1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu nhu cầu sử dụng các sản phẩm tắm khoáng nóng của khách du lịch nội địa tại Khánh Hòa

143 648 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 143
Dung lượng 2,29 MB

Nội dung

KHOA KINH TẾ ====  ==== NGUYỄN THỊ THANH UYÊN NGHIÊN CỨU NHU CẦU SỬ DỤNG CÁC SẢN PHẨM TẮM KHOÁNG NÓNG CỦA KHÁCH DU LỊCH NỘI ĐỊA TẠI KHÁNH HÒA BÀI KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH:

Trang 1

KHOA KINH TẾ

====  ====

NGUYỄN THỊ THANH UYÊN

NGHIÊN CỨU NHU CẦU SỬ DỤNG CÁC SẢN PHẨM TẮM KHOÁNG NÓNG CỦA KHÁCH DU LỊCH NỘI

ĐỊA TẠI KHÁNH HÒA

BÀI KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH DU LỊCH

GVHD: ThS VÕ HOÀN HẢI

Nha Trang, tháng 7 năm 2013

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 1

LỜI MỞ ĐẦU 2

1 Sự cần thiết của đề tài 2

2 Mục tiêu nghiên cứu 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4 Phương pháp nghiên cứu 3

5 Quy trình nghiên cứu 4

6 Đóng góp của đề tài 5

7 Kết cấu của đề tài 5

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NHU CẦU SỬ DỤNG CÁC SẢN PHẨM TẮM KHOÁNG NÓNG CỦA KHÁCH DU LỊCH NỘI ĐỊA TẠI KHÁNH HÒA 7

1.1 Một số khái niệm cơ bản 7

1.1.1 Du lịch 7

1.1.2 Khách du lịch 7

1.1.3 Phân loại khách du lịch 8

1.1.4 Khách du lịch nội địa 9

1.1.4.1 Khái niệm 9

1.1.4.2 Đặc điểm của khách du lịch nội địa 9

1.2 Lý thuyết về nhu cầu trong du lịch 9

1.2.1 Lý thuyết về nhu cầu 9

1.2.2 Nhu cầu du lịch của con người 10

1.2.3 Các loại nhu cầu du lịch 12

1.3 Hành vi tiêu dùng 12

1.3.1 Hành vi mua của khách hàng 12

1.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng 14

1.3.3 Quá trình ra quyết định mua 15

1.4 Mô hình chất lượng dịch vụ 15

1.5 Tổng quan về sản phẩm suối khoáng nóng 16

1.5.1 Nguồn gốc và phân loại của sản phẩm suối khoáng nóng 16

Trang 3

1.5.2 Tính chất hóa học của nước khoáng nóng 17

1.5.3 Tác dụng trị liệu của nước khoáng nóng 17

1.6 Vài nét về sự phát triển của sản phẩm suối khoáng 19

1.6.1 Một số suối khoáng nóng trên thế giới 19

1.6.2 Một số suối khoáng nóng ở Việt Nam 20

1.6.3 Tình hình phát triển du lịch chữa bệnh bằng khoáng nóng 21

CHƯƠNG II NGHIÊN CỨU NHU CẦU SỬ DỤNG CÁC SẢN PHẨM TẮM KHOÁNG NÓNG CỦA DU KHÁCH NỘI ĐỊA TẠI KHÁNH HÒA 23

2.1 Một số thông tin về du lịch tỉnh Khánh Hòa 23

2.2 Giới thiệu một số doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm tắm khoáng nóng tại tỉnh Khánh Hòa 25

2.2.1 Suối khoáng nóng Tháp Bà Resort, Ngọc Hiệp, Nha Trang 26

2.2.2 I- Resort, Vĩnh Ngọc, Nha Trang, Khánh Hòa 27

2.2.3 Khu du lịch tắm khoáng bùn Trăm Trứng, Phước Đồng, Nha Trang 28

2.2.4 Suối khoáng nóng Cam Ranh, Ba Ngòi, Cam Ranh 30

2.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới nhu cầu sử dụng các sản phẩm tắm khoáng nóng của khách du lịch nội địa tại tỉnh Khánh Hòa 30

2.3.1 Một số thông tin du lịch của khách nội địa đến Khánh Hòa 30

2.3.2 Thông tin chung về kết quả điều tra khảo sát nhu cầu sử dụng các sản phẩm tắm khoáng nóng của khách du lịch nội địa tại Khánh Hòa 41

2.3.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu sử dụng các sản phẩm tắm khoáng nóng của khách nội địa tại tỉnh Khánh Hòa thông qua kết quả điều tra 50

2.3.3.1 Về số khách đến các Trung tâm tắm khoáng nóng ở Khánh Hòa 50

2.2.3.2 Mục đích của du khách đến các trung tâm tắm khoáng nóng 52

2.2.3.3 Phương tiện du khách đến các trung tâm tắm khoáng nóng 53

2.3.3.4 Những yếu tố tác động đến du khách khi sử dụng các sản phẩm tắm khoáng nóng 54

2.3 Đánh giá chung về loại hình du lịch chữa bệnh bằng sản phẩm tắm khoáng nóng tại Khánh Hòa 82

2.3.1 Những mặt đạt được 82

2.3.2 Hạn chế 84

Trang 4

CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT KHÁCH DU LỊCH NỘI ĐỊA SỬ DỤNG CÁC SẢN PHẨM TẮM KHOÁNG NÓNG TẠI

KHÁNH HÒA 87

3.1 Định hướng phát triển du lịch của tỉnh Khánh Hòa và tầm nhìn đến năm 2020 87

3.2 Một số giải pháp 88

3.2.1 Giải pháp về mặt chính sách 88

3.2.2 Giải pháp về công tác xúc tiến, quảng bá hình ảnh 92

3.2.3 Đa dạng hóa và phát triển sản phẩm 97

3.2.4 Giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ cho du khách 102

3.2.4.1 Về cơ sở vật chất 102

3.2.4.2 Đối với nguồn nhân lực 105

3.2.4.3 Đối với sản phẩm tại các trung tâm tắm khoáng 108

3.2.4.4 Đề xuất một số giải pháp tăng cường khách quay trở lại 110

3.2.4.5 Đầu tư phát triển 111

HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI 112

KẾT LUẬN 113

KIẾN NGHỊ 115

TÀI LIỆU THAM KHẢO 116

TÀI LIỆU MẠNG 117

PHỤ LỤC 1 118

PHỤ LỤC 3 126

Trang 5

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1 Tháp nhu cầu của Maslow 10

Hình 1.2 Hành vi mua của khách hàng 13

Hình 1.3 Suối khoáng nóng Kim Bôi 20

Hình 1.4 Suối khoáng nóng Bình Châu 21

Hình 2.1 Nhiệt độ không khí trung bình các tháng ở Khánh Hòa (°C) 23

Hình 2.2 Lượng mưa trung bình các tháng ở Khánh Hòa (mm) 24

Hình 2.3 Suối khoáng nóng Tháp Bà 27

Hình 2.4 Khu ngâm khoáng và tắm bùn thuộc I – Resort 28

Hình 2.5 Khu du lịch tắm khoáng bùn Trăm Trứng 29

Hình 2.6 Khu ngâm khoáng nóng ở suối khoáng nóng Cam Ranh 30

Hình 2.7 Thời gian du khách đến Khánh Hòa du lịch 31

Hình 2.8 Khoảng thời gian du khách đến Khánh Hòa du lịch 32

Hình 2.9 Đối tượng du khách đi du lịch cùng 33

Hình 2.10 Kênh thông tin du khách nhận biết đến Khánh Hòa 34

Hình 2.11 Cơ sở vật chất, phương tiện hữu hình giữa các điểm du lịch 36

Hình 2.12 Mức độ đáp ứng các dịch vụ giữa các điểm du lịch 37

Hình 2.13 Phong cách, thái độ của nhân viên phục vụ giữa các điểm du lịch 38

Hình 2.14 Đồng cảm của du khách với hoạt động du lịch 39

Hình 2.15 Đánh giá của du khách về giá cả các dịch vụ 40

Hình 2.16 Độ tuổi của du khách nội địa đến Khánh Hòa 41

Hình 2.17 Giới tính du khách 43

Hình 2.18 Trình độ học vấn của du khách 44

Hình 2.19.Mức thu nhập của du khách 47

Hình 2.20 Tình trạng hôn nhân 50

Hình 2.21 Thống kê số lượng khách đến các Trung tâm suối khoáng nóng ở Khánh Hòa 51

Hình 2.22 Phương tiện du khách đến các trung tâm tắm khoáng nóng 53

Hình 2.23 Đánh giá của du khách về bãi đậu xe 58

Hình 2.24 Đánh giá về khu vực nhà vệ sinh, thay đồ ở các trung tâm khoáng nóng sạch sẽ……… 61

Hình 2.25 Đánh giá khu vực sử dụng sản phẩm thiết kế đẹp, rộng rãi, vệ sinh 63

Hình 2.26 Hình ảnh quang cảnh I – Resort 65

Hình 2.27 Hình ảnh quang cảnh khu tắm bùn Trăm Trứng 65

Trang 6

Hình 2.28 Sản phẩm du khách dùng tại các Trung tâm suối khoáng nóng 77

Hình 2.29 Dịch vụ di kèm tại các Trung tâm suối khoáng nóng 78

Hình 2.30 Kênh thông tin du khách biết đến các Trung tâm suối khoáng nóng ở Khánh Hòa 79

