Một trong những yếu tố giúp Công ty thành công đó là vấn đề tiền lương vì tiền lương được xem như biểu hiện mối quan hệ về lợi ích giữa người lao động và người sử dụng , tiền lương là mộ
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU6 6
1 Lý do chọn đề tài 7
2 Mục đích nghiên cứu 7
3 Phạm vi nghiên cứu 7
4 Phương pháp nghiên cứu 7
5 Nội dung nghiên cứu 7
Chương I – Lý luận chung về tiền lương và cỏc hỡnh thức trả lương cho người lao động9 9
I – Tiền lương và các vấn đề liờn quan9 9
1 Khái niệm và bản chất của tiền lương9 9
1.1 Một số khái niệm về tiền lương9 9
1.2 Bản chất tiền lương10 10
2 Nguyên tắc cơ bản của tổ chức tiền lương10 10
3 Chức năng của tiền lương13 13
3.1 Chức năng thước đo giá trị13 13
3.2 Chức năng tái sản xuất sức lao động13 13
3.3 Chức năng kích thích lợi ích vật chất đối với người lao động 13 3.4 Chức năng bảo hiểm tích luỹ13 13
4 Vai trò của tiền lương trong Doanh nghiệp13 13
II – Cỏc hỡnh thức trả lương cho người lao động14 14
1 Hình thức trả lương theo thời gian 14
1.1 Các chế độ trả lương theo thời gian15 15
1.1.1 Chế độ trả lương theo thời gian đơn giản15 15
1.1.2.Chế độ trả lương theo thời gian có thưởng15 15
2 Hỡnh thức trả lương theo sản phẩm16 16
2.1 Các chế độ trả lương theo sản phẩm16 16
2.1.1 Chế độ trả lương theo sản phẩm trực tiếp cỏ nhân17 17
2.1.2 Chế độ trả lương theo sản phẩm tập thể18 18
Trang 22.1.3 Chế độ trả lương theo sản phẩm gián tiếp19 19
2.1.4 Chế độ trả lương theo sản phẩm có thưởng19 19
2.1.5 Chế độ trả lương khoán20 20
2.1.6 Chế độ trả lương sản phẩm luỹ tiến20 20
III –Chớnh sỏch tiền lương trong doanh nghiệp22 22
1 Mục đích và yêu cầu của chính sách tiền lương trong doanh nghiệp22 1.1 Mục đích22 22
1.2 Yêu cầu của chính sách tiền lương22 22
2 Căn cứ xõy dựng chính sách tiền lương22 22
2.1 Những quy định của nhà nước22 22
2.2 Chiến lược phát triển của Doanh nghiệp23 23
2.3 Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp23 23
2.4 Thị trường lao động23 23
3 Nội dung cơ bản của chính sách tiền lương23 23
3.1 Mức lương tối thiểu23 23
3.2 Hệ thống thang bảng lương của nhà nước 24
3.3 Quy chế trả lương trong doanh nghiệp25 25
Chương II –Phõn tích thực trạng các hình thức trả lương của công ty cổ phần may Bắc Hà – Youngshin26 26
I –Một số đặc điểm của công ty cổ phần may Bắc Hà – Young shin có ảnh hưởng đến các hình thức trả lương26 26
1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty26 26
2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty cổ phần may Bắc Hà – Young shin28 28
3 Một số đặc điểm về Công ty Cổ phần may Bắc Hà – Youngshin30 30 3.1 Đặc điểm về loại hình sản xuất kinh doanh của Công ty30 30
3.2 Đặc điểm về quy trình công nghệ30 30
3.3 Đặc điểm về máy móc thiết bị.32 32
Trang 33.4 Cơ cấu tổ chức sản xuất34 34
3.5 Đặc điểm về lao động của công ty35 35
3.6 Đặc điểm về bộ máy quản lý38 38
4 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây 42
II Thực trạng các hình thức trả lương đang được áp dụng tại công ty cổ phần may Bắc Hà – Young shin43 43
1 Các quy định trong tính lương4 43
2 Sử dụng quỹ tiền lương của công ty4 44
3 Các hình thức trả lương46 46
3.1 Trả lương theo thời gian 46
3.2 Trả lương theo sản phẩm 52 52
3.2.1 Chế độ trả lương theo sản phẩm trực tiếp cho công nhân may của công ty5 53
3.2.2 Chế độ trả lương khoàn sản phẩm tập thể cho công cho công nhõn may 59
3.2.3 Chế độ trả lương sản phẩm gián tiếp cho tổ cắt66 66
III – Nhận xét chung về việc sử dụng các hình thức trả lương tại công ty cổ phần may Bắc Hà – Youngshin69 69
1 Đối với hình thức trả lương theo thời gian69 69
2 Đối với hình thức trả lương theo sản phẩm70 70
2.1 Đối với chế độ trả lương trực tiếp cá nhân70 70
2.2 Đối với chế độ trả lương khoán sản phẩm tập thể71 71
2.3 Đối với chế độ trả lương sản phẩm gián tiếp cho tổ cắt71 71
Chương III – Một số giải pháp nhằm hoàn thiện các hình thức trả lương tại công ty cổ phần may Bắc Hà – Youngshin7 72
1 Phương hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới7 72
2 Giải pháp hoàn thiện các hình thức trả lương74 74
Trang 42.1 Hoàn thiện các hình thức trả lương theo sản phẩm 74
2.1.1 Hoàn thiện phương pháp xác định tiền đơn giá lương74 74
2.1.2 Tổ chức và phục vụ tốt nơi làm việc7 74
2.1.3 Thống kê , kiểm tra nghiệm thu sản phẩm chính xác chặt chẽ76 76 2.1.4 Thường xuyên đào tạo nâng cao tay nghề, giáo dục nội quy quy chế77 77
2.1.5 Hoàn thiện cỏc hỡnh thức tính thưởng và phụ cấp78 78
2.2 Hoàn thiện hình thức trả lương theo thời gian78 78
KẾT LUẬN82 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO 83
Trang 5
DANH MỤC BẢNG BIỂU
1 Bảng 1: Cơ cấu máy móc của công ty may Bắc Hà – Youngshin đầu năm
2009 33
2.Bảng 2 Cơ cấu lao động theo tuổi, giới tớnh và trình độ chuyên môn năm 2008 36
3 Bảng 3: Cơ cấu lao động theo tuổi, giới tớnh, bậc thợ và nhu cầu tuyển dụng năm 200837 37
4 Bảng 4: Bảng kết quả sản xuất kinh doanh của công ty may Bắc Hà – Youngshin năm 2006, 2007, 200842 42
5 Bảng 5 : Các loại quỹ lương của công ty 45
6 Bảng 6: Bảng chấm công: Ví ụ bảng chấm công của của quản lý xưởng vào tháng 4 năm 2008 48
7 Bảng 7: Bảng thanh toán tiền lương tháng 4 năm 2008 bộ phận quản lý xưởng công ty cổ phần may Bắc Hà – Youngshin50 50
8 Bảng 8: Bảng chấm công tháng 4 năm 2008 bộ phận tổ 1 công ty cổ phần may Bắc Hà – Youngshin53 53
9 Bảng 9: Bảng thanh toán tiền lượng tháng 4 năm 2008 tổ 1 công ty cổ phần may Bắc Hà – Youngshin56 56
10 Bảng 10 : Phiếu nhiệm thu sản phẩm hoàn thành 4/2008 58
11 Bảng 11: Bảng quy trình công nghệ 61
12 Bảng 12 : Nghiệm thu khối lượng công việc 64
13 Bảng 13: phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành theo từng dây67 67
14 Bảng 14: Bảng thanh toán tiền lương tháng 12 năm 2008 cho tổ cắt công ty cổ phần may Bắc Hà – Youngshin 68
Trang 6LỜI MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Thực hiện đường lối đổi mới, chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa từ 1986 đến nay, nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ, thể hiện ở tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn ở mức cao Đặc biệt là hiện nay khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới (WTO) thì cơ hội để phát triển của đất nước ngày càng rộng mở, tạo điều kiện hội nhập vào sự phát triển chung của thế giới Nhưng quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới đã và đang đặt ra cho các Công ty nước ta nhiều cơ hội cũng như nhiều thách thức mới Đó là cơ hội thu hút vốn đầu tư, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, tiếp thu cách làm việc khoa học,năng động, có cơ hội đưa sản phẩm của mình đến nhiều nước trên thế giới Mặt khác, các Công ty cũng phải đối mặt với không ít những khó khăn, phải chấp nhận sự cạnh tranh gay gắt diễn ra trên phạm vi toàn thế giới, thậm chí ngay cả trên thị trường trong nước phải khắc phục những hạn chế về năng lực quản lý,về vốn kinh doanh…Đặc biệt hiện nay sự bảo hộ của nhà nước gần như không còn, các Công ty phải tự điều hành quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh, tự hạch toán, tổ chức thực hiện mọi việc một cách hiệu quả để đứng vững trên thị trường Một trong những yếu tố giúp Công ty thành công đó là vấn đề tiền lương vì tiền lương được xem như biểu hiện mối quan hệ về lợi ích giữa người lao động và người sử dụng , tiền lương là một phần chi phí sản xuất của Công ty, đối với người lao động tiền lương là thu nhập để nuôi sống họ và gia đình họ.Tiền lương sẽ tao động lực cho người lao động làm việc khi mà mức lương được chi trả tương xứng với sự cống hiến của họ Khi mà tiền lương được trả tương xứng với sự đóng góp của người lao động thì họ sẽ thực hiên công việc theo chức năng, năng lực của mình một cách tốt nhất, sử dụng thời gian tối đa nâng cao năng suất lao động, khi đó hiệu quả kinh doanh đạt
Trang 7được kết quả cao Đõy chính là những đòi hỏi cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập, cạnh tranh gay gắt như thế này.
