Tổ chức dạy học theo quan điểm kiến tạo

Một phần của tài liệu Phối hợp các phương pháp và phương tiện dạy học nhăm tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh thpt miền núi khi dạy chương “dòng điện trong các môi trường” (vật lý 11 – cơ bản) (Trang 39)

* Kiến tạo là gì? Theo Đại từ điển Tiếng việt [13] “ Kiến tạo” là xây dựng nên. Như vậy, theo chúng tôi kiến tạo là một động từ chỉ hoạt động của con người tác động lên một đối tượng nhằm tạo nên một đối tượng mới theo nhu cầu của bản thân.

* Quan niệm về kiến tạo trong dạy học: DH là khái niệm chỉ hoạt động chung của người dạy và người học, hai hoạt động này song song tồn tại và phát triển trong cùng một quá trình thống nhất. Bản chất của quá trình DH là quá trình nhận thức của HS, đó chính là quá trình phản ánh thế giới khách quan vào ý thức của HS. Quá trình nhận thức của HS về cơ bản cũng giống như quá trình nhận thức chung, diễn ra theo quy luật “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tu duy trừu tượng trở về thực tiễn”. Tuy nhiên, quá trình nhận thức của HS lại có tính độc đáo so với quá trình nhận thức của các nhà khoa học, bởi vì được tiến hành trong những điều kiện sư phạm nhất định. Quá trình nhận thức của HS không phải là quá trình tìm ra cái mới cho nhân loại mà nhận thức được cái mới cho bản thân.

(1) Tự nghiên cứu

(2) Tự thể hiện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 34

Theo những nghiên cứu của nhà tâm lí học nổi tiếng J. Piaget về cấu trúc của quá trình nhận thức thì trí tuệ của HS không bao giờ trống rỗng và nhận thức của con người ở bất cứ cấp độ nào đều thực hiện các thao tác trí tuệ thông qua hai hoạt động đồng hoá và điều ứng. Theo lí thuyết kiến tạo (LTKT) kiến thức mới đặc biệt có ý nghĩa với người học khi được người học xây dựng trong quá trình phá bỏ, thay đổi những quan niệm sai không phù hợp đã có.

Như vậy LTKT nhấn mạnh vai trò của các kinh nghiệm đã có của người học và sự tương tác giữa các kinh nghiệm này với môi trường trong quá trình học tập của người học.

Theo Mebrien và Barandt [6] thì: “Kiến tạo là một cách tiếp cận “dạy” dựa trên nghiên cứu về việc “học” với niềm tin rằng kiến thức được kiến tạo nên bởi mỗi cá nhân người học sẽ trở nên vững chắc hơn nhiều so với việc nó được nhận từ người khác”.

Tác giả Brooks [6] cho rằng: “Quan điểm về kiến tạo trong DH khẳng định rằng HS cần phải tạo nên những hiểu biết về thế giới bằng cách tổng hợp những kinh nghiệm mới vào trong những cái mà họ đã có trước đó. HS thiết lập nên những quy luật thông qua sự phản hồi trong mỗi quan hệ tương tác với chủ thể và ý tưởng…”.

DH là phải tạo cơ hội làm cho những ý nghĩ riêng của người học bộc lộ ra, tạo những hiện tượng thực nghiệm liên quan đến những quan niệm có sẵn của người học, tạo điều kiện cho người học suy nghĩ về các sự kiện thực nghiệm, thử nghiệm các ý kiến mới, thay đổi các ý kiến đã có. Quan điểm này nhẫn mạnh việc DH phải làm bộc lộ các quan niệm sẵn có của HS và tổ chức cho HS hoạt động nhận thức trên cơ sở những quan niệm có sẵn được bộc lộ.

Trong DH phải thường xuyên kiểm tra các quan niệm sẵn có của HS để đưa chúng ra công khai thảo luận, đánh giá, cần giúp HS phản ánh được các mỗi liên hệ giữa các quan niệm đã có của họ với các kiến thức khoa học. Quan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 35

niệm này cần nhấn mạnh việc cần làm cho HS bộc lộ quan niệm có sẵn và tổ chức cho HS trình bày trước tập thể, tạo sự va chạm giữa các ý kiến khác nhau.