Hình 3.1 Sản phẩm bùn khoáng khô 110

Hình 3.2 Tắm khoáng với rượu vang ở Hakone 98

Hình 3.3 Tắm khoáng nóng với sữa 99

Hình 3.4 Tắm khoáng nóng với cari 100

Hình 3.5 Hình ảnh chữa bệnh bằng cá 102

Trang 7

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Thống kê du lịch qua các năm 24

Bảng 2.2 Thời gian du khách đến Khánh Hòa du lịch 30

Bảng 2.3 Khoảng thời gian du khách đến Khánh Hòa du lịch 32

Bảng 2.4 Đối tượng du khách đi du lịch cùng 33

Bảng 2.5 Kênh thông du khách biết đến du lịch Khánh Hòa 34

Bảng 2.6 Số lượng khách đến các điểm du lịch 35

Bảng 2.7 Cơ sở vật chất, phương tiện hữu hình giữa các điểm du lịch 36

Bảng 2.8 Mức độ đáp ứng các dịch vụ giữa các điểm du lịch 37

Bảng 2.9 Phong cách, thái độ của nhân viên phục vụ giữa các điểm du lịch 38

Bảng 2.10 Đồng cảm của du khách với hoạt động du lịch 39

Bảng 2.11 Đánh giá của du khách về giá các dịch vụ 40

Bảng 2.12 Độ tuổi của du khách nội địa đến Khánh Hòa 41

Bảng 2.13 Giới tính du khách 43

Bảng 2.14 Trình độ học vấn của du khách 44

Bảng 2.15 Nghề nghiệp du khách 45

Bảng 2.16 Mức thu nhập của du khách 46

Bảng 2.17 Phân tích mối quan hệ giữa nghề nghiệp và thu nhập của du khách đến các Trung tâm tắm khoáng nóng 48

Bảng 2.18 Phân tích mối quan hệ giữa nghề nghiệp và độ tuổi của du khách đến các Trung tâm tắm khoáng nóng 48

Bảng 2.19 Phân tích mối quan hệ giữa học vấn và thu nhập của du khách đến các Trung tâm tắm khoáng nóng 49

Bảng 2.20 Tình trạng hôn nhân 49

Bảng 2.21 Số lượng khách đến với các trung tâm khoáng 51

Bảng 2.22 Mục đích của du khách đến các trung tâm suối khoáng nóng 52

Bảng 2.23 Phương tiện du khách đến các trung tâm tắm khoáng nóng 53

Bảng 2.24 Đánh giá của khách về vị trí khu suối khoáng nóng gần trung tâm thành phố, mất ít thời gian di chuyển 54

Bảng 2.25 Đánh giá của khách về vị trí khu suối khoáng nóng gần khu dân cư đông người 55

Trang 8

Bảng 2.26 Đánh giá của khách về không khí thoáng mát, trong lành, vệ sinh

sạch sẽ tại các trung tâm khoáng nóng 56

Bảng 2.27 Đánh giá của khách về đường đi đến các trung tâm suối khoáng nóng tốt , an toàn, không bị hư hỏng 57

Bảng 2.28 Đánh giá của khách về bãi đậu xe rộng rãi, thoáng mát 58

Bảng 2.29 Đánh giá của khách về trang thiết bị sử dụng hiện đại 59

Bảng 2.30 Đánh giá của khách về các thiết bị phụ trợ đầy đủ 59

Bảng 2.31 Đánh giá về các đồ dùng cho khách thuê đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh, chất lượng 60

Bảng 2.32 Đánh giá về khu vực nhà vệ sinh, thay đồ ở các trung tâm khoáng nóng sạch sẽ 61

Bảng 2.33 Đánh giá khu vực sử dụng sản phẩm thiết kế đẹp, rộng rãi, vệ sinh 62

Bảng 2.34 Đánh giá về cảnh quan thiết kế đẹp, phù hợp với chủ đề các khu suối khoáng nóng 64

Bảng 2.35 Đánh giá của du khách về kỹ năng giao tiếp nhân viên tốt 66

Bảng 2.36 Đánh giá của du khách về thái độ làm việc nhiệt tình, vui vẻ của nhân viên 67

Bảng 2.37 Đánh giá của du khách về phong cách làm việc chuyên nghiệp của nhân viên 68

Bảng 2.38 Đánh giá của du khách về sản phẩm ở các trung tâm suối khoáng nóng đa dạng, hấp dẫn 69

Bảng 2.39 Đánh giá của du khách về sản phẩm đảm bảo chất lượng( độ nóng, màu sắc, vệ sinh) 70

Bảng 2.40 Đánh giá của du khách về quy trình tắm khoáng / tắm bùn đầy đủ, đảm bảo thời gian 71

Bảng 2.41 Đánh giá của du khách ở các trung tâm tắm khoáng nóng có nhiều dịch vụ đi kèm dễ lựa chọn 72

Bảng 2.42 Đánh giá của du khách về các sản phẩm lưu niệm từ bùn khoáng dễ sử dụng, tiện lợi 73

Bảng 2.43 Đánh giá của du khách về giá các sản phẩm tắm khoáng phù hợp nhiều đối tượng 74

Trang 9

Bảng 2.44 Đánh giá của du khách về giá các dịch vụ đi kèm cao 75Bảng 2.45 Đánh giá của du khách về giá các chư ơng trình khuyến mãi/ giảm giá với tỷ suất cao 76Bảng 2.46 Thống kê các sản phẩm du khách sử dụng ở các trung tâm tắm khoáng nóng 77Bảng 2.47 Thống kê các dịch vụ đi kèm khách sử dụng ở các trung tâm tắm khoáng nóng 78Bảng 2.48 Thống kê các kênh thông tin du khách biết đến ở các trung tâm tắm khoáng nóng 79Bảng 2.49 Đánh giá về công tác quảng cáo, truyền thông ở các trung tâm tắm khoáng nóng 80Bảng 2.50 Đánh giá của du khách về điều thu hút đến các trung tâm tắm khoáng nóng 81

Trang 10

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Số thứ

tự Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt

1 WTTC World Travel and Tourism Council Hội đồng Lữ hành và Du lịch Thế giới

2 WTO World Tourism Oragnization Tổ chức Du lịch Thế giới

3 LN League of Nations Liên hiệp các quốc gia

4 IUOTO International Union of OfficialTravel

6 VTA Vietnam Tourism Asscociation Hiệp hội Du lịch Việt Nam

8 TNHH Trách Nhiệm Hữu Hạn

10 VIP Very Important Person

11 VHTTDL Văn Hóa Thể Thao Du Lịch

Trang 11

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình hoàn thành báo cáo khóa luận tốt nghiệp đề tài: “ NGHIÊN

CỨU NHU CẦU SỬ DỤNG CÁC SẢN PHẨM TẮM KHOÁNG NÓNG CỦA DU KHÁCH NỘI ĐỊA TẠI KHÁNH HÒA” Tôi nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của

các trung tâm tắm khoáng nóng trong quá trình điều tra, lấy thông tin từ du khách

và ThS Võ Hoàn Hải - giáo viên hướng dẫn Khóa luận tốt nghiệp

Tôi chân thành cảm ơn đến thầy cô trong bộ môn Quản Trị Kinh Doanh Du Lịch trường Đại Học Nha Trang, đặc biệt giáo viên hướng dẫn Th.S Võ Hoàn Hải

đã giúp tôi nắm được kiến thức vững chắc về du lịch, cũng như có cách nhìn tổng quát, hệ thống được vấn đề một cách khoa học và nâng trình độ hiểu biết cả mình về

du lịch nghỉ dưỡng kết hợp chữa bệnh cùng với khả phân tích, nhận xét vấn đề và đưa ra các giải pháp - ứng dụng

Đồng thời, tôi xin chân thành cảm ơn đến các trung tâm suối khoáng nóng trong tỉnh Khánh Hòa: Suối khoáng nóng Tháp Bà, I - Resort, Suối khoáng nóng Cam Ranh, Khu tắm khoáng Bùn Trăm Trứng đã tạo điều kiện cho tôi lấy được những thông tin cần thiết cho bài khóa luận

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè giúp hoàn thành khóa luận tốt nghiệp

Nha Trang, ngày… tháng… năm 2013 Sinh viên

Nguyễn Thị Thanh Uyên

Trang 12

LỜI MỞ ĐẦU

1 Sự cần thiết của đề tài

Trong những năm trở lại đây nền kinh tế có sự biến động mạnh mẽ giữa các ngành dịch vụ nói chung và ngành du lịch nói riêng Các quốc gia đang dần dần đưa

du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn cho mình Việc phát triển ngành công nghiệp không khói này không chỉ làm tăng tỉ trọng trong thu nhập quốc dân, mà còn được xem là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của các ngành khác như: giao thông vận tải, nông nghiệp, chế biến, công nghiệp … Bên cạnh đó, còn giúp góp phần giải quyết một số vấn đề xã hội như: nạn thất nghiệp, bảo vệ các di tích lịch sử, tăng sự hiểu biết cho người dân địa phương….Quan trọng hơn cả, du lịch chính là cầu nối giao lưu văn hóa, kinh tế giữa các dân tộc, quốc gia và các vùng miền trong một đất nước

Việt Nam đang được xem là điểm du lịch hấp dẫn, thu hút du khách từ khắp mọi nơi trên thế giới đến thăm quan, nghỉ dưỡng Có được điều này là nhờ vào sự

ưu đãi, ban tặng của thiên nhiên cho nước ta một nguồn tài nguyên du lịch phong phú, sự đa dạng các nền văn hóa và tình hình kinh tế - chính trị ổn định Sự phát triển của ngành công nghiệp không khói này đã thúc đẩy kinh tế nước ta phát triển

và hội nhập nhanh hơn với các quốc gia trên thế giới

Khánh Hòa được xem là trung tâm du lịch lớn của nước ta, điểm đến được nhiều du khách trong và ngoài nước lựa chọn cho kỳ nghỉ của mình Khánh Hòa thu hút du khách nhờ có bờ biển đẹp, cát trắng dài 385km với hơn 200 đảo lớn, nhỏ bãi

