II. Mục đích nghiên cứu
1. Khái niệm
2.7.1. Căn cứ đánh giá sáng kiến kinh nghiệm
Ở mỗi địa phương đều có những quy định riêng về tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại sáng kiến kinh nghiệm.
Tuy nhiên, việc đánh giá sáng kiến kinh nghiệm đều dựa trên những căn
cứ sau đây:
- Đảm bảo tính khoa học, tính sư phạm, tính thực tiễn, đúng đường lối quan điểm giáo dục của Đảng và các chủ trương chính sách của Nhà nước, của Ngành.
- Đã qua thời gian thể nghiệm thực tế, có hiệu quả giáo dục và kinh tế rõ ràng, thiết thực, lâu dài, được mọi người công nhận.
- Tính lợi ích, tính phổ biến, có những giải pháp và chỉ dẫn cụ thể để việc áp dụng được dễ dàng và rộng rãi.
- Giá trị lý luận mới mẻ, thuyết phục.
- Tư liệu thu nhập và cách xử lý phong phú, hợp lý.
- Trình bày đúng mẫu quy định, phải được đăng ký trước, được tập thể tổ, nhóm chuyên môn, hội đồng khoa học đơn vị nhận xét, đánh giá.
Sáng kiến kinh nghiệm được Hội đồng khoa học đánh giá chung và xếp theo 4 loại: Xuất sắc, khá, trung bình, không đạt yêu cầu hoặc: A, B, C, không xếp loại (hoặc loại D).
2.7.2. Tiêu chuẩn đánh giá xếp loại sáng kiến kinh nghiệm của một số tỉnh (tham khảo):
II.7.2.1. Tỉnh Lâm Đồng
* Tiêu chuẩn
Tiêu chuẩn Điểm
Tính mới 2,0
Tính hiệu quả 2,5
Tính khoa học 2,5
Tính ứng dụng thực tiễn 2,0
Hình thức 1,0 * Xếp loại
Điểm 8 - 10 6 – dưới 8 5 – dưới 6 <5
Xếp loại A B C Không xếp loại
2.7.2.2. Thành phố Hồ Chí Minh
* Tiêu chuẩn
TIÊU CHUẨN TIÊU CHÍ Thang
điểm
ĐỔI MỚI 1 Có đối tượng nghiên cứu mới 10
2 Nêu giải pháp mới, sáng tạo 10
3 Đề xuất hướng nghiên cứu mới 10
LỢI ÍCH
4
Có chứng cớ cho thấy SK đã tạo hiệu quả cao hơn, đáng tin, đáng khen (phân biệt SK đã áp dụng và SK chưa áp dụng)
30
KHOA HỌC 5 Phương pháp nghiên cứu cải tiến phù hợp với nghiệp vụ và điều kiện hiện có của đơn vị
10
6 Văn bản sáng kiến, cải tiến được trình bày hợp lôgich, dễ hiểu
10
KHẢ THI 7 Người đọc hình dung ra được khả năng áp dụng SK cải tiến ở nhiều nơi khác
10
HỢP LỆ 8 Các giải pháp mới được thực hiện phù hợp với quy định của tổ chức quản lý thi đua, quản lý khoa học
10
TỔNG CỘNG 100
* Xếp loại
MỨC ĐIỂM ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI
Từ 85 – 100 Tốt A
Từ 70 – 84 Khá B
Từ 50 – 69 Trung bình C
Dưới 50 Chưa đạt D
2.7.2.3.Tỉnh Đồng Nai
* Tiêu chuẩn
Tiêu chuẩn Điểm
Tính mới 6,0
Tính hiệu quả 8,0
Khả năng áp dụng 6,0
* Xếp loại:
- Loại xuất sắc: Tổng số điểm phải đạt từ 17,0 điểm trở lên. Trong đó: tính mới, tính hiệu quả và khả năng áp dụng phải đạt từ 5,0 điểm trở lên.
- Loại khá: Tổng số điểm phải đạt từ 13,0 điểm đến dưới 17,0 điểm. Trong đó: tính mới, tính hiệu quả và khả năng áp dụng phải đạt từ 4,0 điểm trở lên.
- Loại đạt: Tổng số điểm phải đạt từ 10,0 điểm đến dưới 13,0 điểm. Trong đó: tính mới, tính hiệu quả và khả năng áp dụng phải đạt từ 3,0 điểm trở lên.
- Không đạt yêu cầu: Tổng số điểm dạt dưới 10,0 điểm hoặc 1 trong 3 yêu cầu: tính mới, tính hiệu quả và khả năng áp dụng đạt dưới 3,0 điểm.
KẾT LUẬN
Tổng kết kinh nghiệm – viết sáng kiến kinh nghiệm có vai trò to lớn đối với đời sống con người, là tài sản quý báu của dân tộc. Việc nắm được cách viết sáng kiến kinh nghiệm và viết như thể nào để đạt được hiệu quả cao là điều mong mỏi của người viết.
