Theo đó, hiện tượng thể hiện sự lặp lại tỷ suất sinh lợi bất thường của các chứng khoán theo một “quy luật” cụ thể - điển hình như: “hiệu ứng tháng Giêng” tỷ suất sinh lợi của chứng khoá
Trang 1ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Nhóm: Tài Chính 07 – Đêm 8 – K.21
*****
Đề tài: “KIỂM ĐỊNH HIỆU ỨNG THỜI GIAN ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG CHỨNG
KHOÁN TP.HỒ CHÍ MINH”.
1 Xác định vấn đề nghiên cứu:
Fama (1965; 1970) đã đưa ra lý thuyết về thị trường hiệu quả Trong lý thuyết này, ông giả định rằng không có chi phí giao dịch, mọi thành viên trên thị trường đều có thể tiếp cận với các thông tin thị trường mà không phải tốn bất cứ một chi phí nào và kỳ vọng của các nhà đầu
tư là thuần nhất Điều này làm cho giá của các chứng khoán phản ánh được toàn bộ những thông tin của thị trường, dẫn đến chúng luôn phù hợp với mức giá trị nội tại Đồng thời, giá của chứng khoán còn biến động một cách ngẫu nhiên, không lường trước được khiến các nhà đầu tư không có khả năng liên tục đánh bại thị trường để đạt được mức tỷ suất sinh lợi cao hơn
tỷ suất sinh lợi thị trường Tuy nhiên, thực tế không luôn diễn ra như vậy
Nhiều nhà nghiên cứu đã tìm thấy sự tồn tại của hiện tượng “hiệu ứng thời gian” trên một số thị trường chứng khoán của thế giới Theo đó, hiện tượng thể hiện sự lặp lại tỷ suất sinh lợi bất thường của các chứng khoán theo một “quy luật” cụ thể - điển hình như: “hiệu ứng tháng Giêng” (tỷ suất sinh lợi của chứng khoán luôn là cao nhất trong tháng này – theo Wachetel 1942, Roll 1983, Haugen & Lankonishok 1987), “hiệu ứng Halloween” (việc mua chứng khoán trong giai đoạn từ tháng 11 đến tháng 4 thường tạo ra tỷ suất sinh lợi cao hơn việc mua chứng khoán trong giai đoạn từ tháng 5 đến tháng 10 – theo S.Bouman & B.Jacobsen, Dec 2002)… Điều này giúp các nhà đầu tư có thể đưa ra những chiến lược đầu tư hiệu quả nhằm đạt được mức tỷ suất sinh lợi cao bất thường Do đó, “hiệu ứng thời gian” là một trong những hiện tượng đã phá vỡ lý thuyết thị trường hiệu quả của giáo sư Fama
Như chúng ta đã biết, thị trường chứng khoán Việt Nam là một trong số những thị trường mới nổi trên thế giới nhưng đã đạt được nhiều thành tựu nhất định sau hơn 10 năm tồn tại và phát triển Do đó, thị trường thu hút được rất nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư Điều này đã tạo động lực cho việc nghiên cứu về sự tồn tại của “hiệu ứng thời gian” trên thị trường chứng khoán Việt Nam
H.Swint Friday và Nhung Hoang (“Seasonality in the Vietnam Stock Index”, 2011) đã tiến hành nghiên cứu “hiệu ứng thời gian” trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong vòng
10 năm, từ khi thành lập thị trường từ ngày 28 tháng 07 năm 2000 tới ngày 31 tháng 12 năm
2010 Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: tỷ suất sinh lợi của chỉ số VN-Index đạt mức dương cao
Trang 2trong tháng 4 và âm thấp trong tháng 7 Bên cạnh đó, hiệu ứng “Halloween” cũng được quan sát và cho kết luận rằng “tồn tại hiệu ứng Halloween” trên thị trường chứng khoán Việt Nam Tác giả lý giải cho các kết quả nghiên cứu của mình bằng việc kiểm định lượng mưa trung bình tháng như một biến giải thích cho hiệu ứng Halloween Kết quả kiểm định: “giả thuyết mối tương quan nghịch giữa lượng mưa trung bình tháng và tỷ suất sinh lợi trung bình tháng chỉ số Vn-Index” được chấp nhận ở mức ý nghĩa giả định Trong nghiên cứu này khi thực hiện kiểm định sự tồn tại của hiệu ứng thời gian mà cụ thể ở đây là tồn tại hiệu ứng Halloween và hiệu ứng tháng giêng ở thị trường chứng khoán Việt Nam, tác giả đã dùng phương pháp thống