đá ngầm; khí hậu ôn hòa mát mẻ quanh năm và nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, hấp dẫn Với những điều kiện thuận lợi như vậy, Khánh Hòa đã phát triển đa dạng các loại hình du lịch như: du lịch nghỉ dưỡng, du lịch săn bắn, du lịch bơi lặn, du lịch leo núi, du lịch hội nghị - hội thảo, du lịch bơi - đua thuyền, nhất là du lịch biển đảo… Ngoài sản phẩm du lịch đặc trưng là biển đảo thì Khánh Hòa còn có tiềm năng mới về các nguồn nước khoáng nóng tự nhiên khá là phong phú và được trải dài xuyên suốt trong tỉnh Đây là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển một sản phẩm du lịch đặc trưng mới cho Khánh Hòa là du lịch nghỉ dưỡng kết hợp với chữa bệnh bằng nước khoáng nóng thiên nhiên Hiện nay, đã có một số doanh nghiệp nắm bắt được yếu tố đặc trưng này và xây dựng các trung tâm tắm khoáng nóng

Trang 13

như: suối khoáng nóng Tháp Bà, khu tắm tắm khoáng bùn Trăm Trứng, khu nghỉ dưỡng I - Resort, suối khoáng nóng Cam Ranh

Tuy nhiên, các doanh nghiệp hiện nay cũng đang vấp phải không ít khó khăn như các dịch vụ còn chưa mới lạ, phong phú, chưa tạo được dấu ấn riêng trong lòng

du khách, sản phẩm chưa đa dạng….tạo ra nhiều thách thức trong việc phát triển phát triển sản phẩm du lịch chữa bệnh bằng nước khoáng nóng Ngoài ra, đây là một sản phẩm mới lạ nên chưa nhiều đề tài được sự nghiên cứu, tìm hiểu chuyên sâu để giúp các doanh nghiệp có chiến lược phù hợp với tình hình hiện tại

Xuất phát, từ những lý do trên cùng với sự định hướng tập trung của giáo viên

hướng dẫn, tôi đã lựa chọn đề tài: “ Nghiên cứu nhu cầu sử dụng các sản phẩm

tắm khoáng nóng của khách du lịch nội địa tại Khánh Hòa ” làm khóa luận tốt

nghiệp Tác giả hi vọng rằng những kết quả nghiên cứu sẽ góp phần đề xuất một số giải pháp để thu hút ngày một nhiều khách du lịch nội địa đến với tỉnh Khánh Hòa nói chung và thành phố Nha Trang nói riêng

2 Mục tiêu nghiên cứu

 Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu của khách du lịch nội địa khi

sử dụng sản phẩm suối khoáng nóng tại Khánh Hòa

 Đề xuất một số giải pháp nhằm thu hút khách du lịch nội địa sử dụng sản phẩm suối khoáng nóng tại Khánh Hòa

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

 Du khách nội địa có nhu cầu sử dụng sản phẩm suối khoáng nóng tại tỉnh Khánh Hòa

 Trong địa bàn thành phố Nha Trang và vùng lân cận

 Thời gian từ 25/02 – 8/06/2013

4 Phương pháp nghiên cứu

 Nghiên cứu định tính để tìm ra các nhân tố và các biến quan sát ảnh hưởng tới nhu cầu sử dụng sản phẩm suối khoáng nóng của khách du lịch nội địa tại Khánh Hòa

 Phương pháp thu nhập dư liệu sơ cấp (điều tra khách du lịch nội đia về nhu cầu sử dụng sản phẩm suối khoáng nóng tại Khánh Hòa )

Trang 14

 Sử dụng phần mềm Excel, SPSS và phương pháp thống kê mô tả để phân tích các kết quả nghiên cứu

5 Quy trình nghiên cứu

Với mục đích nghiên cứu trên, thiết kế nghiên cứu của đề tài sử dụng phương pháp định tính với dữ liệu thu thập bằng bảng câu hỏi điều tra các du khách sử dụng đến các trung tâm tắm khoáng nóng tại Khánh Hòa Toàn bộ quy trình nghiên cứu được mô tả như sau:

Giai đoạn 1: Xây dựng cơ sở lý thuyết

Xác định cơ sở lý thuyết trong các vấn đề liên quan đến đề tài như sau:

- Nguồn gốc và phân loại suối khoáng nóng

Giai đoạn 2: Xây dựng bảng câu hỏi

Thiết kế bảng câu hỏi nhằm khảo sát nhu cầu sử dụng các sản phẩm tắm khoáng nóng của khách du lịch nội địa tại Khánh Hòa

Giai đoạn 3: Điều tra thí điểm

Mục tiêu của giai đoạn này là xem bảng câu hỏi có tốt hay không, có phù hợp với mục tiêu nghiên cứu hay không, người tham gia phỏng vấn đọc có dễ hiểu hay không Do đó, trong cuộc điều tra này sẽ tiến hành trên 50 du khách để du khách đánh giá và xem xét nhận xét của khách hàng như thế nào đối với bảng câu hỏi Giai đoạn 4: Điều tra nghiên cứu chính thức

Bảng câu hỏi được điều tra trên một mẫu thuận tiện bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp du khách Tiến hành phỏng vấn 250 du khách tại 4 trung tâm tắm khoáng nóng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, kết quả chọn lọc 200 bảng câu hỏi trả lời phù hợp với mẫu nghiên cứu

Trang 15

Giai đoạn 5: Tổng hợp và phân tích kết quả điều tra

Xử lý số liệu bằng phần mềm Excel, SPSS Sau đó, dựa trên kết quả có được sau khi chạy phầm mềm sẽ tiến hành phân tích thực trạng và tìm ra những vấn đề cần phục vụ cho mục đích nghiên cứu

Giai đoạn 6: Đề xuất giải pháp

Dựa trên thực trạng đã phân tích tiến hành đề xuất một số giải pháp nhằm thu hút khách nội địa đến với các trung tâm tắm khoáng nóng ở Khánh Hòa ngày một nhiều hơn

6 Đóng góp của đề tài

 Đề tài đã hệ thống hóa lại các thông tin của du khách đến các khu suối khoáng nóng: độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, nghề nghiệp, mức thu nhập hàng tháng của du khách thông qua việc phỏng vấn trực tiếp Từ đó, rút ra được đặc điểm chung của du khách đến các trung tâm tắm khoáng nóng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa

 Đề tài đã nghiên cứu hệ thống hóa được mục đích, thói quen đi du lịch của khách hàng thông qua việc nghiên cứu điều tra hành vi mua và lựa chọn các sản phẩm tắm khoáng nóng được du khách lựa chọn và sử dụng Từ đó, góp phần giúp các trung tâm tắm khoáng nóng đáp ứng, thỏa mãn các yêu cầu của du khách

 Đề tài nghiên cứu các yếu tố tác động đến nhu cầu sử dụng các sản phẩm tắm khoáng nóng của du khách khi đến Khánh Hòa thông qua các yếu tố như sau: điều kiện tự nhiên, cơ sở vật chất, nhân viên, sản phẩm, giá

 Đề tài đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn về: điều kiện tự nhiên,

cơ sở vật chất, nhân viên, sản phẩm, giá cả để đáp ứng được nhu cầu của du khách và đem lại sự thuận tiện nhất cho họ

 Đề tài nghiên cứu là tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý, các nhân viên kinh doanh tại các trung tâm tắm khoáng nóng, cũng như là luận văn tham khảo cho sinh viên khóa sau

7 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung đề tài được chia làm ba chương: Chương I: Cơ sở lý thuyết về nhu cầu sử dụng các sản phẩm tắm khoáng nóng của khách du lịch nội địa tại Khánh Hòa

Trang 16

Chương II: Nghiên cứu nhu cầu sử dụng các sản phẩm tắm khoáng nóng của khách

du lịch nội địa tại Khánh Hòa

Chương III: Một số giải pháp nhằm thu hút khách du lịch nội địa sử dụng các sản phẩm tắm khoáng nóng tại Khánh Hoà

Trang 17

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NHU CẦU SỬ DỤNG CÁC SẢN PHẨM TẮM KHOÁNG NÓNG CỦA KHÁCH DU

LỊCH NỘI ĐỊA TẠI KHÁNH HÒA 1.1 Một số khái niệm cơ bản

Luật Du lịch Việt Nam (được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 7, Khóa XI

năm 2005) đã nêu khái niệm về du lịch như sau: Du lịch là các hoạt động có liên

quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định

Qua các khái niệm trên đã làm rõ du lịch là một hoạt động đặc thù, có sự kết hợp giữa nhiều thành phần tạo thành một tổng thể phức tạp Hoạt động du lịch vừa

có đặc điểm của ngành kinh tế, lại có đặc điểm của ngành văn hóa - xã hội

1.1.2 Khách du lịch

Ngành kinh doanh du lịch muốn hoạt động và phát triển thì nhân tố chính không thể thiếu chính là khách du lịch Có rất nhiều cách hiểu về “ khách du lịch” ở các góc độ khác nhau Tuy nhiên, nếu đứng ở góc độ thị trường thì “ khách du lịch”

ở đây được xem là “ cầu thị trường”, còn các nhà kinh doanh du lịch là “ cung thị trường” Do đó, các tổ chức quốc tế đã quan tâm và nghiên cứu để đưa ra các định

nghĩa dễ hiểu, đáng tin cậy sau:

Trang 18

Định nghĩa của Liên hiệp các quốc gia về khách du lịch nước ngoài (năm 1973): “ Bất kỳ ai đến thăm một đất nước khác với nơi cư trú thường xuyên của mình trong khoảng thời gian ít nhất là 24 giờ”

Theo Điều 4 của Luật du lịch Việt Nam 2006 :

Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến

Xét một cách tổng quát thì khách du lịch có một số điểm chung như sau:

Thứ nhất, khách du lịch phải là người khởi hành rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình

Thứ hai, khách du lịch có thể khởi hành với các mục đích khác nhau, loại trừ mục đích lao động kiếm tiền ở nơi đến

Thứ ba, thời gian lưu trú ít nhất là 24 giờ, nhưng không được quá một năm Như vậy, những người lưu lại trong ngày chỉ được thống kê là khách tham quan đối với nơi đến

Như vậy, các định nghĩa đã nêu trên về khách du lịch ít nhiều có những điểm khác nha; song, nhìn chung chúng đề cập đến 3 khía cạnh sau:

Thứ nhất, đề cập đến động cơ khởi hành trừ động cơ lao động kiếm tiền

Thứ hai, đề cập đến yếu tố thời gian

Thứ ba, đề cập đến những đối tượng được liệt kê là khách du lịch và những

đối tượng không được thống kê là khách du lịch

Khách du lịch có thể được phân loại theo các tiêu chí khác nhau:

- Phân loại theo mục đích chuyến đi

- Phân loại theo đặc điểm kinh tế - xã hội

- Phân loại theo nội dung hoạt động

- Phân loại theo phương tiện giao thông

Trang 19

Một số các tiêu thức phân loại khách du lịch trên đây thường được dùng phổ biến Mỗi tiêu thức đều có ưu và nhược điểm riêng, do đó khi nghiên cứu cần kết hợp nhiều cách phân loại Việc phân loại chính xác và đầy đủ sẽ tạo tiền đề cho việc hoạch định các chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp hiệu quả

1.1.4 Khách du lịch nội địa

1.1.4.1 Khái niệm

Khách du lịch nội địa được phân biệt với khách quốc tế ở chỗ nơi đến của học cũng chính là nước mà họ đang cư trú thường xuyên Khái niệm khách du lịch nội địa của mỗi nước không giống nhau

Theo quy định của Pháp: Khách du lịch nội địa là những người rời khỏi nơi cư trú của mình tối thiểu là 24 giờ và nhiều nhất là bốn tháng hoặc với một số mục đích: giải trí, công tác và hội họp dưới mọi hình thức

Theo Luật du lịch Việt Nam ( 2005):

Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam

1.1.4.2 Đặc điểm của khách du lịch nội địa

Khách du lịch nội địa cũng được là đối tượng quan trọng trong hoạt động kinh doanh du lịch bởi những đặc điểm sau:

 Đối với khách du lịch nội địa thì thời gian lưu trú và sử dụng các dịch vụ là rất ngắn

 Khách du lịch nội địa là đối tượng khách hàng có khả năng chi trả ở mức trung bình

 Sử dụng ít phương tiện đi lại, chỗ ở đắt tiền hơn khách du lịch quốc tế

 Khách du lịch nội địa đa phần có mức thu nhập trên trung bình

1.2 Lý thuyết về nhu cầu trong du lịch

1.2.1 Lý thuyết về nhu cầu

Nhu cầu là sự đòi hỏi đối với một đối tượng nào đó mà con người cần được thỏa mãn để tồn tại và phát triển

Nhà tâm lý học Abraham Maslow (1908-1970) nổi tiếng với việc giúp giải thích các mức độ nhu cầu của con người Theo ông, hành vi của con người bắt nguồn từ những nhu cầu của con người được sắp xếp ưu tiên theo thứ tự từ thấp đến cao Xét theo tầm quan trọng, cấp bậc nhu cầu được xếp thành năm bậc sau:

Trang 20

- Nhu cầu sinh học: Là những nhu cầu đảm bảo cho con người tồn tại như là:

ăn uống, mặc, tồn tại và phát triển nòi giống, nhu cầu khác của cơ thể

- Nhu cầu an toàn: Là các nhu cầu như ăn ở, sinh sống an toàn, an ninh…

- Nhu cầu xã hội: Là nhu cầu được tham gia các hoạt động xã hội, giao tiếp bạn bè

- Nhu cầu được tôn trọng: Là nhu cầu về tự trọng, tôn trọng người khác và được người khác tôn trọng, địa vị…

- Nhu cầu tự thể hiện: Là các nhu cầu như chân, thiện, mỹ, tự chủ, sáng tạo, hài hước, tự hoàn thiện mình…

Hình 1.1 Tháp nhu cầu của Maslow

Nguồn: A.H Maslow, A Theory of Human Motivation Psychological Review 50

(1943): 370-96

Tầm quan trọng của nhu cầu theo trình tự từ mức độ thấp đến mức độ cao, các nhu cầu ở mức độ thấp được thỏa mãn trước khi các nhu cầu ở mức độ cao phát sinh Xét một cách cụ thể thì nhu cầu du lịch bao hàm cả mức độ nói trên, như vậy nhu cầu du lịch mang tính tổng hợp, đa dạng nó bao gồm cả nhu cầu sinh lí và nhu cầu tinh thần của con người

1.2.2 Nhu cầu du lịch của con người

Nhu cầu du lịch là một nhu cầu bậc cao, nên nó chỉ có thể phát triển được khi

cá nhân đã thỏa mãn được các nhu cầu bậc thấp của mình Ngoài ra, nhu cầu du lịch rất đa dạng, phong phú trong hoạt động du lịch của khách nên có nhiều cách hiểu

Trang 21

Để có thể hiểu một cách đầy đủ và chính xác về nhu cầu du lịch của con người, cần tiếp cận đồng thời hai khía cạnh như sau:

Khía cạnh thứ nhất: Từ việc nghiên cứu những nhu cầu nói chung của con người theo thang cấp bậc nhu cầu của A.Maslow

Khía cạnh thứ hai: Từ việc thống kê, nghiên cứu các mục đích và động cơ chính của con người khi đi du lịch

Về khía cạnh thứ nhất chúng ta đã đề cập chi tiết đã đề cập chi tiết ở phần trên

(1.2.2 Nhu cầu du lịch của con người )

Căn cứ vào những mục đích thống kê và nghiên cứu những mục đích chính của các chuyến hành trình du lịch, các chuyên gia về du lịch đã phân loại thành các nhóm động cơ đi du lịch gắn với các mục đích như sau:

- Đặc biệt là do khi đi du lịch người ta chi tiêu nhiều hơn, đòi hỏi được phục

vụ với chất lượng cao hơn nhiều cho việc thỏa mãn những nhu cầu của mình

- Thứ cấp là vì con người ta chỉ có thể nghĩ tới nhu cầu du lịch khi đã thỏa mãn hết những nhu cầu thiết yếu, cần thiết hằng ngày

- Tổng hợp là vì nguyên nhân trong một chuyến hành trình du lịch thường con người đòi hỏi phải thỏa mãn nhiều nhu cầu khác nhau, mà để thỏa mãn chúng cần dịch vụ của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định

Tổng quát từ những nghiên cứu nhu cầu nói chung và những mục đích, động

cơ đi du lịch nói riêng của con người, các chuyên gia về du lịch đã phân loại nhu cầu du lịch theo nhóm như sau:

Nhóm I: Nhu cầu cơ bản gồm: đi lại, lưu trú, ăn uống

Nhóm II: Nhu cầu đặc trưng (nghỉ ngơi, giải trí, tham quan… )

Nhóm III: Nhu cầu bổ sung (thẩm mỹ, thông tin, làm đẹp, giặt là……)

Trang 22

Thỏa mãn nhu cầu nhóm I là không thể thiếu và làm tiền đề cho các nhu cầu tiếp theo Nhu cầu nhóm II chính là nguyên nhân quan trọng nhất, có tính chất quyết định thúc đẩy con người ta đi du lịch Và thỏa mãn nhu cầu nhóm III là làm dễ dàng hơn và thuận tiện hơn trong sinh hoạt, cuộc sống hàng ngày của con người khi thực hiện việc đi du lịch

1.2.3 Các loại nhu cầu du lịch

Nhu cầu du lịch là một nhu cầu bậc cao, nên nó chỉ có thể phát triển được khi

cá nhân đã thỏa mãn được các nhu cầu bậc thấp của mình Ngoài ra, nhu cầu du lịch rất đa dạng, phong phú trong hoạt động du lịch của khách nên có nhiều cách để phân loại Tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là phân theo 5 loại như sau:

 Thứ nhất, nhu cầu vận chuyển

Nhu cầu vận chuyển là những đòi hỏi tất yếu về những phương tiện vận chuyển, dịch vụ vận chuyển mà du khách cần được thỏa mãn để thực hiện chuyến đi du lịch

 Thứ hai, nhu cầu lưu trú

Nhu cầu lưu trú là những đòi hỏi về sản phẩm dịch vụ lưu trú mà du khách cần được thỏa mãn để thực hiện chuyến du lịch của bản thân mình Đây là nhu cầu thiết yếu của du khách, tuy nhiên cần phân biệt nhu cầu này với những đặc diểm khác so với nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống của khách

 Thứ ba, nhu cầu ăn uống

Nhu cầu ăn uống cũng là thuộc loại nhu cầu thiết yếu của khách Đây là những đòi hỏi về các hàng hóa, dịch vụ ăn uống mà khách cần thỏa mãn để thực hiện chuyến du lịch của mình

