1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Truy xuất nguồn gốc và thực tế áp dụng tại công ty TNHH sao Đại Hùng

67 1,2K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 518,77 KB

Nội dung

Lịch sử hình thành và phát triển Hệ thống truy xuất nguồn gốc đã được sử dụng trong nhiều năm qua trên thế giới trong một số các ngành khác như hàng không, ô tô và các ngành công nghiệp

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

KHOA CHẾ BIẾN -o0o -

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGU YỄN THỊ TRÚC PHƯƠNG

TRUY SUẤT NGUỒN GỐC VÀ THỰC TẾ ÁP DỤNG

TẠI CÔNG TY TNHH SAO ĐẠI HÙNG

SVTH: Nguyễn Thị Trúc Phương

MSSV: 47134387

GVHD: Ngô Thị Hoài Dương

Nha Trang, năm 2009

Trang 2

LỜ I CẢM ƠN

Sau một thời gian học tập và nghiên cứu tại trường đại học Nha Trang, đến nay em đã hoàn thành chương trình đào tạo đại học và hoàn thành đồ án tốt nghiệp đại học Em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến:

- Ban Giám Hiệu nhà trường, Ban Giá m Hiệu Khoa Chế Biến, cùng với toàn thể các thầy cô giáo

- Đặc biệt gửi lờ i cả m ơn đến Cô ThS Ngô Thị Hoài Dương

đã trực tiếp hướng dẫn tận tình để em hoàn thành đồ án đúng thời hạn

- Anh Phạm Văn Sơn cùng tập thể anh chị em ở Công ty TNHH Sao Đại Hùng đã giúp đỡ em trong thời gian vừa qua

- Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn cha mẹ cùng toàn thể bạn bè đã giúp đỡ động viên em trong suốt thời gian học tập và thực hiện công tác tốt nghiệp

Em xin chúc các thầy cô giáo, các anh chị và toàn thể bạn bè sức khỏe, đạt nhiều thành công trong công việc, học tập và nghiên cứu

Nha trang, tháng 6 năm 2009 Sinh viên

Nguyễn Thị Trúc Phương

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 1

MỤC LỤC 3

Lời cam đoan Error! Bookmark not defined Lời cảm ơn Error! Bookmark not defined Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Error! Bookmark not defined Danh mục các bản g Error! Bookmark not defined Danh mục các hình Error! Bookmark not defined LỜI MỞ ĐẦU 5

1.1 Tổng quan về truy xuất nguồn gốc 7

1.1.1 Khái niệm về truy xuất nguồn gốc 7

1.1.2 Lịch sử hình thành và p hát triển 7

1.1.3 Lợi ích khi áp dụng h ệ thống truy xuất nguồn gốc 8

1.1.4 Phương p háp luận của hệ thống truy xuất 9

1.1.4.1 Phạm vi: 9

1.1.4.2 Đối tượng truy xuất 12

1.1.4.3 Phương tiện truy xuất 15

1.1.1.4 Thực hiện 22

1.1.5 Các bước thực hiện hệ thống truy xuất nguồn gố c: 24

1.1.5.1 Nhận diện 24

1.1.5.2 Truy cứu và ghi chép dữ liệu 24

1.1.5.3 Quản lý liên kết 25

1.1.5.4 Truy ền thông 25

1.1.6 Tình hình truy xuất nguồn gốc 27

1.1.6.1 Tình hình truy xuất nguồn gốc trên thế giới 27

1.2 Tổng quan về côn g ty TNHH Sao Đại Hùng 30

1.2.1 Lịch sử hình thành và p hát triển của côn g ty 30

1.2.2 Sơ đồ và cơ cấu tổ chức 31

1.2.2.1.Sơ đồ tổ chức 31

1.2.2.2 Cơ cấu tổ chức 32

1.2.3 Các mặt hàng sản xuất tại côn g ty 33

1.2.4 Thị trường tiêu thụ 34

CHƯƠNG II: KHẢO SÁT THỰC TẾ TẠI CÔNG TY TNHH SAO ĐẠI HÙNG 35

2.1 Nguy ên tắc chung kh i áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc 35

2.1.1 Sơ đồ truy xuất truy hồi lô sản p hẩm 35

2.1.2 Quy định tách lô và thành lập mã số 35

2.1.2.1 Quy định tách lô 35

2.1.2.2 Phương p háp thành lập mã số 36

2.1.2 Thủ tục truy xuất truy hồi lô sản phẩm trong p hạm vi công ty 39

2.1.2.1 Các hành độn g hỗ trợ 39

2.1.2.2 Các thủ tục cô lập và giải p hóng lô h àn g khi có sự cố 40

2.1.3 Thủ tục truy xuất truy hồi lô sản phẩm ngoài p hạm vi côn g ty 41

2.1.3.1 Các hành độn g hỗ trợ 41

2.1.3.2 Thủ tục truy xuất lô hàn g khi có sự cố 41

Trang 4

KẾT LUẬN 66

TÀI LIỆU THAM KHẢO 67

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Vệ sinh an toàn thực phẩm đang là một trong những mối quan tâm chung của toàn xã hội và là vấn đề thời sự được dư luận đặc biệt quan tâm, nhất là khi các cơ quan chức năng phát hiện ngày càng nhiều những vi phạm nghiêm trọng về

an toàn vệ sinh thực phẩm Hiện nay giá cả hàng hóa và dịch vụ không phải là yếu

tố được quan tâm nhiều, mà yêu cầu trước hết là chất lượng, những tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng Người tiêu dùng quan tâm hơn về chất lượng sản phẩm mà mình lựa chọn, nguồn gốc và quá trình sản xuất ra sản phẩm Đó là một nhu cầu chính đáng

Do sự phát triển của nhu cầu xã hội, các nước đặc biệt là các nước phát triển đều áp dụng các qui định kỹ thuật và vệ sinh đối với hàng thủy sản nhập khẩu Các qui định này ngày càng chặt chẽ, khắt khe và được kiểm soát rất nghiêm ngặt Các nước xuất khẩu thủy sản trên thế giới đều rất quan tâm đến vấn đề đảm bảo các qui định kỹ thuật và vệ sinh an toàn cho hàng thủy sản và coi đây là nhiệm

vụ quan trọng trong hoạt động xuất khẩu thủy sản của mình Trong những năm gần đây, ngành thủy sản Việt Nam đã có những bước phát triển dài, đáng ghi nhận, không những đáp ứng được thị trường trong nước mà còn trở thành ngành hàng xuất khẩu chủ lực, nhưng để vượt qua các rào cản, đẩy mạnh xuất khẩu là một vấn đề khó khăn và cấp bách cho hàng thủy sản xuất khẩu của nước ta hiện nay