kê mô tả để nhận dạng xu hướng tỷ suất sinh lợi trung bình của thị trường và sự xuất hiên tỷ suất sinh lợi bất thường tại các thời điểm, mà chưa kiểm định sự tồn tại của các hiện tượng này thông qua các mô hình Vì vậy, sự kiểm định lại sự tồn tại của hiệu ứng thời gian ở thị trường chứng khoán Việt Nam thông qua các mô hình là cần thiết
Nghiên cứu khác của Hồ Quốc Tuấn – Phùng Đức Nam (Đại học Kinh tế Tp.HCM) (“tháng 7 không may mắn” & “Chu kỳ chứng khoán có lặp lại?”), cho rằng ở thị trường Việt Nam tồn tại hiệu ứng Halloween, và có khả năng tồn tại hiệu ứng tháng Giêng Ngoài ra, nhận thấy tháng 7 là tháng mà tỷ suất sinh lợi “thấp đặc biệt” so với các tháng khác Mặc dù, đã có một số khả năng được đưa ra để giải thích cho hiện tượng tỷ suất sinh lợi thấp vào tháng 7 như là: (1) phải chăng tháng 7 theo từ của người Trung Hoa là “thất” nên không gặt hái nhiều thành công trong tháng này? (2) ảnh hưởng của việc chia cổ tức đồng loạt vào tháng 7 hay phát hành mới đồng loạt vào tháng 7 Tuy nhiên, vẫn chưa có câu trả lời rõ ràng cho việc thị trường lại
ảm đạm vào tháng 7
Các bài viết trên đây sử dụng chuỗi dữ liệu của thị trường chứng khoán Việt Nam từ
tháng 8/2000 đến tháng 2/2008 Như vậy, liệu hiện tượng trên có tiếp tục kéo dài trong giai đoạn sau này không?
Vì vậy, nhằm cung cấp thêm cơ sở, bằng chứng cho các nhà đầu tư tham khảo trong việc đưa ra các quyết định đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam – điển hình là thị
trường chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh, nhóm tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu :
“KIỂM ĐỊNH HIỆU ỨNG THỜI GIAN ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TP.HỒ CHÍ MINH”
2. Mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
2.1 Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện nhằm kiểm định có hay không
sự tồn tại của “Hiệu ứng thời gian” và các quy luật “Hiệu ứng thời gian” trên thị trường chứng khoán Việt Nam nhằm cung cấp các thông tin giúp các nhà đầu tư đưa ra quyết định đầu tư
Trang 3tương ứng thích hợp qua từng khung thời gian
Mục tiêu cụ thể:
Quan sát xu hướng tỷ suất sinh lợi trung bình và khối lượng giao dịch chỉ số VN-Index các tháng trong năm
Nhận dạng hiệu ứng thời gian trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Kiểm định hiệu ứng thời gian trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Kiểm chứng các nguyên nhân (biến) giải thích cho hiệu ứng thời gian trên thị trường chứng khoán Việt Nam
2.2 Đối tượng nghiên cứu: Tỷ suất sinh lợi bất thường của danh mục đầu tư chứng
khoán qua các ngày trong tuần, tuần trong tháng, tháng trong năm
2.3 Phạm vi nghiên cứu: Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng chỉ số VN-index
của sàn giao dịch chứng khoán TPHCM, thời gian từ tháng 7 năm 2000 đến tháng 12 năm 2011
2.4 Câu hỏi nghiên cứu:
C1: Có sự xuất hiện tỷ suất sinh lợi bất thường của danh mục đầu tư giữa các ngày trong tuần, tuần trong tháng, tháng trong năm không?
C2: Thị trường chứng khoán Việt Nam có tồn tại những dạng hiệu ứng thời gian nào? (ngày trong tuần, tuần trong tháng, tháng trong năm)
C3: Nếu có tồn tại hiệu ứng thời gian trên thị trường chứng khoán Việt Nam thì nguyên nhân nào giải thích cho các hiệu ứng đó?
