1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố môi trường kinh doanh đặc thù đến quản trị công ty Cổ Phần Lữ hành Hương Giang

59 1,8K 24

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 168,61 KB

Nội dung

Xuất phát từ thực tiễn tại công ty đang tìm hiểu, em đã lựa chọn để tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố môi trường kinh doanh đặc thù đến quản trị công ty Cổ Phần Lữ hành Hương Giang”

Trang 1

TÓM LƯỢC

Một doanh nghiệp bất kỳ luôn chịu sự tác động của môi trường kinh doanh màdoanh nghiệp đang tồn tại ở đó Môi trường kinh doanh nói chung và môi trường kinhdoanh đặc thù nói riêng có tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến hoạt động của doanhnghiệp Nó có thể tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp phát triển nhưng cũng có thểtạo ra những rào cản khiến doanh nghiệp vấp ngã nếu không biết phòng tránh Do vậy,việc nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường kinh doanh đặc thù nhằm hoàn thiện quảntrị là điều kiện cần thiết để doanh nghiệp phát triển tốt

Sau một thời gian thực tập tại Công Ty Cổ Phần Lữ Hành Hương Giang (HgTravel), em thấy rằng việc nghiên cứu yếu tố môi trường kinh doanh đặc thù đượccông ty nhận định có tầm quan trọng cao Xuất phát từ thực tiễn tại công ty đang tìm

hiểu, em đã lựa chọn để tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố môi trường kinh doanh đặc thù đến quản trị công ty Cổ Phần Lữ hành Hương Giang” làm nội dung

cho khóa luận tốt nghiệp của mình

Với mục tiêu góp phần hoàn thiện quản trị công ty Cổ Phần Lữ Hành Hương Giang,

em sẽ đi sâu phân tích những ảnh hưởng của môi trường kinh doanh đặc thù tại công

ty, rút ra những thuận lợi và khó khăn trong công tác quản trị để đề xuất những giảipháp thích hợp nhất

Nội dung đề tài gồm:

Phần mở đầu: Mục đích của phần này cho chúng ta cái nhìn tổng quan nhất về đề

tài nghiên cứu Nội dung của phần này sẽ đề cập đến tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu

và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, kết cấu của khóa luận

Chương 1: Trình bày một số khái niệm và lý thuyết về môi trường kinh doanh đặc

thù của doanh nghiệp Đồng thời, đi sâu phân tích ảnh hưởng của các yếu tố thuộc môitrường kinh doanh đặc thù đến công tác quản trị doanh nghiệp

Chương 2: Tập trung phân tích, đánh giá thực trạng ảnh hưởng của môi trường

kinh doanh đặc thù đến hoạt động quản trị của công ty Cổ Phần Lữ Hành HươngGiang Từ đó rút ra thuận lợi và khó khăn trong mối quan hệ giữa công ty và các yếu

tố thuộc môi trường kinh doanh đặc thù để làm cơ sở cho việc đưa ra giải pháp ởchương sau

Chương 3: là các đề xuất giải pháp và đưa ra kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác

quản trị của công ty cổ phần lữ hành Hương Giang trước ảnh hưởng của môi trườngkinh doanh đặc thù

Cuối cùng em rất hi vọng đề tài của em sẽ phản ánh đúng thực trạng môi trườngkinh doanh đặc thù của công ty cổ phần lữ hành Hương Giang và sẽ góp một phần nhỏnhằm hoàn thiện quản trị công ty

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Được sự giới thiệu của trường Đại học Thương Mại và sự chấp nhận của ban lãnhđạo của Công Ty Cổ Phần Lữ Hành Hương Giang, em đã được nhận vào thực tập tạicông ty Tại đây, em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô, chú, anh, chị trongcông ty, em đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm, tiếp thu những kiến thức thực tế rấtquý báu để hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp, và trau dồi những kinh nghiệm làmviệc trong tương lai

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các cô, chú, anh, chị phòng Kinh doanhDirect- Sales và toàn bộ nhân viên công ty Cổ Phần Lữ Hành Hương Giang, đặcbiệt là chị Nhàn- Giám đốc điều hành đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuậnlợi dể em hoàn thành tốt kỳ thực tập cũng như quá trình làm đề tài khóa luận tốtnghiệp của mình

Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy, cô giáo Khoa Nguyên Lý QuảnTrị, trường Đại học Thương Mại, đặc biệt là cô Th.S Dương Thị Thúy Nương đã nhiệttình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt thời gian làm khóa luận tốt nghiệp.Những công lao đó em luôn ghi nhớ, và xin gửi đến các cô chú, anh chị trong công

ty và các quý thầy, cô những lời chúc tốt đẹp nhất

Do thời gian có hạn và kiến thức còn hạn chế, trong thời gian làm khóa luận tốtnghiệp em không tránh khỏi những sai sót Em rất mong nhận được sự bổ sung, góp ýcủa các thầy, cô giáo trong trường và các cán bộ nhân viên trong công ty cổ phần lữhành Hương Giang để đề tài khóa luận của em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện:Đinh Thị Thu Hương

Trang 3

MỤC LỤC

TÓM LƯỢC

LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài 2

3 Mục tiêu nghiên cứu 2

4 Phạm vi nghiên cứu của đề tài 3

5 Phương pháp nghiên cứu các vấn đề 3

5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 3

5.2 Phương pháp xử lý dữ liệu 4

6 Kết cấu của đề tài 4

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG KINH DOANH ĐẶC THÙ ĐẾN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP 5

1.1 Một số khái niệm, lý thuyết cơ bản 5

1.1.1 Môi trường 5

1.1.2 Môi trường kinh doanh 5

1.1.3 Môi trường kinh doanh đặc thù 6

1.1.4 Đặc điểm của môi trường kinh doanh đặc thù: 7

1.1.5 Sự cần thiết phải nghiên cứu môi trường kinh doanh đặc thù 7

1.2 Các nội dung của vấn đề nghiên cứu 9

1.2.1 Ảnh hưởng của khách hàng 9

1.2.2 Ảnh hưởng từ nhà cung cấp 10

1.2.3 Ảnh hưởng từ các đối thủ cạnh tranh 12

1.2.4 Ảnh hưởng từ các cơ quan hữu quan 13

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG KINH DOANH ĐẶC THÙ ĐẾN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LỮ HÀNH HƯƠNG GIANG 15

2.1 Giới thiệu khái quát về Công Ty Cổ Phần Lữ Hành Hương Giang 15

Trang 4

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của CôngTy Cổ Phần Lữ Hành

Hương Giang 15

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ Phần Lữ Hành Hương Giang 15

2.1.3 Ngành nghề kinh doanh của công ty 16

2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của HG Travel giai doạn 2010- 2012 17

2.2 Phân tích, đánh giá thực trạng ảnh hưởng của môi trường kinh doanh đặc thù đến hoạt động quản trị của Công Ty HG Travel 18

2.2.1 Ảnh hưởng của khách hàng 18

2.1.3 Ảnh hưởng của đối thủ cạnh tranh 24

2.1.4 Ảnh hưởng từ cơ quan hữu quan 26

2.3 Các kết luận, phát hiện qua nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường kinh doanh đặc thù nhằm hoàn thiện công tác quản trị tại Công Ty HG Travel 27

2.3.1 Những thuận lợi từ sự biến động các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh đặc thù trong thời gian qua của công ty 27

2.3.2 Những khó khăn từ sự biến động các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh đặc thù trong thời gian qua của công ty 28

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CỦA CÔNG TY HG TRAVEL TRƯỚC ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG KINH DOANH ĐẶC THÙ 30

3.1 Phương hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới 30

3.1.1 Mục tiêu của HG Travel trong thời gian tới 30

3.1.2 Định hướng phát triển của công ty HG Travel 31

3.2 Quan điểm giải quyết vấn đề 31

3.3 Các đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện quản trị của công ty HG Travel trước ảnh hưởng của môi trường kinh doanh đặc thù 32

3.3.1 Một số đề xuất 32

3.3.1.1 Giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của nhân viên đối với môi trường kinh doanh đặc thù 32

3.3.1.2 Giải pháp hoàn thiện mối quan hệ giữa HG Travel và khách hàng 33

3.3.1.3 Giải pháp hoàn thiện mối quan hệ giữa HG Travel và nhà cung cấp 34

3.3.1.4 Giải pháp hoàn thiện mối quan hệ giữa HG Travel và đối thủ cạnh tranh.36 3.3.1.5 Giải pháp hoàn thiện mối quan hệ giữa HG Travel và các cơ quan hữu quan 37

