1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên đề khoa học - phân loại khoa học

22 1,2K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 4,1 MB

Nội dung

“Khoa học là một hệ thống tri thức gồm những quy luật về tựnhiên, xã hội và tư duy được tích luỹ trong quá trình nghiên cứu trên cơ sở thực tiễn, được thể hiện bằng những khái niệm, ph

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trang 2

Mục lục

Mở đầu

CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM KHOA HỌC

1.1 Một số quan điểm về khoa học

1.1.1 Theo Aristote

1.1.2 Theo Fouquié

1.1.3 Theo Culliver

1.1.4 Theo Từ điển Triết học giản yếu

1.1.5 Theo Từ điển Tiếng Việt

1.1.6 Theo Từ điển Bách khoa toàn thư Liên Xô

1.2 Đối tượng của khoa học

1.3 Nội dung của khoa học

1.4 Chức năng của khoa học

1.5 Động lực của sự phát triển khoa học

1.6.Đặc điểm của khoa học

1.7 Tầm quan trọng của khoa học

CHƯƠNG 2: PHÂN LOẠI KHOA HỌC

2.1 Mục đích của phân loại khoa học

2.2 Phân loại khoa học theo các quan điểm khác nhau

2.2.1 Phân loại khoa học của Aristote

2.2.2 Phân loại khoa học của Epiquya

2.2.3 Phân loại khoa học của Bacon

2.2.4 Phân loại khoa học của Ampère

2.2.5 Phân loại khoa học của Comte

2.2.6 Phân loại khoa học của Cournot

2.2.7 Phân loại khoa học của Spencer

2.2.8 Phân loại khoa học của Karl Marx

2.3 Những cách phân loại khoa học ngày nay

2.3.1 Phân loại khoa học dựa vào lĩnh vực (đối tượng) nghiên cứu2.3.1 Phân loại khoa học dựa vào loại hình nghiên cứu

2.3.1 Phân loại khoa học dựa vào phương pháp nghiên cứu

Kết thúc

Tóm tắt

Trang 3

MỞ ĐẦU

  

Trong thời đại ngày nay, khoa học chiếm một vị trí rất quan trọng trong nền vănmình của loài người Khoa học đã có nền tảng từ thời tiền sử và cổ đại, nhưng chỉ thực sựphát triển mạnh mẽ từ sau cách mạng khoa học – kỹ thuật, mở đầu là Cách mạng Côngnghiệp ở nước Anh vào thế kỷ 18 Cách mạng Công nghiệp lần thứ hai tiếp tục ngay sau

đó, diễn ra từ nửa sau thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20 Hệ quả của chúng kéo theo sự thayđổi sâu rộng ở tất cả các mặt của đời sống xã hội Từ đó đến nay, số lượng các cuộcnghiên cứu khoa học đã tăng rất nhanh kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của khoa học

Có thể ví von khoa học giống như một đôi cánh mạnh mẽ đưa con người tìm đếnnhững bầu trời văn minh rực rỡ Nếu thiếu mất khoa học, con người mãi mãi ở trên mặtđất của sự tăm tối, ngu muội Cứ nghĩ “khoa học” là một khái niệm không còn gì để bàncãi; thế nhưng, thực tế trong lịch sử đã xuất hiện rất nhiều cách định nghĩa “khoa học” rấtkhác nhau Điều đó là do sự phát triển về khoa học – kỹ thuật và trình độ nhận thức củacon người qua từng giai đoạn lịch sử rất khác nhau Cách phân loại khoa học cũng có tìnhtrạng tương tự như vậy

Do vậy, tìm hiểu về khái niệm “khoa học” và các cách phân loại khoa học là mộtvấn đề hết sức thú vị và cần thiết Vì lý do đó, tôi quyết định chọn đề tài:

“Khoa học – Phân loại khoa học”.

