Các bước thực hiện khi điều tra bằng phiếu hỏi [1],[2]

Một phần của tài liệu Tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên đề THU THẬP THÔNG TIN BẰNG PHIẾU ĐIỀU TRA (Trang 43)

Bước 1.Chọn mẫu điều tra. Đảm bảo số lượng đối tượng nghiên cứu đủ lớn để cĩ độ tin cậy cần thiết.

+ Việc chọn mẫu được đặt ra khi nhà nghiên cứu khơng thể nghiên cứu tồn bộ dân số. Phải phân biệt các loại chọn mẫu xác suất và khơng sác xuất. Mẫu xác suất gồm cĩ 4 loại hình chính: mẫu ngẫu nhiên, mẫu hệ thống, mẫu rút thăm theo

chùm, mẫu ngẫu nhiên theo phân lớp. Mẫu khơng ngẫu nhiên bao gồm 4 loại hình: mẫu tình cờ, mẫu định ngạch, mẫu phán đốn, mẫu tích lũy. Qui mơ của mẫu tùy thuộc loại hình nghiên cứu, mức độ chính xác mong muốn và tính thuần nhất của tổng thể nghiên cứu.

+ Cần lưu ý, cách chọn mẫu tùy thuộc vào loại hình nghiên cứu định lượng hay định tính mà cĩ cách chọn mẫu sao cho phù hợp với cuộc nghiên cứu nhằm mang lại một kết quả với độ tin cậy lớn nhất. Bên cạnh đĩ trong một vài trường hợp các loại mẫu cĩ thể phối được với nhau.

+ Sau đây là bảng so sánh chọn mẫu trong nghiên cứu định lượng và định tính

NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH Chọn mẫu xác suất Chọn mẫu khơng xác suất

Tính khách quan Tính chủ quan

Tính đại diện Tính khơng đại diện

Kết quả cĩ thể tổng quát hĩa kết quả khơng thể tổng quát hĩa Tính chặt chẽ thống kê Khơng tính chặt chẽ thống kê Mẫu ngẫu nhiên mẫu bị chi phối bởi lí thuyết Người nghiên cứu khơng can thiệp vào việc

chọn mẫu

Người nghiên cứu tham gia vào việc chọn mẫu

( Theo Phạm Viết Vượng)

- Chọn mẫu điều tra đại diện cho số đơng, chú ý tới tất cả những đặc trưng của đối tượng, cũng cần lưu ý tới:

+ Chi phí cho điều tra rẻ.

+ Thời gian cĩ thể rút ngắn.

+ Nhân lực để điều tra khơng quá đơng.

+ Cĩ thể kiểm sốt tốt mọi khâu điều tra, dự tính được diển biến của quá trình điều tra diễn ra và các kết quả nghiên cứu đúng mục đích.

- Cĩ hai kĩ thuật chọn mẫu

+ Chọn xác suất tức là chọn mẫu ngẫu nhiên, đơn giản bằng cách lấy mẫu bất kì theo hệ thống, từng lớp, từng nhĩm hay theo từng giai đoạn thời gian.

Bước 2. Tìm hiểu tình hình cụ thể về vấn đề cần điều tra và cả những đối tượng sẽ điều tra.

+ Để tìm hiều cụ thể vấn đề cần điều tra cần thực hiện

+ Sau khi người nghiên cứu trả lời các câu hỏi ta tìm hiểu cái gì (vấn đề), dưới gĩc độ náo, liên quan đến ai (đối tượng khảo sát), trong qui mơ như thế nào nhằm xác định rõ vấn đề nghiên cứu.

+ Sau khi phiếu điều tra đã được soạn thảo sơ khởi, bản này phải được gửi đến một số người quen thuộc với lĩnh vực đang nghiên cứu để được phê bình. Thí dụ, nếu là phiếu điều tra thuộc lĩnh vực tâm lý thì nên gửi đến các chuyên gia về tâm lý; nếu thuộc lĩnh vực chương trình trung học thì cần tham khảo ý kiến của các hiệu trưởng, giáo viện trung học chuyên viên soạn thảo chương trình... Họ sẽ cho ta biết những loại thơng tin nào cần được thu thập, những câu hỏi nào sát hay khơng sát với thực tế. Các câu hỏi khơng phù hợp cần phải được loại bỏ hay sửa lại.

