1. Tên đề tài 2. Câu hỏi nghiên cứu 3. Thao tác hóa khái niệm 4. Tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến câu hỏi nghiên cứu 5. Những thông tin cần thiết để trả lời câu hỏi nghiên cứu 6. Loại thiết kế nghiên cứu sử dụng để đảm bảo thu được các thông tin cần thiết đặt ra 6.1. Nghiên cứu định tính 6.2. Nghiên cứu định lượng Tài liệu tham khảo
Trang 1VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TIỂU LUẬN HỌC PHẦN THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC XÃ HỘI:
LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Người thực hiện: Lê Thị Thảo
Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Hữu Minh
PGS.TS Phan Thị Mai Hương
HÀ NỘI, 6/2016
Trang 21 Đề tài:
Quá trình đổi mới mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn Thanh Hóa (1986 – 2010)
2 Câu hỏi nghiên cứu:
- Tại sao phải đổi mới mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn Thanh Hóa (1986 – 2010)?
- Quá trình đổi mới mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn Thanh Hóa (1986 – 2010) diễn ra như thế nào?
- Các giải pháp nhằm phát huy vai trò của các mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn Thanh Hóa là gì?
3 Thao tác hóa khái niệm
Các khái niệm cần thao tác hóa bao gồm: mô hình hợp tác, nông nghiệp, nông thôn
- Khái niệm “mô hình hợp tác”:
Hợp tác là cùng chung sức giúp đỡ lẫn nhau trong một công việc, một
lĩnh vực nào đó, nhằm một mục đích chung1
Mô hình hợp tác là kiểu tổ chức hành động, nhằm liên kết, phối hợp
nguồn lực giữa các thành viên để đáp ứng nhu cầu sản xuất, gắn liền với phân công lao động xã hội Mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn gồm những kiểu tổ chức để thực hiện các yêu cầu hợp tác của các hộ nông dân trong quá trình tổ chức sản xuất, kinh doanh, có nhiều mô hình khác nhau như hợp tác vần công, đổi công, nhóm liên gia, tổ hợp, hợp tác trong các hiệp hội… HTX là một trong các mô hình hợp tác chứ không phải là mô hình duy nhất Có nhiều loại mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn, trong đó HTXNN là một mô hình hợp tác đặc thù và khá phổ biến ở Việt Nam nói chung, Thanh Hóa nói riêng
- Khái niệm “nông nghiệp”: là ngành sản xuất cơ bản chuyên cung cấp
sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi cho xã hội
Trang 3- Khái niệm “nông thôn”: là khu vực tập trung chủ yếu dân cư làm nghề
nông, phân biệt với thành thị
4 Tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến câu hỏi nghiên cứu
Xây dựng mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn là một vấn đề lớn, có tác động không nhỏ tới sự phát triển kinh tế, chính trị, xã hội Vì vậy vấn
đề này đã được đề cập đến với những mức độ khác nhau trong nhiều công trình nghiên cứu
Thứ nhất, các công trình nghiên cứu của Mác, Lênin, Hồ Chí Minh
Trong bộ Tư bản cũng như nhiều tác phẩm khác của Mác, sự hợp tác
được phân tích trong quá trình phát triển từ hình thức hợp tác giản đơn đến công trường thủ công và đại công nghiệp cơ khí Những quan điểm này của Mác sau này được vận dụng để xây dựng nguyên tắc hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn chủ nghĩa xã hội
Ph Ăng-ghen trong tác phẩm Vấn đề nông dân ở Pháp và Đức đã nêu lên
những nguyên tắc cơ bản để đưa nông dân đi vào sản xuất hợp tác: tự nguyện, giúp đỡ của Nhà nước, của xã hội đối với HTH nông nghiệp
Phát triển lý luận về hợp tác của Mác và Ăng-ghen, V.I Lê-nin đã luận giải sự cần thiết, các tiền đề của kinh tế hợp tác và các nguyên tắc hợp tác của chủ nghĩa xã hội Đặc biệt, trong Chính sách kinh tế mới (NEP), Lê-nin đã nêu