Tuy có những cách diễn đạt khác nhau về kiến tạo trong DH nhưng các cách diễn đạt đó đều đề cập nhấn mạnh đến vai trò chủ động của người học trong quá trình học tập và cách thức người học thu nhận những kiến thức cho bản thân. Theo quan điểm này người học không học bằng cách thu nhận một cách thụ động những kiến thức do người khác truyền cho một cách áp đặt, mà bằng cách đạt mình vào trong một môi trường tích cực, phát hiện ra vấn đề, giải quyết vấn đề bằng cách đồng hoá hay điều ứng những kiến thức và kinh nghiệm đã có cho thích ứng với những tình huống mới, từ đó xây dựng nên những hiểu biết mới cho bản thân.

* Các nguyên tắc dạy học Vật lí theo lí thuyết kiến tạo

Khi DH theo lí thuyết kiến tạo, GV cần tuân theo các nguyên tắc sau: - Khuyến khích HS trao đổi những quan điểm, tìm các bằng chứng “bảo vệ” hoặc “phản biện” các quan điểm đó, HS tự “chỉ ra” hoặc “nhận thấy” sự không chính xác, sai lầm trong nhận thức cũ, từ đó xây dựng quan niệm đúng.

- Khuyến khích HS thực hiện các thao tác tư duy Vật lí để xây dựng, hình thành kiến thức mới. Tăng cường các hoạt động nhận thức Vật lí: Quan sát, thực nghiệm cá nhân, thực nghiệm đồng loạt, tư duy lôgíc, phân tích, so sánh, khái quát hoá, trừu tượng hoá…, tạo môi trường thuận lợi giúp HS kiến tạo kiến thức Vật lí.

- Phát triển ở HS phẩm chất:

+ Có khả năng xây dựng các kiến thức cao hơn, khó hơn kiến thức hiện có để tăng cường khả năng thích ứng với thực tiễn.

+ Tự tin, tự lực hơn với các hoạt động nhận thức đồng thời phát triển ở HS khả năng tư duy phê phán, đánh giá những kiến thức cần lĩnh hội.

* Các pha của quá trình DH theo lí thuyết kiến tạo

Qua phân tích, tìm hiểu PP các nhóm nghiên cứu khác nhau chúng tôi nhận thấy tuy các PP có tiến trình DH khác nhau, nhưng tất cả đều nhấn mạnh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 36

và quan tâm đến quan niệm có sẵn của HS (quan niệm sai hoặc quan niệm chưa dầy đủ hoặc cả hai), tạo điều kiện cho HS trao đổi đánh giá, kiểm nghiệm, cách thức đi từ quan niệm đã có đến các kiến thức mới cần hình thành, củng cố vận dụng kiến thức mới [28].

Vậy các pha của tiến trình DH theo lí thuyết kiến tạo gồm các bước sau:

Bƣớc 1: Làm bộc lộ quan niệm sẵn có của HS (đây chính là bước chuyển giao nhiệm vụ). Trong bước này GV cần làm cho HS ý thức được nhiệm vụ học tập. GV giao nhiệm vụ cho HS hay đặt HS vào tình huống có vấn đề, qua đó làm bộc lộ những quan điểm hiểu biết sẵn có của HS, cho họ ý thức được có rất nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề cần giải quyết và xác định được nhiệm vụ học tập của mình.

Bƣớc 2: Làm thay đổi hay bổ sung những quan niệm sai hay chưa đầy đủ,

phát triển quan niệm ban đầu của HS hình thành kiến thức mới (đây là bước hành động giải quyết vấn đề). Dưới sự hướng dẫn giúp đỡ của GV, HS tham gia hoạt động để xây dựng kiến thức cho bản thân. HS chủ động, tự lực, trao đổi, tìm tòi các phương án giải quyết vấn đề. HS tự tìm cách đánh giá các quan niệm, tự nguyện thay đổi các quan niệm sai của mình để xây dựng kiến thức mới.

Bƣớc 3: Kết kuận- củng cố và vận dụng kiến thức mới (bước hợp thức

hoá và vận dụng kiến thức mới). GV hợp thức hoá kiến thức, cho HS vận dụng kiến thức mới vào thực tế hoặc giải quyết thành công các hiện tượng trong thực tế và do đó kiến thức mới sẽ được củng cố, khắc sâu.

1.3.3.Các phƣơng tiện dạy học hiện nay [19], [31].

Phương tiện DH là các phương tiện vật chất do GV và (hoặc) HS sử dụng dưới sự chỉ đạo của GV trong quá trình DH, tạo những điều kiện cần thiết nhằm đạt được mục đích DH.

