Phần nội dung chính

Một phần của tài liệu Tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên đề THU THẬP THÔNG TIN BẰNG PHIẾU ĐIỀU TRA (Trang 35)

Phần này bao gồm tất cả các câu hỏi nhằm thu thập thơng tin nên các câu hỏi cần được sắp xếp như sau:

 Phiếu điều tra cần được bắt đầu với những câu hỏi trung lập, khơng xâm phạm đến quyền lợi và đặc trưng riêng tư của cá nhân được hỏi nhằm làm cho người được hỏi cĩ thái độ cởi mở. Từ từ dẫn họ vào tồn bộ quá trình nghiên cứu. Những

câu hỏi đầu tiên thường là những câu hỏi mang tính dẫn dắt, tiếp sau đĩ là những câu hỏi gắn với nội dung. Những câu hỏi này thường đặt xen kẽ với các câu hỏi

lọc, câu hỏi kiểm tra, câu hỏi tiếp xúc, câu hỏi chức năng tâm lí nhằm giảm bớt sự căng thẳng và mệt mỏi ở người trả lời.

 Trật tự các câu hỏi cũng cần được sắp đặt theo trình tự logic nhất. Tính logic này xuất phát từ sự phụ thuộc, sự ảnh hưởng lẫn nhau của các câu hỏi và câu trả lời của các câu hỏi này. Logic của các câu hỏi về cùng một chủ đề cần đặt những câu hỏi cĩ nội dung chung hơn trước, sau đĩ đặt những câu hỏi cĩ nội dung cụ thể hơn. Trong đĩ, việc giải quyết cái chung khơng phải luơn ấn định cho việc giải quyết cái cụ thể, nhưng việc giải quyết cái cụ thể lại ảnh hưởng rất lớn đến việc giải quyết những cái chung. Ví dụ:

A/ Theo anh/chị mối quan hệ tình cảm giữa nam và nữ cần phải được xây dựng trên những nguyên tắc nào?

B/ Theo anh/chị cĩ được phép hay khơng để cĩ mối quan hệ tình cảm ngồi hơn nhân, nếu giữa người đàn ơng và người đàn bà xuất hiện tình cảm tương xứng nào đĩ?

C/ Anh/chị sẽ phản ứng như thế nào nếu biết rằng vợ/chồng anh/chị cĩ mối quan hệ tình cảm ngồi hơn nhân?

Ba câu hỏi trên ở ba mức độ của sự cụ thể hĩa. Cách đặt câu hỏi theo một trật tự từ A- B – C là hợp lí. Nĩ theo đúng nguyên tắc: từ cái chung đến cái riêng, vì vậy câu trả lời của A ít ảnh hưởng đến câu trả lời của B và C. Song nếu chúng ta đặt theo trật tự ngược lại: C – B – A thì chắc chắn sẽ cĩ sự dịch chuyển rất lớn ở các câu trả lời của B và A vì câu trả lời của C khơng thể khơng ảnh hưởng mạnh đến B và A.

Ví dụ khác, đã được một số tác giả nhắc đến, khi nĩi về trật tự giữa hai câu hỏi sau:

A/ Anh/chị cĩ ủng hộ việc tăng thuế để chi phí cho giáo dục khơng?

B/ Anh/chị cĩ ủng hộ việc tăng thuế khơng?

Nếu đặt A trước thì chắc chắn tỉ lệ % người ủng hộ việc tăng thuế sẽ cao hơn và ngược lại nếu đặt B trước thì số người ủng hộ sẽ ít hơn. Điều đĩ là do sự ảnh hưởng của

 Như vậy, một trong những nguyên tắc của sự sắp xếp đặt trật tự các câu hỏi là đi từ cái đơn giản đến cái phức tạp , từ cái nhận thức được đến cái khơng nhận thức được và từ cái chung đến cái riêng.

 Về phương diện chức năng tâm lí: Các câu hỏi cần được sắp xếp đặt theo sự cần thiết để tránh gây ra những mệt mỏi, căng thẳng cho người trả lời.

 Tính liên tục của các câu hỏi cũng cịn phụ thuộc vào yêu cầu của việc xử lí thơng tin. Các câu hỏi nên xếp đặt theo yêu cầu của việc xử lí, để làm sao thuận tiện nhất cho việc phân chia thang đo, mã hĩa, nhập số liệu, việc tính tốn.

 Thường để chuyển từ vấn đề này sang vấn đề khác cũng cần cĩ những câu hỏi chuyển tiếp phù hợp để người trả lời khơng cĩ cảm giác hụt hẫng.

G.Gallup (1947) đã chỉ ra kĩ thuật xếp đặt các câu hỏi:

+ Thứ nhất là câu hỏi lọc để tìm hiểu xem người được hỏi cĩ hiểu biết về vấn đề khơng, cĩ nghĩ đến vấn đề khơng?

+ Thứ hai là câu hỏi mở nhằm tìm hiểu xem người được hỏi nĩi chung cĩ thái độ như thế nào đối với vấn đề đĩ.

+ Thứ ba là câu hỏi đĩng để thu nhận những câu trả lời về những điều cụ thể của vấn đề.

+ Thứ tư là câu hỏi hỗn hợp nhằm tìm hiểu những nguyên nhân các quan điểm của người được hỏi.

+ Thứ năm là câu hỏi tìm hiểu sức mạnh của những quan điểm này, cường độ của chúng và được đặt ở dạng câu hỏi đĩng.

Một phần của tài liệu Tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên đề THU THẬP THÔNG TIN BẰNG PHIẾU ĐIỀU TRA (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w