Chớnh vì những lý do trên mà em chọn đề tài: “ Hoàn thiện các hình thức trả lương tại Công ty cổ phần may Bắc Hà – Youngshin” làm chuyên
đề thực tập tốt nghiệp
2 Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống lại các vấn đề lý thuyết liên quan đến các hình thức trả lương
- Đánh giá thực trạng công tác trả lương tại Công ty Cổ phần may Bắc
4 Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài này em sử dụng các phương pháp:
- Phương pháp phỏng vấn
- Phương pháp thống kê,so sánh
- Phương pháp khảo sát
5 Nội dung nghiên cứu
Nội dung của chuyên đề được trình bày trong các phần chính sau:
Chương I: Lý luận chung về tiền lương và các hình thức trả lương cho người lao động
Chương II: Phân tích thực trạng các hình thức trả lương tại Công
ty Cổ phần may Bắc Hà – Youngshin
Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện các hình thức trả lương tại Công ty Cổ phần may Bắc Hà – Youngshin
Trang 8Trong quá trình tìm hiểu và viết bài em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của cô giáo hướng dẫn TS Phạm Thuý Hương, của cỏc cụ chỳ trong phòng tố chức hành chinh và ban lãnh đạo công ty cùng với sự nỗ lực của bản thân, nhưng do nhận thức và trình độ có hạn nên bài viết còn nhiều sai sót và hạn chế Vì vậy em rất mong nhận được sự đóng góp để em có điều kiện nâng cao kiến thức của mình nhằm phục vụ cho quá trình công tác sau này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 9CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC HÌNH THỨC
TRẢ LƯƠNG CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG
I – Tiền lương và các vấn đề liên quan
1 Khái niệm và bản chất của tiền lương
1.1 Một số khái niệm về tiền lương
- Tiền lương trong nền kinh tế kế hoạch tập trung:
+ Tiền lương không phải là giá trị sức lao động vì trong điều kịờn đú tiền lương không phải là giá cả sức lao động
+ Tiền lương là một khái niệm thuộc phạm trù phân phối tuân thủ các nguyên tắc phân phối dưới chủ nghĩa xã hội
+ Tiền lương được phân phối công bằng theo, số lượng, chất lượng lao động của công nhân viên chức đã hao phí và được kế hoạch từ cấp trung ương đến cơ sở và được Nhà Nước thông nhất quản lý
- Tiền lương trong nền kinh tế thị trường:
+ Trong hoạt động kinh doanh, tiền lương là một phần chi phí cấu thành chi phí sản xuất – kinh doanh Do đó tiền lương luôn cần được tính toán
và quản lý chặt chẽ Đối với người lao động tiền lương là thu nhập từ quá trình lao động của họ, là phần thu nhập chủ yếu và có ảnh hưởng trực tiếp tới mức sống của đại đa số lao động trong xã hội Tiền lương cao tạo động lực cho người lao động nâng cao trình độ và khả năng lao động của mình
+ Trong nền kinh tế thị trường với sự hoạt động sôi nổi của thị trường lao động trong đó sức lao động là hàng hoá, do đó tiền lương là giá cả của sức lao động
+ Tiền lương trước hết là số tiền người sử dụng lao động trả cho người lao động - đó là quan hệ kinh tế của tiền lương Do tính chất đặc biệt của loại hàng hóa sức lao động, mà tiền lương không chỉ thuần tuý là vấn đề kinh tế
Trang 10mà còn là một vấn đề xã hội rất quan trọng, liên quan đến đời sống và trật tự
xã hội - đó là quan hệ xã hội
Tiền lương danh nghĩa
Là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động thông qua hợp đồng thoả thuận giữa hai bên theo quy định của pháp luật Số tiền này nhiều hay ít phụ thuộc trực tiếp vào năng suất lao động, hiệu quả làm việc của người lao động, phụ thuộc vào trình độ, kinh nghiệm làm việc…của họ ngay trong quá trình lao động
Tiền lương thực tế
Tiền lương thực tế được hiểu là số lượng các loại hàng hoá tiêu dùng và các dịch vụ cần thiết mà người lao động hưởng lương có thể mua được bằng tiền lương danh nghĩa của họ
Tiền lương thực tế không chỉ phụ thuộc vào số tiền lương danh nghĩa
mà còn phụ thuộc vào giá cả của các loại hàng hoá tiêu dùng và các loại dịch
vụ cần thiết mà người lao động muốn mua Mối quan hệ giữa tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế được thể hiện thông qua công thức sau
- Tiền lương mang bản chất kinh tế xã hội
+ Bản chất kinh tế của tiền lương được thể hiện ở chỗ tiền lương phải được tính toán vỡ nó là thước đo giá trị là đơn vị của chi phí kinh doanh
+ Tiền lương gắn với con người và cuộc sống vì vậy tiền lương mang bản chất xã hội
2 Nguyên tắc cơ bản của tổ chức tiền lương
Trang 11* Nguyên tắc 1: “ Trả lương ngang nhau cho lao động ngang nhau”
Đây là nguyên tắc cơ bản trong phân phối theo lao động “ Làm theo năng lực, hưởng theo lao động”.Theo Nguyên tắc này thì bất kỳ ai dự cú khác nhau về tuổi tác, dân tộc, màu da, trình độ, giới tính mà có sự đóng góp về sức lao động như nhau thì phải công bằng được trả lương như nhau Đối với những công việc khác nhau, phải đánh giá đúng mức phải có sự phân biệt đảm bảo công bằng khi trả lương