ra bước đi của hợp tác là từ thương mại dần đi vào sản xuất Lê-nin nhấn mạnh tính thiết thực, cụ thể, phù hợp với từng ngành, từng lĩnh vực sản xuất – kinh doanh, phù hợp với phong tục, tập quán, dân trí của từng vùng
Các học giả Traianov, Causki, Emelianov, Jacque Berthelot … cũng có những công trình nghiên cứu nông nghiệp, nông thôn và vấn đề HTH
Các học giả trên đã đề cập đến vấn đề hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn trên nhiều phương diện có tính khoa học, đúng đắn, song do những hạn chế
về thời gian và không gian, các học giả này chưa có điều kiện đề cập đến mô hình hợp tác mang đặc thù ở các nước phương Đông; chưa nêu lên được các hình thức tồn tại và phát triển của kinh tế hợp tác trong cơ chế thị thường, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Trang 4Hồ Chí Minh trong tác phẩm “Đường cách mệnh” năm 1927 đã giành
một chuyên mục viết về HTX, trong đó nêu rõ lịch sử phát triển HTX của thế giới, các hình thức HTX, nguyên tắc tổ chức HTX, quản lý HTX Trong tác
phẩm “Về cách mạng xã hội chủ nghĩa” (1976, Nxb Sự thật), Hồ Chí Minh
cũng bàn về vấn đề đưa HTX, cách tổ chức HTX đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, dân chủ, đi từ thấp đến cao Nhiều tác phẩm khác của Người cũng đề cập đến vấn đề này với mức độ khác nhau
Thứ hai, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam
Trong thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã dày công tìm tòi, nghiên cứu, nhìn thẳng vào sự thật, phát hiện và đề ra nhiều chính sách thiết lập một thể chế kinh tế mới phù hợp hơn với hoàn cảnh hiện tại Trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, chỉ thị 100 CT-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (1981) là khâu đột phá cởi trói cho một thời kỳ bị kìm hãm kéo dài, Nghị quyết
10 của Bộ Chính trị (1988) về đổi mới cơ chế quản lý HTXNN tiếp tục hoàn thiện cơ chế khoán sản phẩm cuối cùng đến người lao động Luật HTX năm
1996, Luật HTX năm 2003 là cơ sở pháp lý cho việc đổi mới mô hình hợp tác
xã
Nghị quyết các đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) đến lần thứ X (2006) đều khẳng định vai trò, vị trí của kinh tế tập thể trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, định ra đường lối đổi mới các HTXNN, hoàn thiện cơ chế quản lý để tiếp tục tạo động lực cho nông nghiệp – nông thôn phát triển với tốc
độ nhanh Những quan điểm, đường lối chủ trương trong công cuộc đổi mới thể chế kinh tế của Đảng ta là hoàn toàn đúng đắn, là sự kế tục và sáng tạo những luận điểm khoa học của chủ nghĩa Mác – Lê-nin vào hoàn cảnh cụ thể nước ta
Cùng với các văn kiện của Đảng và Nhà nước, có nhiều công trình nghiên cứu bàn về vấn đề đổi mới mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn Việt
Nam Trước hết là những bài viết của các nhà lãnh đạo như: Đổi mới quản lý
kinh tế nông nghiệp và phát triển nền nông nghiệp hàng hóa ở nước ta (Võ Chí
Công, Tạp chí Cộng sản, tháng 6/1993), Đẩy mạnh đổi mới vì chủ nghĩa xã hội
Trang 5(Đỗ Mười, Nxb Chính chị quốc gia, 1995) Các tài liệu này đã nêu những yêu cầu, định hướng đổi mới kinh tế hợp tác trong nông nghiệp
Thứ ba, các công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu khoa học xã hội
Năm 1990 đã diễn ra cuộc Hội thảo lớn do Ban Nông nghiệp Trung ương, kết hợp với Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam tiến hành nhằm đánh giá quá trình HTH ở Việt Nam, những vấn đề lý luận và quan điểm về con đường chuyển nông thôn nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Trong một số công trình khác như: Một số vấn đề kinh tế của HTH nông