3.3.1.6 Một số giải pháp khác 37

3.3.2 Một số kiến nghị 38

3.3.2.1 Kiến nghị với Nhà nước: 38

3.3.2.2.Kiến nghị với UBND TP Hà Nội: 39

Trang 5

3.2.2.3 Kiến nghị với Tổng Cục Du Lịch Việt Nam 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO 41

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinnh doanh của HG Travel giai đoạn 2010- 2012 17 Bảng 2.2- Bảng lượt khách của HG Travel qua các năm 2010- 2012 18 Bảng 2.3- Bảng cơ cấu doanh thu của HG Trvel giai đoạn 2010- 2012 19 Bảng 2.4- Kết quả hoạt động mua hàng của HG Travel trong 3 năm 2010- 2012 21 Bảng 2.5- Một số đối thủ cạnh tranh chính của HG Travel 25

Trang 6

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

Hình 1.2: Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và các yếu tố của MTKD đặc thù 8

Sơ đồ2.1- Sơ đồ cơ cấu tổ chức của HG Travel 16

Trang 8

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong nền kinh tế, mỗi doanh nghiệp là một chủ thể, là một tế bào giúp nền kinh

tế phát triển Ngược lại, nền kinh tế là cái nôi để doanh nghiệp phát triển, nó có thể tạo

ra thuận lợi hoặc khó khăn cho doanh nghiệp Một doanh nghiệp từ khi thành lập đếnkhi giải thể, trong suốt quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình luôn nằmtrong mối quan hệ tác động qua lại với môi trường kinh doanh của doanh nghiệp Môitrường kinh doanh là cơ sở để doanh nghiệp phân tích đồng bộ các tác nhân ảnh hưởngđến quá trình sản xuất kinh doanh, từ đó khai thác tốt nhất các lợi thế và ngăn ngừa cácrủi ro có thể xảy ra

Bước vào nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp có thể có được những cơ hộikinh doanh thuận lợi, tạo những bước tiến vượt bậc nhưng đồng thời cũng phải đối mặtvới những rủi ro tiềm tàng Cơ chế thị trường đem theo sự cạnh tranh gay gắt đòi hỏicác doanh nghiệp phải tìm cách phát huy tốt nhất nguồn nội lực, đồng thời chủ độngtìm kiếm cơ hội, tránh những rủi ro từ môi trường kinh doanh Do đó môi trường kinhdoanh, mà trước hết là môi trường kinh doanh đặc thù là xuất phát điểm cho mọi hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Môi trường kinh doanh luôn biến động không ngừng, mỗi sự biến động dù là nhỏnhất cũng làm ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp Chính vì vậy doanh nghiệpcần quan tâm đến công tác nghiên cứu, thu thập thông tin về môi trường kinh doanhnói chung và môi trường kinh doanh đặc thù nói riêng (bao gồm các yếu tố: kháchhàng, nhà cung ứng, đối thủ cạnh tranh, các cơ quan hữu quan), từ đó giúp công tyhoạch định và xây dựng các chiến lược kinh doanh phù hợp, nhất là trong điều kiệnmôi trường kinh doanh luôn biến động

Là công ty kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ du lịch, công ty Cổ Phần LữHành Hương Giang cũng phải chịu nhiều ảnh hưởng từ môi trường kinh doanh bênngoài Nhu cầu của khách hàng ngày càng đa dạng, đối thủ cạnh tranh có nhiều độngthái khó lường, nhà cung cấp luôn tìm cách giành thế chủ động, sự thay đổi và khácbiệt về quan điểm của các cơ quan nhà nước đang đặt ra cho công ty nhiều vấn đề khókhăn cần giải quyết Hiện tại, công ty chưa có bộ phận chuyên trách thực hiện nghiêncứu các yếu tố này Sự biến động của từng yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến các quyết địnhquản trị của công ty, buộc công ty phải quan tâm hơn đến việc nghiên cứu môi trườngkinh doanh đặc thù để đưa ra các quyết định chiến lược trong công tác quản trị Do đóviệc nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường kinh doanh đặc thù nhằm hoàn thiện quảntrị là rất cần thiết cho công ty trong thời gian tới

Trang 9

Xuất phát từ tính cấp thiết trên, em lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng

của các yếu tố môi trường kinh doanh đặc thù đến quản trị ở công ty cổ phần lữ hành Hương Giang.” để làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình Em hy vọng sẽ nhận

được sự quan tâm của các thầy, cô giáo

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài.