Trang 4

Chương 1 KHOA HỌC

  

1.1 MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VỀ KHOA HỌC

1.1.1 Theo Aristote (384-322 tr.CN): “Chỉ có cái tổng quát mới đáng gọi là khoa

học” và “Đối tượng thực sự của khoa học không phải là cái tổng quát

mà là cái tất yếu, vì rằng nếu khoa học là tổng quát thì cũng chính vì

tính tất yếu đã hàm chứa tính tổng quát” Ông đã coi khoa học lànhững tri thức tổng quát và đối tượng của nó là cái tất yếu

1.1.2 Theo Foulquié:

Ông đã phát triển ý tưởng của Aristote và định nghĩa: “Khoa học là hệ

thống những chân lý tổng quát và hơn nữa, tất yếu về cùng một đối

tượng”

1.1.3 Theo Cuvillier (Alfred-Auguste Cuvillier-Fleury, 1802-1887, nhà lịch sử

học và nhà phê nình văn học Pháp): “Khoa học là toàn thể những

nhận thức và những nghiên cứu có trình độ thống nhất, tổng quát,chính xác, nhờ đó có thể quy tụ các nhà khảo cứu, vượt lên trênnhững thành kiến cá nhân và những ước tính độc đoán, để đưa ranhững quan hệ khách quan có thể được chứng minh hay kiểmchứng bằng những phương pháp đúng đắn” Tuy nhiên, định nghĩacủa Cuvillier cũng chỉ thích ứng với khoa học thực nghiệm

1.1.4 Theo Từ điển triết học giản yếu:

Trang 5

“Khoa học là một hệ thống tri thức gồm những quy luật về tự

nhiên, xã hội và tư duy được tích luỹ trong quá trình nghiên cứu trên

cơ sở thực tiễn, được thể hiện bằng những khái niệm, phán đoán, học

thuyết Nhiệm vụ của khoa học là miêu tả hiện tượng một cách chính

xác và phát hiện những quy luật khách quan của hiện tượng ngẫu

nhiên để giải thích và dự kiến chúng Khoa học giúp con người ngày càng có khả năngchinh phục tự nhiên và xã hội.”

1.1.5 Theo Từ điển Tiếng Việt:

“Khoa học là hệ thống tri thức tích lũy trong quá trình lịch sử

và được thực tiễn chứng minh, phản ánh những quy luật khách quan

của thế giới bên ngoài cũng như về hoạt động tinh thần của con

người, giúp con người có khả năng cải tạo thế giới hiện thực” [1,

tr.8-9]

1.1.6 Theo Từ điển bách khoa toàn thư Liên Xô: “Khoa học là hệ thống tri thức

về tự nhiên, về xã hội và tư duy, về những quy luật phát triển khách quan của tự nhiên, xãhội và tư duy; hệ thống tri thức này được hình thành trong lịch sử và không ngừng pháttriển trên cơ sở thực tiễn xã hội.”

* Khoa học là một hình thái ý thức xã hội [1,7]

Ở mức độ khái quát, khoa học là một hình thái ý thức xã hội, cùng với các hìnhthái khác như chính trị, tôn giáo, đạo đức, nghệ thuật, …

- Khoa học phản ánh hiện thực khách quan, tạo ra hệ thống chân lý về thế giới Hệthống chân lý này được diễn đạt bằng khái niệm, phạm trù, nguyên lý, giả thuyết, họcthuyết, … Khoa học phản ánh thế giới bằng các phương thức và công cụ đặc biệt

- Khoa học không những hướng vào giải thích thế giới mà còn nhằm hướng đến

cải tạo thế giới Khoa học làm cho con người mạnh mẽ trước thiên nhiên, có khả năng bắtthiên nhiên phục vụ cho cuộc sống của mình

Trang 6

- Khoa học có vị trí độc lập tương đối trước các hình thái ý thức xã hội khác,nhưng đồng thời lại có mối liên hệ biện chứng với chúng Tất cả các hình thái ý thức xãhội đều là đối tượng nghiên cứu của khoa học Khoa học có khả năng vạch rõ nguồn gốc,bản chất, xác định tính chính xác của sự phản ánh hiện thực và ý nghĩa xã hội của tất cảcác hình thái ý thức xã hội khác.

