- Các câu hỏi trong phiếu điều tra cần phải phù hợp với đề tài và mục tiêu nghiên cứu. Mỗi câu hỏi cần phải cĩ những đĩng gĩp nhất định cho việc thực hiện chương trình nghiên cứu, cho việc làm sáng tỏ đề tài và các giả thuyết.
- Mỗi câu hỏi đặt ra cần được cân nhắc xem câu hỏi phản ánh khía cạnh nào của đề tài, mục đích của câu hỏi đĩ là để làm gì. Chính đề tài và mục tiêu nghiên cứu là tiêu chuẩn tồn tại của mỗi câu hỏi trong phiếu điều tra. Điều này giúp loại bỏ những câu hỏi thưa, tránh làm nặng nề cho phiếu điều tra.
- Các câu hỏi cần phải dễ hiểu đối với mọi cá nhân tham gia trả lời, các câu hỏi phải phù hợp với trình độ văn hĩa thấp nhất trong tập hợp những người được hỏi. - Trong bất kì trường hợp nào, câu hỏi cũng khơng được gợi ra một mối quan hệ
nào đĩ người trả lời dù đĩ là mối quan hệ tích cực. Các câu hỏi khơng được đặt ở mức độ thái quá mà luơn luơn phải đặt ở mức độ trung lập.
VD: Anh/chị hài lịng với cơng việc của mình chứ? Dạng câu hỏi này dường như đã mất đi tính trung lập, mà hướng người trả lời đến sự đồng ý với câu hỏi. Thực tế những câu hỏi như thế này thường cĩ một sự dịch chuyển rất lớn ở các câu trả lời.
- Tuyệt đối tránh câu hỏi ghép một cách máy mĩc. Câu hỏi ghép là câu hỏi, mà về hình thức cĩ thể là một câu hỏi, nhưng về nội dung cĩ thể là một vài câu hỏi gộp lại. Người ta chỉ ra hai loại câu hỏi ghép: ghép hợp lí và ghép khơng hợp lí
+ Loại câu hỏi ghép hợp lí: trong một số trường hợp loại câu hỏi này rất hữu ích, tiết kiệm và làm nhẹ phiếu điều tra. chất lượng thơng tin thu được từ câu hỏi này khơng bị giảm đi. Mỗi câu hỏi dạng này đều được chia ra được thành một vài câu hỏi. Ví dụ:
Sáng hơm nay anh/chị đã đọc loại báo nào trong các loại báo sau?
1. Báo nhân dân 2. Báo quân đội nhân dân
3. Báo Hà Nội mới 4. Báo Sài Gịn giải phĩng
5. Khơng đọc báo nào
Thực tế, câu hỏi trên được ghép từ nhiều câu hỏi khác nhau như: “Sáng hơm nay anh/chị cĩ đọc báo khơng?”; “Sáng hơm nay anh/chị cĩ đọc báo nhân dân khơng?”,
Câu hỏi trên hồn tồn cĩ cơ hội tồn tại, vì trong xử lí thơng tin những câu hỏi ở dạng như thế này thường được chia thành nhiều cau hỏi con và vẫn giữ được mức độ chính xác của thơng tin.
+ Loại câu hỏi ghép khơng hợp lí: Nĩ khơng thể chứng tỏ được rằng nĩ rõ ràng cho câu hỏi nào đĩ. Người trả lời cũng khơng thể biết được nên trả lời câu hỏi nào trong các câu hỏi nhỏ của câu hỏi ghép. Ví dụ:
1.Tối hơm qua anh/chị cĩ xem phim trên VTV1 và cĩ thích nĩ khơng?
Cĩ Khơng
2. Bố mẹ bạn cĩ phải là thành viên của Cơng đồn Việt Nam khơng ?
Cĩ Khơng
Dạng câu hỏi này thực tế là hồn tồn bất lợi, vì nếu nhận được câu trả lời chúng ta cũng khơng biết được đĩ là câu trả lời cho câu “cĩ xem phim khơng” hay “cĩ thích nĩ khơng”, hoặc ở ví dụ sau cũng khơng biết được câu trả lời sẽ dành cho câu hỏi nào “bố là thành viên” hay “mẹ là thành viên” hay “cả hai là thành viên cơng đồn”. Thực tế, với ví dụ đầu cĩ người ở tình trạng cĩ xem phim, song lại khơng thích phim đĩ, hoặc ở ví dụ sau cĩ người bố là thành viên cơng đồn cịn mẹ thì khơng hoặc ngược lại, những người này sẽ khơng biết trả lời như thế nào.
- Cần đặc biệt quan tâm đến cách diễn đạt câu hỏi và cách sử dụng các từ ngữ. Các câu hỏi và những phương án trả lời của các câu hỏi đĩng phải được diễn đạt như thế nào để người hỏi hiểu đúng về chúng, chọn những câu trả lời phù hợp, diễn đạt được đủ ý của mình. Tĩm lại câu hỏi phải được trình bày một cách rõ ràng. Nội dung của câu hỏi phải được thể hiện qua các dạng từ ngữ thích hợp. Mỗi từ trong câu hỏi nhất thiết phải được cân nhắc xem cĩ thể hiện được nội dung đĩ khơng, cĩ dễ hiểu khơng, cĩ đa nghĩa khơng và nội dung như vậy đã thể hiện đầy đủ chưa. Cần sử dụng từ ngữ phù hợp với từ ngữ thơng dụng của người trả lời. Khơng nên sử dụng quá nhiều từ ngữ chuyên mơn hoặc từ ngữ khoa học. Nếu vì một lí do nào đĩ phải sử dụng các từ ngữ trên thì phải giải thích một cách thỏa đáng. Hạn chế thấp nhất việc sử dụng các cụm từ khơng xác định như: “một vài”, “tương đối”, “ít khi”, ‘nhiều”, ‘ít”..
- Các câu hỏi cần làm cho người trả lời cảm nhận rằng, chúng khơng gây ra sự ép buộc họ phải trả lời những câu hỏi mà khơng được xã hội chấp nhận. Tránh những câu hỏi làm cho người trả lời lúng túng, khơng hài lịng và cĩ phản ứng tiêu cực.
Ví dụ: Cĩ những người băn khoăn khi chỉ ra rằng họ khơng quan tâm đến việc học hành của con cái họ. Trong trường hợp này câu hỏi cĩ thể phải đặt: “Do phải bận rộn với các cơng việc xã hội, cơng việc ở cơ quan, việc kiếm sống mà nhiều người khơng đủ thời gian để quan tâm tới việc học tập của con cái mình. Anh/chị cĩ ở trường hợp đĩ khơng? Câu đầu cĩ đặc tính dẫn dắt và cĩ mục đích để ngăn ngừa những băn khoăn ở những người mà nĩi chung khơng quan tâm đến việc học tập của con cái. Việc trình bày câu hỏi như trên tạo điều kiện tâm lí thuận lợi cho người được hỏi để cho câu trả lời khách quan.
- Mỗi một câu hỏi cần tạo khả năng cao nhất để người trả lời cung cấp thơng tin một cách khách quan, chính xác.
- Khi gặp những câu hỏi mà chúng ta khơng tin tưởng, khơng thể đảm bảo cĩ câu trả lời chính xác, khách quan thì tốt nhất nên đưa nĩ ra khỏi phiếu điều tra.