Ngoài ra để việc viết sáng kiến kinh nghiệm có hiệu quả người viết phải không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tự học, sáng tạo và phải có những phẩm chất của người nghiên cứu khoa học.
TÓM TẮT
- Sáng kiến là những ý kiến, giải pháp mới nảy sinh, có tính sáng tạo, giúp giải quyết được hoặc tốt hơn những công việc còn đang khó khăn.
- Kinh nghiệm là tri thức được tích luỹ, tổng kết và hệ thống từ cuộc sống thực tế; nó giúp cho con người làm việc có kết quả tốt hơn, hiệu quả hơn.
- Tổng kết kinh nghiệm là một phương pháp nghiên cứu khoa học trong đó có sự kết hợp lý luận với thực tiễn.
- Sáng kiến kinh nghiệm là những tri thức được tích luỹ trong thực tiễn, qua những hoạt động cụ thể; những việc đã làm, đã có kết quả, đã được kiểm nghiệm, góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động.
NHỮNG YÊU CẦU CƠ BẢN ĐỐI VỚI MỘT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
- Tính mục đích - Tính thực tiễn
- Tính sáng tạo khoa học - Tính khả thi và tính phổ biến
QUY TRÌNH HÌNH THÀNH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
- Chọn đề tài nghiên cứu - Đặt tên đề tài
- Viết đề cương
- Lập kế hoạch nghiên cứu - Tiến hành nghiên cứu
- Tổ chức thực nghiệm kết quả nghiên cứu - Viết thành văn bản
KẾT CẤU CHUNG CỦA MỘT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
- Trang bìa - Đặt vấn đề - Nội dung SKKN
- Kết luận và khuyến nghị
- Tài liệu tham khảo (nếu có)
MỘT SỐ VẤN ĐỀ GỢI Ý KHI VIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
- Hình thức viết sáng kiến kinh nghiệm - Đề tài viết sáng kiến kinh nghiệm
+ Quản lý giáo dục.
+ Phương pháp giảng dạy hiệu quả.
+ Hình thức và biện pháp tổ chức hoạt động giảng dạy. + Chuyên môn.
+ Công tác chủ nhiệm. + Hướng nghiệp.
- Yêu cầu viết sáng kiến kinh nghiệm - Cách ghi chép
MỘT SỐ LỖI THƯỜNG GẶP KHI VIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
- Chọn đề tài quá rộng, tổng quát hoặc quá hẹp, quá cụ thể - Vượt quá khà năng của người nghiên cứu
- Không tổng kết thành bài học kinh nghiệm, quy trình thực hiện và những khuyến nghị hoặc là tổng kết một cách sơ sài, do đó đã gây khó khăn cho người áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
- Sắp xếp thông tin sai trật tự.
- Đưa thêm những thông tin không cần thiết hoặc mang tính tiêu cực, đôi khi biến thành bản báo cáo thành tích.
- Viết sai chính tả, sai ngữ pháp; dùng từ thiếu chính xác, không rõ ràng; lỗi về ngôn ngữ, văn phong.
- Định dạng bài viết rườm rà, phức tạp, không cân đối…
TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
- Đảm bảo tính khoa học, tính sư phạm, tính thực tiễn. - Đã qua thời gian thể nghiệm thực tế có hiệu quả.
- Tính lợi ích, tính phổ biến.
- Giá trị lý luận mới mẻ, thuyết phục. - Tư liệu, cách xử lý phong phú, hợp lý. - Trình bày đúng mẫu quy định.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trịnh Văn Biều, Lê Thị Thanh Chung (2012), Phương pháp luận nghiên cứu
khoa học, Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Đề cương ôn thi cao học của trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh năm 2012.
3. Sở GD&ĐT Đồng Nai (2012), Hướng dẫn cách viết và đánh giá xếp loại
sáng kiến kinh nghiệm của cán bộ quản lý và nhà giáo.
4. Sở GD&ĐT Thành Phố Hồ Chí Minh (2012), Hướng dẫn viết và đánh giá
sáng kiến kinh nghiệm
5. Sở GD&ĐT tỉnh Lâm Đồng (2012), Hướng dẫn viết và xét duyệt sáng kiến
kinh nghiệm.
6. Một số sáng kiến kinh nghiệm của một số giáo viên các tỉnh: Đắc Lắc, Đồng Nai, Thái Nguyên.
7. Một số trang web:
- Viết, chấm SKKN, http://diendan.edu.net.vn/forums/thread/66122.aspx - Xếp hạng SKKN, http://diendan.edu.net.vn/forums/thread/66123.aspx - Nâng hiệu quả SKKN, http://diendan.edu.net.vn/forums/thread/66125.aspx
8. Tiểu luận: Kỹ năng dạy học của Quách Vũ, học viên cao học K19, trường ĐHSP TPHCM