nghiệp ở Việt Nam (GS Phạm Như Cương (chủ biên), Nxb Khoa học xã hội, Hà
Nội, 1991); HTH nông nghiệp Việt Nam Lịch sử - Vấn đề - Triển vọng (Chử Văn
Lâm, Nguyễn Thái Nguyên, Phùng Hữu Phú, Trần Quốc Toản, Đặng Thọ
Xương, Nxb Sự thật, 1992); Kinh tế nông hộ và kinh tế hợp tác trong nông
nghiệp (Lâm Quang Huyên, Nxb Khoa học xã hội, 1995); Khảo sát các hình thức tổ chức hợp tác của nông dân nước ta hiện nay (Đào Thế Tuấn, Nxb Chính
trị Quốc gia, 1995); Kinh tế hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn trên thế giới
và Việt Nam (Nguyễn Điền, Nxb Thống kê, 1996); Kinh tế hợp tác – HTX ở Việt Nam thực trạng và định hướng phát triển (Nguyễn Văn Bích - Chu Tiến Quang,
Nxb nông nghiệp, 2001) Các công trình trên đã đề cập đến quá trình phát triển của kinh tế hợp tác dưới tác động của đường lối đổi mới, vai trò chức năng của kinh tế hợp tác trong cơ chế thị trường và một số những kinh nghiệm xây dựng
và phát triển kinh tế hợp tác trên thế giới
Như vậy, vấn đề đổi mới mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn là
vấn đề lớn được nhiều nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu Tuy vậy, hầu hết các công trình nghiên cứu trước đây thuộc phạm vi nghiên cứu của khoa học kinh tế, quản lý kinh tế, xã hội học và được nghiên cứu trên một phạm vi rộng của các nước trên thế giới và trong cả nước Các công trình nghiên cứu dưới góc độ khoa học lịch sử về mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn còn ít Riêng đối với Thanh Hóa cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu của khoa học lịch sử nào nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện về sự phát triển của mô
Trang 6hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn Thanh Hóa dưới tác động của quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp
5 Những thông tin cần thiết để trả lời câu hỏi nghiên cứu
5.1 Những thôn tin cần thiết để trả lời câu hỏi nghiên cứu: Tại sao phải đổi mới mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn Thanh Hóa (1986 – 2010)?
- Thông tin định tính cần biết:
+ Đặc trưng điều kiện tự nhiên, lịch sử, kinh tế - xã hội của Thanh Hóa như thế nào và đặc trưng đó ảnh hưởng như thế nào đến sự hình thành và phát triển của các mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn Thanh Hóa?
+ Quá trình xây dựng và phát triển của các mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn Thanh Hóa trước 1986 đã diễn ra như thế nào? Những thành tựu, hạn chế của các mô hình hợp tác trong thời kỳ trước năm 1986? Những yêu cầu đặt ra đối với quá trình đổi mới mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn Thanh Hóa ở thời kỳ sau?
- Thông tin định lượng cần biết:
+ Các mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn Thanh Hóa trước năm 1986
+ Chủ yếu ở Thanh Hóa trước năm 1986 tồn tại kiểu mô hình hợp tác nào (tổ hợp tác, tổ đổi công, đội sản xuất, hợp tác xã ) và tại sao lại như vậy?
+ Từng loại mô hình hợp tác tồn tại chủ yếu ở vùng miền nào trong tỉnh Thanh Hóa và tại sao lại như vậy?
+ Quy mô, cơ cấu của các mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn Thanh Hóa trước năm 1986 như thế nào (bao nhiêu mô hình cấp thôn, cấp liên thôn, cấp xã, cấp liên xã; trình độ học vấn của cán bộ hợp tác xã; tỷ lệ phân phối của hợp tác xã )
5.2 Những thôn tin cần thiết để trả lời câu hỏi nghiên cứu: Quá trình đổi mới mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn Thanh Hóa (1986 – 2010) diễn ra như thế nào?