Chính vì thế mà các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam cần thiết áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc Mặc dù hệ thống này có thể làm tăng chi phí, nhưng lợi ích thu lại cũng không nhỏ Hệ thống truy xuất sẽ giúp khách hàng tin tưởng hơn vào chất lượng và an toàn vệ sinh đối với sản phẩm của mình, qua đó nâng cao uy tín trên thương trường Thêm vào đó, nhờ hệ thống này mà doanh nghiệp có thể quản lý tốt chất lượng sản phẩm, từ khâu nuôi trồng, chế biến cho đến quá trình vận chuyển và phân phối Nếu có sự cố xảy ra, doanh nghiệp có thể tìm ra nguyên nhân nhanh và có biện pháp giải quyết kịp thời

Trang 6

Đây là vấn đề không mới mẻ trên thế giới nhưng vẫn còn khá xa lạ ở Việt Nam, em hi vọng qua nội dung mà em thực hiện trong đề tài sẽ có thể hiểu thêm về hệ thống truy xuất nguồn gốc từ đó có hướng áp dụng hiệu quả nhất cho doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu Đây là vấn đề mới và thực tế rất cần thiết phải có những kiến thức nhất định khi hoạt động trong lĩnh vực thủy sản Chính vì những lý do trên mà em đã chọn thực hiện đề tài này

Trang 7

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

1.1 Tổng quan về truy xuất nguồn gốc

1.1.1 Khái niệm về truy xuất nguồn gốc

Truy xuất nguồn gốc được định nghĩa bởi Tổ chức tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO

Theo ISO 8402: Truy xuất nguồn gốc là khả năng tái hiện lại quá trình và việc sử dụng hay địa điểm của một đồ vật hay hoạt động thông qua sự hoạt động được đăng kí

Theo Quy định 178/2002/ EC: T ruy xuất nguồn gốc là khả năng truy tìm xuyên suốt quá trình sản xuất, chế biến và phân phối theo thực phẩm, thức ăn cho động vật hoặc các chất dự kiến sử dụng, hoặc có khả năng hợp thành sản phẩm thực phẩm, thức ăn cho động vật

1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển

Hệ thống truy xuất nguồn gốc đã được sử dụng trong nhiều năm qua trên thế giới trong một số các ngành khác như hàng không, ô tô và các ngành công nghiệp dược phẩm

Đối với các ngành công nghiệp, hệ thống truy xuất nguồn gốc đã trở thành một yêu cầu chính đáng trong thương mại quốc tế Trong thời gian qua ba thập kỷ qua,trong xu hướng toàn cầu hóa cùng với những tiến bộ trong nuôi trồng và chế biến thủy sản thì hệ thống truy xuất nguồn gốc đã trở thành một mối quan tâm lớn khi trình trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm đang là nỗi lo và hoang mang cho người tiêu dùng Các doanh nghiệp chế biến thủy sản áp dụng hệ thống truy xuất như một sự đảm bảo về chất lượng của sản phẩm làm cho người tiêu dùng tin tưởng hơn Trong xu thế hội nhập chung việc ứng dụng truy xuất nguồn gốc là phổ biến trên toàn thế giới, tuy có sự gộp chung ở một số khu vực nhưng sự phân hóa nhiều nhất vẫn là công nghệ sử dụng

Ban đầu truy xuất nguồn gốc được thể hiện với các hình thức đơn giản nhất

là trên giấy Năm 2002 với sự phát triển bùng nổ trong phân tích dữ liệu điện tử,

Trang 8

hệ thống truy xuất nguồn gốc dựa trên công nghệ thông tin phải được phát triển Yêu cầu tối thiểu cho hệ thống truy xuất nguồn gốc ở mỗi đơn vị được các cơ quan quản lý quốc tế đặt ra trước nhât là các sản phẩm phải được dán nhãn riêng biệt để cho phép nhận dạng Các phương pháp phổ biến nhất là dán nhãn sản phẩm với hệ thống mã số mã vạch trong đó EAN-13 và mã số UCC-12 được sử dụng nhiều nhất Các mã số bao gồm các dạng định dạng, nhưng không thể đọc được bằng cách bán lẻ

Những phát triển mới nhất là việc sử dụng RFID (nhận dạng tần số radio) Lợi thế của các thẻ này là dễ dàng để đọc Hệ thống theo dõi giám sát và truy xuất

sử dụng hệ thống quản lý phần mềm, hệ thống mạng cùng với công nghệ RFID (chíp điện tử RFID, máy đọc, ghi dữ liệu) và hệ thống mã hóa cho phép nắm bắt

và duy trì mọi thông tin về sản phẩm từ lúc bắt đầu nuôi cho đến khi đến tay người tiêu dùng (bao gồm tất cả các công đoạn: tạo giống, ươm, nuôi, chế biến, chuyên chở và phân phối) Khi có bất kỳ vấn đề gì xảy ra đối với sản phẩm thì doanh nghiệp có thể truy xuất ngược lại để tìm ta nguyên nhân của vấn đề và đưa ra giải pháp xử lý kịp thời Đối với người tiêu dùng, họ có thể biết được mọi thông tin về sản phẩm mình sử dụng như là nuôi ở đâu, điều kiện môi trường như thế nào, dùng thức ăn gì, v.v…và do đó tạo được tâm lý an toàn cho người tiêu dùng

1.1.3 Lợ i ích khi áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc

Giả m chi phí khi có sự cố với lô hàng do giảm thời gian, nhân lực, phạm vi điều tra, cô lập lô hàng có sự cố

Giả m chi phí sửa chữa do cô lập được chính xác lô hàng, thực hiện hành động khắc phục với lô hàng có sự cố

Tăng hiệu quả quản lý sản xuất nhờ có thông tin chi tiết cho từng lô hàng như định mức sản xuất cho từng vùng nguyên liệu, từng đại lý nguyên liệu, từng mùa vụ nguyên liệu

Thỏa mãn yêu cầu của các thị trường Đáp ứng được các yêu cầu và rào cản

kỹ thuật ngày càng cao của quốc tế, nâng cao hiệu quả, chất lượng sản phẩm

Trang 9

Phục vụ các mục đích riêng của doanh nghiệp về chất lượng như giám sát

và tối ưu hóa quy trình hay xác định nguyên nhân gây mất ổn định về chất lượng

và thực hiện hành động sửa chữa…

Giúp khách hàng tin tưởng hơn vào chất lượng và an toàn vệ sinh đối với sản phẩm của mình, qua đó nâng cao uy tín trên thương trường

Nhờ hệ thống này mà doanh nghiệp có thể quản lý tốt chất lượng sản phẩm,

từ khâu nuôi trồng, chế biến cho đến quá trình vận chuyển và phân phối

Hệ thống truy xuất nguồn gốc sẽ nâng cao lòng tin quốc tế, giảm thiểu những thiệt hại, củng cố khả năng cạnh tranh, thương hiệu và tính an toàn cho các sản phẩm