 Thứ tư, nhu cầu tham quan giải trí

Nhu cầu tham quan giải trí là sự đòi hỏi về các đối tượng tham quan, giải trí….mà khách cần thỏa mãn để thực hiện chuyến du lịch của mình

 Thứ năm, nhu cầu bổ sung

Nhu cầu bổ sung là những đòi hỏi của khách du lịch về đối tượng khác nhau ngoài những nhu cầu nói chung

1.3 Hành vi tiêu dùng

1.3.1 Hành vi mua của khách hàng

Hành vi mua hàng của người tiêu dùng là hành vi mua một sản phẩm cụ thể hay một dịch vụ nào đó nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu của cá nhân hoặc gia đình

Trang 23

họ Nghiên cứu hành vi tiêu dùng có ý nghĩa là nghiên cứu việc người tiêu dùng có quyết định như thế nào trong việc sử dụng nguồn lực của mình

Mô hình hành vi mua

Các nghiên cứu về hành vi tiêu dùng cho rằng nhu cầu của người tiêu dùng được thể hiện trên cả hai mặt chức năng lẫn cảm xúc và hành vi tiêu dùng có ba phần chính là: Đầu vào, quá trình và đầu ra

Hình 1.2 Hành vi mua của khách hang

- Phần thứ nhất là những đặc tính của người mua, có ảnh hưởng cơ bản đến việc con người tiếp nhận các tác nhân kích thích và phản ứng với nó thế nào

- Phần thứ hai là quá trình thông ra quyết định của người mua và kết quả sẽ phụ thuộc vào quyết định đó

Trang 24

1.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng, cách phân loại các yếu

tố này chỉ mang tính tương đối Thông thường các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng thành các nhóm sau:

Nhóm yếu tố về sản phẩm, dịch vụ

Đó là các yếu tố liên quan đến sản phẩm dịch vụ, trong nền kinh tế hàng hóa chính là hành vi tiêu dùng là cơ sở để tạo ra các yếu tố này, nhưng mặt khác cũng chính các yếu tố này lại tác động trở lại đến hành vi tiêu dùng nói chung và của khách du lịch nói riêng Một số yếu tố có thể kể đến: chất lượng, giá cả, mẫu mã, chủng loại, hình thức phân phối, quảng cáo

Nhóm yếu tố xã hội

- Nhóm tham chiếu là yếu tố để tham khảo, đối chiếu với các chuẩn mực của

xã hội khi tiêu dùng

- Gia đình

- Vai trò và địa vị của cá nhân: Vai trò của cá nhân trong xã hội bao hàm chức năng mà xã hội giao cho họ Mỗi vai trò gắn với một địa vị, phản ánh sự phân công của xã hội cho vai trò đó

- Các hiện tượng tâm lí xã hội

Trang 25

- Các yếu tố khác: chiến tranh, dịch bệnh…

1.3.3 Quá trình ra quyết định mua

 Thứ nhất, nhận thức nhu cầu

Tiến trình mua khởi đầu với việc người mua ý thức được nhu cầu Nhu cầu

có thể phát sinh do các kích thích bên trong hoặc bên ngoài hoặc cả hai Khi nào nhu cầu đó cần ưu tiên được giải quyết trước thì chính là chính giai đoạn nhận thức nhu cầu

 Thứ hai, tìm kiếm thông tin

Khi người tiêu dùng đã có nhu cầu thì sẽ bắt đầu tìm kiếm thông tin Các nguồn thông tin thường có: chính thức và không chính thức

 Thứ ba, đánh giá và lựa chọn

Khi lựa chọn sản phẩm mua và tiêu dùng, người tiêu dùng muốn thỏa mãn ở mức độ cao nhất nhu cầu của mình bằng chính sản phẩm Họ tìm kiếm trong giải pháp của sản phẩm những lợi ích nhất định

 Thứ tư, quyết định

Trong giai đoạn đánh giá, người mua sắp xếp các nhãn hiệu trong nhóm nhãn hiệu đưa vào để lựa chọn theo các thứ bậc và từ đó bắt đầu hình thành ý định mua nhãn hiệu được đánh giá cao nhất Thông thường, người tiêu dùng sẽ mua nhãn hiệu được ưu tiên nhất

 Thứ năm, sau khi mua và tiêu dùng

Sau khi mua sản phẩm, người tiêu dùng sẽ cảm thấy hài lòng hay không hài lòng ở một mức độ nào đó Như vậy, công việc của người làm marketing không kết thúc khi sản phẩm đã được mua mà còn kéo dài đến giai đoạn sau khi mua

1.4 Mô hình chất lượng dịch vụ

Thang đo SERVQUAL là một trong những công cụ chủ yếu trong Marketing dịch vụ dùng để đánh giá chất lượng dịch vụ (Parasuraman & ctg 1994) Parasuraman & ctg (1994) đã liên tục kiểm định thang đo và xem xét các lý thuyết khác nhau và cho rằng SERVQUAL là thang đo đạt độ tin cậy và giá trị Thang đo này có thể áp dụng trong các loại hình dịch vụ khác nhau như nhà hàng, khách sạn, bệnh viện, trường học, các hãng hàng không, du lịch, Thang đo SERVQUAL đo lường chất lượng dịch vụ dựa trên sự cảm nhận bởi chính các khách hàng sử dụng dịch vụ Parasuraman & ctg (1985) cho rằng, bất kỳ dịch vụ nào, chất lượng dịch vụ

Trang 26

cảm nhận bởi khách hàng có thể mô hình thành 10 thành phần Tuy nhiên, vào năm

1990 Parasuraman & ctg đã chọn lọc còn 5 thành phần như sau:

1 Độ tin cậy (Reliability): khả năng thực hiện dịch đã hứa hẹn đáng tin cậy và chính xác

2 Sự đảm bảo (Assurance): kiến thức tác phong của nhân viên phục vụ, cũng như khả năng gây lòng tin và sự tín nhiệm của họ

3 Tính hữu hình (Tangibles): điều kiện vật chất và hình thức bên ngoài của nhân viên phục vụ

4 Sự thấu cảm (Empathy): quan tâm lưu ý cá nhân tới từng khách hàng

5 Trách nhiệm (Responsiveness): sẵn sàng phục vụ khách hàng cung cấp dịch vụ mau lẹ

1.5 Tổng quan về sản phẩm suối khoáng nóng

1.5.1 Nguồn gốc và phân loại của sản phẩm suối khoáng nóng

Nguồn khoáng nóng được phân loại thành hai loại căn bản như sau:

- Nguồn nước khoáng được hình thành trong quá trình thẩm thấu Đây chính là nguồn nước khoáng được làm nóng qua quá trình địa nhiệt

- Nguồn nước khoáng nóng nguyên sinh là nguồn nước được làm nóng bằng quá trình địa nhiệt, khi mà hoạt động trực tiếp của núi lửa đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành ra nguồn nước khoáng nóng này

Một trong những sự khác biệt cơ bản về mặt tự nhiên giữa hai nguồn nước khoáng nóng này và nguồn nước khoáng qua quá trình thẩm thấu chính là thành phần khí và khoáng chất của nước Nguồn nước khoáng nguyên sinh thường được cấu thành bởi các khoang macma ở rất sâu dưới lòng đất, như ở các khu vực hoạt động của núi lửa

Các nhà nghiên cứu về thủy lý học đã đưa ra sự phân loại tổng quát về nhiệt

độ của các nguồn nước khoáng nóng như sau:

- Nguồn nước lạnh: nhiệt độ dưới 25°C (77°F)

- Nguồn nước trung bình: nhiệt độ từ 25 - 34°C (77 - 93°F)

- Nguồn nước ấm: nhiệt độ từ 34 - 42°C (93 - 108°F)

- Nguồn nước nóng: nhiệt độ trên 42°C (108° F)

Trang 27

1.5.2 Tính chất hóa học của nước khoáng nóng

Các nhà thuỷ lý học Châu Âu đã có những nghiên cứu tổng quát về giá trị của các nguồn nước khoáng Nguồn nước với những thành phần khác nhau về chất

khoáng trên được sử dụng cho những mục đích chữa bệnh khác nhau

Chất cacbonat axit (Bicarbonate)

Việc tắm trong nước có tính cacbonat axit giúp mở các mạch máu và cải

thiện sự lưu thông máu trong toàn bộ cơ thể Các nhà nghiên cứu Châu Âu cũng sử

dụng nguồn nước có tính cacbonat axit như một liệu pháp để chữa chứng tăng huyết áp và chứng vữa xơ động mạch nhẹ, bệnh về tim mạch và hệ thần kinh không

1.5.3 Tác dụng trị liệu của nước khoáng nóng

Nước suối khoáng nóng là một tài nguyên thiên nhiên quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho con người Tác dụng chữa bệnh của nước suối khoáng nóng là tác dụng tổng hợp của ba liệu pháp điều trị vật lý, đó là: thủy trị liệu, nhiệt trị liệu và khoáng trị liệu

Thủy trị liệu

Hình thức sử dụng thủy trị liệu là: tắm ngâm bộ phận cơ thể, tắm ngâm toàn thân, bể bơi tĩnh hoặc bồn tạo sóng, bọc chăn ẩm, ngâm trong túi nước, tắm bùn, tắm phun mưa, tắm phun tia nước áp lực, tắm phun lên, tắm hơi nước, tắm hơi khô Các biện pháp thủy trị liệu có tác dụng tạo thuận lợi cho cử động khớp, làm giảm cường độ co cơ cần thiết Tốt cho người bị bệnh khớp mạn tính, những người

bị bại hoặc yếu cơ do bệnh lý thần kinh, giúp phục hồi chức năng khớp, cơ và hệ thần kinh, …giúp thư giãn, giảm stress, dễ đi vào giấc ngủ và ngủ sâu