Đây là nguyên tắc được coi là quan trọng vì khi thực hiện nguyên tắc này giúp cho người lao động yên tâm cống hiến, yên tâm công tác ở vị trí của mình và nguyên tắc này luôn đảm bảo sự công bằng do đó mà nó khuyến khích người lao động
* Nguyên tắc 2: “Đảm bảo tốc độ tăng tiền lương bình quân phải nhỏ
hơn tốc độ tăng năng suất lao động”
Tiền lương tăng là do trình độ tổ chức và quản lý lao động ngày càng hiệu quả hơn Đối với năng suất lao động, ngoài các yếu tố gắn liền nâng cao
kỹ năng làm việc và trình độ tổ chức quản lý lao động, tăng năng suất lao động còn do các nguyên nhân khác như đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao trình độ trang bị kỹ thuật trong lao động khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực thiờn nhiờn….Mặt khỏc năng suất là cái làm ra để thu lợi nhuận còn tiền lương là chi phí mà muồn sản xuất có lợi nhuận, hiệu quả cao thỡ cỏi tạo ra phải lớn hơn cỏi chớ phớ điều đó có nghĩa là tốc độ tăng năng suất lao động phải lớn hơn tiền lương bình quân
Mối quan hệ giữa năng suất lao động, tiền lương và giá thành sản phẩm như sau:
ITL
IW
Trong đó:
Z: Phần trăm tăng hoặc giảm giá thành
do: Tỷ trọng tiền lương trong giá thành
ITL : Chỉ số tiền lương bình quân
Trang 12IW: Chỉ số năng suất lao động
Ta thấy nếu năng suất lao động bình quân tăng nhanh hơn tiền lương bình quân sẽ làm giảm giá thành, nâng cao sức cạnh tranh tạo điều kiên tăng tiền lương cũng như thu nhập cho người lao động, tạo sự gắn bó người lao động với doanh nghiệp
* Nguyên tắc 3: “Đảm bảo mối quan hệ hợp lý về tiền lương giữa các
ngành, cỏc vựng và giữa các đối tượng trả lương khác nhau”
Nguyên tắc này bổ xung cho nguyên tắc 1 : Trả lương khác nhau cho lao động khác nhau.Khi lao động có số lượng và chất lượng khác nhau thì tiền lương phải được trả khác nhau Chất lượng lao động khác nhau thường được thể hiện:
- Trình độ lành nghề bình quân khác nhau điều này cho thấy cùng một bậc thợ như nhau ở các ngành nghề khác nhau Sự khác nhau này cần phải được phân biệt trong trả lương qua đó khuyến khích người lao động nâng cao tay nghề, trình độ
- Điều kiện lao động khác nhau Các doanh nghiệp khác nhau có điều kiện lao động khác nhau do đó mà năng suất lao động khác nhau có nghĩa là tiêu hao hao phí sức lao động khác nhau do đó tiền lương phải khác nhau để
bù đắp sức lao động khác nhau đó
- Vị trí quan trọng của từng ngành trong nền kinh tế quốc dân trong từng giai đoạn của sự phát triển kinh tế thì ứng với nó mỗi ngành có một vị trí quan trọng thì tiền lương cao để thu hút lao động, tạo điều kiện tốt để ngành
đó phát triển
- Sự khác nhau giữa cỏc vựng và điều kiện sống( khí hậu, đi lại, giá cả sinh hoạt…) Cỏc vựng khác nhau có điều kiện sống có thể khác nhau, có những vùng thuận lợi về đi lại, giá rẻ, khí hậu thời tiết thuận hoà nhưng có những vùng không thuận lợi về đi lại, khí hậu thời tiết khắc nghiệt, giá cả đắt đỏ sự khác nhau này dẫn đến mức chi phí khác nhau và người lao động
Trang 13không muốn đến những vùng không thuận tiện về đi lại, khí hậu và giá cả đắt
đỏ Vì thế để tái sản suất sức lao động như nhau tiền lương phải khác nhau
Sự khác nhau về tiền lương thường được thể hiện thông qua phụ cấp khu vực, phụ cấp đắt đỏ
3 Chức năng của tiền lương
3.1 Chức năng thước đo giá trị
Chức năng này là cơ sở để điều chỉnh giá cả cho phù hợp mỗi khi giá
cả biến động bao gồm cả giả cả sức lao động
3.2 Chức năng tái sản xuất sức lao động
Thực hiện chức năng này nhằm duy trì năng lực lâu dài, ổn định có hiệu quả trên cơ sở tiền lương đảm bảo bù đắp được sức lao động đã hao phí cho người lao động
3.3 Chức năng kích thích lợi ích vật chất đối với người lao động
Chức năng này đảm bảo cho người lao động làm việc có hiệu quả thì tiền lương cũng phải tăng lên và ngược lại
3.4 Chức năng bảo hiểm tích luỹ
Chức năng này đảm bảo cho người lao động không những duy trì được cuộc sống hàng ngày mà còn có thể dự phòng cho cuộc sống lâu dài khi họ hết khả năng lao động hoặc gặp bất trắc , rủi ro
4.Vai trò của tiền lương trong doanh nghiệp
Tái sản xuất sức lao động: Sức lao động là yếu tố quan trọng của sản xuất kinh doanh Khi mà khoa học kỹ thuật có phát triển đến đâu, công nghệ
mới được ứng dụng nhanh chóng vào sản xuất, với mức độ cơ khí hoá
và tự động hoá tối đa, thì lao động vẫn giữ vai trò nhất định Đó là sức mạnh trí tuệ con người trong việc sáng chế ra kỹ thuật, công nghệ có mục đích sản xuất Vì vậy tiền lương có đảm bảo cho tái sản xuất sức lao động thì người lao động mới có thể tiếp tục cống hiến sức lực và trí tuệ của mình để làm được
Trang 14việc nhỏ nhất là làm việc tốt hơn đến việc quan trọng hơn như phát minh được công nghệ mới phục vụ cho sản suất.