Trong quá trình DH thì ba phạm trù: Nội dung, PP, PTDH luôn luôn gắn bó chặt chẽ với nhau. Mỗi một nội dung hoạt động thì cần một PP và phương tiện phù hợp, ngày nay có rất nhiều PTDH nhằm đáp ứng được mục tiêu DH.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 37

* Các PTDH truyền thống:

- Các vật thật trong đời sống và kĩ thuật.

- Các thiết bị TN dùng để tiến hành các TN của GV và các TN của HS. - Các mô hình vật chất.

- Bảng

- Tranh ảnh, các bản vẽ sẵn.

- Các tài liệu in: SGK, SBT, sách hướng dẫn TN và các tài liệu tham khảo (STK).

* Các PTDH hiện đại:

- Phim học tập: phim đèn chiếu, phim chiếu bóng, phim học tập trên truyền hình, phim video.

- Các phần mềm máy vi tính mô phỏng, minh hoạ các hiện tượng, quá trình Vật lí, luyện tập cho HS giải bài tập và giải quyết các vấn đề học tập trên máy vi tính, tiến hành các TN với các thiết bị TN hiện đại, trong đó máy vi tính như là máy đo, xử lí các kết quả TN. Các phương tiện nghe nhìn như: Đèn chiếu, máy chiếu phim, máy thu hình, máy sang và máy phát băng hình, máy chiếu LCD đa năng, máy vi tính…

Các PTDH sử dụng trong DH Vậ lí là rất đa dạng và phong phú. Trong các loại PTDH đó thì các thiết bị TN dùng cho TN của GV và TN của HS có vai trò quan trọng hàng đầu, không thể thiếu được, vì nó thể hiện đặc thù của Vật lí là một môn khoa học thực nghiệm và sự cần thiết cho HS thấy được các hiện tượng Vật lí thực trong đời sống và kĩ thuật.

* Các chức năng của PTDH.

Theo quan điểm của lí luận dạy học thì các PTDH có thể được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau: Tạo động cơ học tập và kích thích hứng thú nhận thức; hình thành, củng cố hoặc kiểm tra kiến thức; kĩ năng, phát triển năng lực nhận thức; gây hiệu quả xúc cảm; điều khiển và hợp lí hoá quá trình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 38

nhận thức của HS; phân hoá HS. Cũng như giờ học có đặc trưng phức hợp , việc sử dụng PTDH có thể cùng một lúc đạt được nhiều mục đích trên và PTDH có những đặc trưng sau:

- Sử dụng PTDH để tạo động cơ học tập, kích thích hứng thú nhận thức của HS, đặc biệt trong giai đoạn định hướng mục đích nghiên cứu (có thể sử dụng những TN đơn giản, có tính chất nghịch lí để tạo tình huống có vấn đề).

- Sử dụng PTDH để hình thành kiến thức, kĩ năng mới: thiết bị TN, mô hình, tranh ảnh, sgk, phim học tập, các phần mềm máy vi tính…được sử dụng để cung cấp các cứ liệu thực nghiệm nhằm khái quát hoá hoặc kiểm chứng các kiến thức về các khái niệm, định luật Vật lí, mô phỏng các hiện tượng, quá trình Vật lí…, đề cập đến các ứng dụng của kiến thức vật lí trong đời sống và kĩ thuật.

- PTDH có thể được sử dụng một cách đa dạng trong quá trình củng cố (ôn tâp, đào sâu, mở rộng, hệ thống hoá) kiến thức, kĩ năng của HS.

- PTDH được sử dụng để kiểm tra kiến thức, kĩ năng mà HS đã thu được. - PTDH góp phần phát triển năng lực nhận thức của HS.

Việc sử dụng PTDH đem lại hiệu quả xúc cảm thẩm mĩ cho HS.

- PTDH được thiết kế, chế tạo và cần được GV sử dụng sao cho có tác dụng điều khiển quá trình nhận thức của HS.

- PTDH góp phần thực hiện một trong các nhiệm vụ Dh Vật lí là phát triển tối ưu nhân cách của từng HS.

Theo quan điểm tâm lí học tập, hoạt động nhận thức của HS trong quá trình học tập có thể diễn ra trên các bình diện khác nhau: Bình diện hành động đối tượng- thực tiễn, bình diện trực quan trực tiếp, bình diện trực quan gián tiếp và bình diện nhận thức khái niệm - ngôn ngữ, trong đó vai trò của ngôn ngữ tăng dần và vai trò của trực quan giảm dần.