Trang 28

Nhiệt trị liệu

Các hình thức sử dụng nhiệt trị liệu gồm: làm nóng một bộ phận cơ thể như đắp nóng bằng các chất trung gian truyền nhiệt, ngâm trong bồn nước nóng, đắp bằng túi nước nóng Làm nóng toàn bộ cơ thể như tắm trong bồn nước nóng, bể bơi nước nóng, tắm hơi nước nóng Tắm bùn nóng có thể là bùn khoáng nóng hoặc bùn hữu cơ nóng

Tác dụng: vùng cơ thể chịu tác dụng của nhiệt sẽ nóng lên, làm giãn nở các mao mạch, tăng cường lưu thông máu, tăng tính thấm thành mạch, thúc đẩy quá trình tái tạo tổ chức và giảm phản ứng viêm.…

Khoáng trị liệu

Là tác dụng của các chất khoáng có trong nguồn nước khoáng được thấm qua

da, có tác dụng điều trị và tăng cường sức khỏe 70% trọng lượng cơ thể là nước, lượng nước này được phân bố 80% ở trong tế bào, 20% ở khoang ngoài tế bào (mô

kẽ và lòng mạch máu)

Sử dụng nước khoáng thiên nhiên là hình thức bổ sung khoáng chất và tăng cường sức khỏe Nước khoáng chứa nhiều bicarbonate có tác dụng tốt với người bị bệnh hô hấp mạn tính như hen, tâm phế mạn, người bị bệnh gút, bệnh đái tháo đường, bệnh khớp mạn tính…

Nước khoáng nóng chữa một số bệnh cụ thể ở người như:

 Viêm khớp: Nước khoáng nóng và chất bùn của nó chứa chất lưu huỳnh có tác dụng đặc hiệu đối với khớp và các phần sụn Những dị tật chấn thương cần được chữa trị, đặc biệt là khi các vết xương chậm liền

 Da và miệng: Nước khoáng nóng còn chữa trị các chứng bệnh của da như bệnh chàm, vẩy nến, các vết sẹo do phẫu thuật, mẩn ngứa, vẩy cá…

 Các bệnh tâm lý: Liệu pháp nước khoáng nóng có thể sử dụng cho các bệnh nhân mang trạng thái trầm cảm, các dạng tress sau chấn thương, các chứng

rối loạn giấc ngủ Ngoài ra, còn chữa các bệnh khác như: tai, mũi, họng;

gan, túi mật, ruột; tim và động mạch…

Trang 29

1.6 Vài nét về sự phát triển của sản phẩm suối khoáng

1.6.1 Một số suối khoáng nóng trên thế giới

1 Suối khoáng nóng ở Nhật Bản

Ở Nhật Bản có đến hơn 20.000 suối nước nóng thiên nhiên Nhưng theo luật

về suối nước nóng ban hành năm 1948, chỉ những nơi nào đáp ứng đủ những điều kiện nhất định về nhiệt độ và thành phần khoáng chất mới được coi là onsen Kể từ năm 1954, Bộ Y tế Phúc Lợi đã công nhận 64 suối nước nóng có khả năng chữa bệnh Có thể kể tên một số onsen nổi tiếng nhất là Kusatsu ở tỉnh Gunma, các onsen

ở khu vực quần đảo Izu ở tỉnh Shizuoka, Hakone ở tỉnh Kanagawa, Beppu ở tỉnh Oita Nhiệt độ nước tại các onsen thường từ 40 đến 600C, có nơi thậm chí nóng tới hơn 900 C, đủ để luộc trứng

Phân loại : Năm Chiêu Hoà thứ 23, Nhật Bản đã ban hành các tiêu chuẩn của

một Onsen bao gồm:

 Nhiệt độ của nước trong Onsen phải trên 25°C Tuy nhiên thông thường

nhiệt độ dao động từ 39°C đến 40°C

 Trong đó chi tiết người ta còn phân loại các onsen:

- Theo hàm lượng khoáng chất

- Theo nhiệt độ

2 Phá Blue Lagoon ở Grindavik, Iceland

Phá nước nóng Blue Lagoon được xây dựng để cung cấp nước nóng và điện cho 45,000 người dân Iceland Phá Blue Lagoon nằm ngay ngoại ô thành phố Reykjavik, chứa hơn 1.6 triệu gallon (tương đương 6,057m khối) nước nóng 37-39 độ C, giàu

muối silica, chất khoáng và các loại tảo Blue Lagoon còn là một công viên giải trí,

nơi có thể tận hưởng cảm giác thú vị với những pool party (bữa tiệc bể bơi) Du

khách có thể đến bất cứ mùa nào trong năm sử dụng bùn giàu silic lên cơ thể

3 Suối nước nóng ở công viên quốc gia Banff, Alberta, Canada

Đến với các suối nước nóng ở công viên quốc gia Banff ở Canada, bạn sẽ cảm nhận được mùi lưu huỳnh đặc trưng nơi đây Được phát hiện từ năm 1884, những suối nước nóng có nhiệt độ 36-40 độ C không chỉ chứa sulphate mà còn rất giàu canxi, magie, natri và bicarbonate Đến đây, sẽ được tắm bằng nguồn nước lấy trực tiếp từ những suối nước nóng, trong những nhà tắm công cộng xây kiểu những năm

Trang 30

1930 Còn gì thú vị bằng việc đi bộ lên núi Rundle, còn có tên là núi “lưu huỳnh”, thưởng ngoạn cảnh đẹp vào buổi sáng rồi trở về khách sạn nghỉ ngơi thư giãn và

tắm nước khoáng nóng

4 Suối nước nóng Chena ở Fairbanks, Alaska, Mỹ

Hồ Rock được dẫn nước trực tiếp từ những suối chứa sulfur, có nhiệt độ lên đến 41 độ C Hồ chỉ là một phần của khu resort suối nước nóng Chena, được thành lập từ 105 năm trước Khu resort nằm cách Fairbanks 60 dặm, gồm 80 phòng, 1 hồ nước nóng trong nhà, hệ thống spa, bảo tàng băng và những tour xe chó ké

1.6.2 Một số suối khoáng nóng ở Việt Nam

Ở Việt Nam, suối khoáng nóng cũng được các nhà khoa học tìm thấy khá sớm

ở một số tỉnh như: Hòa Bình, Vũng Tàu, Bình Định, Quảng Bình, Khánh Hòa… Hầu hết các suối nước nóng được hình thành do các vết nứt gãy của địa hình vùng núi đá cao tạo nên Các suối khoáng nóng có các mạch nước là lộ thiên, nhiệt độ tùy vào từng vùng

1 Suối nước nóng Kim Bôi (Hoà Bình)

Khu du lịch suối khoáng Kim Bôi nằm ở điểm phun lên của dòng suối khoáng thuộc xóm Mớ Đá, xã Hạ Bì, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình Trong các suối nước nóng tại Việt Nam, đây là suối khoáng có nhiệt độ thấp nhất (từ 34 - 36ºC) Tuy không nóng đến độ tạo thành những làn hơi trên mặt nước, song nhiệt độ và hàm lượng khoáng của nơi đây đủ chuẩn cho việc để ngâm mình chữa bệnh, thư giãn dưỡng da Ngoài việc tắm suối khoáng nóng, còn có ngâm bùn hay thưởng thức những món đặc sản nổi tiếng của nơi đây như cỗ lá lợn thui, dê núi đá, quả lặc lè, cá nhảy…

Hình 1 3 Suối khoáng nóng Kim Bôi

Nguồn:

http://news.zing.vn/choi-vui/6-suoi-nuoc-nong-noi-tieng-nhat-viet-nam/a128101.html

Trang 31

2 Suối khoáng nóng Bang (Quảng Bình)

Suối nước nóng Bang thuộc xã Kim Thủy, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình Có 3 hướng để đến đây: một là từ thành phố Đồng Hới đi về phía tây nam 60km; hai là từ đường Trường Sơn rẽ về phía tây khoảng 20km; hướng thứ ba là từ trung tâm huyện

Lệ Thủy, ngược dòng sông Kiến Giang khoảng 10 cây số Suối khoáng nóng Bang

là một con suối lộ thiên trải dài qua những rừng cây hoang sơ và bí ẩn, những lỗ phun nước ở đây nhiệt độ khoảng 105 ºC Nhiệt độ của bể ở đây chỉ dao động khoảng từ 40-45ºC, phù hợp cho việc ngâm tắm, chữa bệnh và thư giãn

3 Suối nước nóng Bình Châu (Bà Rịa - Vũng Tàu)

Hình 1.4 Suối khoáng nóng Bình Châu

Nguồn:http://news.zing.vn/choi-vui/6-suoi-nuoc-nong-noi-tieng-nhat-viet-nam/a128101.html

Từ huyện Xuyên Mộc, theo lộ 23 đi khoảng hơn 29 km, sẽ tới khu du lịch nước khoáng nóng Bình Châu Suối nằm giữa vùng rừng nguyên sinh rộng hơn 7.000 ha Đây là vùng có nước nóng rộng nhất nước ta (khoảng hơn 1km2) được tạo nên từ nhiều hồ lớn, nhỏ tạo thành các dòng chảy với lưu lượng khác nhau Vùng hồ rộng nhất là khoảng 100m2 với độ sâu hơn 1m Nhiệt độ ở đây dao động từ 40°C - 84°C Các dịch vụ như tắm khoáng, ngâm bùn ở đây có mức giá khá cao, thích hợp cho nghỉ dưỡng hơn là cắm trại hay picnic

