0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Thời điểm thành lập và các mốc lịch sử trong quá trình hình thành

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THAN TỚI MÔI TRƯỜNG NƯỚC SINH HOẠT (Trang 34 -34 )

11. Ông(Bà) có kiến nghị gì về vấn đề nước sinh hoạt với chính quyền địa

4.2.1.2. Thời điểm thành lập và các mốc lịch sử trong quá trình hình thành

phát triển của Công ty than Na Dương

Ngày 21/03/1959, Mỏ than Na Dương được thành lập. Trải qua 45 năm xây dựng và trưởng thành, Xí nghiệp đã khai thác hơn 3 triệu tấn than, thành phần nhiên liệu không thể thiếu để sản xuất xi măng, góp phần công sức vào xây dựng đất nước.

Năm 1968, Nhà máy xi măng Hải Phòng (bạn hàng chủ yếu của Mỏ than Na Dương) bị giặc Mỹ ném bom phá hoại, bên cạnh đó theo yêu cầu của chiến trường hàng trăm thanh niên, cán bộ thợ mỏ nô nức lên đường nhập ngũ tham gia đánh Mỹ, số người còn lại theo điều động của cấp trên chi viện cho Mỏ than Khánh Hoà, Mỏ than Núi Hồng, Mỏ than Phấn Mễ, và các nông trường lâm trường… Đây là những lý do khiến Mỏ than Na Dương phải ngừng sản xuất, thậm chí có lúc đứng trước nguy cơ phải đóng cửa.

Đầu năm 1969 Mỏ than Na Dương được khôi phục hoạt động. Từ các mỏ bạn, các nông, lâm trường, những người thợ mỏ trở lại Na Dương làm việc.

Năm 1983, Mỏ than Na Dương có thêm bạn hàng mới là Nhà máy xi măng Bỉm Sơn (Nay là Công ty xi măng Bỉm Sơn). Với đơn đặt hàng của bạn hàng mới, sản xuất của Mỏ thực sự được mở rộng và phát triển. Thời điểm đó Mỏ than Na Dương là một trong những công trình đầu tư trọng điểm của Nhà nước.

Tháng 4 năm 1990, Nhà máy xi măng Hải Phòng ngừng tiêu thụ than Na Dương do chuyển đổi công nghệ sản xuất. Năm 1993, Nhà máy xi măng Bỉm Sơn giảm lượng tiêu thụ than Na Dương do được nâng cấp, chuyển đổi

công nghệ từ sản xuất xi măng từ xi măng lò ướt sang lò khô. Những thay đổi này đã đặt Mỏ than Na Dương trước những thách thức mới. Trước tình hình đó, Tổng Công ty than Việt Nam lập dự án trình Chính phủ về việc xây dựng Nhà máy nhiệt điện Na Dương với 2 tổ máy có công suất 100 MW.

Ngày 3 tháng 12 năm 1998, Thủ tướng chính phủ đã ký quyết định xây dựng Nhà máy nhiệt điện Na Dương. Ngày 2 tháng 4 năm 2002, Nhà máy nhiệt điện Na Dương chính thức được khởi công xây dựng. Đến ngày 4 tháng 4 năm 2004, Nhà máy Nhiệt điện Na Dương đã bắt đầu sử dụng than Na Dương. Từ tháng 6 năm 2004 những dòng điện đầu tiên của Nhà máy nhiệt điện Na Dương chính thức hoà lưới điện quốc gia.

Thực hiện lộ trình chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, ngày 26 tháng 5 năm 2006 Bộ Công nghiệp có quyết định số 1372/QĐ- BCN chuyển Xí nghiệp than Na Dương thành Công ty TNHH một thành viên than Na Dương.

Ngày 10 tháng 7 năm 2006 Công ty TNHH một thành viên than Na Dương chính thức ra mắt đánh dấu một bước phát triển bền vững.

Ngày 25 tháng 12 năm 2006 HĐQT Công ty CN mỏ Việt Bắc có quyết định số 0295/ QĐ- HĐQT đổi tên công ty TNHH một thành viên than Na Dương thành Công ty TNHH một thành viên Than Na Dương - VVMI.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THAN TỚI MÔI TRƯỜNG NƯỚC SINH HOẠT (Trang 34 -34 )

×