Kích thích vật chất: Vai trò này ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần làm việc của người lao động vì khi được đáp ứng về vật chất người lao động sẽ có tinh thần thoải mái hơn để làm việc và tạo ra được sản phẩm có chất lượng cao hơn, Do vậy chủ doanh nghiệp phải nhận thức được vai trò này để sử dụng sức lao động hiệu quả hơn, không chỉ để nâng cao thu nhập cho công nhân mà còn tạo lợi nhuận cao cho doanh nghiệp
Đảm bảo cuộc sống cho bản thân và gia đình người lao động: Khi mà mức lương đảm bảo về cuộc sông của minh người lao động sẽ chu tâm vào công việc mà họ được giao, từ đó nâng cao chất lượng công việc
Đảm bảo cho chi phí học tập và nâng cao trình độ: Trong nền kinh tế thị trường nếu người lao động không ngừng nâng cao trình độ của mỡnh thỡ họ sẽ bị đào thải Đây là một việc làm tất yếu đối với mỗi người lao động trong thời kỳ mới do đó vai trò này của tiền lương trong thời kỳ đổi mới là hết sức quan trọng vỡ nó đó gián tiếp thúc đẩy sự đi lên của nền kinh tế đất nước nói chung cũng như của doanh nghiệp sản xuất nói riêng
II CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG
1 Hình thức trả lương theo thời gian
Áp dụng đối với những người làm công tác quản lý, chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, những người làm các công việc theo dây chuyền công nghệ, máy móc thiết bị, và những công việc trả lương theo thời gian có hiệu quả hơn các hình thức trả lương khác
- Ưu điểm : Tạo động lực làm việc cho người lao động, nâng cao trình
độ quản lý của họ
Trang 15- Nhược điểm : Không ngắn thu nhập của người lao động với kết quả lao động mà họ đã làm ra Mang tính chất bình quân chủ nghĩa, không khuyến khích sử dụng hợp lý thời gian làm việc
1.1 Các chế độ trả lương theo thời gian
1.1.1 Chế độ trả lương theo thời gian đơn giản
Áp dụng khi khó xác định mức lao động chính xỏc, khú đánh giá công việc chính xác
Lương theo thời gian có thưởng phụ thuộc vào lương cấp bậc, chức vụ,
và thời gian làm việc thực tế
- Tính lương:
Ltg = LCB * T
Trong đó: Ltg : Tiền lương trả theo thời gian đơn giản
LCB : Tiền lương cấp bậc
T : Thời gian làm việc thực tế
- Ưu điểm: Cỏch tính đơn giản, dễ dàng
- Nhược điểm : Mang tính bình quân, không khuyến khích sử dụng hợp
lý thời gian làm việc, tiết kiệm nguyên vật liệu
1.1.2.Chế độ trả lương theo thời gian có thưởng
Là sự kết hợp của chế độ trả lương theo thời gian đơn giản cộng với tiền thưởng
Áp dụng đối với những công nhân làm những công việc tuyệt đối phải đảm bảo chất lượng, hoặc những công nhân chính làm việc ở những khâu sản xuất có trình độ cơ khí hoá và tự động hoá cao
- Tính lương:
Lth = Ltg + Tiền thưởng
Trong đó:
Lth : Lương tính theo thời gian có thưởng
Ltg : Lương tính theo thời gian đơn giản
Trang 16Tiền thưởng căn cứ vào mức độ hoàn thành công việc, thâm niên, kỹ năng kinh nghiệm đã được tích luỹ
- Ưu điểm: tạo động lực làm việc cho người lao động, gắn thời gian làm việc thực tế với thành tích công việc của người lao động Phản ánh đúng trình độ thành thạo, khả năng, kinh nghiệm của người lao đông
- Nhược điểm : Việc tính toán tiền thưởng phải hợp lý trỏnh gõy tình trạng tăng chi phí tiền lương
+ Khuyến khích người lao động nâng cao được trình độ tay nghề, rèn luyện
kỹ năng, tích luỹ kinh nghiệm, sáng tạo để nâng cao năng suất lao động
+ Hoàn thiện công tác quản lý, nâng cao tính tự chủ của người lao động.Nhược điểm:
+ Chỉ quan tâm tới số lượng sản phẩm làm ra mà không quan tâm tới chất lượng của sản phẩm
+ Công nhân chỉ quan tâm tới sản phẩm làm, cốt làm cho thật nhiều sản phẩm do đó không có ý thức về tiết kiệm vật tư, nguyên liệu
Do đó để hình thức trả lương theo sản phẩm thật sự phát huy tác dụng, các doanh nghiệp cần đảm bảo các điều kiện sau:
+ Xây dựng các định mức lao động có căn cứ khoa học Là cơ sở để tính toán đơn giá tiền lương, xây dựng kế hoạch quỹ lương
+ Đảm bảo tổ chức và phục vụ tốt nơi làm việc
Trang 17+ Đẩy mạnh công tác kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm đảm bảo sản phẩm được sản xuất ra theo đúng chất lượng đã quy định.
+ Giáo dục tốt ý thức trách nhiệm của người lao động
2.1.1 Chế độ trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân
Đối tượng áp dụng là người lao động trong điều kiện quá trình lao động của họ mang tình độc lập tương đối, có thể định mức, kiểm tra và nghiệm thu sản phẩm một cách cụ thể rõ ràng
- Tính đơn gớa tiền lương
Là số tiền trả cho người lao động khi họ hoàn thành một đơn vị sản phẩm hay một công việc nhất định
ĐG = LCBCV / Q
Hoặc Đ Hoặc ĐG = LCBCV *T
Trong đó:
ĐG : Đơn gớa tiền lương trả cho một đơn vị sản phẩm
LCBCV : Lương cấp bậc của công nhân trong kỳ
Q : Mức sản lượng của công nhân trong kỳ
T : Mức thời gian hoàn thành một đơn vị sản phẩm Tiền lương trong kỳ của một công nhân
L1 = ĐG * Q1
Trong đó : L1 : Tiền lương công nhân được nhận
Q1 : Số lượng sản phẩm thực tế hoàn thành
- Ưu điểm:
+ Dễ dành tính được tiền lương trực tiếp trong kỳ
+ Tạo động lực làm việc cho người lao động để nâng cao năng suất lao động từ đó tăng tiền lương một cách trực tiếp
- Nhựơc điểm:
+ Chỉ quan tâm tới số lượng mà ít quan tâm tới chất lượng
Trang 18+ Ít quan tâm tới tiết kiệm vật tư, nguyên liệu hay sử dụng kém hiệu quả máy móc thiết bị.
2.1.2 Chế độ trả lương theo sản phẩm tập thể
Đối tượng áp dụng là một nhóm người khi họ hoàn thành một khối lượng sản phẩm nhất định mà những sản phẩm này đòi hỏi nhiều người cùng tham gia, công việc của mỗi cá nhân có liên quan tới nhau
- Tính đơn gớa tiền lương
+ Nếu tổ hoàn thành nhiều sản phẩm trong kỳ:
ĐG = TLCBi /Q0
+ Nếu tổ hoàn thành một sản phẩm trong kỳ:
ĐG = TLCBi * T0
Trong đó : ĐG : Đơn giá tiền lương sản phẩm trả cho tổ
TLCBi : Tổng tiền lương cấp bậc của cả tổ
LCBi : Lương cấp bậc của công việc bậc i
n : Số công việc trong tổ
Trang 19Việc xác định lương của các thành viên trong tổ gặp nhiều khó khăn Đôi khi chia theo bình quân trong tổ nờn ớt khuyến khích tăng năng suất cá nhân
2.1.3 Chế độ trả lương theo sản phẩm gián tiếp
- Tính đơn giá tiền lương
ĐG = L / ( M*Q) Trong đó : ĐG : Đơn gớa tiền lương
L : Lương cấp bậc của công nhân phụ
M : Số máy phục vụ cùng loại
Q : Mức sản lượng của công nhân chính
- Tính tiền lương
L1 = ĐG * Q1
Trong đó : L1 : Tiền lương của công nhân phụ
Q1 : Mức sản lượng của công nhân chính
