BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TIỂU LUẬN Chuyên đề : PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Đề tài: NHỮNG KHÓ KHĂN - THUẬN LỢI KHI LÀM LUẬN VĂ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TIỂU LUẬN Chuyên đề : PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Đề tài:
NHỮNG KHÓ KHĂN - THUẬN LỢI KHI LÀM LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP, GIẢI PHÁP - BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỂ CÓ MỘT LUẬN VĂN TỐT, ĐÚNG HẠN
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS TRỊNH VĂN BIỀU Người thực hiện : NGUYỄN THANH HƯƠNG Lớp: Cao học LL&PPDHBM Hóa Học K23
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 02 năm 2013
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài tiểu luận này, bên cạnh sự cố gắng
của bản thân, tôi đã nhận được sự chỉ bảo và giúp đỡ của Thầy PGS.TS Trịnh Văn Biều Thầy đã giúp cho tôi có một cái nhìn rõ nét và sâu sắc về Phương pháp luận nghiên cứu khoa học Qua khóa học này, tôi đã có được nền tảng khá vững chắc để thực hiện luận văn thạc sĩ cũng như những công trình nghiên cứu khoa học.
Dù có nhiều cố gắng, nhưng bản thân tôi còn nhiều hạn chế về khả năng nên bài tiểu luận không tránh khỏi những thiếu sót Kính mong nhận được sự đóng góp chân thành của Thầy và các bạn để tôi có thể hoàn thiện hơn kiến thức của mình.
Xin chân thành cảm ơn!
Biên Hòa, ngày 19 tháng 02 năm 2013
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU……… 3
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ 1.1 Khái niệm luận văn thạc sĩ……… 6
1.2 Các giai đoạn thực hiện……….6
CHƯƠNG II: THUẬN LỢI – KHÓ KHĂN KHI LÀM LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GIẢI PHÁP - BÀI HỌC KINH NGHIỆM 2.1 Thuận lợi………11
2.2 Khó khăn – giải pháp……… 12
2.3 Bài học kinh nghiệm……… 15
KẾT LUẬN……….21
TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 22
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học cung cấp cho người học những tri thức
cơ bản cần thiết trong hoạt động nghiên cứu và hoạt động quản lý Mặt khác nó còn giúpcác nhà khoa học lựa chọn phương pháp cũng như cách thức tiến hành nghiên cứu nhưthế nào cho đúng Một trong những yếu tố rất quan trọng giúp người nghiên cứu địnhhướng nghiên cứu trong tương lai đó là dự đoán trước thuận lợi, khó khăn – giải pháp,bài học kinh nghiệm khi nghiên cứu khoa học
Khi thấy được những thuận lợi chủ quan và khách quan ta có thể tận dụng chúng
để giúp quá trình làm luận văn được suôn sẽ hơn Đồng thời khi đoán định được nhữngkhó khăn sẽ gặp phải học viên sẽ chủ động hơn để tìm ra giải pháp khắc phục
Vì thế em đã chọn đề tài đề tài “Những khó khăn - thuận lợi khi làm luận văn
tốt nghiệp, giải pháp - bài học kinh nghiệm để có một luận văn tốt, đúng hạn” - một
đề tài thực sự có ích cho bản thân em nói riêng và những học viên cao học đang làmthực hiện luận văn nói chung
2 Mục đích nghiên cứu
- Phân tích những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện một luận văn tốt nghiệp
- Từ cơ sở phân tích trên, rút ra các giải pháp, bài học kinh nghiệm để giúp các họcviên hoàn thành luận văn của mình tốt, đúng thời hạn
3 Nhiệm vụ của đề tài
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về nghiên cứu khoa học
- Tìm hiểu thực tiễn quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp của học viên các khóatrước
- Nghiên cứu, tổng hợp những khó khăn, thuận lợi trong quá trình thực hiện luậnvăn tốt nghiệp
- Rút ra giải pháp, bài học kinh nghiệm để có một luận văn tốt, đúng hạn
4 Khách thể và đối tựơng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: quá trình thực hiện luận văn thạc sĩ.
Trang 5- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn thạc sĩ và học viên cao học.