1.1.4 Phương pháp luận của hệ thống truy xuất

1.1.4.1 Phạ m vi:

a Bối cảnh

Các yếu tố quan trọng như qui định của pháp luật, văn hóa, tập quán, trình trạng công nghệ, phương tiện thông tin đại chúng, yêu cầu của khách hàng có thể ảnh hưởng đến yêu cầu và giải pháp truy xuất Các yếu tố này tương đối ổn định, các bên tham gia vào dây chuyền cung ứng có thể thực hiện phân tích ban đầu

khiếu nại liên quan đến truy xuất nguồn gốc của một sản phẩm Xác định nguyên nhân gây mất ổn định về chất lương và thực hiện hành động sửa chữa

Kiể m soát chất lượng

Thông số nội bộ

và ngược dòng Các phương pháp phân tích nguy cơ và

Trang 10

Xác định lô hàng Giá m sát và tối ưu hóa một quy trình sản xuất

dạng thất bại

Hệ thống chứng nhận của bên thứ ba Sức khỏe và

an toàn lao động

Thu hồi sản phẩm nhanh

và chính xác nhất Tạo điều kiện xác định và theo dõi các tác động tiêu cực dài hạn sau khi sản phẩm được đưa ra thị trường

Cơ sở dữ liệu của từng dây chuyền

Hậu cần Hợp lý hóa các công đoạn

liên quan đến các luồng giao vận Tối ưu hóa các hoạt động quản lý kho bãi và điều kiện bảo quản

Giá m sát hoạt động vận chuyển, giao nhận đúng thời hạn Kiể m soát vận chuyển sản phẩm và phản ứng nhanh khi có

sự cố xảy ra Nhận biết nhưng thất thoát không xác định

Nhận biết các chu trình lưu thông song song

Thông số của các nhà cung cấp dịch vụ hậu cần, vận chuyển

Trang 11

dụng thông tin chi tiết về sản phẩm

Thu hồi từ phía khách hàng sử dụng để kiểm tra

Cải tiến dịch vụ khách hàng( giám sát đúng hạn, …) Pháp luật Tuân thủ pháp luật

Hỗ trợ xác định trách nhiệm

Tham gia đấu tranh chống gian lận thông qua giám sát khối lượng và dòng hàng sản xuất, lưu thông

Hỗ trợ kiểm soát nhãn hàng hóa

Hệ thống kiểm soát của bên thứ 3

Lấy mẫu của hệ thống

Cơ sở dữ liệu của từng dây chuyền

c Các bên tham gia

Dây chuyền cung ứng thường bao gồm các nhà sản xuất, trung gian, các nhà cung cấp dịch vụ…Hiện nay có rất nhiều chu trình lưu thông giữa các nhà sản xuất và khách hàng thuộc phạm vi địa phương, khu vực hay quốc tế Mỗi một bên tham gia vào dây chuyền cung ứng có thể liên quan đến nhiều dây chuyền cung ứng khác Tất cả các nhóm người sử dụng hệ thống truy xuất thuộc các lĩnh vực kinh doanh ngành nghề và quốc gia khác nhau đều thu lợi từ hiệu quả của hệ thống này

Trong từng mối liên kết của dây chuyền, người chịu trách nhiệm pháp lý đối với hàng hóa hay người đặt hàng chịu trách nhiệm truy xuất vật phẩm thương mại Bên chịu trách nhiệm pháp lý xác định mức độ truy xuất thông qua các thông

số nội bộ hay thông số áp dụng cho nhà cung cấp dịch vụ

Trang 12

Cần phải có phương pháp phối hợp với các đối tác khác Trên thực tế truy xuất có thể là một bộ phận trong các thông số đối với nhà cung cấp hàng hóa, dịch

vụ hay công ty vận chuyển

1.1.4.2 Đối tượng truy xuất

a Phạm vi ứng dụng

Cần phải xác định được phạm vi của hệ thống truy xuất Đối với một công

ty việc này liên quan đến sự lựa chọn:

Các thông số truy xuất nội bộ (các hạng mục có liên quan, nguyên liệu, điều kiện bảo quản…)

Thông tin các công ty mong muốn tìm thấy, cả xuôi lẫn ngược dòng

Các bên có liên quan (nhà cung cấp, khách hàng…)

Ngoài ra các điểm gián đoạn trong dây chuyền như các điểm gián đoạn nội

bộ do quá trình sản xuất hay các điểm gián đoạn bên ngoài cũng có tác dụng xác định độ phức tạp của hệ thống truy xuất

b Lô, đơn vị hậu cần

Các sản phẩm được theo dõi và truy xuất theo lô sản xuất và đơn vị hậu cần Kích thước và sự đồng nhất quyết định sự chính xác của truy xuất trong từng khâu của dây chuyền

 Lô sản xuất

Lô sản xuất chứa các sản phẩm được sản xuất cùng với nhau, thông tin sẽ được truy xuất liên quan đến quá trình sản xuất phải được gắn với sản phẩm cần truy xuất

Các tiêu chí quan trọng nhất có thể làm thay đổi chất lượng của sản phẩm

sẽ hình thành một phần thông tin về lô sản xuất nhìn chung bao gồm

- Ngày, giai đoạn tạo thành sản phẩm

- Nước sản xuất

- Nhà máy

- Dây chuyền sản xuất

- Dây chuyền bao gói

Trang 13

c Thông tin được ghi lại

Những dữ liệu được ghi lại trong từng khâu của quá trình tạo thành sản phẩm được lựa chọn theo mục tiêu của công ty

Những thông tin được ghi lại thường bao gồm các dữ liệu có tác động quan trọng đến chất lượng của vật phẩm thương mại

Cung cấp nguyên liệu: ghi lại các thông số của sản phẩm, số lô, dữ liệu của nhà cung cấp, dữ liệu của nhà sản xuất, các dữ liệu kiểm soát đầu vào

Các công đoạn chế biến: liên kết mã số lô công đoạn sau với công đoạn trước

Bao gói, dán nhãn: số lô vật liệu bao gói, nhãn đơn vị hậu cần

Bảo quản: số lô với địa điểm và điều kiện bảo quản (thời gian, nhiệt độ…) Bán hàng: số lô với dữ liệu hóa đơn, số lô với dữ liệu phân phối

d Thời gian lưu trữ thông tin

Các thông tin lưu trữ trong một khoảng thời gian nhất định Trừ trường hợp

có các quy định cụ thể, các điều khoản hợp đồng hay các khuyến nghị, mỗi bên liên quan quyết định khoảng thời gian lưu trữ thông tin Tuy nhiên, khoảng thời gian lưu trữ nên dài hơn thời hạn sử dụng sản phẩm trong khi để phục vụ mục đích hậu cần lưu trữ một năm là đủ Đối với nguyên liệu, thời gian lưu trữ dữ liệu nên được xác định theo thành phẩm

Trang 14

Nếu một vật thương mại có hạn sử dụng thời gian lưu dữ liệu nên dài hơn khoảng thời gian giữa ngày sản xuất và hạn sử dụng

Trong trường hợp vật phẩm thương mại có thời hạn Thời gian lưu trữ dữ liệu nên dài hơn khoảng thời gian giữa ngày sản xuất và hạn sử dụng