Theo sự nhận định của ban giám đốc công ty thì đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởngcủa các yếu tố môi trường kinh doanh đặc thù đến quản trị công ty” trong thời gian gầnđây thực sự mới được sự quan tâm của lãnh đạo công ty Công tác nghiên cứu môitrường vẫn được công ty thực hiện nhưng nó chỉ dừng lại ở việc phục vụ hoạt độngkinh doanh của công ty trong thời gian ngắn

Đã có một số luận văn tốt nghiệp của các anh chị sinh viên Trường đại họcThương mại khóa trước đã nghiên cứu về đề tài này, đó là những công trình nghiêncứu bên ngoài công ty cổ phần lữ hành Hương Giang Tuy nhiên, những công trìnhnghiên cứu này là nguồn dữ liệu để em tham khảo và phát triển thêm cho đề tài củamình Dưới đây là một số công trình nghiên cứu:

1 Phan Lạc Khánh, (2007), Luận văn tốt nghiệp “Nghiên cứu ảnh hưởng của

môi trường kinh doanh đặc thù nhằm hoàn thiện quản trị công ty cổ phần sản xuất - dịch

vụ - xuất nhập khẩu Từ Liêm”, ĐHTM, PGS.TS Nguyễn Thị Bích Loan hướng dẫn

2 Vũ Thị Nhanh, (2009), Luận văn tốt nghiệp “ Nghiên cứu ảnh hưởng của môi

trường kinh doanh đặc thù nhằm hoàn thiện quản trị công ty TNHH đầu tư Khải Đệ Việt Nam” , ĐHTM, PGS.TS Bùi Hữu Đức hướng dẫn

3 Trung Thị Bích Phượng, (2009), Luận văn tốt nghiệp “Nghiên cứu ảnh hưởng

của môi trường kinh doanh đặc thù nhằm hoàn thiện quản trị công ty cổ phần tư vấn đầu tư và phát triển Bưu điện Hà Nội”, ĐHTM, Th.S Phạm Trung Tiến hướng dẫn.

Có thể nói các đề tài trên đã hệ thống khá tốt về vấn đề: Nghiên cứu ảnhhưởng của môi trường kinh doanh đặc thù nhằm hoàn thiện quản trị công ty, tuy nhiên chưa

có đề tài nào được nghiên cứu trong ba năm trở lại đây tại công ty cổ phần lữ hành Hương

Giang Do đó em quyết định chọn đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường

kinh doanh đặc thù đến quản trị công ty cổ phần lữ hành Hương Giang” làm đề tài khóa luận

tốt nghiệp của mình Em hy vọng đề tài này có thể phản ánh được thực trạng công tác nghiêncứu môi trường kinh doanh đặc thù và tìm ra điểm mạnh, những hạn chế, từ cơ sở đó đưa ragiải pháp nhằm hoàn thiện quản trị ở công ty

3 Mục tiêu nghiên cứu.

Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về môi trường kinh doanhđặc thù, ảnh hưởng của môi trường kinh doanh đặc thù đến hoạt động quản trị ở công

Trang 10

ty cổ phần lữ hành Hương Giang, em tiến hành nghiên cứu đề tài trên cơ sở các mụctiêu cơ bản sau:

- Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường kinh doanh đặc thù tới công tác quảntrị của doanh nghiệp;

- Thực trạng công tác nghiên cứu môi trường kinh doanh đặc thù của công ty

cổ phần lữ hành Hương Giang trong thời gian qua;

- Phân tích, đánh giá môi trường kinh doanh đặc thù của công ty cổ phần lữhành Hương Giang để từ đó nhận định những thuận lợi và khó khăn mà doanh nghiệpphải đương đầu Trên cơ sở khó khăn và tồn tại trong mối quan hệ giữa công ty và môitrường kinh doanh đặc thù để đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện quản trị công tytrong thời gian tới

4 Phạm vi nghiên cứu của đề tài

* Về mặt thời gian: Trong phạm vi đề tài này, em tập trung nghiên cứu môi

trường kinh doanh đặc thù của công ty cổ phần lữ hành Hương Giang trong 3 năm gầnđây (từ năm 2010 – 2012) và đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị công ty ápdụng đến năm 2018