5 Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung: luận văn thạc sĩ
- Thời gian: 26/01/2013 – 23/02/2013
6 Giả thuyết khoa hoc
Nếu tiểu luận đưa ra được những giải pháp, bài học kinh nghiệm tốt sẽ giúp quá trình làm luận văn tốt nghiệp của các học viên diễn ra suôn sẻ hơn, thuận lợi hơn
7 Phương pháp nghiên cứu
Tìm đọc, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các nguồn tài liệu để xây dựng cơ sở líthuyết và nội dung của đề tài
Trò chuyện, phỏng vấn
8 Dàn ý nội dung nghiên cứu
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ
1.1 Khái niệm luận văn thạc sĩ
1.2 Các giai đoạn thực hiện
1.2.1 Chọn đề tài 1.2.2 Xây dựng giả thuyết khoa học 1.2.3 Soạn đề cương nghiên cứu 1.2.4 Thực hiện kế hoạch nghiên cứu 1.2.5 Tổng kết và viết công trình nghiên cứu 1.2.6 Công bố, bảo vệ và áp dụng vào thực tiễn
CHƯƠNG II: THUẬN LỢI – KHÓ KHĂN KHI LÀM LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GIẢI PHÁP - BÀI HỌC KINH NGHIỆM
2.1 Thuận lợi
2.1.1 Môi trường học tập 2.1.2 Giảng viên
2.1.3 Học viên
Trang 62.3 Bài học kinh nghiệm
2.3.1 Bắt đầu ngay khi có thể
2.3.2 Chọn đề tài và GVHD 2.3.3 Mối quan hệ với GVHD 2.3.4 Xây dựng đề cương nghiên cứu 2.3.5 Quản lý dữ liệu
2.3.6 Trình bày luận văn 2.3.7 In ấn
2.3.8 Báo cáo luận văn 2.3.9 Chia sẻ
KẾT LUẬN
Trang 7CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ
1.2 Các giai đoạn thực hiện [1]
1.2.1 Chọn đề tài
1.2.2 Xây dựng giả thuyết khoa học
Là lời tiên đoán khoa học
Dự đoán hướng nghiên cứu và giải quyết vấn đề
Nếu vấn đề nghiên cứu là “câu hỏi’ thì giả thuyết chính là “câu trả lời”
Vai trò:
o Là cơ sở phương pháp luận
o Là công cụ giúp người nghiên cứu tác động vào đối tượng
o Là cơ sở để định ra các bước tiến hành của quá trình nghiên cứu
Để xây dựng giả thuyết khoa học phải tìm hiểu thực tiễn và lí luận có liên quan đến đề tài
Người nghiên cứu cần căn cứ vào phân loại nghiên cứu để đưa ra giả thuyết phù hợp
Theo chức năng của nghiên cứu khoa học, ta có giả thuyết mô tả, giả thuyết giải pháp
Trang 81.2.3 Soạn đề cương nghiên cứu
Gồm các bước:
Tên đề tài
Lý do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu
Khách thể – Đối tượng nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu
Giả thuyết khoa học
Phương pháp và các phương tiện nghiên cứu
Lịch sử đề tài (có hoặc không)
Cái mới của đề tài – Hướng phát triển
Dàn ý nội dung
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Kế hoạch NC
Dự trù kinh phí và nhân sự
1.2.4 Thực hiện kế hoạch nghiên cứu
1.2.4.1 Tìm hiểu lịch sử vấn đề nghiên cứu
Tác dụng
o Giúp ta có cái nhìn tổng quát, đầy đủ;
o Tránh được sự lãng phí thời gian, công sức đi nghiên cứu lại kết quả mà người đi trước đã hoàn thành;
o Rút ra bài học kinh nghiệm về thành công hay thất bại của người đi trước
o Kế thừa, phát huy, tìm ra cái mới cho bản thân
Yêu cầu
Trang 9o Vấn đề đã được ai nghiên cứu? Mức độ?