Các yếu tố sau được tính đến

 Mục đích sử dụng dữ liệu

 Khoảng thời gian trong đó hoạt động kiể m soát cần thiết

 Thời gian sử dụng

 Đối với nguyên liệu, thời gian sử dụng của thành phẩm

 Quy định cụ thể của pháp luật, quy định, khuyến nghị đối với ngành Thời gian bảo hành sản phẩm có hiệu lực và người sử dụng có quyền khiếu nại

e Liên kết giữa các lô liền kề và đơn vị hậu cần

Có ít nhất 3 hình thức liên kết được ghi lại để giám sát vật phẩm thương mại trong quá trình tạo thành sản phẩm và vận chuyển

Liên kết giữa các lô sản xuất: việc ghi lại liên kết giữa các lô sản xuất liên quan đến nguyên liệu, hoạt động bao gói và thành phẩm Độ chính xác của các liên kết giữa các đơn vị sản xuất được xác định bởi quy trình sản xuất và số lô Nếu quy trình sản xuất liên tục các liên kết được mở rộng do không có sự tách biệt giữa các lô Các lô sản xuất được quản lý bằng thời gian sản xuất Sự liên tục trong sản xuất tạo ra liên kết giữa các số lô thành phẩm Các liên kết giữa các lô trung gian cần được ghi lại Do vậy độ phức tạp của một quy trình sản xuất và mức độ tự động hóa của dụng cụ sản xuất quyết định độ phức tạp và độ tin cậy của hệ thống truy xuất

Liên kết giữa lô sản xuất và đơn vị hậu cần: trong một số trường hợp nhất định, các đơn vị hậu cần không được lắp ghép trực tiếp khi ra khỏi dây chuyền sản xuất Do đó liên kết giữa các đơn vị cất giữ trung gian và đơn vị hậu cần nên được ghi lại

Trang 15

Liên kết giữa các đơn vị hậu cần: độ phức tạp của liên kết giữa các đơn vị hậu cần gửi và nhận phụ thuộc vào hoạt động hậu cần chia lô, bốc xếp… Hoạt động quản lý và độ chính xác của những liên kết này liên quan đến các thông tin

về điểm đến của vật phẩm thương mại Có thể kiểm soát các liên kết này bằng cách quản lý số lô trên địa điểm cất giữ chính xác

1.1.4.3 Phương tiện truy xuất

Thông qua hệ thống thông tin để truy xuất

a Các chức năng của hệ thống thông tin

Thu nhập và ghi lại thông tin: một hệ thống truy xuất đều dựa vào hoạt đọng thu thập và lưu trữ thông tin cho phép hệ thống mô tả tất cả các thông số nhằm đảm bảo mọi hình thức truy xuất Dữ liệu có thể cung cấp cho tất cả các bên liên quan (nhà cung cấp, vận chuyển, phòng kiểm nghiệm…) cũng như kết quả từ các quy trình sản xuất, xử lý nội bộ

Lưu trữ thông tin: hệ thống thông tin phải đảm bảo thông tin được lưu trữ một cách phù hợp Công ty phải có khả năng đáp ứng nhanh mọi yêu cầu về truy xuất thông tin từ phía khách hàng Tốc độ truy cập thông tin là một tiêu chí quan trọng khi chọn các công cụ lưu dữ liệu Mức độ tự động hóa của giải pháp (hồ sơ hay máy tính) sẽ ảnh hưởng đến độ tin cậy của toàn bộ hệ thống truy xuất

Truyền thông tin: để đảm bảo tính liên tục của truy xuất, các thông tin phù hợp cần được cung cấp cho bên liên quan trong dây chuyền cung ứng quan tâm đến thông tin đó Trong hầu hết các trường hợp, các công ty chỉ gửi thông tin đến yêu cầu cung cấp các số tham chiếu về các hạng mục ứng dụng Thông tin bắt buộc duy nhất được trao đổi với khách hàng và các nhà cung cấp dịch vụ hậu cần

là các số phân định cơ bản của vật phẩm được truy xuất

Thực hiện yêu cầu: mức độ tự động hóa của các công cụ thu thập, truyền, lưu trữ thông tin phụ thuộc vào lượng và tần suất trao đổi thông tin Dòng thông tin có thể ở dạng hồ sơ hay dạng điện tử Trong cả hai trường hợp, liên kết giữa thông tin và hàng hóa được đảm bảo thông qua việc tham chiếu các mã số phân định của lô hàng được giao

Trang 16

Phân tích thông tin: việc phân tích mối liên hệ giữa hoạt động sản xuất, nhà cung cấp, dây chuyền sản xuất và mức chất lượng phụ thuộc vào các hệ thống truy xuất Tuy nhiên các chức năng đó có thể vượt mức khả năng của hệ thống truy xuất như theo dõi hoạt động bằng phương pháp thống kê

b Các công cụ phục vụ thu thập và truyền thông tin có thể bao gồm:

Năm 2002, GS1 đ ã sử dụng kết quả của dự án Tracefish, đây là dự án được

ủy ban châu Âu tài trợ với mục đích phối hợp các công ty và viện nghiên cứu để xây dựng một cơ sở nhập các thông tin truy xuất hệ thống cung cấp thủy sản đánh bắt, nuôi trồng phối hợp với các nhóm công tác quốc gia của EU biên soạn và phát hành Hướng dẫn truy xuất nguồn gốc thủy sản nhằm cung cấp công cụ thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm

Một hướng dẫn truy xuất nguồn gốc của GS 1 là hệ thống EAN.UCC là một

bộ công cụ tạo thuận lợi cho giao dịch kinh doanh và thương mại điện tử Hệ thống cung cấp một cách thức chuẩn để thực hiện các hoạt động phân định, theo dõi và truy xuất nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ, địa điểm Mục tiêu của hệ thống là

Trang 17

cải tiến quản lý chuỗi cung cấp và các giao dịch thương mại khác nhằm giảm chi phí và tăng giá trị hàng hóa, dịch vụ Hệ thống sử dụng các con số cụ thể để phân định hàng hóa, dịch vụ, tài sản và các địa điểm trên toàn thế giới Những con số này có thể ở dạng mã vạch máy quét điện tử có thể đọc được mỗi khi cần thiết trong toàn bộ quá trình kinh doanh Hệ thống được thiết kế để khắc phục các hạn chế của việc sử dụng các hệ thống mã số cụ thể của các ngành, tổ chức hay doanh nghiệp Ngoài ra hệ thống còn tạo điều kiện để giao dịch thương mại hiệu quả và đáp ứng tốt hơn yêu cầu của khách hàng Ngoài việc cung cấp các con số phân định đặc biệt, hệ thống còn cung cấp các thông tin như hạn sử dụng, số seri, số địa điểm, số lô ở dạng mã vạch Các phân định dữ liệu này cũng được sử dụng trong thương mại điện tử Hiện nay mã vạch đươc sử dụng như một phương tiện mang

dữ liệu nhưng trong tương lai, các công nghệ khác như thẻ xử lý tần số radio cũng

sẽ được đưa vào sử dụng

Trong mỗi quốc gia, các doanh nghiệp, các nhà cung cấp sẽ thuận lợi khi quản lý, phân phối, biết được xuất xứ, nguồn gốc của mỗi loại sản phẩm khi sử dụng mã số mã vạch còn trong giao lưu thương mại quốc tế, các nhà sản xuất, các nhà cung cấp tránh được các hiện tượng gian lận thương mại, bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng, sản phẩm hàng hóa có thể lưu thông trôi nổi toàn cầu mà vẫn biết được lai lịch của nó cũng như đảm bảo độ chính xác về giá cả và thời gian giao dịch rất nhanh Trong giao dịch mua bán, kiể m soát được tên hàng, mẫu mã, quy cách, giá cả xuất, nhập kho hàng không bị nhầm lẫn và nhanh chóng, thuận tiện