Các hình thái ý thức xã hội có chức năng xã hội khác nhau, trong đó, khoa học cóchức năng khám phá tự nhiên và xã hội, mà sản phẩm của công cuộc khám phá đó là

những tri thức mới Nó luôn có thể vượt khỏi các chuẩn mực đạo đức đương thời, vượtkhỏi những tiêu chuẩn pháp luật hiện hữu, vượt khỏi những tín điều tôn giáo hoặc quanđiểm chính trị đang ngự trị trong xã hội

Tất cả những điều đó cho thấy, nếu không được pháp luật đứng ra làm “người bảotrợ”, nhà khoa học luôn phải đối mặt trước những nguy cơ tồn vong Trong lịch sử khôngthiếu những ví dụ như thế Chẳng hạn, Galileo đã bị Giáo hội xử trước giàn thiêu năm

1616, đến năm 1992 mới được giải oan (quan hệ khoa học với tôn giáo); Vavilov bị cầm

tù và chết trong tù năm 1943 vì bị kết tội là truyền bá tư tưởng duy tâm tư sản phản độngvới thuyết di truyền học hiện đại của Mendel – Morgan, đến năm 1965 mới được giải oan(quan hệ khoa học với chính trị); thành công về nhân bản vô tính người, cho đến nay vẫnđang được tranh luận gay gắt về mặt đạo đức (quan hệ khoa học với đạo đức); thành công

về các biện pháp “gửi thai” cho đến nay vẫn chưa có được một đạo luật điều chỉnh quan

hệ giữa các đương sự trong cuộc (quan hệ giữa khoa học và ý thức pháp quyền)

* Khoa học là một hoạt động xã hội đặc biệt [1]

Đứng ở mức độ hoạt động, khoa học có thể được hiểu là một lĩnh vực hoạt độngđặc biệt của loài người Khoa học là một loại hình hoạt động có mục đích khám phá bảnchất và các quy luật vận động của thế giới để ứng dụng chúng vào sản xuất và đời sống

xã hội Về thực chất, ở góc độ này, khoa học được hiểu là hoạt động nghiên cứu khoahọc, là quá trình phát minh sáng tạo ra tri thức mới cho nhân loại

1.2 ĐỐI TƯỢNG CỦA KHOA HỌC [1]

Trang 7

Đối tượng của khoa học là những hình thức tồn tại khác nhau của vật chất đangvận động và cả hình thức phản ánh chúng vào ý thức của con người Nói cách khác, đốitượng của khoa học là thế giới quan và cả những phương pháp nhận thức thế giới.

1.3 NỘI DUNG CỦA KHOA HỌC [1]

Khoa học gồm hai bộ phận gắn bó chặt chẽ với nhau là kiến thức khoa học vàphương pháp khoa học

Kiến thức khoa học gồm có:

- Những tài liệu về thế giới do quan sát, điều tra, thí nghiệm mà có

- Những nguyên lý được rút ra dựa trên những sự kiện đã được thực nghiệm chứngminh

- Những quy luật, những học thuyết được khái quát bằng tư duy lý luận

Phương pháp khoa học gồm có:

- Những phương pháp nhận thức sáng tạo khoa học

- Những quy trình vận dụng lý thuyết khoa học vào sản xuất và đời sống xã hội.Kiến thức khoa học ngoài việc giúp con người nhận thức và cải tạo thế giới, nócòn là nền tảng cho việc tiến hành, thực hiện các phương pháp khoa học Ngược lại,phương pháp khoa học lại giúp con người tích lũy được nhiều kiến thức hơn Việc trang

bị phương pháp khoa học giúp cho người nghiên cứu nắm chắc kiến thức hơn, biết tìmkiếm, phát hiện ra những kiến thức mới

1.4 CHỨC NĂNG CỦA KHOA HỌC [1]

Khoa học có 3 chức năng cơ bản

- Khám phá bản chất các hiện tượng của thế giới khách quan; giải thích nguồn gốcphát sinh, phát triển và phát hiện ra các quy luật vận động của các hiện tượng ấy

- Hệ thống các tri thức, quy luật đã được khám phá thành các lý thuyết, học thuyết

khoa học

- Nghiên cứu ứng dụng những thành tựu của khoa học để cải tạo thế giới, phục vụcuộc sống