3. Cơ sở lý thuyết (Literature Review).
3.1 Lý thuyết nền
Dựa trên hai học thuyết cơ bản trong nghiên cứu này- thuyết thị trường hiệu quả và thuyết bước ngẫu nhiên- Malkier (2003) cho rằng sự biến động của giá cổ phiếu trong thị trường hiệu quả là không đoán trước được và ngẫu nhiên Do đó, phần này sẽ tập trung phân tích mối quan hệ giữa giá cổ phiếu và hai lý thuyết này
3.1.1 Thuyết bước ngẫu nhiên (Random Walk)
Cùng với nhiều mô hình phản ánh biến động của giá cổ phiếu, mô hình bước ngẫu nhiên được xem như là học thuyết trung tâm và đã được thảo luận trong nhiều nghiên cứu kể từ khi thị trường chứng khoán thành lập Như Uddin và Khoha đã đề cập vào năm 2009, biến động của giá cổ phiếu chỉ có thể được dự đoán dựa trên thông tin của ngày hiện tại hơn là ngày trước
đó Tuy nhiên, vì tin tức ở thị trường chứng khoán là không thể dự đóan nên biến động của giá
cổ phiếu cũng không thể dự đoán được và hoàn toàn ngẫu nhiên
Trang 4Bachelier (1900) là một trong những nhà nghiên cứu đầu tiên đề cập đến sự thay đổi giá
cổ phiếu thông qua học thuyết đầu cơ, theo đó, các nhà đầu tư nghiệp dư và các nhà đầu tư chuyên nghiệp đạt được tỉ suất sinh lợi như nhau theo thuyết chuyển động Brown - lý thuyết đã chỉ ra rằng: không tồn tại những quy luật và sự lặp lại trong biến động của giá cổ phiếu Vài thập kỷ sau đó, nhiều nhà nghiên cứu có chung kết luận với Bachelier như Obsorne (1959), Mandelbrot (1964), Fame (1965), Fama và Blume (1966), French và Roll (1986), Fama và French (1998) Trong số những nghiên cứu này, nổi tiếng nhất là nghiên cứu của Fama (1965),
cổ vũ cho thuyết bước ngẫu nhiên khi xem xét dữ liệu lịch sử của giá cổ phiếu và đã xác nhận rằng giá cổ phiếu biến động ngẫu nhiên; vì vậy, các nhà đầu tư không thể dự báo giá cổ phiếu tương lai bằng cách áp dụng thông tin quá khứ
Gần đây, thuyết bước ngẫu nhiên được khảo sát rộng rãi ở nhiều thị trường chứng khoán quốc tế Ví dụ như Hooi và Smyth (2005) tiến hành cuộc thử nghiệm bước ngẫu nhiên tại 8 thị trường châu Á bằng cách sử dụng kiểm định nghiệm đơn vị (unit root test) với 1 hay 2 giá trị tới hạn và cho thấy giả thuyết Ho (tồn tại bước ngẫu nhiên) không bị bác bỏ tại mức ý nghĩa 1% và 5%, nghĩa là sự biến động của giá cổ phiếu tại thị trường châu Á tuân theo thuyết bước ngẫu nhiên Hơn nữa, Okpara (2010) cũng ủng hộ thuyết bước ngẫu nhiên này bằng cách khảo sát thị trường chứng khoán Nigeria, kết quả chỉ ra thị trường chứng khoán Nigeria thể hiện rõ đặc điểm của thuyết bước ngẫu nhiên; kết quả, các chiến lược đầu tư dự đoán giá tương lai dựa trên biến động quá khứ của giá cổ phiếu thì không thể áp dụng để thu được một tỷ suất sinh lợi vượt trội
Tuy nhiên, có nhiều nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng thuyết bước ngẫu nhiên không tồn tại Lo và MAckinlay đã thực hiện kiểm định bước ngẫu nhiên tại thị trường chứng khoán NewYork và thị trường chứng khoán Mỹ trong suốt khoảng thời gian từ năm 1962 – 1985 bằng cách sử dụng kiểm định phương sai cho dữ liệu hằng tuần và nhận ra rằng thuyết bước ngẫu nhiên bị bác bỏ Hơn nữa, trong nghiên cứu mở rộng của Frennberg và Hansson (1993), dữ liệu hằng tháng trong vòng 72 năm từ 1919 -1990 tại thị trường chứng khoán Thụy Điển đã được kiểm tra và kết quả là những biến đổi trong giá cổ phiếu là không ngẫu nhiên và được lặp lại trong một vài khoảng thời gian như chúng đã được chứng minh Tương tự, Chaudhuri và Wu (2003) cũng đưa ra cùng một kết luận khi họ kiểm tra lý thuyết bước ngẫu nhiên tại các thị trường chứng khoán mới nổi, kết quả cho thấy rằng 10/17 thị trường không tuân theo thuyết bước ngẫu nhiên
Tóm lại, những ý kiến ủng hộ hoặc phản đối dựa trên những bằng chứng thực nghiệm cho thấy sự tồn tại của thuyết bước đi ngẫu nhiên vẫn là vấn đề gây tranh cải trong trong dài
Trang 5hạn Tuy nhiên, Dimson và Mussavia (2000) đã đưa ra giả thuyết là sự tồn tại của thuyết bước ngẫu nhiên có thể được chứng minh thông qua thuyết thị trường hiệu quả Tương tự, Blume và Siegel (1992) chỉ ra rằng thuyết bước ngẫu nhiên và thuyết thị trường hiệu quả có một quan hệ mật thiết Học thuyết bước ngẫu nhiên là cơ sở lý thuyết của sự phát triển thuyết thị trường hiệu quả, và thuyết thị trường hiệu quả đóng vai trò thiết yếu trong việc giải thích thuyết bước ngẫu nhiên Do đó, để xây dựng một sự hiểu biết tốt hơn đối với sự biến động giá cổ phiếu cũng như sự phát triển của thị trường chứng khoán, phần tiếp theo sẽ trình bày lý thuyết thị trường hiệu quả