Hệ thống áp dụng như sau:

- Phân định các bên: mã GLN

- Phân định thương phẩm: mã GTIN

- Phân định đơn vị hậu cần: mã SSCC

Trang 18

- GTIN: mã thương phẩm toàn cầu

- SSCC: mã container vận chuyển theo seri

- Nhãn hậu cần EAN (Số phân định ứng dụng - số AI)

Trong hệ thống truy xuất nguồn gốc mã số mã vạch được áp dụng ở các khâu

- Quản lý, theo dõi và truy tìm sản phẩm, hàng hoá, tài sản

- Bán hàng và trao đổi dữ liệu (EDI)

- Quản lý nguyên liệu và quá trình sản xuất

- Quản lý giao nhận vận chuyển

Nhãn dùng trong hệ thống truy xuất nguồn gốc

- Nhãn đơn vị tiêu dùng: EAN13

- Nhãn đơn vị gửi đi: DUN14

- Nhãn đơn vị hậu cần: SSCC và thông tin tự chọn/ bổ sung (Nhãn EAN)

- Nhãn trong dây chuyền chế biến: qui định nội bộ

b.1.1 Mã số thương phẩm toàn cầu GTIN (Global Trade Item Number)

Mã GTIN giúp xác định:

- Nước xuất xứ

- Cơ sở sản xuất (chế biến, cung cấp)

- Sản phẩm (sản phẩm, thùng/hộp SP…)

Đối với đơn vị tiêu dùng: sử dụng mã 13 chữ số (EAN13)

Đối với đơn vị gửi đi: sử dụng mã 14 chữ số (DUN14) hoặc 13 chữ số (EAN13)

Gh i trên đơn vị tiêu dùng - mã hóa bằng mã vạch EAN13

Gh i trên nhãn EAN (mã hóa bằng mã vạch GS1/ 128)

 Mã số EAN-13: gồm 13 con số có cấu tạo như sau: từ trái sang phải

- Mã quốc gia: hai hoặc ba con số đầu

- Mã doanh nghiệp: có thể gồm từ bốn, năm hoặc sáu con số Mã doanh nghiệp do tổ chức mã số vật phẩm quốc gia cấp cho các nhà sản xuất là thành viên

Trang 19

của họ Ở Việt Nam, mã doanh nghiệp do EAN-VN cấp cho các doanh nghiệp thành viên của mình

- Mã mặt hàng: có thể là năm, bốn, hoặc ba con số tùy thuộc vào mã doanh nghiệp Mã mặt hàng do nhà sản xuất quy định cho hàng hoá của mình Nhà sản xuất phải đảm bảo mỗi mặt hàng chỉ có một mã số, không được có bất kỳ sự nhầm lẫn nào

- Số cuối cùng là số kiểm tra Để đảm bảo tính thống nhất và tính đơn nhất của mã số, mã quốc gia phải do tổ chức mã số vật phẩm quốc tế cấp cho các quốc gia là thành viên của tổ chức này Số kiểm tra C là một con số được tính dựa vào

12 con số trước đó, dùng để kiểm tra v iệc ghi đúng những con số nói trên

 Mã DUN14:

Mã số EAN-14 gồm có 14 chữ số, số đầu tiên là số giao vận VL, 13 chữ số sau tương tự như EAN-13 Mã EAN-14 thường được sử dụng cho các đơn vị gửi

đi (thùng, hộp, pallet, khay được bọc bằng lớp màng…)

+ Ghi trên đơn vị gửi đi - mã hóa bằng mã vạch ITF 14

+ Ghi trên nhãn hậu cần (mã hóa bằng mã vạch GS1/ 128)

b.1.2 Mã số đơn vị giao nhận theo xêri SSCC (Serial Shipping Container Code)

Sử dụng cho đơn vị sản phẩm vận chuyển

Ý nghĩa: giúp nhận diện đơn vị giao nhận với các thông tin:

 Nước xuất xứ

 Cơ sở sản xu ất

 Số xê ri của đơn vị giao nhận

Tra c ứu cơ sở dữ liệu (bên bán cung cấp cho bên mua) sẽ biết thông tin chi tiết về đơn vị giao nhận

Ví dụ: Mã SSCC được sử dụng trên nhãn hộp caton cho đơn vị hậu cần

Trang 20

+ Đánh số tiến (theo xê-ri)

+ Ghi trên nhãn hậu cần sử dụng mã vạch GS1/ 128

+ Áp dụng khi cần theo dõi và truy tìm từng đơn vị hậu cần

b.1.3 Mã số địa điểm toàn cầu GLN (Global Location Number):

Mã số địa điểm toàn cầu: là dãy số có 13 chữ số quy định cho tổ chức/doanh nghiệp và địa điểm, gồm mã quốc gia, số phân định tổ chức/doanh nghiệp hoặc địa điểm và một số kiểm tra

Gh i trên đơn vị hậu cần và chứng từ giao nhận (trên nhãn hoặc trực tiếp)

- Mã hóa bằng mã vạch EAN.UCC 128

- Cách ghi: (AI) GLN

Sử dụng để phân định đơn nhất các bên

Ý nghĩa: giúp nhận diện các bên tham gia chuỗi cung ứng theo các thông tin:

- Nước xuất xứ

- Mã số Doanh nghiệp

- Địa điể m thuộc doanh nghiệp (Công ty, phòng ban, nhà kho)

- Sản phẩm cuối ra thị trường Mã số GTIN, với các thông tin có thể đọc được khi kết nốiv ới cơ sở dữ liệu có sẵn:

Trang 21

+ Tên nước xuất xứ

+ Tên, đ ịa chỉ của doanh nghiệp sản xuất

+ Thông tin về sản phẩm: tên thương mại, tên khoa học loài thủy sản, trọng lượng,

c Công nghệ truyền thông điện tử EDI

EDI là sự trao đổi dữ liệu cấu trúc dưới dạng tin nhắn tiêu chuẩn hóa thông qua phương tiện điện tử giữa máy tính của các bên thương mại