Trang 8

1.5 ĐỘNG LỰC CỦA SỰ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC [1]

- Nhu cầu trong cuộc sống vật chất, tinh thần; nhu cầu trong sản xuất, chiến đấucủa con người là mục tiêu cần phải giải quyết của mọi đề tài khoa học

- Nhu cầu cần mở rộng tầm hiểu biết của con người

- Các mâu thuẫn phát sinh trong thực tiễn Thực tiễn vừa là nguồn gốc nhận thứcvừa là tiêu chuẩn để xác minh tính chân thực, vừa là mục tiêu cần phải giải quyết củakhoa học

1.6 ĐẶC ĐIỂM CỦA KHOA HỌC [1]

- Những luận điểm, các nguyên lý của khoa học là hệ thống chân lý khách quan có thể chứng minh được bằng những phương pháp khác nhau Chân lý khoa học chỉ có một, nó được thực tiễn trực tiếp hoạc gián tiếp kiểm nghiệm, xác minh và khẳng định

- Khoa học không có giới hạn trong sự phát triển, vì tư duy của con người không có giới hạn trong nhận thức Khoa học không ngừng không ngừng tiếp cận chân lý, khám phá thếgiới một các hoàn thiện, sâu sắc và tạo ra hệ thống tri thức ngày càng chính xác, phong phú và đầy đủ hơn Vì vậy, khoa học luôn phát triển và hoàn thiện cùng với khả năng nhận thức của con người và trình độ phát triển của lịch sử xã hội

1.7 TẦM QUAN TRỌNG CỦA KHOA HỌC

- Khoa học giúp con người hiểu được bản chất của tự nhiên, nắm được các quy luật biếnđổi, chuyển hóa của vật chất, để từ đó cải tạo và chinh phục tự nhiên

- Khoa học giúp con người nắm được các quy luật của chính xã hội và vận dụng chúng đểthúc đẩy xã hội phát triển nhanh chóng hơn Khoa học là động lực để thúc đẩy sự pháttriển của xã hội

- Khoa học giúp con người tạo ra công cụ sản xuất hiện đại, làm giảm nhẹ cướng độ laođộng và sản xuất ra nhiều của cải vật chất, nâng cao chất lượng cuộc sống

- Khoa học nâng cao cuộc sống tinh thần của con người, làm cho con người ngày càngvăn minh hơn, nhân ái hơn, sống tốt hơn Khoa học giúp con người chống lại các quan

Trang 9

điểm sai trái (mê tín dị đoan, phân biệt chủng tộc…)và vững tin hơn vào chính bản thânmình.

- Khoa học góp phần giải phóng con người, làm mở rộng tầm mắt và nâng cao quyền lựccủa con người trức thiên nhiên

Trang 10

Chương 2 PHÂN LOẠI KHOA HỌC

   2.1.MỤC ĐÍCH CỦA PHÂN LOẠI KHOA HỌC [3,trang 26]

• Có cơ sởCó cơ sở để hệ thống hoá các tri thức khoa học, để hệ thống hoá các tri thức khoa học, phân địnhphân định rõ vị trírõ vị trí của từnglĩnh vực, từng bộ môn khoa học

• Căn cứ xác định phương hướng phát triển Căn cứ xác định phương hướng phát triển các lĩnh vực khoa học trung tâm,mũi nhọn, chiến lược để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội

• Xây dựng quy hoạch đào tạoXây dựng quy hoạch đào tạo, sử dụng hợp lý đội ngũ cán bộ khoa học kỹthuật

• Sắp xếp tổ chức cơ quan nghiên cứu Sắp xếp tổ chức cơ quan nghiên cứu khoa học hợp lý

Trong lịch sử phát triển của khoa học, tùy theo mục đích sử dụng, sự phát triển củakhoa học kỹ thuật và nhận thức xã hội mà có thể có nhiều kiểu phân loại khác nhau Sauđây là một số kiểu phân loại khoa học