o Kết quả nào có thể kế thừa, phát triển?
o Nội dung nào chưa được nghiên cứu?
o Vấn đề nào được giải quyết chưa đúng, chưa triệt để?
o Việc trình bày lịch sử vấn đề nghiên cứu một cách đầy đủ, khoa học sẽ làm tăng giá trị, làm rõ thành quả, đóng góp mới của đề tài
Tác dụng
Nghiên cứu định hướng, chỉ đạo hành động cho người nghiên cứu Với những đềtài đã có người nghiên cứu thì người đi sau có thể kế thừa những thành quả của người
đi trước
Cơ sở lí luận bao gồm:
o Các khái niệm cơ bản then chốt dùng trong đề tài nghiên cứu
o Hệ thống quan điểm, luận điểm làm cơ sở cho thực hiện đề tài
o Hệ thống phương pháp luận: những quy luật tất yếu phải vận dụng đểtiến hành NC
Yêu cầu của việc xây dựng cơ sở lí luận của đề tài nghiên cứu
o Chuẩn xác những khái niệm bản chất của đề tài bằng cách tra từ điển,giáo trình… Nếu cần thiết, người nghiên cứu phải xây dựng và địnhnghĩa khái niệm sẽ sử dụng
o Trình bày hệ thống các quan điểm, luận điểm làm cơ sở cho việc thựchiện đề tài Cần chú ý lựa chọn trích dẫn các quan điểm đã được thực tếxác nhận, các nguồn tài liệu, các tác giả đáng tin cậy
o Xác định các mối liên hệ tất yếu, các quy luật vận động của đối tượngnghiên cứu
Trang 101.2.4.3 Tìm hiểu và đánh giá thực trạng nghiên cứu
Đây là cơ sở thực tiễn của đề tài, là căn cứ đề đề xuất các giải pháp, các phươngpháp giải quyết vấn đề.Để tìm hiểu thực trạng, cần sử dụng các phương pháp điều tra(quan sát, phỏng vấn, phát phiếu câu hỏi…)
1.2.4.4 Đề xuất giải pháp, giải quyết vấn đề
Dựa vào cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của đề tài để đề xuất giả thuyết khoa học và các giải pháp
1.2.4.5 Thực nghiệm khoa học
Mục đích thực nghiệm khoa học
o Kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của giả thuyết nghiên cứu
o Khẳng định giá trị của đề tài
Yêu cầu khi xây dựng chương trình thực nghiệm
o Xác định mục đích
o Xác định đối tượng thực nghiệm (và đối chứng)
o Lựa chọn phương pháp, phương tiện
o Xây dựng kế hoạch tiến hành
o Thu thập kết quả
o Xử lí kết quả, nhận xét, đánh giá để rút kinh nghiệm
1.2.4.6 Xây dựng hệ thống kết luận khoa học của đề tài
Từ kết quả nghiên cứu, người nghiên cứu rút ra hệ thống kết luận khoa học của đềtài
1.2.5 Tổng kết và viết công trình nghiên cứu
Trang 111.3.6 Công bố, bảo vệ và áp dụng vào thực tiễn
Các giai đoạn trên gắn bó chặt chẽ với nhau, vừa kế thừa vừa có lúc đan xen
với nhau tạo nên một qui trình thống nhất toàn vẹn.