Liên kết chuyển đổi dữ liệu trên điện tử EDI hỗ trợ sự trao đổi dữ liệu tự động và được ứng dụng như một phương tiện điện tử nhanh và đáng tin cậy để trao đổi thông tin giữa các máy tính của các bên thương mại trong dây chuyền cung cấp

d Nhận diện bằng sóng vô tuyến điện RFID (Radio Frenquency Identifycation - RFID)

Sử dụng công nghệ RFID (nhận dạng bằng vô tuyến điện) vào hệ thống theo dõi, giám sát và truy xuất sản phẩm Ứng dụng chip xác thực bằng tần số Đây là công nghệ nhận dạng tự động thông qua bộ phát tần số siêu nhỏ Xuất hiện

từ hơn 50 năm trước, RFID gần đây mới nổi bật lên nhờ có sự bổ trợ hữu hiệu từ công nghệ số và bán dẫn

Hiện nay, việc thực hiện công nghệ xác thực tần số sóng RFID ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống, nhất là trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản RFID được dùng cho nhiều khâu, nhất là khâu quản lý, lưu vết và truy xuất nguồn gốc sản phẩm

Ðể sử dụng RFID cần có một tổ hợp các thiết bị phần cứng và phần mềm cho phép thu thập thông tin để nhận dạng các sản phẩm trong một phạm vi nhất định Thiết bị đầu cuối và các thiết bị đọc cùng với những hệ thống phụ khác tạo thành một chuỗi hoàn chỉnh để quản lý Những con chip RFID siêu nhỏ sẽ được gắn trên từng giai đoạn của sản phẩm trong quy trình quản lý chặt chẽ, làm cơ sở đảm bảo được truy xuất sản phẩm trong chuỗi giá trị, nhanh chóng tìm được nguồn gốc xuất xứ hàng hóa tại bất cứ đâu trong vòng 1 giờ

Trang 22

Hình1.1 Chip RFID (radio frequency ID) và chip đươc gắn trên các hộp chứa thịt di chuyển trên băng chuyền đến máy tính nhận diện

1.1.1.4 Thực hiện

Hệ thống truy xuất phải ổn định và đảm bảo độ tin cậy, nghĩa là phải có khả năng tìm lạ i được thông tin cần thiết mà không có nguy cơ bị lỗi Độ tin cậy của toàn bộ hệ thống được quyết định bởi độ tin cậy của các công cụ, thủ tục và nguồn thông tin được sử dụng Để có hiệu quả, kiến thức của từng người sử dụng và hệ thống của người đó phải phù hợp Trên thực tế, ví dụ nếu các liên kết giữa đơn vị hậu cần và bên nhận gửi được nhập bằng tay, lỗi nhập số liệu có thể dẫn đến khó khăn trong việc thu hồi sản phẩm đã được nhận diện khi có một nguy cơ đáng kể Việc này có thể dẫn đến vấn đề hiệu quả chi phí và thậm chí là tính khả dụng của

hệ thống Các yếu tố khác là truy xuất dễ dàng và sử dụng thông tin

Các tiêu chí về tốc độ truy xuất liên quan đến các quy trình và công cụ được sử dụng để xác định địa điể m của vật phẩm thương mại hay bất kỳ hình thức tìm kiếm thông tin liên quan đến hệ thống truy xuất Tốc độ truy xuất phụ thuộc vào các công cụ quản lý thông tin được sử dụng và độ tự động hóa cũng như mức

độ hợp tác của các bên tham gia chuỗi cung cấp Ngay cả khi tồn tại sự truy xuất tốt trên lý thuyết, một hệ thống truy xuất có thể tỏ ra hoàn toàn không hiệu quả vì một số lý do như hệ thống lưu trữ thông tin nhập bằng tay được sử dụng để xử lý khối lượng lớn thông tin tích lũy trong vài năm

Độ chính xác của truy xuất được quyết định bởi kích thước của các lô nối tiếp nhau, hình thức của liên kết được ghi lại cũng như số khâu và độ phức tạp của các khâu sản xuất Các yếu tố này tác động trực tiếp lên thời gian cần thiết để xác

Trang 23

định nguồn gốc của một biến chất lượng, lên chất lượng của thành phẩm nếu liên quan đến vấn đề chất lượng và chi phí trong trường hợp thu hồi sản phẩm

Tính phù hợp của một hệ thống trước hết có thể coi là khả năng phù hợp với các yêu cầu Trước tiên, các thông tin truy xuất cần phải đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, đối tác và các yêu cầu nội bộ Thứ hai, hệ thống cần phải tích hợp phần cần nâng cấp các chức năng và mở rộng các thông số truy xuất hay các thông tin truy xuất Sự phù hợp đảm bảo tính lâu dài của hệ thống do áp dụng các tiêu chuẩn, độ tương hợp của các hệ thống thông tin liên kết và độ linh hoạt và thích ứng với môi trường

Thông thường rất khó có thể ước tính chi phí của một hệ thống truy xuất do đây không phải là một hệ thống độc lập mà phải liên kết với các hệ thống khác đã

có từ trước: các công cụ quản lý chất lượng, hệ thống sản xuất, hậu cần và máy tính

Rủi ro của một hệ thống truy xuất nằm tại các điểm mà ở đó có sự thay đổi đối tác và hoạt động

Các rủi ro có thể xảy ra :

 Gián đoạn trong chuỗi cung cấp

 Gián đoạn trong truy xuất

 Mất thông tin

 Thông tin không chính xác

 Lỗi do con người

Các lý do có thể dẫn đến sự gián đoạn trong hệ thống truy xuất bao gồm:

 Liên kết giữa các lô sản xuất và đơn vị hậu cần nối tiếp không được ghi lại

 Thông tin không được liên kết với số lô và đơn vị hậu cần

 Việc sử dụng hệ thống

 Lưu trữ (giấy tờ)

Trang 24

1.1.5.2 T ruy cứu và ghi chép dữ liệu

Quản lý truy xuất nguồn gốc bao gồm sự xác định trước thông tin có khả năng ghi chép lại quá trình thông qua toàn bộ chuỗi cung cấp

Các dữ liệu truy xuất bao gồm nhiều yếu tố có khả năng biến đổi trong quá trình biến thể Thông tin này có khả năng liên quan trực tiếp tới mã nhận diện của

lô hàng hoặc nhóm sản phẩm, hoặc có thể liên hệ tới mã số đặt hàng, thời gian hoặc bất cứ thông tin nào khác cho phép tạo thành mối liên hệ với các lô sản phẩm tương ứng Các thông tin đó phải được lưu trữ làm sao để có thể sẵn sàng khi cần đến

Các dữ liệu liên quan có thể được biểu hiện bằng các vật mang dữ liệu như

ký hiệu, mã vạch Chúng làm cho các bên tham gia vào chuỗi cung cấp có thể thu

Trang 25

thập số liệu cùng thời điểm một cách chính xác và hiệu quả tại bất kỳ thời gian và địa điểm nào của chuỗi cung cấp Thông qua sự sử dụng các cơ sở dữ liệu, các thông tin cần nắm có thể được ghi chép và lưu trữ Trong một số trường hợp dữ liệu được lấy ra trực tiếp khi hệ thống sản xuất được tạo bởi các thủ tục kiểm tra hoặc các công cụ kiểm soát

