hướng vào mục tiêu câu hỏi và gợi ý, gây cảm hứng cho họ. Thí dụ, một số câu hỏi gợi ý:

+ Anh có thể kể cho tôi nghe về điều đó không? + Tại sao anh nghĩ điều đó xảy ra?

Một kiểu gợi ý gây cảm hứng khác là khi người trả lời phỏng vấn nói điều gì cường điệu quá (nói phóng đại) mà người nghiên cứu còn nghi ngờ, thì trong tình huống như vậy nên hỏi một cách đơn giản: Anh muốn nói về điều đó … phải không?, anh thực sự muốn nói về điều đó … phải không? và nói lại điều đó bằng cách khác hơn để làm rõ hơn.

Nên ứng định trước thời gian và địa điểm với sự thỏa thuận của người được phỏng vấn. Về thời gian cần lựa chọn lúc nào thuận tiện nhất cho người được phỏng vấn. Về địa điểm cũng thế, cần chọn nơi phù hợp với nội dung phỏng vấn, tạo cảm giác thoải mái cho người được phỏng vấn. Đôi khi nên có thư giới thiệu hoặc nhờ sự trung gian của bạn bè hay người quen biết. Cố gắng tránh những cuộc phỏng vấn đột ngột vào những thời gian hay nơi chốn không thuận tiện cho người được phỏng vấn trình bày đầy đủ và trung thực ý kiến của mình.

Một phần của tài liệu Tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên đề Phương pháp quan sát, trò chuyện, phỏng vấn (Trang 27)