3.1.2 Thuyết thị trường hiệu quả.
Giáo sư Fama là người đầu tiên định nghĩa thị trường hiệu quả Thị trường hiệu quả là thị trường mà trong đó giả cả phản ánh toàn bộ những thông tin tồn tại trên thị trường (Trần Ngọc Thơ – Tài chính doanh nghiệp, Đại học Kinh Tế TPHCM) Định nghĩa này sau đó đã trở thành kinh điển và là chuẩn mực trong nghiên cứu thị trường hiệu quả.Thị trường hiệu quả hàm
ý rằng: thị trường xử lý thông tin một cách triệt để; do đó, không tồn tại bất cứ một thông tin
có liên quan nào đến chứng khoán vốn bị thị trường bỏ qua Và do đó, giá cả chứng khoán vốn trên thị trường luôn ở mức phù hợp với mức giá trị nội tại của nó Nếu tồn thị trường hiệu quả thực sự thì sẽ không có bất cứ một suất sinh lợi bất thường nào dành cho các nhà đầu tư1
Định nghĩa trên, xét về phương diện lý thuyết, đã thể hiện đầy đủ bản chất của thị trường hiệu quả Tuy nhiên, về mặt thực nghiệm, định nghĩa này đã gây nên nhiều khó khăn trong việc kiểm định tính hiệu quả của thị trường Một điều dễ nhận thấy đó là các nhà thực nghiệm hầu như không có được một luận cứ định lượng cụ thể nào dựa trên câu định nghĩa
“phản ánh hoàn toàn mọi thông tin tồn tại trên thị trường” Vấn đề được đặt ra ở đây là, để biết được giá cả chứng khoán vốn có phản ánh hoàn toàn thông tin trên thị trường hay không, có hai câu hỏi cần phải được trả lời: Giá cả trên thị trường chứng khoán vốn được hình thành ra sao? Thế nào là phản ánh hoàn toàn và mọi thông tin được phản ánh ở đây cụ thể là gì?
Để trả lời cho câu hỏi đầu tiên, các nhà nghiên cứu thực nghiệm buộc phải sử dụng một
mô hình định giá chứng khoán vốn nhất định Như vậy, việc xác định giá cả chứng khoán vốn
có phản ánh các thông tin tồn tại trên thị trường hay không, phụ thuộc rất lớn vào tính đúng đắn của mô hình định giá chứng khoán vốn được sử dụng Cụ thể là, một kết quả về tính bất hiệu quả của thị trường có thể xuất phát từ hai nguyên nhân: do thị trường thật sự không hiệu quả hoặc do mô hình định giá chứng khoán vốn không có độ tin cậy cao Đối với câu hỏi thứ
1Shahid Ali* And Muhammad Akbar**, Calendar effect in Pakistan, International Review of Business
Research Papers Vol 5 No 1 January 2009, Pp 389- 404.
Trang 6hai, để biết được giá cả có phản ánh hoàn toàn các thông tin hay không, nhà nghiên cứu thực nghiệm cần phải xác định xem mọi thông tin cần được phản ánh là gì Biết được bản chất thông tin chính là nhân tố cốt lõi để xác định phương pháp kiểm định phù hợp để xác định tính hiệu quả của thị trường Giáo Sư Fama đã phân loại thông tin được phản ánh thành 3 tập hợp,
và tương ứng với nó là 3 mẫu hình khác nhau của thị trường hiệu quả:
Tập hợp thông tin chỉ bao gồm giá cả các loại chứng khoán vốn trong quá khứ
Thị trường mà giá cả phản ánh hoàn toàn lượng thông tin vừa nêu được gọi là thị trường hiệu quả dạng yếu.
