Câu hỏi theo chức năng

Một phần của tài liệu Tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên đề THU THẬP THÔNG TIN BẰNG PHIẾU ĐIỀU TRA (Trang 27)

2.2.3.1. Câu hỏi chức năng tâm lí

Khái niệm : Đây là những câu hỏi cĩ chức năng giải tỏa sự căng thẳng, sự mệt mỏi ở người trả lời, hoặc để chuyển từ nội dung này sang nội dung khác trong phiếu.

Đặc điểm:

+ Người nghiên cứu cần dự đốn trước được tiếp sau những câu hỏi nào đĩ sẽ xuất hiện sự căng thẳng, mệt mỏi ở người trả lời, để đưa thêm vào đĩ những nội dung vui vẻ, hoặc thể hiện sự quan tâm nhất định. Những câu hỏi này cĩ mục đích giải tỏa sự căng thẳng.

+ Chính là chiếc “cầu nối” này làm cho trật tự các câu hỏi trở nên nhịp nhàng

hơn, hấp dẫn người trả lời hơn.

2.2.3.2. Câu hỏi lọc

Chức năng:

+ Phân chia những người tham gia trả lời câu hỏi thành các nhĩm khác nhau, để sau đĩ sẽ cĩ những câu hỏi dành riêng cho từng nhĩm.

+ Khi đưa câu hỏi hàm chứa nội dung nào đĩ cho người trả lời, chúng ta sẽ tránh được sự dịch chuyển của kết quả nghiên cứu, nếu loại bỏ được những người khơng biết hoặc khơng liên quan gì tới vấn đề hỏi tham gia vào việc trả lời câu hỏi đĩ.

VD: Xin cho biết hiện tại bạn đang ở:

Nội trú  Ngoại trú 

1. Bạn ở nội trú xin trả lời các câu hỏi sau:

a. Phịng ở của bạn hiện tại cĩ bao nhiêu người?

b.Tình hình kỉ luật ở kỉ luật ở kí túc xá hiện nay thế nào? Trong một số TH:

Câu hỏi lọc được hợp nhất với câu hỏi thực hiện sau đĩ vào một câu hỏi theo dạng. VD: Hơm nay bạn mua những báo nào?

Báo nhân dân  Báo hà nội mới  Báo quân đội nhân dân 

Báo tiền phong  Báo Phụ nữ  Khơng mua loại báo nào 

Sự hợp nhất này tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lí thơng tin. Khi cĩ khả năng, thì hính thức câu hỏi này được ưa thích hơn, làm gọn hơn.

2.2.3.3. Câu hỏi kiểm tra

Chức năng:

+ Nhằm kiểm tra tính khách quan hay độ xác định của thơng tin mà người trả lời đã cung cấp.

+ Cơ sở tính tốn độ tin cậy của phiếu điều tra và từng câu hỏi trong phiếu.

+ Ta cĩ thể hỏi về một cái gì đĩ hư cấu, nhưng hình thức là gắn liền với vấn đề thực tiễn.

Một số lưu ý

+ Số lượng câu hỏi kiểm tra cĩ thể nhiều hay ít tùy thuộc vào sự cần thiết mà tác giả xác định. Thơng thường, chỉ cần kiểm tra một số câu hỏi liên quan trực tiếp đến những mục tiêu nghiên cứu chủ yếu nhất. Để đặt câu hỏi kiểm tra phù hợp cần căn cứ vào những tình huống cụ thể và vào đối tượng tham gia trả lời.

+ Câu hỏi kiểm tra khơng nên để liền ngay sau câu hỏi mà cần kiểm tra câu trả lời. Người ta thường đặt xen giữa chúng ba, bốn câu hỏi khác. Vì câu trả lời của các câu hỏi tiếp sau cĩ thể bị ảnh hưởng của câu trả lời của những câu hỏi trước nĩ. Việc đặt cách ra vài câu hỏi chủ yếu để hạn chế khả năng người trả lời nhận biết được đĩ chính là câu hỏi kiểm tra.

Một phần của tài liệu Tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên đề THU THẬP THÔNG TIN BẰNG PHIẾU ĐIỀU TRA (Trang 27)