* Về mặt không gian: Trong đề tài này em xin đi sâu nghiên cứu ảnh hưởng

của môi trường kinh doanh đặc thù tới công tác quản trị trên phạm vi hoạt động kinhdoanh của công ty cổ phần lữ hành Hương giang

* Về nội dung: Đề tài đề cập đến tất cả các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh

đặc thù Môi trường này bao gồm:

- Khách hàng: Nghiên cứu tập khách hàng tiềm năng, nghiên cứu tập kháchhàng truyền thống của doanh nghiệp

- Đối thủ cạnh tranh: Các đơn vị, các doanh nghiệp cùng cạnh tranh với công ty

- Nhà cung cấp: bao gồm nhà cung cấp về sản phẩm đầu vào, nhà cung cấpvốn, lao động…

- Các cơ quan hữu quan: Nhà nước, các tổ chức và cơ quan địa phương, hiệphội ngành hàng…

5 Phương pháp nghiên cứu các vấn đề.

5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

Dữ liệu sơ cấp là dữ liệu chưa qua xử lý, các dữ liệu này là nguồn thông tin quantrọng giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan về vấn đề nghiên cứu Trong quá trình thuthập thông tin, em đã sử dụng các phương pháp sau:

Trang 11

- Phương pháp quan sát hiện trường: Thời gian thực tập tại phòng kinh doanh

em đã có những thông tin về khách hàng, nhà cung cấp và đối thủ cạnh tranh để cónhững nhận định khái quát về môi trường kinh doanh đặc thù của công ty

- Phương pháp điều tra trắc nghiệm: Sử dụng các mẫu phiếu điều tra trắc nghiệm

dưới dạng chuyên sâu bao gồm các câu hỏi mang tính định lượng để thu thập thông tin

về vấn đề nghiên cứu Em đã tiến hành đưa ra 3 mẫu phiếu điều tra: dành cho cán bộcông nhân viên trong công ty(tổng số phiếu điều tra là 15 phiếu), cho khách hàng(5phiếu), và cho nhà cung cấp( 5 phiếu) Mẫu phiếu được đưa vào phần phụ lục

Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Đưa ra các câu hỏi mở cho các cán bộ công

ty, đặc biệt đưa ra câu hỏi phỏng vấn đối với Ms Nguyễn Yến Nhàn - Giám đốc điềuhành công ty để làm rõ những vấn đề mà phiếu điều tra trắc nghiệm không thể đưa ra Thông qua việc phỏng vấn trực tiếp các CBCNV công ty, các bảng hỏi để thuthập thông tin bên ngoài công ty qua khách hàng, nhà cung cấp của công ty Từ thôngtin từ 2 đối tượng này với các dữ liệu thu thập được, sử dụng phương pháp phân loại,tổng kết, suy luận đánh giá theo đa số kết quả thu được và phân tích, dự báo xu hướngphát triển trong tương lai

Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Để có được những dữ liệu thứ cấp về vấn đề nghiên cứu, em đã sử dụng phươngpháp nghiên cứu tài liệu, thu thập các dữ liệu được lưu giữ ở các phòng ban công ty.Các tài liệu được nghiên cứu là các báo cáo tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh,tài liệu internet, các tài liệu và giáo trình, các tạp chí, và kết quả nghiên cứu của nhữngnăm trước( các đề tài luận văn Chuyên đề tốt nghiệp, các công trình nghiên cứu củacông ty liên quan đến vấn đề nghiên cứu)

5.2 Phương pháp xử lý dữ liệu.

Xử lý dữ liệu là bước quan trọng để có được những thông tin chính xác và đầy đủnhất Các dữ liệu khi mới được thu thập thường chưa được phân loại, phân tích nêncần phải sử dụng các phương pháp để xử lý Trong quá trình làm đề tài khóa luận em

đã sử dụng các phương pháp sau:

Phương pháp định lượng: phương pháp thống kê, so sánh, lập bảng tính Đây là

các phương pháp sử dụng để tổng hợp các dữ liệu dưới dạng các con số, tỷ lệ so sánh

Phương pháp định tính: phương pháp tổng hợp, phân tích kinh tế, phương pháp

quy nạp, diễn dịch Đây là các phương pháp dựa vào kết quả của phương pháp địnhlượng để đi sâu phân tích, bóc tách bản chất của vấn đề nghiên cứu

6 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần tóm lược, lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu, phụ lục và tàiliệu tham khảo, khóa luận tốt nghiệp gồm các phần như sau:

Trang 12

Phần mở đầu: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.

Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về ảnh hưởng của yếu tố môi trường kinh doanh đặc thù đến hoạt động quản trị doanh nghiệp.

Chương 2: Phân tích, đánh giá thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố môi trường kinh doanh đặc thù đến quản trị công ty cổ phần lữ hành Hương Giang Chương 3: Đề xuất và kiến nghị nhằm hoàn thiện quản trị công ty cổ phần lữ hành Hương Giang dưới ảnh hưởng của môi trường kinh doanh đặc thù.

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG KINH DOANH ĐẶC THÙ ĐẾN HOẠT ĐỘNG

QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP1.1 Một số khái niệm, lý thuyết cơ bản.

- Theo wikipedia định nghĩa thì môi trường là một tổ hợp các yếu tố tự nhiên và

xã hội bao quanh bên ngoài của một hệ thống nào đó Chúng tác động lên hệ thống này

và xác định xu hướng và tình trạng tồn tại của nó Môi trường có thể coi là một tậphợp, trong đó hệ thống đang xem xét là một tập hợp con Môi trường của một hệ thốngđang xem xét cần phải có tính tương tác với hệ thống đó

Nói chung, “Môi trường của một khách thể bao gồm các vật chất, điều kiện

hoàn cảnh, các đối tượng khác hay các điều kiện nào đó mà chúng bao quanh khách thể này hay các hoạt động của khách thể diễn ra trong chúng”.

1.1.2 Môi trường kinh doanh

Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạncủa quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thịtrường nhằm mục đích sinh lợi

Bất kỳ một sự vật hiện tượng nào cũng vận động trong một môi trường nhất định

và chịu sự tác động trực tiếp từ môi trường đó, với doanh nghiệp thì môi trường tồn tạiquanh nó là môi trường kinh doanh của doanh nghiệp

Có nhiều quan điểm khác nhau về môi trường kinh doanh của doanh nghiệp tùy

vào cách tiếp cận Theo quan điểm chung nhất thì: “Môi trường kinh doanh là tổng

hợp các yếu tố (tự nhiên, chính trị, tổ chức, kinh tế, xã hội và kỹ thuật….), các điều

Trang 13

kiện khách quan và chủ quan mà doanh nghiệp chịu tác động trực tiếp hay gián tiếp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình Đó là tổng thể những điều kiện, những yếu tố bên trong và bên ngoài tác động đến doanh nghiệp nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động bình thường và có hiệu quả”.

Môi trường kinh doanh là cơ sở để doanh nghiệp phân tích đồng bộ các tác nhânảnh hưởng tới quá trình kinh doanh, từ đó có thể khai thác lợi thế và ngăn ngừa các rủi

ro có thể xảy ra Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiệntrong môi trường cụ thể, mức sinh lời phụ thuộc trước hết vào sự phân tích và am hiểumôi trường kinh doanh của các chủ doanh nghiệp

Xét toàn bộ quá trình hoạt động của doanh nghiệp, ta có thể chia môi trườngkinh doanh của doanh nghiệp thành hai loại chính:

- Môi trường bên trong doanh nghiệp: Bao gồm những yếu tố về vật chất như cơ

sở vật chất kỹ thuật, vốn, người lao động…và các yếu tố thuộc tinh thần như triết lýkinh doanh, các tập quán, thói quen, truyền thống, nghệ thuật ứng xử…

- Môi trường bên ngoài doanh nghiệp:

+ Môi trường vĩ mô: kinh tế, chính trị, luật pháp, công nghệ…

+Môi trường kinh doanh đặc thù :bao gồm khách hàng, nhà cung ứng, đối thủcạnh tranh, các cơ quan hữu quan

Trong đó, một trong những môi trường đặc trưng tác động trực tiếp tới doanhnghiệp là môi trường kinh doanh đặc thù