Tập hợp thông tin bao gồm các tin tức được phổ biến trong cộng đồng giới đầu tư trong hiện tại (như các báo cáo thu nhập hằng năm, việc tiến hành chia nhỏ cổ phần…) Thị
trường mà giá cả phản ánh hoàn toàn lượng thông tin trên gọi là thị trường hiệu quả dạng vừa phải.
Cuối cùng, như định nghĩa về thị trường hiệu quả, thị trường mà giá cả phản ánh
hoàn toàn mọi thông tin tồn tại trên thị trường gọi là thị trường hiệu quả dạng mạnh Giáo Sư
Fama đã nhận thấy rằng định nghĩa thị trường hiệu quả dạng mạnh vẫn còn mang tính khái quát cao, gây khó khăn trong các nghiên cứu định lượng Do đó, ông đã đưa ra một quan điểm thứ hai, trong đó cho rằng: việc kiểm định thị trường hiệu quả dạng mạnh, về bản chất, là sự kiểm định xem liệu có nhóm các nhà đầu tư nào trong cộng đồng đầu tư sở hữu các nguồn thông tin độc quyền đến việc xác định giá cả chứng khoán vốn trong tương lai hay không
* Các giả định của Giáo Sư Fama trong nghiên cứu thị trường hiệu quả
Không tồn tại chi phí giao dịch trong các giao dịch mua bán chứng khoán vốn
Mọi thành viên trên thị trường đều có thể tiếp cận với các thông tin trên thị trường mà không phải tốn bất cứ một chi phí nào
Kỳ vọng của các nhà đầu tư là thuần nhất Nói cụ thể hơn, các nhà đầu tư đều có cùng một cách biên dịch và suy nghĩ về những gì được ẩn dấu trong các thông tin trên thị trường; qua đó, hình thành nên một kỳ vọng thuần nhất về mức giá cả cũng như mô hình phân phối xác suất giá cả trong tương lai
3.2 Lý thuyết, khái niệm về "hiệu ứng thời gian".
Hiệu ứng thời gian là một hiệu ứng kinh tế, đặc biệt là tại các thị trường chứng khoán, xuất hiện có liên quan đến lịch Các hiệu ứng này bao gồm các hành vi dường như khác nhau của thị trường chứng khoán vào các ngày khác nhau trong tuần, tuần trong tháng và tháng trong năm ( xu hướng theo mùa) Dường như có sự thay đổi trong tâm lý nhà đầu tư trước trong và sau những khoảng thời gian đặc biệt Điều này làm ảnh hưởng tới khối lượng chứng
Trang 7khoán được giao dịch trên thị trường và đưa tới một suất sinh lợi bất thường so với suất sinh lợi trung bình của khoảng thời gian khác trong năm2 Chính sự thay đổi bất thường trong suất sinh lợi chứng khoán trước trong và sau một khoảng thời gian đặc biệt này so với suất sinh lợi trung bình được gọi là “Hiệu ứng thời gian – calendar effect
Hiệu ứng thời gian được hiểu là sự bất thường trong giá cổ phiếu được lặp lại theo chu
kì thời gian Tồn tại một số hiệu ứng nổi bật nhất của những bất thường của giá cổ phiếu chẳng hạn như các hiệu ứng ngày trong tuần, tuần trong tháng, tháng trong năm, hiệu ứng tháng Giêng, hiệu ứng ngày cuối tuần, Hallowen…
Tâm lý hiệu ứng thời gian của thị trường chứng khoán: Nhiều bất thường kinh
doanh xảy ra theo khoảng thời gian Đó không phải là hoàn toàn bất ngờ, như nhiều xu hướng kinh tế và kinh doanh diễn ra theo niên lịch Các công ty báo cáo kết quả hàng quý Hầu hết họ chốt sổ sách cho các mục đích thuế vào thời điểm cuối năm Doanh số bán lẻ diễn ra theo mùa nghỉ lễ, nhu cầu đối với hàng hóa theo mùa trồng trọt, và nhu cầu về nhiên liệu thay đổi theo thời tiết Tuy nhiên, một số hiệu ứng thời gian làm cho ít cảm giác hợp lý, nhưng nó lại ảnh hưởng đến việc kinh doanh