1.1.5.3 Quản lý liên kết

Truy xuất nguồn gốc bao gồm quản lý liên kết liên tiếp giữa các lô sản xuất

và các đơn vị dịch vụ hậu cần thông qua toàn bộ chuỗi cung cấp

Trong một công ty việc kiểm soát toàn bộ các liên kết và kế toán kho chính xác có khả năng tạo ra mối liên kết giữa cái nhận được và cái được sản xuất ra, chuyển hàng nhận được

Nếu một trong các đối tác trong chuỗi thất bại khi quản lý những mối liên kết này theo hướng ngược dòng hoặc xuôi dòng thì diễn biến kết quả cho thấy sự đứt đoạn hoặc mất khả năng truy xuất nguồn gốc

nơ, mã số chuyến hàng…

Cách thông thường nhất được chấp nhận là truy xuất nguồn gốc từng điểm một, mỗi bên lưu giữ thông tin liên quan tới giai đoạn bên đó Các mã số nhận diện truy xuất nguồn gốc của lô, các đơn vị dịch vụ hậu cần là số lượng thông tin tối thiểu để được truyền thông tại mỗi gia i đoạn

Trang 26

Toàn bộ các bên trong chuỗi cung cấp là độc lập, truy xuất nguồn gốc của liên kết yếu nhất xác định sự thể hiện của truy xuất nguồn gốc của toàn bộ dây chuyền cung cấp

Truyền thông phải cung cấp các định nghĩa và giải thich rõ ràng cho phép các bên thương mại trao đổi các thông tin thương mại theo cách đơn giản, chính xác và hiệu quả Sử dụng một ngôn ngữ thông dụng với mã số nhận diện dễ hiểu

và duy nhất là tuyệt đối quan trọng đối với dòng thông tin kết hợp với bất kỳ dòng hàng thương mại nào

Truy xuất được thực hiện phục vụ cho các mục đích khiếu nại và triệu hồi Mặc dù với sự nỗ lực rất cao của các bên về chất lượng chu trình cung ứng, an toàn hoặc các vấn đề chất lượng có thể không bao giờ được loại bỏ hoàn toàn Trong trường hợp có vụ việc liên quan đến chất lượng thì có thể phát hiện ra vấn

đề ở các mức độ khác nhau và liên hệ với chu trình cung ứng, hoặc do người tiêu dùng hoặc do người phân phối, do trong quá trình kiểm soát chất lượng tại nơi sản xuất, do nhà cung cấp Nếu bất kỳ ai trong quá trình phát hiện vấn đề về chất lượng, thì người chịu trách nhiệm tại điểm đó trong chu trình cung ứng phải được thông báo kịp thời Lúc đó người chịu trách nhiệm cần điều tra về các sai lỗi xe m thử phải truy xuất sản phẩm hay truy xuất vận chuyển Nếu các thông tin thu thập được đánh giá là đầy đủ thì tất cả các yếu tố nguy cơ bao gồm các nguyên nhân trước và sau cần được đánh giá và chứng minh cả về độ lớn và sự cấp thiết Nếu thông tin thu thập không đầy đủ thì cần phải tiến hành điều tra thêm cho đến khi

có đầy đủ thông tin Khi có đầy đủ thông tin chi tiết phải tiến hành triệu hồi hoặc hủy bỏ đơn vị sai lỗi

Khi sản phẩm có mối nguy đáng kể đối với sức khỏe cộng đồng, cơ sở phải thực hiện các thủ tục triệu hồi lô sản phẩm từ thị trường Cơ quan có thẩm quyền cần thông báo yêu cầu ngừng bán hoặc thu hồi lô sản phẩm đó Khi nhận được thông báo của cơ quan có thẩm quyền, cơ sở phải nhanh chóng triệu hồi lô sản phẩm để ngăn ngừa không cho tiêu thụ những sản phẩm đó, thực hiện các hành động khắc phục sau khi triệu hồi sản phẩm

Trang 27

Chi phí t iến hành áp dụng đầy đủ hệ thống là rất tốn kém không phải doanh nghiệp nào cũng có thể thực hiện việc truy xuất với hệ thống theo dõi giám sát và truy xuất, sử dụng hệ thống quản lý phần mề m, hệ thống mạng cùng với công nghệ RFID (chíp điện tử RFID, máy đọc, ghi dữ liệu) và hệ thống mã hóa cho phép nắm bắt và duy trì mọi thông tin về sản phẩm từ lúc bắt đầu nuôi cho đến khi đến tay người tiêu dùng Vì thế mà hệ thống truy xuất hiện tại chỉ áp dụng những khâu kiểm tra, truy xuất thường được thực hiện bằng các biện pháp thông thường nên khó có thể đảm bảo độ chính xác về các thông số kỹ thuật

1.1.6 Tình hình truy xuất nguồn gốc

1.1.6.1 T ình hình truy xuất nguồn gốc trên thế giới

Hệ thống truy xuất nguồn gốc phổ biến ở châu Âu và Mỹ la tinh đặt biệt là các nước EU và EU cũng đưa ra nhiều qui định cho các nước nhập khẩu vào EU Chính vì là một thị trường phát triển ở trình độ cao nên đòi hỏi của người tiêu dùng đối với hàng hóa nhập khẩu rất khắt khe Tại đây, giá cả hàng hóa và dịch vụ không phải là yếu tố được quan tâm nhiều, mà yêu cầu trước hết là chất lượng, mẫu mã, những tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng Hiện nay, trên thị trường tất cả các nước thành viên EU, mọi hàng hóa nhập khẩu thường phải được kiểm tra ngay từ khâu sản xuất tại nước xuất xứ nhằm bảo đảm cho sản phẩm là m ra đáp ứng được những tiêu chuẩn của thị trường nhập khẩu

Đối với ngành công nghệ thực phẩm thì ở Ustralia, Italia, Canada, Mỹ, Tây Ban Nha áp dụng truy xuất nguồn gốc cho các sản phẩm thịt bò, thịt cừu, các sản phẩm từ thịt heo, cà phê

Ở châu Á nhiều nước đã áp dụng truy xuất nguồn gốc như Nhật Bản, Hàn Quốc, Philipin, Indonexia, Malaysia, Đài Loan, Thái Lan cho các sản phẩm thực phẩm thịt, sản phẩm thủy sản và cả rau quả Đặt biệt là tại Thái Lan Từ năm 2001, chính phủ Thái Lan đã chủ động đưa một chương trình hành động nhằm xây dựng

hệ thống quản lý an toàn các sản phẩm thủy sản xuất khẩu trước mắt là xây dựng một dự án thí điểm trên sản phẩm tôm Cho đến nay, dự án này của Thái Lan đã