2.1.4 Chế độ trả lương theo sản phẩm có thưởng
Chế độ trả lương theo sản phẩm có thưởng là sự kết hợp của chế độ trả lương sản phẩm theo đơn giá cố định và số lượng sản phẩm thực tế hoàn thành, với tiền thưởng được tính dựa vào trình độ hoàn thành
- Tính lương
+ Tiền thưởng :
Tiền thưởng = L*(m*h)/100 + Tiền lương sản phẩm có thưởng:
Lth = L + L*(m*h) / 100
Trong đó: Lth : Tiền lương sản phẩm có thưởng
L : Tiền lương trả theo sản phẩm với đơn giá cố định
Trang 20m : Tỷ lệ phần trăm tiền thưởng cho 1% hoàn thành vượt mức chỉ tiêu thưởng
h : Tỷ lệ phần trăm hoàn thành vượt mức chỉ tiêu thưởng
- Ưu điểm: Khuyến khích công nhân làm việc hoàn thành vượt mức sản lượng
- Nhược điểm: Khó xác định được các chỉ tiêu tính thưởng dễ dẫn tới tình trạng làm tăng chi phí tiền lương
Trong đó : L : Tiền lương công nhân nhận được
ĐGK : Đơn giỏ khoỏn cho một sản phẩm hay một công việc
Q : Số lượng sản phẩm hoàn thành
- Ưu điểm: Tạo cho người lao động tích cực phát huy sáng kiến và cải tiến lao động để hoàn thành nhanh chóng và đảm bảo điều kiện công việc được giao
- Nhược điểm: Khó xác định được đơn gớa giao khoán một cách chớnh
2.1.6 Chế độ trả lương sản phẩm luỹ tiến
Áp dụng cho những khâu có ảnh hưởng trực tiếp tới toàn bộ quá trình sản xuất
Thường dùng hai loại đơn giá : Đơn gớa cố định và đơn gớa luỹ tiến cho những sản phẩm vượt mức
- Tính lương:
+ Đơn gớa cố định
ĐGtt = L/Q = L*T
Trong đó : ĐGtt : Đơn gớa sản phẩm trực tiếp
L : Tiền lương theo cấp bậc công việc của công nhân
Q : Mức sản lượng của công nhân
Trang 21T : Mức thời gian+ Đơn gớa luỹ tiến
ĐGlt = ĐGtt( 1+k )
Trong đó : ĐGlt : Đơn giá sản phẩm luỹ tiến
k : Tỷ lệ tăng đơn gớa
k = (dcđ*tc) / dtl
Trong đó: dcđ : Tỷ trọng chi phí sản xuất, cố định trong giá thành sản phẩm
tc : Tỷ lệ của số tiền tiết kịờm về chi phí sản
xuất gớan tiếp dùng để tăng đơn giá
dl : Tỷ trọng tiền lương của công nhân sản xuất trong gớa thành sản phẩm khi hoàn thành vượt mức sản lượng đã giao
- Nhược điểm : khó xác định được một cách chính xác tỷ lệ tăng đơn gớa, dễ làm cho tốc độ tăng của tiền lương lớn hơn tốc độ tăng năng suất lao động của những khâu được áp dụng
Trang 22+ Cần phải dựa vào nhiệm vụ sản xuất phải hoàn thành, không thể chỉ dựa vào khả năng tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm
+ Không nên áp dụng một cách tràn lan
III – CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP
1 Mục đích và yêu cầu của chính sách tiền lương trong doanh nghiệp
1.2 Yêu cầu của chính sách tiền lương
- Chính sách tiền lương phải rõ ràng và dễ hiểu
- Chớnh sách tiền lương phải có tình và có lý
- Chính sách tiền lương phải được ban hành đúng lúc và sửa đổi một cách kịp thời
- Chính sách tiền lương của doanh nghiệp phải được xây dựng, công bố
và triển khai áp dụng một cách công khai trong phạm vi toàn doanh nghiệp
- Chính sách tiền lương phải đảm bảo tạo ra sự công bằng
2 Căn cứ xây dựng chính sách tiền lương
2.1 Những quy định của nhà nước
Chính sách tiền lương của doanh nghiệp trước hết phải đáp ứng được các quy định của nhà nước về đảm bảo quyền lợi cho người lao động để không vi phạm pháp luật của nhà nước Trên thế giới thông thường mỗi quốc gia đều có những quy định riêng về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền lợi cho người lao động những đối tượng được coi là yếu hơn trong tương quan so với người sử dụng lao động Những quy định này được thể hiện dưới dạng văn bản về mức lương tối thiểu, hệ thống
Trang 23thang bảng lương và các quy chế trả lương cho người lao động áp dụng, cho các đối tượng khác nhau làm việc ở các khu vực khác nhau.
2.2 Chiến lược phát triển của Doanh nghiệp
Chiền lược phát triển của doanh nghiệp là mục tiêu mà mọi chính sách đều hướng tới trong đó có chính sách tiền lương Một chính sách tiền lương hợp lý sẽ là cơ sở để thực hiện được các mục tiêu của chiến lược phát triển doanh nghiệp Muốn làm được điều đó thì chính sách tiền lương phải tạo ra động lực mạnh mẽ và khuyến khích mọi thành viên làm việc tích cực để được hưởng mức lương cao đồng thời góp phần thực hiện các mục tiêu và những thách thức của chiến lược
2.3 Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Vì tiền lương là bộ phận thu nhập của doanh nghiệp phân phối cho người lao động, nguồn tiền lương do doanh nghiệp tự tạo ra từ kết quả hoạt động kinh doanh, chính vì vậy chính sách tiền lương phải được xây dựng trên
cơ sở hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp khi mà chính sách hướng người lao động đến việc nâng cao hiệu quả công việc của bản thân để được mức lương cao và qua đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thì chính sách đó được gọi là thành công
2.4 Thị trường lao động
Trong nền kinh tế thị trường sức lao động được coi là hàng hoá cũn tiền lương được coi là giá cả sức lao động thì chính sách tiền lương của doanh nghiệp cần phải được xây dựng trên cơ sở thị trường lao động Muốn duy trì lượng lao động hiện có và thu hút thêm lao động có tay nghề cao thì chính sách tiền lương phải luôn bám sát với thị trường
3 Nội dung cơ bản của chính sách tiền lương
3.1 Mức lương tối thiểu
Trang 24Theo điều 56 BLLĐ của Việt Nam thì: Mức lương tối thiểu được ấn định theo giá sinh hoạt, bảo đảm cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường bù đắp sức lao động giản đơn và một phần tích luỹ tái sản suất sức lao động mở rộng và được dùng làm căn cứ
để tớnh cỏc mức lương cho các loại lao động khác
Hiện nay mức lương tối thiểu được áp dụng chung cho toàn quốc do nhà nước quy định là 540000đ
Các loại mức lương tối thiểu:
- Mức lương tối thiểu chung được áp dụng cho nhiều ngành kinh tế, là căn cứ để xây dựng các mức lương tối thiểu khác
- Mức lương tối thiểu theo vùng được áp dụng cho từng vùng
Công thức tính: Mmin vùng = Mmin chung ( 1+ Kvùng)
Trong đó:
Mmin vùng: Mức lương tối thiểu theo vùng
Mmin chung: Mức lương tối thiểu chung
Mmin ngành: Mức lương tối thiểu ngành
Mmin chung: Mức lương tối thiểu chung
Kvùng: Hệ số phụ cấp vùng tại doanh nghiệp
Kngành: Hệ số phụ cấp ngành
3.2 Hệ thống thang bảng lương của nhà nước
- Là bảng xác định quan hệ tỷ lệ về tiền lương giữa những người lao động trong cùng một ngành nghề hoặc một nhóm nghề giống nhau, theo trình
độ tay nghề của họ