1.6.3 Tình hình phát triển du lịch chữa bệnh bằng khoáng nóng

Chúng ta thường quan niệm du lịch chỉ đồng nghĩa với việc tham quan thưởng ngoạn những danh lam thắng cảnh ở những đất nước xa xôi, hay tiếp xúc với những con người có phong tục tập quán, văn hóa khác lạ Nhưng thời gian gần đây khái

Trang 32

niệm “du lịch nghỉ dưỡng”, “du lịch chữa bệnh” đã bước vào đời sống hiện đại, đó

là việc kết hợp du lịch với nghỉ dưỡng hoặc chữa bệnh, một tiềm năng văn hoá du lịch Việt Nam

Theo thống kê, hiện nay cả nước có khoảng trên 13 khu nghỉ dưỡng có sản phẩm tắm khoáng nóng, thu hút một lượng khách du lịch đến với Việt Nam Các khu nghỉ dưỡng có suối khoáng nóng phân bố dọc theo từng vùng miền với kiến trúc địa lí khác nhau Ở phía Bắc có suối khoáng nóng Kim Bôi (Hòa Bình), suối khoáng nóng Kê Gà (Ninh Bình); ở miền Trung hiện có: suối khoáng nóng Tây Viên (Quảng Nam), suối khoáng nóng Hội Vân (Bình Định) ,suối khoáng nóng Tháp Bà (Nha Trang)…; miền Nam có suối khoáng nóng Bình Châu (Vũng Tàu)… Riêng Khánh Hòa có được lợi thế đặc biệt về nguồn nước khoáng nóng trải dài

mà các tỉnh khác trên cả nước khó có được Hiện tại, có trên 4 cơ sở kinh doanh loại hình du lịch nghỉ dưỡng kết hợp chữa bệnh bằng sản phẩm tắm khoáng nóng ở Khánh Hòa Sản phẩm chính là nước khoáng nóng tự nhiên ngâm cơ thể, ngoài ra còn một số sản phẩm khác như: tắm bùn khoáng, tắm thảo dược, spa, nhà hàng, phòng nghỉ……cung cấp cho khách sự thoải mái tiện lợi khi chọn sản phẩm du lịch này Theo Ông Hoàng Quang - Giám Đốc Trung tâm suối khoáng nóng Tháp Bà cho biết: “Du lịch sức khỏe và chữa bệnh ở Việt Nam còn tương đối mới mẻ nhưng đối với thế giới hiện nay đang hướng về du lịch sức khỏe, du lịch chữa bệnh bằng nguồn tài nguyên thiên nhiên Nói như vậy, để khẳng định rằng nguồn tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam để phục vụ cho công tác du lịch chữa bệnh là có hiệu quả và người dân Việt Nam không cần phải đi đâu xa chữa trị các bệnh mãn tính và không

sử dụng thuốc tây để điều trị được ví dụ như chữa bằng nguồn bùn khoáng nước khoáng với các nhóm bệnh về da và đặc biệt các bệnh về hệ thần kinh Đây là đề tài khoa học được Bộ y tế nghiên cứu cùng công ty thực hiện từ năm 2002 -2004, kết quả đạt xuất sắc, du khách tự mình giám định kết quả điều trị ”

Trang 33

CHƯƠNG II NGHIÊN CỨU NHU CẦU SỬ DỤNG CÁC SẢN PHẨM TẮM KHOÁNG NÓNG CỦA DU KHÁCH NỘI ĐỊA

TẠI KHÁNH HÒA

2.1 Một số thông tin về du lịch tỉnh Khánh Hòa

Là một tỉnh ven biển Nam Trung Bộ Việt Nam, Khánh Hòa có bờ biển kéo dài 385km với gần 200 đảo lớn, nhỏ ven bờ và trên 100 đảo, bãi đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa

Miền bờ biển bị đứt gãy tạo ra vùng lý tưởng nổi tiếng cho du lịch vì có nhiều bãi tắm đẹp, cát trắng, nước biển trong xanh, không có các loài cá dữ và dòng nước xoáy ngầm Khánh Hòa có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa nắng mưa rõ rệt, nhiệt độ trung bình hàng năm thường từ 26°C với 2.605 giờ nắng Mưa chỉ kéo dài trong hai tháng 10 và 11 còn lại 10 tháng trong năm chan hòa ánh nắng, làm cho cảnh quan thiên nhiên vốn đã rất đẹp lại thêm phần hấp dẫn, thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch

Với điều kiện thiên nhiên ưu đãi như vậy, Khánh Hòa có thể phát triển các loại hình du lịch đa dạng Bên cạnh đó, còn được biết đến nhiều danh lam thắng cảnh, di tích và địa danh nổi tiếng như Tháp Bà Ponagar, Nhà thờ Núi, Hòn Chồng, Viện Hải Dương học … Trong những năm qua, Khánh Hòa còn chú trọng phát triển du lịch hướng đến tầm cỡ quốc gia và thế giới như đăng cai tổ chức thành công cuộc thi hoa hậu Hoàn vũ Thế giới năm 2008, Hoa hậu Trái đất, Fesival Biển, các kỳ nhạc hội duyên dáng Việt Nam, hội thi đua thuyền buồm quốc tế…

Hình 2.1 Nhiệt độ không khí trung bình các tháng ở Khánh Hòa(°C)

Nguồn: http://nguoinhatrang.wordpress.com/2013/02/page/6/

Trang 34

Hình 2.2 Lượng mưa trung bình các tháng ở Khánh Hòa (mm)

(người)

18.486 23.000 28.000 37.350 39.500

Doanh thu du lịch 1.353,4 1.562,6 1.877,3 2.252,1 2.568,4

Nguồn : Cục Thống kê tỉnh Khánh Hòa

Qua bảng thống kê 2.3, ta nhận thấy được:

- Số khách sạn qua các năm không ngừng tăng, từ năm 2008 đến năm 2012 mỗi năm trung bình tăng trên 100 khách sạn Số phòng khách sạn tăng đều qua các năm, tính đến năm 2012 số phòng tăng lên đến 14.088 phòng Có thể lý giải cho

Trang 35

điều này như sau: Khách đến du lịch ở Khánh Hòa ngày càng tăng cao, nhu cầu lưu trú dài ngày cho kỳ nghỉ tăng cần sử dụng phòng ở nhiều; do đó, số lượng khách sạn ngày một nhiều Hiện nay, Khánh Hòa hiện có trên 500 cơ sở lưu trú với tổng số trên 13.000 phòng Trong đó 35 khách sạn đạt chuẩn từ 3-5 sao với gần 3.900 phòng, từ 1-2 sao có khoảng trên 194 khách sạn

- Ngoài ra, Khánh Hòa đang thu hút một số lượng khách quốc tế lớn Từ năm

2010 đến 2012 số khách quốc tế đến Khánh Hòa tăng trên 200 nghìn lượt Trong đó,

du khách lựa chọn đến thăm quan bằng đường biển tăng cao, từ năm 2008 đến 2012

số khách đến Khánh Hòa bằng phương tiện này tăng gấp đôi (18.486 - 39.500) Giải thích điều này như sau:

 Khánh Hòa có khí hậu mát mẻ, yên bình, có bờ biển đẹp nên được nhiều du khách quốc tế lựa chọn; đặc biệt là cho các kỳ nghỉ đông

 Bên cạnh đó, Khánh Hòa có nhiều cảng biển nước sâu rất thuận tiện, an toàn cho các tàu du lịch neo đậu

- Ngày khách đến du lịch ở Khánh Hòa không ngừng tăng qua các năm Từ năm 2008 đến 2012 số ngày khách đến du lịch qua mỗi năm trung bình tăng gần

1000 ngày Hiện nay, Khánh Hòa đang hướng đến xu hướng du lịch quanh năm vì

có lượng khách ổn định qua các mùa, lượng khách quốc tế và nội địa đến thường xuyên không chỉ qua các kỳ nghỉ

2.2 Giới thiệu một số doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm tắm khoáng nóng tại tỉnh Khánh Hòa

Khánh Hòa là một tỉnh ven biển Nam Trung Bộ Việt Nam, Khánh Hòa có bờ biển kéo dài 385km với gần 200 đảo lớn, nhỏ ven bờ và trên 100 đảo, bãi đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa, có khí hậu nhiệt đới, gió mùa chia ra làm hai mùa mưa - nắng rõ rệt Trải qua hàng ngàn năm, nơi đây đã phát triển nhiều loại hình kinh doanh khác nhau như: nghành nhề thủ công, khai thác đánh bắt, du lịch… Từ những năm 90, Tỉnh Khánh Hòa đã có chủ trương chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Tỉnh nhà.Trong đó, loại hình kinh doanh du lịch chữa bệnh bằng sản phẩm suối khoáng nóng được doanh nghiệp ngày càng quan tâm hơn