Trang 28

được hoàn thành và đang áp dụng thành công cho các doanh nghiệp chế biến tôm Kết quả thu được của dự án đã nâng cao độ an toàn của sản phẩm tôm như chất lượng chế biến, nuôi trồng và giúp cho ngành công nghiệp tôm của Thái lan có tính cạnh tranh cao trên thị trường thế giới Bên cạnh đó, các công ty phần mềm và điện tử của Thái Lan cũng đã trở nên nổi tiếng hơn và cạnh tranh được với các công ty khác trên thế giới về công nghệ quản lý giám sát và công nghệ nhận dạng bằng sóng vô tuyến RFID nhờ hiệu quả của dự án này

Hình 1.2 Các sản phẩm rau quả được truy xuất tại Trung Quốc

Hình 1.3 Các sản phẩm thủy sản được truy xuất nguồn gốc trong siêu thị

Trang 29

Hình 1.4 Theo dõi lịch sử hải sản trực tuyến tại Đài Loan

Hình 1.4 Tiêu dùng truy xuất nguồn gốc, thông tin sản phẩm bằng cách sử dụng thiết bị đọc mã số mã vạch

Hình 1.5 Thông tin lịch sử của sản phẩm tại Đài Loan

Trang 30

1.2 Tổng quan về công ty TNHH Sao Đại Hùng

1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty

Theo giấy phép đầu tư số: 12/ GP-KCN-KH ngày 27/06/ 2001 do Nhà máy Các Khu Công Nghiệp tỉnh Khánh Hòa cấp, Công ty được thành lập với tên gọi: Tên tiếng Việt: Công ty TNHH Natfishco

Tên tiếng Anh: National Fish Resources

Tên viết tắt: Natfishco

Địa chỉ: Lô A4-A8, KCN Suối Dầu, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa

Điện thoại/fax: 84 58 743360-361-362/ 058 743319

Theo quyết định số: 719/QĐ-BTS, ngày 15/08/2003 của Bộ Thủy Sản, công ty đã đăng ký tên và được cấp code cho hai phân xưởng thuộc công ty lần lượt như sau

Tên tiếng Việt: Phân xưởng Đồ Hộp, Công Ty TNHH Natfishco

Tên tiếng Anh: Frozen Workshop, National Fish Resources- Natfishco Code: DL 245

Ngày 15/04/2004, theo yêu cầu của TT Nafiquacen( nay là Nafiqaved) về việc xác nhận lại chính xác thông tin của doanh nghiệp Công ty đã điều chỉnh lại lần lượt như sau:

Tên tiếng Việt: Nhà máy Đồ Hộp, Công ty TNHH Nafishco

Tên tiếng Anh: Canning Factory, National Fish Resources- NCF

Code: DH 246

Tên tiếng Việt: Nhà Máy Đông Lạnh, Công ty TNHH Natfishco

Tên tiếng Anh: Frozen Factory, National Fish Resources-NFF

Code: HL 245

Từ quý II năm 2004 do có một số vấn đề nội bộ, công ty đã quyết định đổi tên mới và được công nhận theo giấy phép đầu tư số 12/GPĐC 5-KCN-KH do Nhà máy Các Khu Công Nghiệp Khánh Hòa cấp ngày 19/07/2004, tên công ty đổi thành:

Trang 31

Tên tiếng Việt: Công ty TNHH Sao Đạ i Hùng

Tên tiếng Anh: United Resources Of Sea Association

Tên giao dịch: URSA MAJOR( gọi tắt là URSA)

Email/ Website: ursa@dng.vnn.vn / www.ursa.com.vn

Cùng với sự thay đổi tên công ty, công ty cũng đề nghị Bộ Thủy Sản, Cục QLCL, AT VS&T YTS điều chỉnh tên và code cho hai nhà máy thuộc công ty như sau

Tên tiếng Việt: nhà máy Đông Lạnh, Công Ty TNHH Sao Đại Hùng

Tên tiếng Anh: Sea Association Factory

Code: DL 245

Địa chỉ: Lô A4-A8, KCN Suối Dầu, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa Điện thoại/fax: 84 58 743360/058 743319

Tên tiếng Việt: Nhà Máy Đồ Hộp, Công Ty TNHH Sao Đại Hùng

Tên tiếng Anh: United Resources Cannery

1.2.2 Sơ đồ và cơ cấu tổ chức

1.2.2.1.Sơ đồ tổ chức

Trang 32

Ban nhân

sự

Phòng kỹ thuật

Phòng QLCL

Tổ hàng mẫu

BAN GIÁM ĐỐC

BP THỊ

TRƯỜNG

BP.T.CHÍNH -KẾ TOÁN

NHÀ MÁY S ẢN XUẤT

BP.H.CHÍ NH-N.SỰ

BP.KẾ HOẠCH

PX CẤP ĐÔNG

PX KHO LẠNH

PX NHÀ

ĂN VÀ KHO V.TƯ

PX BỘT

TỔ

Y TẾ

ĐỘI HACCP

PHÒNG THÍ NGHIỆM

TỔ CHẾ BIẾN

TỔ V.SINH

CN

TỔ VẬN CHUYỂN

PX BẢO TRÌ, SỮA CHỮA

PX VẬN HÀNH

Trang 33

b Các bộ phận

Có 5 bộ phận quản lý các lĩnh vực khác nhau trong toàn công ty Đứng đầu các bộ phận là các trưởng bộ phận Thị trường, Nhà máy sản xuất và hành chính nhân sự gọi là giám đốc bộ phận Đứng đầu bộ phận tài chính kinh tế gọi là Giá m đốc tài chính

Tùy điều kiện các bộ phận có thể có phó bộ phận

Các bộ phận trực thuộc trực tiếp lãnh đạo công ty

c Các phòng

Nhà máy sản xuất bao gồm 4 phòng và 1 ban trực thuộc và quản lý 5 lĩnh vực khác nhau Đứng đầu mỗi phòng có 1 trưởng phòng, trưởng phòng có quyền

bổ nhiệm, miễn nhiệm phó phòng

Các trưởng phòng trực thuộc Nhà máy sản xuất

Trong một phòng có thể gồm nhiều đơn vị nhỏ hơn được phân chia theo từng chức năng đứng đầu các đơn vị này trực thuộc trưởng phòng

1.2.3 Các mặt hàng sản xuất tại công ty

Sản phẩm của nhà máy đông lạnh là các sản phẩm cá, mực, bạch tuộc…, đông lạnh dạng tinh chế (như tôm Sushi EBI, mực ống cắt khoanh…) hoặc dạng thô (như tôm nguyên con, mực nguyên con ) Trong đó nhóm sản phẩm chủ lực

là các sản phẩm cá ngừ loin hấp chín

Sản phẩm của nhà máy đồ hộp là các sản phẩm thủy sản đóng hộp dạng acid thấp, đặc biệt như đồ hộp cá nục, các trích, cá ngừ Ngoài ra còn có một số

Ngày đăng: 20/03/2015, 07:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w