Hình 1.1 Các giai đoạn thực hiện luận văn thạc sĩ
Trang 12CHƯƠNG 2 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN KHI LÀM LVTN GIẢI PHÁP – BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Khi làm luận văn tốt nghiệp chúng ta phải biết những thuận lợi của điều kiệnkhách quan cũng như của bản thân học viên Biết được thuận lợi không những là một cơ
sở quan trọng để chọn đề tài nghiên cứu mà còn giúp học viên tận dụng chúng trong quátrình làm luận văn Sau đây là một số thuận lợi khi làm luận văn tốt nghiệp
2.1 Thuận lợi
2.1.1 Môi trường học tập
Cơ sở vật chất tốt, tạo điều kiện cho học viên có thể tìm kiếm thông tin, tài liệu thamkhảo trên mạng Internet (Phòng B113) và ở thư viện với nguồn tài liệu phong phú
2.1.2 Từ phía Giảng viên
o Giảng viên có trình độ chuyên môn sâu, nhiều kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu trong lĩnh vực chuyên ngành
o Tận tình, tâm huyết, sẵn sàng trao đổi, hướng dẫn cho học viên
o Đội ngũ Giảng viên hướng dẫn đầy đủ, am hiểu vấn đề mà học viên nghiên cứu
o Tạo điều kiện cho HV khóa sau có thể trao đổi thông tin, tư liệu với HV khóa trước
Trang 13
2.1.3 Từ phía Học viên
o Yêu nghề, có tinh thần học hỏi.
o Không khí lớp học thân thiện.
o Đa số HV có tuổi đời trung bình thấp, năng động và tích cực trong học tập
và nghiên cứu
o Đa số HV đã đi dạy nên có cơ sở thực tế để phát hiện những vấn đề khoa
học từ đó phát triển thành đề tài khoa học đồng thời có lớp thực nghiệm
o Đa số được sự ủng hộ của gia đình, nhà trường.
2.1.4 Từ chương trình học
o PPDH phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HV.
o Trang bị kiến thức, kĩ năng cho quá trình thực hiện và bảo vệ luận văn.
o Được học bộ môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Nắm vững phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Biết cách thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học
Lường trước những thuận lợi khó khăn giải phảp, khi làm luận văn
để tìm hướng đi thích hợp cho bản thân
2.2 Khó khăn – Giải pháp
Lập danh sách vấn đê ̀ (yêu thích,
lạ, cấp bách…) Sau đó tham khảo ý kiến chuyên gia, đồng nghiệp, người thân…để chọn lấy một vấn đề phù hợp nhất
Phát triển tiểu luận, khóa luận đã
Trang 14 Việc tìm kiếm tài liệu sẽ
mất một khoảng thời gian dài, tìm kiếm quá nhiều tài liệu, thậm chí, có những tài liệu không cần thiết và không liên quan đến đề tài nghiên cứu
Đôi khi mắc phải sự mâu
thuẫn trong quan điểm của cùng một vấn đề ở nhiều tàiliệu khác nhau
Tài liệu tham khảo cho
một số hướng nghiên cứu mới hoặc khó thường ít, hiếm
Tìm đến những khóa luận đã làm có liên quan đến đề tài của bạn để tham khảo Điều này có ý nghĩa là: kế thừa được những kết quả nghiên cứu trước
Hỏi GVHD, các GV chuyên ngành nghiên cứu
Tự xây dựng cơ sở lí luận
Trang bị khả năng ngoại ngữ, Tin học
2.2.3.
Thời
gian
Đa số học viên đã có gia
đình, vừa đi dạy, vừa đi học đồng thời với việc thực hiện luận văn nên công việc chồng chéo
Bắt đầu càng sớm càng tốt Trong quá trình học chuyên ngành, nên định hướng trước đề tài mà mình cần thực hiện, đặc biệt trong quá trình học mônPPLNCKH
Tận dụng thời gian nghỉ hè để chuẩn
bị đề cương thật chi tiết
Lập chương trình làm việc thật cụ thể Cố gắng thực hiện công việc đúng thời gian cho phép Xác định quan điểm đúng đắn và dành ưu tiên 1
Trang 15cho việc làm luận văn, đừng để các việc không kém quan trọng khác chenngang; tạm hy sinh sự thăng tiến, hy sinh thời gian chơi với con, để tập trung cho xong luận văn.