2.1 PHÂN LOẠI KHOA HỌC CỦA ARISTOTELES

Aristoteles (tiếng Hy Lạp: Αριστοτέλης Aristotelēs; phiên âm

trong tiếng Việt là Aritstốt; 384 – 322 tr.CN) là một nhà triết học Hy

Lạp cổ đại Cũng như Platon đã từng là học trò của Socrates,Aristototeles cũng là học trò của Platon, và chính bản thânAristoteles đã trở thành gia sư cho Alexandros Đại đế

Ông được xem là người tạo ra môn luận lí học Ông cũng thiếtlập một phương cách tiếp cận với triết học bắt đầu bằng quan sát vàtrải nghiệm trước khi đi tới tư duy trừu tượng Aristoteles cũng được biết đến như ngườicha đỡ đầu của vật lí học, ông đã viết quyển "Vật lí học" đầu tiên của nhân loại Tuynhiên, do ông đi đến kết luận bằng lập luận và trực giác nên các quan điểm của ông về vật

lí vẫn còn nhiều hạn chế và sai lầm Thời trung cổ, các học thuyết của Aristoteles đượcnhà thờ công nhận như kinh thánh, mọi ý kiến phản bác quan điểm của ông đều bị đưa raxét xử Aristoteles đóng góp rất nhiều cho triết học và sinh học Các công trình về sinhhọc của ông đều có cơ sở vững chắc, ông đã liệt kê được 500 loài động vật, 120 loài cá và

60 loài côn trùng

Aristoteles phân khoa học thành ba nhóm:

Trang 11

PHÂN LO

PHÂN LO ẠI KHOA HỌC CỦA ARISTOTE

2.2 PHÂN LOẠI KHOA HỌC CỦA EPIQUYA

Epiquya (Ph Epicure; HL Epikouros; 341 - 270 tr.CN), nhà

triết học duy vật và vô thần Hi Lạp cổ đại, sống chủ yếu ở Athen

Epiquya phủ nhận sự can thiệp của thần thánh vào việc đời

và lấy tính chất vĩnh viễn của vật chất có vận động làm điểm xuấtphát Là môn đệ của Đêmôcrit (Démocrite), Êpiquya đã khôi phụclại thuyết nguyên tử Epiquya đã đưa ra một quan niệm duy vật vềđạo đức học: mục đích của triết học là hạnh phúc của con người, là tìm lạc thú, nhưng lạcthú theo Êpiquya không phải là những khoái lạc tầm thường mà là sự ban thưởng cho đạo

lí, cho sự tu dưỡng tinh thần và sự thực hành đạo đức Triết học Epiquya là một trào lưutriết học chiếm địa vị thống trị trong đời sống tinh thần của người Hy Lạp cổ đại ở thời

kỳ suy thoái của xã hội chiếm hữu nô lệ (TK III – I tr.CN) Chủ nghĩa Epiquya sau đó đãđược phát triển ở Ai Cập, ở La Mã, và có ảnh hưởng đến nhiều nhà triết học phương Tâythế kỉ 17 – 18

Epiquya chia khoa học thành:

Trang 12

PHÂN LOẠI KHOA HỌC CỦA EPIQUYA

2.3 PHÂN LOẠI KHOA HỌC CỦA BACON

'Francis Bacon, Tử tước St Alban thứ nhất (1561-1626) là

một nhà triết học, chính khách và tiểu luận người Anh Ông đượcbiết đến là một nhân vật quan trọng của Cách mạng khoa học vàđược xem là cha đẻ của chủ nghĩa duy vật Anh và các ngành khoahọc thực nghiệm hiện đại

Bacon phân khoa học thành ba nhóm:

PHÂN LOẠI KHOA HỌC C

CỦA A

BACON

BACON

2.4 PHÂN LOẠI KHOA HỌC CỦA AMPÈRE

André-Marie Ampère (1775–1836) là nhà vật lý người Pháp

và là một trong những nhà phát minh ra điện từ trường Đơn vị đocường độ dòng điện được mang tên ông là ampere Ngoài ra, ôngcòn là một nhà toán học, hóa học, triết học hàng đầu Ông đã thiết

Ngày đăng: 22/03/2015, 13:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w