Hiệu ứng thời gian đề cập đến các chỉ số nhận thức, xu hướng dựa trên một số khía cạnh của thời gian Liên quan đến hoạt động chứng khoán cũng như hoạt động chung của thị trường,
ý tưởng cơ bản đằng sau Hiệu ứng thời gian đó là những thời điểm nhất định trong năm khi các điều kiện cụ thể có thể bị phụ thuộc vào để phát triển Những xu hướng ổn định được hiểu
là phù hợp và có thể được dự đoán với một mức độ chính xác cao
Đã có nhiều bằng chứng về việc tồn tại những hiệu ứng thời gian khác nhau trên thị trường quốc tế Trong đó, hiệu ứng thời gian nổi bật và thường được nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến là “hiệu ứng tháng Giêng” và “hiệu ứng Halloween”, “hiệu ứng tháng Mười”, “hiệu ứng ngày thứ Hai”, “hiệu ứng ngày cuối tuần”, “hiệu ứng chuyển tiếp tháng”, …v…v…
3.3 Các hiệu ứng thời gian tiêu biểu trên thị trường chứng khoán:
3.3.1 Hiệu ứng ngày trong tuần (Day of the week effect)
Hiệu ứng ngày trong tuần là sự bất thường trong tỷ suất sinh lợi trung bình hằng ngày của các cổ phiếu trên thị trường Dạng phổ biển của Hiệu ứng ngày trong tuần đó là, thứ Hai là ngày tồi tệ nhất khi tỷ suất sinh lợi trung bình vào ngày thứ Hai thấp hơn đáng kể so với tỷ suất sinh lợi trung bình của những ngày khác trong tuần Ngược lại, ngày thứ Sáu có tỷ suất sinh lợi cao nhất trong tuần Tuy nhiên, có một số trường hợp đặc biệt trên những thị trường khác nhau,
2Shahid Ali and Muhammad Akbar, Calendar effect in Pakistan, International Review of Business
Research Papers Vol 5 No 1 January 2009, Pp 389- 404
Trang 8chẳng hạn như hiệu ứng ngày thứ Ba tồn tại thay vì hiệu ứng ngày thứ Hai Ngoài ra, hiệu ứng ngày trong tuần còn được biết đến với tên gọi khác là hiệu ứng cuối tuần (the weekend effect)
Trong suốt những thập kỷ qua, có nhiều nghiên cứu về hiệu ứng ngày trong tuần đã được thực hiện, tập trung chủ yếu trên thị trường chứng khoán Mỹ, thị trường chứng khoán phát triển nhất trên thế giới Nghiên cứu năm 1981 của Gibbons và Hess, sử dụng dữ liệu từ năm 1962 đến năm 1978, đưa ra kết quả tỷ suất sinh lợi vào các ngày thứ Hai thấp hơn nhiều
so với những ngày khác và tỷ suất sinh lợi vào ngày thứ Sáu cao hơn so với những ngày còn lại trong tuần Keim và Stambaugh (1984) sử dụng dữ liệu trên thị trường chứng khoán Mỹ từ năm 1928 đến năm 1982 cũng đưa ra kết luận tương tư
Ngoài thị trường chứng khoán Mỹ, các nghiên cứu về hiệu ứng ngày trong tuần trên các thị trường chứng khoán khác cũng được thực hiện Nghiên cứu của Jaffe và Westerfield (1985)
đã tìm thấy sự tồn tại hiệu ứng ngày trong tuần trên thị trường chứng khoán Úc, Nhật Bản, Anh
và Canada; trong đó, ở Nhật Bản, tỷ suất sinh lợi cao nhất xuất hiện vào ngày giao dịch cuối tuần, ngày thứ Bảy; đồng thời, tại Úc và Nhật Bản đều xuất hiện hiệu ứng ngày thứ Ba là ngày