Tự cam kết với bản thân và quảng bá
kế hoạch kèm cam kết với mọi người
Chuẩn bị trước phương án nhờ ngườidạy thay đề đề phòng trường hợp trùng lịch, nhờ người thân phụ giúp công việc nhà
Cần kết hợp với những người cùng hướng nghiên cứu hoặc thông qua cácmối quan hệ nhờ các học viên khác, các giáo viên khác thực nghiệm giúp
Cần chuẩn bị kế hoạch thực nghiệm
Chắt lọc tài liệu tham khảo
Viết súc tích, ngắn gọn, kiểm tra
kĩ lưỡng trước khi in ấn.
Trang 16tài liệu, in ấn, chi phí liên lạc với HVHD, chuẩn bị hội đồng bảo vệ… )
Đăng kí đề tài nghiên cứu khoa học.
Gửi bài đến các báo khoa học,
chuyên ngành.(như Tạp chí Hóa học
2.3 Bài học kinh nghiệm
2.3.1 Bắt đầu ngay khi có thể
Thời gian về mặt lý thuyết để thực hiện luận văn
tốt nghiệp là 12 tháng Nhưng thời gian thực mà
học viên có thể có chỉ khoảng 4-6 tháng
Do vậy, việc bắt đầu sớm sẽ giúp học viên có thêm
thời gian đầu tư cho luận văn của mình, tránh bị
động ở giai đoạn cuối
2.3.2 Chọn đề tài và GVHD
Theo lệ, mọi người thường nộp đơn xin làm luận văn rồi chờ đợi sự sắp xếpGVHD Nên thể hiện sự nhạy bén bằng cách tự chọn đề tài và tìm gỉang viênhướng dẫn Chính bằng cách trên, học viên sẽ tiến hành nghiên cứu từ rất sớm vàđược làm với giáo viên mình thích
Nếu người hướng dẫn tìm giúp cho một đề tài nghiên cứu (thường là hay, thỏamãn nhiều yêu cầu, tiêu chí đặt ra), phải tỉnh táo tự hỏi:
– Mình có thích thú với đề tài đó hay không?
– Nếu nhận, với năng lực-điều kiện của bản thân thì mình có thể thực hiện đúng tiến độ? thời gian cho phép hay không?
Trang 17Nếu không phù hợp thì phải nói thật vời người hướng dẫn, đừng cố nhận để rồi làm khổ cả thầy và trò
2.3.3 Mối quan hệ với GVHD
• Thu thập thông tin chi tiết về GVHD để dễ dàng liên lạc (Điện thoại, email, Y!M,Facebook…)
• Thường xuyên liên lạc với GVHD Nên xong chương nào thì gửi chương đó chothầy cô, ko nên xong hết rồi mới gửi đi Trong thời gian thầy cô đọc chương 1 bạn
có thể triển khai chương 2 Cứ thế gối lên nhau mà làm, không dồn lại công việcvới nhau Trong quá trình viết có vấn đề khó hiểu nên hỏi ngay thầy cô, cách viết,cách tìm tài liệu, phương hướng giải quyết vấn đề, đừng bỏ qua mà cố bịa hay làmnhững điều không đúng để rồi khi sửa, thầy cô sẽ không vui và bạn sẽ mất nhiềuthời gian để viết lại
• Trong các buổi nói chuyện với giáo viên hướng dẫn hãy luôn chủ động nói ra tất
cả ý kiến, nhận định của bản thân về vấn đề cho dù biết rằng nó có thể khôngđúng Điều này sẽ giúp giáo viên tìm ra chổ sai để hướng bạn đi vào quỹ đạo Nênchủ động làm việc vì các Thầy thường rất bận, thời gian gặp gỡ trao đổi rất ít,tránh tình trạng ngồi chờ và thầy yêu cầu mới thực hiện
2.3.4 Xây dựng đề cương nghiên cứu
• Lập đề cương thật chi tiết, kèm theo
1 thời gian biểu cụ thể (theo tháng,
tuần, ngày…)
• Tên tiêu đề phải phù hợp với nội
dung bên trong
• Tên đề tài, mục đích, nhiệm vụ,
phạm vi nghiên cứu phải ghi cẩn
thận theo khả năng nghiên cứu
• Chuẩn bị sẵn đề cương để GVHD góp ý