Trang 25- Hệ thống thang bảng lương giúp cho doanh nghiệp có căn cứ để đưa
ra các quy chế về trả lương như : Thoả thuận về tiền lương trong hợp đồng lao động, xây dựng đơn giá tiền lương, thực hiện chế độ nâng bậc lương theo thoả thuận hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể, đóng và hưởng các chế
độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật…
- Hiện nay trong các doanh nghiệp thường tồn tại hai nhóm bảng lương
đó là thang bảng lương cho nhân viên và thang lương cho các nhà quản trị của doanh nghiệp
3.3 Quy chế trả lương trong doanh nghiệp
Quy chế trả lương trong doanh nghiệp là những quy định về xếp lương, tăng lương, trả lương,…cho các đối tượng khác nhau trong doanh nghiệp
Quy chế trả lương trong doanh nghiệp bao gồm hai quy chế cơ bản sau:
- Xếp lương, tăng lương và các quy định cụ thể khác về hình thức trả lương, đồng tiền sử dụng để trả lương, cỏch tớnh lương trong các điều kiện khỏc nhỏu của công việc và môi trường làm việc
- Về trả lương cho các cá nhân người lao động có trình độ lành nghề, thõm niên, năng suất lao động, trình độ học vấn khác nhau, cùng làm công việc như nhau.Những người có thâm niên cao hơn, trình độ học vấn cao hơn …thường được trả lương cao hơn và ngược lại.Việc trả lương theo quy chế này thường phải đánh giá về kết quả thực hiện công việc, kinh nghiệm cụng tỏc…
Trang 27CHƯƠNG II PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN MAY BẮC HÀ - YOUNGSHIN
I – Một số đặc điểm của công ty cổ phần may Bắc Hà – Young shin
có ảnh hưởng đến các hình thức trả lươmg
1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty cổ phần may Bắc Hà – YOUNGSHIN, tên giao dịch bằng tiếng anh: Bac Ha Import – export and production company có trụ sở chính tại
xã Thanh Hà – Huyện Thanh Liêm – Tỉnh Hà Nam và có công ty chi nhánh (công ty con) đại diện số 262T đường Thuỵ Khê – Quận Tây Hồ - Hà Nội
Tiền thân của công ty là công ty Ngoại thương Thanh Liêm được thành lập vào thàng 10 năm 1989 chuyên thu mua hàng nông sản xuất khẩu
Năm 1990 sau khi có Nghị Quyết Đại Hội Đảng toàn Quốc lầm thứ VI
về đổi mới nền kinh tế từ cơ chế kinh tế kế hoạch sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Chớnh vì lý do đó
mà công ty cần được tổ chức lại để phát triển đáp ứng yêu cầu đổi mới nền kinh tế của cả nước Đồng thời căn cứ luật tổ chức Hội Đồng Nhân Dân (HĐND) và Uỷ Ban Nhân Dân (UBND) (đã được xửa đổi) được Quốc Hội thông qua ngày 21 tháng 6 năm 1994, Căn cứ luật doanh nghiệp Nhà nước đã được chính phủ ban hành Tại Quyết Định số 1194/QĐ – UB ngày 12 tháng 8 năm 1996 của Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Hà Nam đã chuyển công ty Ngoại thương Thanh Liêm thành công ty sản xuất hàng xuất nhập khẩu Bắc Hà hoạt động theo cơ chế Doanh nghiệp Nhà nước trong lĩnh vực sản xuất hàng may mặc ngoài ra còn sản xuất về dệt sợi, tre đan và nhiều mặt hàng phụ khác
Năm 2002 sau khi Chính phủ ban hành Nghị Định số 49/2002/NĐ –
CP ngày 24 tháng 4 năm 2002 về việc giao bỏn, khoỏn kinh doanh, cho thuờ
Trang 28Doanh Nghiệp Nhà Nước (DNNN), Căn cứ Quyết Định số 1943/QĐ – UB ngày 18 tháng 12 năm 2002 của Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Hà Nam về việc cho phép chuyển đổi hình thức xắp xếp Doanh Nghiệp Nhà Nước từ cổ phần hoá sang bán Doanh Nghiệp Nhà Nước(DNNN) đối với công ty sản xuất xuất nhập khẩu Bắc Hà.
Xét phương án xin mua Doanh Nghiệp Nhà Nước của tập thể cán bộ công nhân viên công ty sản xuất xuất nhập khẩu Bắc Hà ngày 28/12/2002, xét
đề nghị của sở kế hoạch và đầu tư tại tờ trình số 816/TT – KHDN ngày 30 tháng 12 năm 2002 UBND tỉnh Hà Nam phê duyệt phương án bán Doanh Nghiệp Nhà Nước: Công ty sản xuất xuất nhập khẩu Bắc Hà cho tập thể cán
bộ công nhân viên của công ty
Ngày 15 tháng 10 năm 2003 công ty cổ phần may Bắc Hà chính thức ra đời với số vốn điều lệ là:12.800.000.000 Việt Nam đồng
Trong đó: + Vốn cố định là: 10.000.000.000 Việt Nam đồng
+ Vốn lưu động là: 2.800.000.000 Việt Nam đồng
Đây là một bước ngoặt quan trọng tạo ra vị thế mới cho công ty , tạo tiền đề cho công ty phát triển và trưởng thành
Để thuận tiện cho việc kinh doanh và gây dựng thương hiệu của công
ty ngày 21 tháng 9 năm 2006 Công ty Cổ phần may Bắc Hà đổi tên thành Công ty Cổ phần may Bắc Hà – YOUNGSHIN Việc Đổi tên không phải là việc chuyển đổi vể mặt hình thức
Qua 18 năm kể tư ngày thành lập lực lượng còn mỏng , cơ sở vật chất còn thiếu thốn, phạm vi hoạt động còn hạn chế , đến nay công ty cổ phần may Bắc Hà- YOUNGSHIN đã trưởng thành , ổn định về tổ chức, đội ngũ cán bộ
cú trỡnh độ ngày càng được tăng cường, đời sống của cán bộ công nhân viên ngày càng được tăng cường
Trang 29Công nghệ ngày càng được trang bị tiên tiến, trang bị bổ xung thêm nhiều trang thiết bị hiện đại như: Máy Kansai 13 kim, mỏy thùa khuy đầu bằng LBH 781, máy dập cúc, máy cắt vải…….Đồng thời Công ty còn xây dựng và thực hiện được hệ thống quản lý chất lượng ISO901-2000.
Công ty cổ phần may Bắc Hà – Young Shin là một thành viên trong cụm khu Công nghiệp vừa và nhỏ của tỉnh Hà Nam Nhận thức được tiềm năng phát triển kinh tế của tỉnh Hà Nam đó là tiếp giáp với nhiều tỉnh bạn như: Hà Tây, Ninh Bình, Hưng Yên , Nam Định, lại giáp thủ đô Hà Nội và có đường giao thông đi lại thuận tiện Chớnh vỡ những lý do trên mà công ty đã sớm mở rộng thị trường không chỉ trong nước mà còn sang thị trường nước ngoài Công ty không những giới thiệu và chào bán các mặt hàng may mặc, vải dệt, hàng mỹ nghệ, mây tre đan do chính công ty sản xuất ra mà còn nhận các đơn đặt hàng từ các tỉnh trong nước đến các nước bạn như: Tiệp, Hàn Quốc , Nhật, Mỹ,… Sau vài năm tìm hiểu thị trường, Công ty đã gặt hái được nhiều thành công và đó cú chỗ đứng trên thị trường trong nước, tạo được uy tín trên thị trường nước ngoài
2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty cổ phần may Bắc Hà – Young shin
Công ty được chủ động sản xuất kinh doanh và hạch toán kinh tế theo luật của doanh nghiệp trên cơ sở chức năng đã được quy định trong giấy phép
và quyết định thành lập của công ty đó là:
- Thực hiện việc sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực may mặc
- Xuất nhập khẩu trực tiếp các mặt hàng may mặc
- Thực hiện hạch toán kinh doanh có hiệu quả, có tài khoản, có con dấu riêng để thực hiện việc giao dịch theo đúng quy định pháp luật