Trong quá trình thiết kế bảng hỏi cần phải lưu ý các vấn đề sau:

 Muốn soạn thảo những bảng hỏi đáng tin cậy và giá trị cần phải sử dụng các kỹ thuật tốn học và thống kê học. Nhưng ở đây ta chỉ đề cập đến một số khâu đơn giản cần phải thực hiện để làm tăng chất lượng của các bảng hỏi trước khi đem ra sử dụng cho cuộc nghiên cứu.

Trước hết, ta nĩi đến cách viết và sửa các câu hỏi trong bảng hỏi. Đây là một việc làm mất khá nhiều thì giờ, vì người soạn thảo phải chú ý đến từng câu, từng chữ, và cách trả lời cĩ thể cĩ của người nhận. Người nghiên cứu phải xem xét kỹ (ví dụ: hỏi và tự mình phê phán câu hỏi ấy theo các tiêu chuẩn dưới đây:

(1) Cĩ thể nào câu hỏi ấy chuyển đạt đến người nhận một ý nghĩa khác hẳn với ý nghĩa ta dự kiến khơng?

Thí dụ, trong phần lý lịch của người nhận, cĩ câu hỏi: hiện nay bạn đang học tập ở đâu. Câu trả lời ta dự tính là một địa chỉ nào đĩ, chẳng hạn, 528/1 5/7 Nguyễn Văn Trỗi,thành phố đồ Chí Minh. Nhưng người trả lời cĩ thể hiểu câu hỏi theo lối khác: "ở quận Phú Nhuận", "ở tp Hồ Chí Minh", "ở Huế"... Để tránh tình trạng ấy, câu hỏi cĩ thể đặt lại là: "địa chỉ trường học hiện nay ở đâu?"

(2) Câu hỏi hay cách thức trả lời cĩ hạn chế hay làm thiên lệch lối giải đáp hay khơng?

Thí dụ, học sinh được yêu cầu đánh dấu (x) vào ơ cĩ ghi thành phần chính trị của mình, trong khi bảng hỏi chỉ cĩ hai ơ “đồn viên” và "đối tượng đồn". Trong trường hợp này, cần phải thêm một ơ: "các thành phần khác".

Một thí dụ khác, trong một bản bút vấn yêu cầu học sinh đánh giá giờ dạy của thầy giáo cĩ câu hỏi như sau:

Em nhận thấy giờ dạy vừa qua là: a. Linh hoạt b. Bổ ích

Như vậy người trả lời buộc phải lựa chọn một trong các tính từ đã ghi trong khi họ muốn mơ tả giờ dạy bằng những tính từ khác đúng đắn hơn. Câu hỏi trên tỏ lộ sự thiên vị mặc dầu nhiều khi người soạn câu hỏi khơng cĩ ý định làm như vậy.

(3) Cách thức trả lời cĩ khiến cho việc xử lý các dữ kiện sau này được dễ dàng khơng?

Câu hỏi nên soạn làm sao để người trả lời chỉ cần đánh dấu vào ơ trống hay chỉ ghi số vào đấy. Dưới đây là một thí dụ câu hỏi khiến cho việc xử lý các dữ kiện rất khĩ khăn:

Lớp đã dạy Số năm kinh nghiệm (ghi số năm)

Lớp 6-7 ...

Lớp 8-9 ...

Lớp 10-11 ...

Lớp 12 ...

Tổng cộng ...

Mục đích của người soạn câu hỏi trên đây là được biết số năm kinh nghiệm giảng dạy của một giáo viên ở cấp II và cấp III nhưng cách xếp đặt cách trả lời sẽ khiến cho việc xử lý dữ kiện sau này khĩ cĩ thể thực hiện được vì quá rắc rối. Người trả lời cĩ thể ghi thêm các chi tiết nhiều khi khơng cần thiết ngồi số năm đã dạy ở mỗi lớp. Hơn thế nữa, một giáo viên cĩ 35 năm kinh nghiệm giảng dạy mơn tốn ở lớp 7 và lớp 8 (năm nào cũng chỉ dạy ở hai lớp này) sẽ cố một tổng số năm kinh nghiệm là 70 năm, tức là quá số tuổi ơng hiện cĩ.

(4) Nếu cần phải sử dụng máy điện tử để tính tốn hay lựa ra các dữ kiện thì cách thức trả lời cĩ được xếp đặt để làm sao cĩ thể mã hố được sau này hay khơng?