- Thông tin định tính cần biết:
Trang 7+ Đường lối đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp của Đảng và Nhà nước, chủ trương của Đảng bộ và Chính quyền tỉnh Thanh Hóa (1986 – 2010)
+ Quá trình đổi mới mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn Thanh Hóa từ 1986 đến 2010 (bao gồm cả HTX nông nghiệp, HTX phi nông nghiệp, các tổ chức hợp tác khác) về quy mô, cơ cấu tổ chức, nội dung hoạt động, quan
hệ sở hữu, quan hệ phân phối ? Sự hình thành và phát triển của những hình thức tổ chức kinh tế hợp tác mới
+ Những thành tựu và hạn chế của quá trình đổi mới HTXNN, phát triển các hình thức hợp tác ở nông thôn Thanh Hóa (1986 – 2010)
- Thông tin định lượng cần biết:
+ Các mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn Thanh Hóa từ 1986
- 2010
+ Chủ yếu ở Thanh Hóa từ 1986 - 2010 tồn tại kiểu mô hình hợp tác nào (tổ hợp tác, tổ đổi công, đội sản xuất, hợp tác xã bậc thấp, hợp tác xã bậc cao )
và tại sao lại như vậy?
+ Từng loại mô hình hợp tác tồn tại chủ yếu ở vùng miền nào trong tỉnh Thanh Hóa và tại sao lại như vậy?
+ Quy mô, cơ cấu của các mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn Thanh Hóa từ 1986 - 2010 như thế nào (bao nhiêu mô hình cấp thôn, cấp liên thôn, cấp xã, cấp liên xã; trình độ học vấn của cán bộ hợp tác xã; tỷ lệ phân phối của hợp tác xã )
5.2 Những thôn tin cần thiết để trả lời câu hỏi nghiên cứu: Các giải pháp nhằm phát huy vai trò của các mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn Thanh Hóa là gì?
- Thông tin định tính cần biết: Để phát huy vai trò của các mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn Thanh Hóa cần làm gì (chủ trương chính sách,
sự chủ động của các hợp tác xã ?)
6 Loại thiết kế nghiên cứu sử dụng để đảm bảo thu được các thông tin cần thiết đặt ra
Trang 8Lựa chọn loại thiết kế nghiên cứu: kết hợp định tính và định lượng (ưu tiên định tính
6.1 Nghiên cứu định tính
- Chủ yếu sử dụng các dạng:
+ Nghiên cứu trường hợp: nghiên cứu mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn Thanh Hóa (1986 – 2010)
+ Nghiên cứu chuyện kể: nghiên cứu một số nhân vật điển hình (lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo tỉnh, chủ nhiệm HTX ) trong quá trình đổi mới mô hình hợp tác trong nông nghiệp nông thôn Việt Nam nói chung và Thanh Hóa nói riêng
+ Nghiên cứu hành động: nghiên cứu quy mô, tổ chức bộ máy, nội dung, quy trình hoạt động của các tổ chức hợp tác
- Phương pháp thu thập dữ liệu
+ Phỏng vấn sâu: nhằm thu thập thông tin về quan điểm, thái độ của người dân về quá trình đổi mới mô hình hợp tác; diễn biến sơ bộ của quá trình đổi mới mô hình hợp tác ở địa phương; đánh giá thành tựu và hạn chế của quá trình đổi mới mô hình hợp tác; những kiến nghị, đề xuất đối với việc nâng cao vai trò của các mô hình hợp tác
+ Thảo luận nhóm tập trung: nhằm thu thập thông tin về đặc trưng điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội của Thanh Hóa tác động tới quá trình đổi mới mô hình hợp tác; những yêu cầu đổi mới mô hình hợp tác trong từng thời kỳ; đánh giá sự phù hợp của chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và tỉnh Thanh Hóa về việc đổi mới mô hình hợp tác; đánh giá thành tựu, hạn chế của quá trình đổi mới mô hình hợp tác; các giải pháp phát huy vai trò của các tổ chức hợp tác trong bối cảnh hiện tại