Trang 30- Mở các cửa hàng, đại lý bán hàng, giới thiệu sản phẩm, đặt chi nhánh văn phòng đại diện trong và ngoài nước theo quy định của nhà nước
- Trên cơ sở được sự hướng dẫn của các công ty may đi trước, công ty
tổ chức điều tra, nghiên cứu nhu cầu tiêu dùng hàng may mặc trên thị trường nội địa và thị trường nước ngoài cũng như năng lực sản xuất của công ty để xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, công ty duyệt và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiên kế hoạch đã được duyệt
- Tổ chức khai thác các loại vật tư, thiết bị máy móc kỹ thuật và các nguyên vật liệu một cách có hiệu quả
- Tăng cường khai thác năng lực sản xuất, đổi mới mặt hàng nâng cao năng lực quản lý, trình độ tay nghề cán bộ công nhân viên, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh
- Tổ chức tiêu thụ sản phẩm do công ty sản xuất ra thị trường thế giới cũng như thị trường trong nước và tổ chức các hoạt động dịch vụ cho sản xuất may mặc
- Quản lý cán bộ công nhân viên theo sự phân cấp của công ty Đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công nhân viên, nâng cao trình độ quản lý và trình độ tay nghề của người lao động đáp ứng yêu cầu phát triển của công ty
- Chấp hành tốt các chính sách , chế độ về quản lý kinh tế tài chính quy định của công ty Quản lý và sử dụng có hiệu quả nhất trang thiết bị máy móc, nguốn vốn tự có cũng như nguồn vốn huy động ở bên ngoài
- Tổ chức gia công hợp tác kinh doanh, liên doanh liên kết đầu tư với các đơn vị kinh tế trong và ngoài nước theo các phương án được công ty duyệt
Trang 313 Một số đặc điểm của công ty cổ phần may Bắc Hà - Youngshin 3.1 Đặc điểm về loại hình sản xuất kinh doanh của Công ty
Công ty cổ phần may Bắc Hà – Young Shin chủ yếu sử dụng nguồn nguyên liệu do khách hàng mang đến để phục vụ cho các đơn hàng thuê gia công ( tỷ trọng khối lượng nguyờn vật liệu do khách hàng mang tới chiếm khoảng 70%) phần còn lại do công ty tự sản xuất ra như dệt vải để phục vụ cho khâu may mặc, ngoài ra công ty còn tiến hành mua ngoài phục vụ cho các
lô hàng theo hình thức mua “Mua đứt – bán đoạn”
Sản phẩm của Công ty tạo ra chủ yếu là: Áo sơ mi nam, áo sơ mi nữ- quần âu, váy, vỏ chăn- ga trải giường, túi các loại, Quần sooc, Quần áo trẻ
em, Áo choàng , khăn quàng…
Số lượng, thể loại, mẫu mã của sản phẩm chủ yếu phụ thuộc vào yêu cầu của khách hàng thể hiện trên các hợp đồng kinh tế được ký kết.Các sản phẩm do công ty sản xuất ra thì đến 90% trong số đó xuất khẩu ra nước ngoài, chỉ một phần nhỏ là tiêu thụ trong nước
3.2 Đặc điểm về quy trình Công nghệ
Công ty cổ phần may Bắc Hà – Young shin lấy ngành may là ngành tạo lợi nhuận chính của công ty nên ở đây chúng ta sẽ đề cập đến quy trình may Quy trình sản xuất của các sản phẩm chính đều theo dây truyền sản xuất liên tục, từ khâu đưa vải vào cắt đến khi ra thành phẩm chỉ trong một thời gian ngắn Để đảm bảo yêu cầu chất lượng sản phẩm trước khi ký hợp đồng mua nguyờn vật liệu phải kiểm tra phõn tớch hết sức chặt chẽ chất lượng nguyờn vật liệu
Quy trình công nghệ của sản xuất sản phẩm của công ty cổ phần may Bắc Hà – Young Shin qua các giai đoạn sau:
- Giai đoạn 1: chuẩn bị vải theo đúng yêu cầu để sản xuất ra sản phẩm
Trang 32- Giai đoạn 2: Cắt vải theo mẫu để chuyển sang giai đoạn sau.
- Giai đoạn 3: Sau khi vải đã được cắt ra thành các bộ phận theo đúng yêu cầu kỹ thuật thì được các tổ mỏy cú nhiệm vụ may chúng lại với nhau
- Giai đoạn 4: Còn gọi là giai đoạn hoàn thiện sản phẩm áp dụng cho những sản phẩm cần thêu, trang trí thêm hoa văn, họa tiết
- Giai đoạn 5: Sau khi đã hoàn thiện chúng sẽ được chuyển đến bộ phận giặt là, ở giai đoạn này bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm(KCS) sẽ lấy mẫu kiểm tra chất lượng thành phẩm, nếu đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, sản phẩm sẽ được giỏn nhón mỏc, đóng gói để trả cho khách hoặc nhập kho chờ tiêu thụ
Sơ đồ biểu diễn quy trình may như sau:
Trang 333.3 Đặc điểm về máy móc thiết bị.
Trong thực tế chúng ta có thế nói máy móc thiết bị là một trong những điều kiện quan trọng để nâng cao kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của người lao động Nếu máy móc thiết bị cũ kỹ lạc hậu thỡ dự cỏc yếu tố về lao động, trình độ về quản trị, có cao đến đâu thì cũng sẽ không thể làm chất lượng và hiệu quả hoạt động tăng theo một cách tương ứng được Máy móc thiết bị có đồng bộ và hiện đại thì sẽ góp phần nâng cao năng suất lao động của công nhân cũng như chất lượng sản phẩm và nhất là đáp ứng được kịp thời thời hạn giao hàng mà khách hàng đã đặt ra
Trong thời kỳ đầu khi mà Doanh nghiệp mới chuyển tư doanh nghiệp nhà nước sang cổ phần hoỏ thỡ máy móc thiết bị của xí nghiệp may Bắc Hà - Youngshin rất lạc hậu, thêm vào đó đội ngũ công nhân có trình độ tay nghề còn yếu do đó ma hiệu quả kinh doanh của công ty còn thấp
Hiện nay xí nghiệp may Bắc Hà có hệ thống máy móc các loại tương đối hiện đại, máy móc còn mới, tỷ lệ khấu hao chưa đáng kể, khả năng sử dụng còn dài, tổng số 1129 máy trong đú cú trờn 80% là máy nhập của Nhật bản Với hệ thống máy móc hiện đại cùng với trình độ quản lý và tay nghề của người lao động đã được nâng cao chính điều này tạo điều kiện cho công
ty hoàn thiện công đoạn của quá trình sản xuất sản phẩm, làm cho sản phẩm hoàn thiện hơn, chất lượng sản phấm cũng được cải thiện chính vì vậy mà công ty ngày càng có chữ tớn trờn thị trường, tạo được nòng tin của khách hàng , đơn đặt hàng ngày càng nhiều và hiệu quả và kết quả kinh doanh ngày càng được nâng cao
Mốt số máy móc của công ty tính đến cuối năm 2008 đầu năm 2009:
Trang 34Bảng 1: Cơ cấu máy móc của công ty may Bắc Hà – Youngshin đầu
năm 2009
Số
Nước sản xuất
Số lượng (chiếc) Còn lạiGiá trị
Trang 353.4 Cơ cấu tổ chức sản xuất
Từ những yêu cầu của sản xuất và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm trên, Công ty tổ chức ra một xí nghiệp sản xuất ra sản phẩm, đứng đầu
xí nghiệp là giám đốc xí nghiệp chịu sự chỉ đạo của cấp trên, chịu trách nhiệm quản lý, bảo toàn tài sản, nguồn vốn khác do công ty giao Xí nghiệp sản xuất này được tổ chức thành các bộ phận và tổ phục vụ cho sản xuất Số lượng công nhân 800 người được bố trí như sau:
- Bộ phận cắt: Có nhiệm vụ cắt vải ra thành các bộ phận theo đúng yêu cầu của các sản phẩm, đảm bảo độ chính xác về chỉ tiêu kỹ thuật