Ngày nay người ta sử dụng càng ngày càng nhiều máy điện tử để lựa và phân tích các dữ kiện nhất là với trường hợp số lượng dữ kiện quá nhiều, cho nên cần phải cĩ cách thức trả lời khách quan để làm sao cĩ thể ghi lại các dữ kiện trên máy vi tính. Nếu phần trả lời là những câu phát biểu tự do, hay những câu điền thế vào chỗ trống, thì các câu này phải được phân tích và phân loại để cĩ thể được mã hĩa (xem phần phân tích nội dung sẽ trình bày trong chương này).

(5) Hình thức bản bút vấn cĩ dễ đọc và dễ trả lời khơng?

Bảng hỏi cần phải được in rõ ràng, sáng sủa, để người đọc khỏi bị lầm lẫn trả lời câu này trong phần trả lời dành cho câu khác. Ngồi ra những bản bút vấn quá dài, quá rậm rịt, rắc rối, sẽ khiến cho người đọc dễ ngán, khơng trả lời đầy đủ các câu hỏi hay khơng gửi trả lại bảng hỏi nữa.

Bước 4.Điều tra thử, rút kinh nghiệm về khâu tổ chức, hồn chỉnh phiếu điều tra.

Tiếp theo cuộc tham khảo sơ khởi ấy, bảng hỏi phải được đem thử nghiệm với một nhĩm người tương tự như những người mà ta muốn khảo sát sau này. Nếu bảng hỏi nhằm để khảo sát thái độ của sinh viên tại một trường Đại học Sư phạm, chẳng hạn thì bản bút vấn cần được thử nghiệm với một nhĩm sinh viên Đại học Sư phạm khơng nằm trong mẫu nghiên cứu sau này. Để khỏi lẫn lộn nhĩm thử nghiệm với mẫu nghiên cứu thực sự, ta nên chọn mẫu nghiên cứu trước rồi sau đĩ chọn một nhĩm sinh viên khác trong các thành phần dân số khơng được đưa vào mẫu nghiên cứu.

Việc thử nghiệm với một nhĩm người tương tự như mẫu nghiên cứu sẽ cho ta thấy những câu hỏi nào khơng thích hợp, cái phải sửa đổi và cĩ khi cần phải thử nghiệm một lần thứ hai . Bằng cách thử nghiệm như thế, bảng hỏisẽ được cải thiện và tính đáng tin cậy của nĩ sẽ tăng lên.

Bước 5. Tiến hành điều tra diện rộng. Thu phiếu điều tra.

Để tối đa hĩa số trả lời và đồng thời để cĩ thể kiểm sốt được sự thiên lệch trong số người khơng trả lời ta cần phải thực hiện một số khâu dưới đây. Trong các phương pháp cĩ hiệu quả nhất là làm thế nào cho người trả lời biết được rằng chính họ cũng sẽ đĩng gĩp quan trọng vào một lĩnh vực cĩ liên quan đến họ bằng cách trả lời cho bảng hỏi. Các sinh viên, chẳng hạn, sẽ hăng hái trả lời bảng hỏi nếu họ biết được rằng kết quả của cuộc nghiên cứu sẽ cĩ thể cải thiện được đời sống của họ ở đại học và ý kiến của họ sẽ gĩp phần vào sự cải thiện ấy. Để thực hiện điều ấy, ta nên đưa ra những thơng tin sau đây cho người tham gia trả lời được rõ:

(l) mục đích và ý nghĩa của cuộc nghiên cứu,

(2) tầm quan trọng của thơng tin do người trả lời cung cấp,

(3) cần nêu danh tính người trả lời hay khơng. Nếu người trả lời nêu danh tính thì sẽ được đảm bảo như thế nào để họ cĩ thể thẳng thắn trả lời mà khơng phải e ngại. Nhiều khi, nếu cĩ lời giới thiệu hay khuyến khích ngắn ngủi của một giới chức cĩ thẩm quyền cũng khiến cho người trả lời đáp ứng một cách hăng hái hơn. Nếu bảng trả lời cần phải được gửi bằng bưu điện thì nên kèm theo một phong bì cĩ dán sẵn tem và địa chỉ nơi nhận.

Bước 6. Loại bỏ các phiếu điều tra khơng đạt yêu cầu. Thống kê và xử lí kết quả

thu được.

Một phần của tài liệu Tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên đề THU THẬP THÔNG TIN BẰNG PHIẾU ĐIỀU TRA (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w