có tỷ suất sinh lợi thấp nhất trong tuần Một nghiên cứu ở 18 quốc gia khác nhau được thực hiện bởi Agrawal và Tandon (1994) cho kết quả tỷ suất sinh lợi cao nhất trong tuần ở các quốc gia trên diễn ra vào ngày thứ Tư và thứ Sáu, tỷ suất sinh lợi thấp nhất trong tuần tập trung ở ngày thứ Hai và thứ Ba Năm 1990, Ho tiến hành kiểm định hiệu ứng trong tuần trên thị trường chứng khoán của 10 nước ở Châu Á Thái Bình Dương cùng với Mỹ và Anh Nghiên cứu cho kết quả 5 nước Châu Á có hiệu ứng ngày thứ Hai giống như Mỹ, nhưng chỉ có nghiên cứu ở Malaysia và Phillipines có ý nghĩa thống kê Các nước Úc, Nhật Bản, Malaysia, Thái Lan và Phillipines đều có hiệu ứng ngày thứ Ba Ngoài ra, hiệu ứng ngày thứ Sáu được tìm thấy ở 6 trong 10 quốc gia Châu Á được nghiên cứu Từ những kết quả nghiên cứu trên, ta nhận thấy hiệu ứng ngày trong tuần là một hiện tượng bất thường rất phổ biến ở thị trường chứng khoán các nước
Mặc dù những nghiên cứu trên đã chứng minh sự tồn tại của hiệu ứng ngày trong tuần, một số nghiên cứu đã được tiến hành nhằm phản bác lại sự tồn tại của hiệu ứng ngày trong tuần Một trong số những nghiên cứu đó là nghiên cứu của Connolly (1989), ông đã sử dụng
dữ liệu trên thị trường chứng khoán Mỹ từ năm 1963 đến 1983 để nghiên cứu và đưa ra kết luận đối với hiệu ứng ngày thứ Sáu, tỷ suất sinh lợi vào ngày thứ Sáu chỉ cao hơn rất ít so với
tỷ suất sinh lợi của những ngày khác trong tuần; đồng thời ông ủng hộ lý thuyết của thị trường hiệu quả Một nghiên cứu của Jaffe, Westerfield và Ma (1989) đã nghiên cứu các chỉ số trên thị trường chứng khoán Mỹ, Anh, Nhật Bản, Canada và Úc; và họ tìm thấy hiệu ứng tỷ suất sinh
Trang 9lợi thấp vào ngày thứ Hai không tồn tại.
Để giải thích sự tồn tại hiệu ứng ngày trong tuần, một số nhà nghiên cứu đã đưa ra một vài giả thiết để giải thích cho hiện tượng bất thường này Một giả thiết cho rằng sự tồn tại hiệu ứng ngày trong tuần là do ngày thứ Hai có khối lượng giao dịch thấp nhất và sự tham gia thị trường của các nhà đầu tư có tổ chức thấp nhất so với những ngày khác trong tuần; đồng thời các nhà đầu tư cá nhân có khuynh hướng bán nhiều hơn mua trong ngày giao dịch đầu tuần Một lý giải khác được đưa ra đó là do hành vi của các nhà đầu tư cá nhân Các nhà đầu tư này muốn bán nhiều vào ngày thứ Hai để đảm bảo cho nhu cầu thanh khoản của họ Nhìn chung, vẫn chưa có một giả thiết nào có thể giải thích sự tồn tại của hiệu ứng ngày thứ Hai trong tuần
và đến nay vẫn là một dấu hỏi đối với các nhà nghiên cứu
3.3.2 Hiệu ứng tháng Giêng: ( January Effect)
Hiệu ứng tháng Giêng là một hiệu ứng bất thường liên quan đến thời gian trong thị trường t
ài chính nơi mà giá chứng khoán tài chính tăng trong tháng Giêng Điều này tạo ra một
cơ hội cho các nhà đầu tư mua cổ phiếu trước tháng Giêng với giá thấp hơn và bán chúng sau khi giá cố phiếu tăng lên
Về cơ bản, Hiệu ứng thời gian này chỉ ra rằng các cổ phiếu nhỏ sẽ bắt đầu tăng lên vào những ngày cuối cùng của tháng mười hai và sẽ tiếp tục tăng như vậy cho tới ngày giao dịch thứ năm trong tháng Giêng
Vì vậy, đặc điểm chính của Hiệu ứng tháng Giêng là sự gia tăng mua chứng khoán trước khi kết thúc năm với một mức giá thấp hơn, và bán chúng vào tháng Giêng để tạo ra lợi nhuận từ chênh lệch giá
Đây là loại mô hình hành vi giá cả trên thị trường tài chính hỗ trợ thực tế là thị trường tài chính không hoàn toàn hiệu quả
Hiệu ứng tháng Giêng lần đầu tiên được quan sát thấy là vào hoặc trước năm 1942 bởi chủ ngân hàng đầu tư Sidney B Wachtel Nó là hiện tượng quan sát từ năm 1925, cổ phiếu nhỏ