1.1.3 Môi trường kinh doanh đặc thù.

Môi trường trường kinh doanh đặc thù của doanh nghiệp là những yếu tố môi

trường kinh doanh riêng của từng doanh nghiệp và giúp DN phân biệt với doanh nghiệp khác Nói cách khác MTKD đặc thù là môi trường chứa đựng các tác nhân ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Nó bao gồm các cá nhân hay tổ chức ở bên ngoài doanh nghiệp mà quyền lợi của họ có liên quan gắn liền với các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Môi trường kinh doanh đặc thù là tập hợp các yếu tố, các mối quan hệ tác độngtrực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, gồm 4 yếu tố chính: Kháchhàng, nhà cung ứng, đối thủ cạnh tranh và các cơ quan hữu quan

-Khách hàng: là những cá nhân hay tổ chức mua sản phẩm, dịch vụ của doanh

nghiệp Khách hàng có thể là người tiêu dùng trực tiếp hoạc cũng có thể là các trung

gian phân phối như: các nhà bán buôn, bán lẻ, các đại lý…

-Nhà cung cấp: là những cá nhân, tổ chức cung ứng các loại yếu tố đầu vào cho

doanh nghiệp như: nguyên vật liệu, vật tư, thiết bị, vốn, lao động,…phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành thuận lợi và ổn định.

Trang 14

-Đối thủ cạnh tranh :là những cá nhân hay tổ chức có khả năng thỏa mãn nhu

cầu của khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp bằng: cùng một loại sản phẩm, dịch

vụ có cùng nhãn hiệu, cùng loại sản phẩm nhưng khác nhãn hiệu, các sản phẩm, dịch

vụ có khả năng thay thế,…

-Cơ quan hữu quan: bao gồm: Cơ quan Nhà nước, các cơ quan tổ chức địa

phương, hiệp hội các ngành hàng, các cơ quan bảo vệ môi trường…

Phân tích môi trường kinh doanh đặc thù có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối vớimỗi doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp nhận biết được đâu là yếu tố cần quan tâm, thấyđược mối liên hệ chặt chẽ và cạnh tranh lẫn nhau; đâu là thuận lợi đâu là khó khăn vàhạn chế cần khắc phục để thích ứng với môi trường kinh doanh

1.1.4 Đặc điểm của môi trường kinh doanh đặc thù:

Môi trường kinh doanh đặc thù của doanh nghiệp có một số đặc điểm sau:

- Môi trường kinh doanh đặc thù có tính động: MTKD đặc thù cùng các yếu tố

cấu thành luôn vận động và biến đổi không ngừng, sự ảnh hưởng của nó không chỉ tácđộng đến một doanh nghiệp cụ thể mà còn tác động đến nhiều doanh nghiệp cùng kinhdoanh một mặt hàng, một ngành hàng

- Môi trường kinh doanh đặc thù có tính đa dạng: MTKD đặc thù là sự đan xen

của các yếu tố có tác động và ảnh hưởng qua lại lẫn nhau Sự thay đổi của một yếu tốnày sẽ kéo theo sự thay đổi của các yếu tố còn lại thuộc môi trường kinh doanh đặcthù Vấn đề đặt ra cho bất kỳ một tổ chức hay một cá nhân nào khi phân tích đánh giámôi trường kinh doanh đặc thù phải xem xét trên phương diện tổng thể trong mối quan

hệ giữa các yếu tố

- Môi trường kinh doanh đặc thù có tính phức tạp: Bản thân môi trường đã mang

tính phức tạp Tính phức tạp của MTKD của DN được đặc trưng bởi một loạt các yếu

tố có ảnh hưởng đến nỗ lực của doanh nghiệp Các yếu tố thuộc môi trường kinhdoanh đặc thù luôn biến đổi không ngừng, chúng ta rất khó để dự đoán chính xác đượcnhững gì mà môi trường kinh doanh tác động đến DN Môi trường càng phức tạp thìcông tác dự đoán càng gặp nhiều khó khăn và doanh nghiệp càng khó đưa ra các quyếtđịnh chính xác và hiệu quả

Môi trường kinh doanh luôn tiềm ẩn những yếu tố gây bất lợi cho doanh nghiệp

Do đó để tìm kiếm cơ hội kinh doanh, vượt qua các thách thức, doanh nghiệp phải thườngxuyên dự báo sự biến động của thị trường thông qua việc phân tích, nghiên cứu, đánh giáảnh hưởng của các yếu tố môi trường kinh doanh đặc thù của doanh nghiệp