Việc sử dụng PTDH từ quan điểm nêu trên của tâm lí học tập, thấy rằng: Việc sử dụng PTDH tạo điều kiện cho quá trình nhận thức của HS trên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 39

tất cả các bình diện khác nhau, đặc biệt là trên bình diện trực quan trực tiếp và trên bình diện trực quan gián tiếp. Sau đây là các ví dụ về các PTDH tạo điều kiện cho hoạt động nhận thức của HS:

Các bình diện của hoạt động nhận thức

Các ví dụ về PTDH tạo điều kiện cho hoạt động nhận thức của HS

Bình diện hành động đối tương - thực tiễn

Các TN của HS với các thiết bị TN

Bình diện trực quan trực tiếp - Các vật thật, các bức ảnh chụp - Các TN của GV với các thiết bị TN - Phim học tập (quay các cảnh thật) Bình diện trực quan gián tiếp - Các TN mô hình

- Các phim hoạt hoạ

- Các phần mềm máy vi tính mô phỏng các hiện tượng, quá trình vật lí

- Các mô hình vật chất - Các hình vẽ sơ đồ Bình diện nhận thức khái

niệm – ngôn ngữ

- Sách giáo khoa, sách bài tập, sách tham khảo - Các phần mềm máy vi tính dùng cho việc ôn tập

* Một số định hƣớng chung PP sử dụng PTDH nhằm tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh

Trên cơ sở phân tích các chức năng của PTDH dưới góc độ các quan điểm của lí luận DH và của tâm lí học tập, có thể rút ra định hướng chung về mặt PP cho việc sử dụng PTDH trong DH Vật lí ở trừơng PT:

- Ở các khâu khác nhau của quá trình DH cần sử dụng phối hợp các PTDH trên các bình diện khác nhau của hoạt động nhận thức.

- Gắn việc sử dụng PTDH với các hoạt động trí tuệ - thực tiễn của HS, tạo ra các kích thích đa dạng Cơ học, Âm học, Quang học…phù hợp với quá

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 40

trình thu nhận và xử lí thông tin của HS, kích thích sự tranh luận tích cực của HS về đối tượng nhận thức.

- Việc sử dụng PTDH trong quá trình hình thành và vận dụng kiến thức phải góp phần làm sáng tỏ tính biện chứng giữa cái chung và những cái riêng, cái giống nhau và cái khác nhau của các hiện tượng, quá trình Vật lí.

- Việc sử dụng PTDH phải góp phần làm tăng tính chính xác và tính hệ thống của các kiến thức mà HS lĩnh hội. Cụ thể: Việc sử dụng PTDH thích hợp sẽ làm sống lại các sự kiện cảm tính- cụ thể mà HS đã tri giác trong đời sống hàng ngày để không những vận dụng vốn kinh nghiệm mà còn nhằm phát hiện và góp phần khắc phục cái sai lầm của HS.

1.3.4. Vấn đề lựa chọn và phối hợp các phƣơng pháp và phƣơng tiện dạy học

Sử dụng PPDH nào là câu hỏi thường xuyên của mỗi người thầy [8], [36]. Hiện nay, phần lớn GV lựa chọn PPDH theo kinh nghiệm, dựa vào trực giác. Sự lựa chọn PP một cách mò mẫm , cảm tính như thế sẽ không đem lại kết quả chắc chắn. Cần giải quyết vấn đề này dựa trên cơ sở khoa học. Chỉ trong điều kiện đó mới đem lại hiệu quả sư phạm cao.

Để lựa chọn PPDH trong DH nói chung và trong DH vật lí nói riêng một cách thích hợp. Trước tiên người GV phải nắm rõ được những ưu, nhược điểm của từng PP, của từng phương tiện. Khi phân tích những khả năng của các PPDH, PTDH theo nhiệm vụ DH, theo khả năng của HS, trên cơ sở đó căn cứ vào nhiệm vụ, nội dung, đặc điểm HS, năng lực của GV, điều kiện cơ sở vật chất,.. để lựa chọn PPDH, PTDH cho từng bài học một cách cụ thể, phù

Một phần của tài liệu Phối hợp các phương pháp và phương tiện dạy học nhăm tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh thpt miền núi khi dạy chương “dòng điện trong các môi trường” (vật lý 11 – cơ bản) (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)