Trang 36

2.2.1 Suối khoáng nóng Tháp Bà Resort, Ngọc Hiệp, Nha Trang

Trung tâm Du lịch Suối khoáng nóng Tháp Bà Nha Trang nằm tại 15 Ngọc Sơn, Ngọc Hiệp, cách trung tâm thành phố Nha Trang khoảng 4km về hướng Bắc Đây là một loại hình dịch

vụ chăm sóc sức khoẻ độc đáo, thu hút đông du khách đến với Khánh Hòa

Nguồn Nước khoáng nóng được Liên đoàn địa chất thủy văn - địa chất công

trình Miền Trung (nay là Liên đoàn quy hoạch và điều tra nước Miền Trung) được

phát hiện vào năm 1994 tại thôn Đắc Lộc, xã Vĩnh Phương, thành phố Nha Trang Liên đoàn đã khoan thăm dò và phát hiện đây là mỏ nước khoáng nóng mặn khi phun lên sẽ ảnh hưởng đến cây cối xung quanh nên lổ khoan đã bị lấp lại Vào cùng thời điểm trên, tại Thị xã Ninh Hòa đã xuất lộ những mỏ bùn khoáng vô cơ, khi mùa mưa đến bùn chảy tràn vào ruộng vườn gây ngập úng hoa màu của người dân Theo tài liệu và nghiên cứu của Bộ Y tế cho thấy tính chất lý hóa của nước khoáng nóng mặn và bùn khoáng vô cơ có tác dụng tốt cho sức khỏe

Từ đó, các thành viên của Công ty TNHH Sao Mai Thế Kỷ 21 đã đưa ra ý

tưởng là dẫn nguồn nước khoáng nóng (khoan sâu 100m) tại xã Vĩnh Phương và

khai thác bùn khoáng tại Ninh Hòa về Trung Tâm Du Lịch Suối Khoáng Nóng Tháp

Bà để tạo ra một sản phẩm du lịch độc đáo đó là tắm bùn và tắm nước khoáng nóng thiên nhiên

Năm 1999, Cùng với chủ trương và sự giúp đỡ của UBND Tỉnh, các Sở ban ngành, Công ty TNHH Sao Mai Thế Kỷ 21 đã khởi công xây dựng TTDL Suối Khoáng Nóng Tháp Bà mang ý nghĩa đánh dấu một công trình du lịch của Tỉnh Khánh Hòa để chào mừng thiên niên kỷ mới

Năm 2000, Công ty TNHH Sao Mai Thế Kỷ 21 đã khai trương dịch vụ Tắm Bùn – Tắm Nước Khoáng Nóng tại Trung Tâm Du Lịch Suối Khoáng Nóng Tháp Bà Nha Trang, tăng thêm dịch vụ vui chơi giải trí cho khách đến Nha Trang nghỉ dưỡng

Trang 37

Hình 2.3 Suối khoáng nóng Tháp Bà

Nguồn : http://www.thapbahotspring.com.vn

Qua hơn 12 năm xây dựng và phát triển, thương hiệu Tắm Bùn Tháp Bà Nha

Trang đã trở thành một thương hiệu du lịch nghỉ dưỡng uy tín trong và ngoài nước

2.2.2 I- Resort, Vĩnh Ngọc, Nha Trang, Khánh Hòa

Khai trương từ ngày 24/12/2011, I - Resort đã nhanh chóng trở thành một spa - mudbath có thương hiệu dẫn đầu ở Nha Trang và trên cả nước Cách trung tâm thành phố khoảng 4km, đó là khoảng cách giúp I - Resort có được sự yên tĩnh cần thiết để du khách tới đây được thư giãn tối đa với dịch vụ tắm bùn, suối khoáng nóng Bao bọc bởi dáng núi hùng vĩ và dòng sông Cái Nha Trang kết hợp với lối kiến trúc độc đáo sử dụng các vật liệu địa phương như gỗ, đá, lá dừa nước, khu nghỉ dưỡng I

- Resort như một ốc đảo thu nhỏ

Nguồn nước khoáng nóng của khu nghỉ dưỡng lấy ở Hòn Thơm từ một khu đất trống giữa cánh đồng của xã Vĩnh Ngọc, độ sâu lấy nước 103m với nhiệt độ là 52°C Toàn bộ Khu nghỉ dưỡng được xây dựng từ vật liệu từ thiên nhiên, ứng dụng cách lấy gió tự nhiên kết hợp với các hồ tràn được phân bố hợp lý với bóng mát của giàn bầu, bí, những khóm tre, bụi trúc, những cây cổ thụ lâu năm làm cho không khí mát mẻ, tạo cảm giác sảng khoái tự nhiên Trên khuôn viên rộng 6ha, những người xây dựng I- Resort Nha Trang đã chia thành các phân khu riêng như: nhà chờ, khu tắm bùn gia đình, khu tắm bùn - khoáng ngoài trời với hơn 100 hồ, khu spa, hồ bơi, nhà hàng…

Trang 38

Hình 2.4 Khu ngâm khoáng và tắm bùn thuộc I – Resort

Nguồn: www.caravanviet.com

I - Resort Nha Trang rất đa dạng về dịch vụ Đến với khu nghỉ dưỡng này, du khách có thể chọn cho mình những loại hình dịch vụ tắm bùn khoáng khác nhau, từ thông dụng đến cao cấp Bên cạnh đó, I - Resort Nha Trang còn có dịch vụ spa, chăm sóc sức khỏe bằng phương pháp kết hợp giữa y học cổ truyền và tây y Tại đây còn có nhà hàng phục vụ nhu cầu ăn uống của du khách

I - Resort là một trong hai công trình của Việt Nam vinh dự nhận được giải thưởng kiến trúc châu Á 2013 (HDF Luxurious Projects Asia Sumit & Awards 2013), trao tại Singapore ngày 11/3/2013

2.2.3 Khu du lịch tắm khoáng bùn Trăm Trứng, Phước Đồng, Nha Trang

Khu du lịch Trăm Trứng cách trung tâm thành phố Nha Trang khoảng 8km, là điểm du lịch thứ ba có dịch vụ tắm bùn, tắm khoáng nóng

Khu du lịch tắm bùn Trăm Trứng do Công ty TNHH Ponagar làm chủ đầu tư, với diện tích 23ha Đến Khu du lịch Trăm Trứng,

ấn tượng nhất là khu vực ngâm tắm bùn, khoáng với 115 hồ ngâm mang hình dạng những trái trứng lớn Từ trên cao nhìn xuống, những trái trứng vỏ trắng, lòng vàng nổi bật giữa màu xanh của cây cối chạy dọc trên triền đồi Mô phỏng hình ảnh quả trứng, mỗi một hồ ngâm cao khoảng 2m, đường kính 1,8m Khu tắm khoáng bùn có thể phục vụ cùng một lúc 400 khách Đây là hạng mục chính của giai đoạn 1 Ngoài khu vực này, du khách sẽ thấy hình ảnh trái trứng hiện hữu rải rác khắp khu du lịch

Trang 39

Chúng được thiết kế biến hóa với nhiều kích thước, hình dạng khác nhau: chỗ này nửa trái, chỗ kia nguyên trái tạo sự mới lạ hấp dẫn

Thác nước nhân tạo gần hồ bơi cũng là một điểm nhấn cho phối cảnh chung của cả khu du lịch Đó là sự kết hợp giữa vẻ đẹp của ghềnh Đá Đĩa (Phú Yên) với

vẻ mạnh mẽ, kỳ vĩ của núi rừng Tây Nguyên

Ngoài ra, khu tắm khoáng bùn còn được thiết kế thêm 3 hồ bơi cùng một số hạng mục khác như nhà hàng, chòi nghỉ, khu trét bùn, cà phê trứng, vườn hoa Chămpa, khu phố Chămpa, xông hơi… Trong đó, khu phố Chămpa được thiết kế theo lối kiến trúc Chămpa cổ, sử dụng gạch nung đỏ với đá sa thạch xanh, sa thạch hồng, đặc biệt là biểu tượng của văn hóa phồn thực Dọc theo triền đồi, giữa sắc màu hoa lá nổi bật những bức phù điêu được làm tinh tế khắc họa các điệu múa Chăm Đến khu văn hóa dân gian Việt Nam và khu văn hóa Tây Nguyên, du khách được tự do khám phá, tìm hiểu về những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc

Hình 2.5 Khu du lịch tắm khoáng bùn Trăm Trứng

Nguồn: http://www.2nhatrang.com

Dự kiến, giai đoạn 2 và 3 của dự án sẽ tiếp tục được triển khai vào năm 2013, với việc đầu tư xây dựng khu vực VIP SPA và hoàn thiện tổng thể khu du lịch với nhiều hạng mục khác như khu leo núi, khu vực picnic, cắm trại…

Trang 40

2.2.4 Suối khoáng nóng Cam Ranh, Ba Ngòi, Cam Ranh

Suối khoáng nóng Cam Ranh nằm trên Quốc lộ 1A, thuộc địa phận thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hoà Cách thành phố Nha Trang 60 km về phía Nam, cách sân bay Cam Ranh 15 km và cảng Ba Ngòi 2km về phía Tây Nam

Với nguồn nước khoáng Clorua Natri Silic, được khai thác từ độ sâu trên 60m, ở nhiệt độ 70°C, công ty đã nhiều năm hoạt động cung cấp các dịch vụ vui chơi, nghỉ dưỡng rất ích lợi cho sức khỏe

Với phương châm “Spa Cam Ranh – Nơi Tận Hưởng Cuộc Sống” khách hàng sẽ có những giây phút thật sự thư giãn, thoải mái, phục hồi năng lượng sống với các dịch vụ hoàn hảo gắn liền với thiên nhiên

Hình 2.6 Khu ngâm khoáng nóng ở suối khoáng nóng Cam Ranh

Nguồn: www.spacamranh.com

2.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới nhu cầu sử dụng các sản phẩm tắm khoáng nóng của khách du lịch nội địa tại tỉnh Khánh Hòa

2.3.1 Một số thông tin du lịch của khách nội địa đến Khánh Hòa

1 Thời gian đến Khánh Hòa du lịch

Bảng 2.2 Thời gian du khách đến Khánh Hòa du lịch

STT Thời gian Số lượng

Ngày đăng: 20/03/2015, 09:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w