đã vượt trội so với thị trường rộng lớn hơn trong tháng Giêng, với hầu hết sự chênh lệch xảy ra trước giữa tháng
Cơ sở tâm lý để giải thích hiện tượng này là các nhà đầu tư cá nhân, những người nhạy cảm với thuế thu nhập và giữ các cổ phiếu nhỏ một cách không tương xứng, họ bán các cổ phiếu vì lý do thuế vào cuối năm (chẳng hạn như yêu cầu bồi thường mất vốn) và tái đầu tư sau khi thời điểm bắt đầu năm mới Một nguyên nhân khác là việc thanh toán tiền thưởng cuối năm xảy ra vào tháng Giêng Một số tiền thưởng này được sử dụng để mua cổ phiếu, đẩy giá
Trang 10Hiệu ứng tháng Giêng không phải luôn luôn đúng, ví dụ, cổ phiếu nhỏ kéo tụt cổ phiếu lớn xảy
ra vào Tháng Giêng trong các năm 1982, 1987, 1989 và 1990
Một số nghiên cứu cho thấy Hiệu ứng Tháng Giêng hoàn toàn có thực và đã xảy ra.trên nhiều thị trường chứng khoán của nhiều nước khác nhau trên thế giới Trong một báo cáo chuyên đề, Rozell and Kinney (1976) đã đưa ra bằng chứng về Hiệu ứng tháng Giêng trên thị trường chứng khoán New York trong khoảng thời gian từ 1904-1974 Rozell and Kinney phát hiện ra rằng tỷ suất sinh lợi trung bình xảy ra trong Tháng Giêng đạt mức 3.48 %, cao hơn gấp
8 lần so với tỷ suất sinh lợi trung bình của 11 tháng còn lại trong năm là 0.42% Một nghiên cứu khác theo cấp độ của nhà đầu tư cá nhân, Ritter (1988) phát hiện ra rằng sự biến động giá chứng khoán vào thời điểm cuối năm của các công ty nhỏ có xu hướng liên quan đến các nhà đầu tư nhỏ Ritter (1988) lập luận rằng trong tháng 12, các nhà đầu tư nhỏ bắt đầu bán cổ phiếu của họ, đăc biệt là các cổ phiếu vốn hóa nhỏ hoặc các cổ phiếu nằm trong danh mục đầu
tư lỗ nhằm giảm các khoản chi trả về thuế vào kỳ quyết toán thuế cuối năm Điều này dẫn đến gây ra một áp lực mạnh với các cổ phiếu đang bị giảm giá Tuy nhiên, áp lực bán này sẽ biến mất vào đầu năm sau khi các áp lực bán không còn , lúc đó các cổ phiếu giảm giá quá nhiều sẽ trở về đúng giá trị thực của nó
Phong vũ biểu tháng Giêng: (January barometer)
Phong vũ biểu tháng Giêng là giả thuyết cho rằng giá cả chứng khoán tăng trong tháng Giêng (đặc biệt là ở Mỹ) dự đoán hiệu quả của nó để đầu tư trong phần còn lại của năm Vì vậy, nếu giá chứng khoán tăng vào tháng Giêng, thì nó có khả năng tiếp tục tăng vào cuối tháng Mười Hai Phong vũ biểu tháng Giêng lần đầu tiên được đề cập đến bởi Yale Hirsch năm 1972
Trong lịch sử nếu S & P 500 tăng lên vào tháng Giêng, xu hướng này sẽ xảy ra cho phần còn lại của năm Ngược lại nếu S & P rớt giá trong tháng Giêng thì sau đó nó sẽ rớt giá cho phần còn lại của năm Từ năm 1950 đến năm 1984 cả hai dự đoán tích cực và tiêu cực có mức độ chắc chắn khoảng 70% và 90% tương ứng với 75% trong tổng số Tuy nhiên sau năm
1985, sức mạnh dự báo tiêu cực đã được giảm xuống 50%, hay nói cách khác, không thể tiên đoán tất cả
Nhiều năm qua, thị trường chứng khoán đi lên trong thời điểm đầu tháng Giêng Tại sao lại như vậy? Không ai là hoàn toàn chắc chắn, nhưng đoán là mọi người có xu hướng bán vào cuối tháng Mười Hai cho lý do thuế, và sau đó mua lại những chứng khoán vào tháng Giêng Cũng có thể là do trong năm mới, tất cả mọi người đều phấn khích và sẵn sàng để thấy thị trường đi lên, vì vậy họ bỏ tiền để bắt đầu mua