- Bộ phận may: Gồm có 14 tổ may chịu trách nhiệm may các bộ phận vải do bộ phận cắt chuyển đến thành sản phẩm hoàn chỉnh
- Bộ phận phụ trợ: Gồm các thợ phụ có nhiệm vụ giúp bộ phận may trong khâu hoàn thiện sản phẩm
- Bộ phận cơ điện: Làm nhiệm vụ sửa chữa mỏy móc thiết bị khi mỏy
cú sự cố về kỹ thuật, ngoài ra theo định kỳ có nhiệm vụ bảo dưỡng máy móc thiết bị
- Kho: Là nơi cất giữ hàng tồn kho như : Nguyên vật liệu, sản phẩm hoàn thiện chờ tiêu thụ, phế phẩm…
Bộ máy sản xuất của Công ty được minh hoạ qua sơ đồ dưới đây:
Trang 36Sơ đồ 2: Sơ đồ quản lý sản xuất
3.5 Đặc điểm về lao động của Công ty
Tổng công ty cổ phần may Bắc Hà – Young Shin ngày càng mở rộng về quy mô, cũng như ngày càng đa dạng hoá về các loại sản phẩm kéo theo nhu cầu về máy móc công nghệ và nguồn lao động cũng phải thay đổi theo Do đặc điểm của Tổng công ty cú cỏc nhà máy sản xuất dệt và may mặc nên nhu cầu công nhân hay lực lượng lao động là rất lớn và biến động thường xuyên Hiên nay theo thống kế năm 2008 thỡ riờng số công nhân sản xuất đã lên tới 800 người và kể cả tổng công ty
là 842 người Xu hướng tăng lao động là một tất yếu của tổng công ty khi mà quy mô sản xuất càng mở rộng và phù hợp với đặc điểm ngành dệt may của toàn công ty
GĐXN
BP
Cắt
BPMay
BPphụ trợ
Cơ điện
Trang 3750
35-> 50
Nhìn vào bảng biểu trên ta nhận thấy cơ cấu về giới trong tổng số CBCNV có sự tương đối đồng đều ( nữ chiếm 52,3%), điều này tạo ra sự hài hoà giữa hai giới trong môi trường công việc Nhìn chung về chuyên môn cán
bộ công nhân viên ở trình độ cao: Đại học chiếm 9,3% ( cán bộ quản lý), 30%
Trang 38( cán bộ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật), thấp nhất là trung cấp Tổng công
ty đó cú sự trẻ hoá đội ngũ lãnh đạo cấp cao( 1 giám đốc < 35 tuổi), cán bộ chuyên môn kỹ thuật (<35) chiếm 60% Điều này chứng tỏ công ty đã thực sự tạo cơ hội và nhìn nhận đúng năng lực để tạo điều kiện thăng tiến cho nhân viên của mỡnh Đõy cũng là một động lực lớn để thu hút cũng như giữ chân người tài Song vẫn còn một số cán bộ mới ở trình độ trung cấp hoặc ngoại ngữ chưa có Đây là những tiêu chí quan trọng để đánh giá cũng như tính mức lương cho cán bộ Như vậy có thể nói trình độ thực tế của một số cán bộ trên chưa đáp ứng được trình độ chuyên môn, tạo nên kẽ hở bất hợp lý trong việc phân công sắp xếp công việc của tổng công ty Mặt khác, khi mà nên kinh tế Việt Nam đang thâm nhập sâu vào nền kinh tế thế giới thì trình độ ngoại ngữ cũng là một đòi hỏi bắt buộc Nhìn chung, cán bộ đều đã được tiếp cận và đạt tới trình độ về ngoại ngữ nhưng việc áp dụng, kiến thức trên vào thực tế còn nhiều bỡ ngỡ và lãng phí chưa khai thác hiệu quả nguồn nhân lực
Bảng 3: Cơ cấu lao động theo tuổi, giới tớnh, bậc thợ và nhu cầu tuyển
Từ bảng trên ta thấy công nhân sản xuất có sự thể hiện rõ về giới tính
Nữ ở đây chiếm tỷ lệ tương đối cao 69,8% Điều này hoàn toàn phù hợp với đặc điểm sản xuất của công ty bởi nữ giới thường khéo tay cẩn thận và tỷ mỉ nên rất thích hợp với các công ty may Mặt khác có thể thấy độ tuổi ở công nhân sản xuất tương đối trẻ (<30 tuổi) chiếm 61,6%, đây là độ tuổi con người
Trang 39mạnh của công ty Bậc thợ bậc 1-2 là nhiều, có thể do tuổi đời còn trẻ, kinh nghiệm chưa có nên việc đầu tư cho công tác đào tạo và giữ chân người lao động là rất cần thiết để nâng cao chất lượng tay nghề người lao động cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của tổng công ty
3.6 Đặc điểm về bộ máy quản lý
Công ty cổ phần may Bắc Hà – Youngshin là một Doanh nghiệp có đầy
đủ tư cách pháp nhân, chịu trách nhiệm hữu hạn và thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập.Cụng ty hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp và toàn diện của Hội đồng quản trị (HĐQT) Quan hệ giữa các phòng ban là quan hệ bình đẳng, phối hợp trong công việc, có trách nhiệm trao đổi và cung cấp số liệu cho nhau
Bộ máy của Công ty được tổ chức như sau:
+ Hội đồng quản trị: Gồm có Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị (HĐQT) kiêm giám đốc và một phó giám đốc điều hành.Trong đó giám đốc là người chịu trách nhiệm trước nhà nước và cấp trên về toàn bộ hoạt động của Công
ty đồng thời là người đại diện cho quyền lợi của cán bộ công nhân viên toàn công ty Giúp việc cho Giám Đốc là phó giám đốc điều hành và cỏc phũng ban chức năng
Giám đốc cú cỏc quyền sau:
- Chủ động tổ chức sản xuất kinh doanh, quyết định các hình thức sản xuất, gia công theo các phương pháp được duyệt
- Cải tiến tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất một cách hợp lý, có hiệu quả để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
- Được ký kết các hợp đồng gia công sản xuất, tiêu thụ sản phẩm với các thành phần trong nước.Trực tiếp đàm phán chuẩn bị các hợp đồng xuất nhập khẩu, uỷ thác xuất nhập khẩu với các đối tác trong và ngoài nước
Trang 40- Được ký kết hợp đồng với công nhân viên theo bộ luật lao động và theo sự phân cấp quản lý của công ty
+ Các phòng ban chức năng bao gồm:
* Phòng tài chính - kế toán:
- Chức năng:
Là bộ phận nghiệp vụ có chức năng tham mưu cho giám đốc về các mặt: Tổ chức hạch toán, quản lý tài sản vật tư, thống kê toán, giá cả và hợp đồng kinh tế của Công ty theo quy định
- Nhiệm vụ:
Phũng có nhiệm vụ lập kế hoạch tài chính, cân đối vốn, hướng dẫn đơn
vị sử dụng vốn linh hoạt, có hiệu quả các nguồn vốn và quỹ để phục vụ kịp thời cho sản xuất kinh doanh của Công ty, thực hiện thanh quyết toán trích nộp ngõn sỏch…
* Phòng kỹ thuật: Tham mưu giúp việc cho Giám đốc, chịu trách nhiệm
toàn bộ công tác kỹ thuật trong công ty, bảo trì máy móc, đảm bảo chất lượng sản phẩm, tiến độ sản xuất của Công ty Thiết kế sản phẩm mới, xây dựng các tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật của công nhõn cắt, may, là ép, trải vải, và phối hợp với phòng tổ chức hành chính để tổ chức thi tuyển lao động, thi giữ bậc, nâng bậc cho công nhân
* Phòng thí nghiệm và kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS) :
Có nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm sản xuất và chất lượng Nguyên vật liệu đầu vào, tổ chức gia công và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hoá cũng như tiến độ giao hàng đảm bảo đúng thời han trên hợp đồng