+ Phân tích nội dung các dữ liệu văn bản thứ cấp: nhằm thu thập tông tin
về đặc trưng tự nhiên, kinh tế, xã hội Thanh Hóa; quá trình đổi mới mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn Thanh Hóa trên các phương diện: quy mô, cơ cấu, nội dung hoạt động, thành tựu đạt được, những khó khăn, hạn chế
6.2 Nghiên cứu định lượng
Trang 9- Thu thập số liệu thống kê ở các cơ quan liên quan:
Nơi thu thập số liệu: Trung tâm lưu trữ quốc gia, Trung tâm lưu trữ tỉnh Thanh Hóa, Tổng cục Thống kê, Cục thống kê tỉnh Thanh Hóa, Sở Nông nghiệp
và phát triển nông thôn Thanh Hóa, Hội Nông dân Thanh Hóa, Liên minh Hợp tác xã Thanh Hóa, Sở Công thương, UBND các huyện, thị tại Thanh Hóa, các hợp tác xã điển hình
Nội dung số liệu thu thập: sự phát triển của các mô hình hợp tác; số lượng, quy mô của từng loại hình hợp tác qua các thời kỳ; mức độ hoạt động một số nội dung của các tổ chức hợp tác; tình hình vốn quỹ, đội ngũ cán bộ của hợp tác xã; kết quả chuyển đổi, thành lập mới của hợp tác xã
- Điều tra chọn mẫu: sử dụng thiết kế điều tra hồi có theo panel để thu thập những thông tin định lượng về số lượng, quy mô, cơ cấu của các tổ chức hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn Thanh Hóa qua các thời kỳ
Trang 10TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa (1996), Lịch sử Đảng bộ tỉnh
Thanh Hóa tập 2 195 –1975, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa (2005), Những sự kiện lịch sử
Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa 1975 - 2000, Nhà xuất bản Thanh Hóa.
3 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa (2009), Lịch sử Đảng bộ tỉnh
Thanh Hóa 1975 - 2005, Nhà xuất bản Thanh Hóa.
4 Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng tỉnh Thanh Hóa (1975), Thanh Hóa khắc
sâu lời Bác, Nhà xuất bản Thanh Hóa
5 Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng tỉnh Thanh Hóa (1980), 50 năm hoạt động
của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Thanh hóa (1930 – 1980),
Nhà xuất bản Thanh Hóa
6 Ban Nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa (1966), Tiếp tục đẩy mạnh phong trào
thi đua với hợp tác xã Khoan Hồng về phát triển chăn nuôi lợn để đáp ứng kịp thời cho yêu cầu thâm canh tăng năng suất và thực phẩm trong tình hình mới, ngày 4/6/1966
7 Ban Nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa (1988), Hướng dẫn thực hiện cơ chế
khoán sản phẩm cuối cùng theo đơn giá đến hộ và nhóm hộ gia đình trong các HTX nông – lâm – ngư nghiệp, ngày 10/4/1988.
8 Ban Nông nghiệp Trung ương (1990), Báo cáo tổng kết HTX nông nghiệp
1958 – 1990, định hướng HTX nông nghiệp thời kỳ sau 1990, (Lưu tại
Ban Nông nghiệp Trung ương)
9 Ban Nông nghiệp Trung ương - Ủy ban khoa học xã hội (1990), Kỷ yếu
hội thảo “Đánh giá quá trình hợp tác hóa ở Việt Nam”.
10 Ban tuyên giáo tỉnh ủy Thanh Hóa (1991), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thanh
Hóa tập 1 (sơ thảo) 1930 – 1945, Nhà xuất bản Thanh Hóa.
11 Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy (1998), Bác Hồ với Thanh Hóa – Thanh Hóa
làm theo lời Bác, Nxb Lao Động, Hà Nội.