1.1.5 Sự cần thiết phải nghiên cứu môi trường kinh doanh đặc thù.

Môi trường kinh doanh đặc thù tác động đến doanh nghiệp thông qua mối quan

hệ giữa DN với các yếu tố môi trường kinh doanh đặc thù, nó có thể tạo ra cơ hội hoặc

Trang 15

Khách hàng Nhà cung

cấp

Cơ quan hữu quan Doanh nghiệp

Điều kiện tự nhiên

rủi ro cho DN Môi trường kinh doanh đặc thù bao gồm nhiều yếu tố, các yếu tố trongngành và các yếu tố ngoại cảnh, nó quyết định tính chất và mức độ cạnh tranh trongngành kinh doanh đó Môi trường KD đặc thù bao gồm 4 yếu tố: Khách hàng, nhàcung cấp, đối thủ cạnh tranh và các cơ quan Nhà nước Mỗi yếu tố này có tác động đếndoanh nghiệp theo những cách khác nhau nhưng thống nhất nhau và tác động qua lạilẫn nhau Nó được thể hiện ở sơ đồ dưới đây:

Hình 1.2: Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và các yếu tố của MTKD đặc thù

Các yếu tố môi trường KD đặc thù luôn tồn tại bên cạnh DN, phát triển cùng sựphát triển của doanh nghiệp Mỗi yếu tố luôn chứa đựng các cơ hội cũng như nhữngthách thức cho DN, nó góp phần làm cho DN hoàn thiện hơn Bốn yếu tố này quan hệbiện chứng lẫn nhau và DN luôn nằm trong sự tác động qua lại giữa chúng Sự tácđộng là khách quan, có thể tích cực hoặc tiêu cực, và cùng một sự việc thì ở mỗi DNlại có cách tiếp cận khác nhau Vậy làm thế nào để DN có thể tận dụng được những lợithế, hạn chế được tiêu cực, đồng thời đưa ra được quyết định quản trị hiệu quả? Đâychính là những băn khoăn của mỗi DN, để có thể làm được điều này DN cần phải nắmbắt rõ sự biến động của MTKD đặc thù và dự báo được những biến động của nó Mặtkhác MTKD đặc thù là cơ sở tạo sự khác biệt giữa các doanh nghiệp và môi trườngkinh doanh đặc thù cũng có tính đa dạng, phức tạp Hơn nữa, trong tình hình nền kinh

tế ngày càng phát triển thì hoạt động quản trị ngày càng được đánh giá đúng tầm quantrọng của nó, mối quan hệ qua lại giữa MTKD và công tác quản trị ngày càng được thểhiện rõ Vì vậy nghiên cứu môi trường KD là rất cần thiết, nó giúp chúng ta nhận ra

Trang 16

cách thức tác động tốt nhất, hiệu quả nhất tới môi trường của DN; nó cũng giúp DNhoàn thiện hơn công tác quản trị của mình Nghiên cứu MTKD đặc thù:

- Cho phép doanh nghiệp có thể hoạch định chiến lược kinh doanh và thực hiện kinhdoanh nhất quán, linh hoạt và thống nhất, đông thời hạn chế được rủi ro từ môi trường

- Cho phép doanh nghiệp phát hiện ra những thời cơ kinh doanh thuận lợi và rủi

ro có thể xảy ra

- Cho phép doanh nghiệp liên kết với môi trường kinh doanh cũng như tráchnhiệm trong việc hoàn thành môi trường kinh doanh nhằm tạo lập một môi trường kinhdoanh tốt hơn

1.2 Các nội dung của vấn đề nghiên cứu

1.2.1 Ảnh hưởng của khách hàng.

Khách hàng: là những cá nhân hay tổ chức mua sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp Khách hàng có thể là người tiêu dùng trực tiếp hoạc cũng có thể là các trung

gian phân phối như: các nhà bán buôn, bán lẻ, các đại lý…

Với mục đích nhận biết được đâu là khách hàng của doanh nghiệp, các nhànghiên cứu đã phân nhóm khách hàng theo nhiều tiêu thức khác nhau tương ứng vớimỗi doanh nghiệp Có một số tiêu thức phân loại như sau:

- Phân theo vị trí địa lý:

+ Khách hàng trong nước: Phân nhỏ thành các vùng miền, thành phố, địaphương riêng…

+ Khách hàng quốc tế: Phân chia thành các khu vực riêng

- Phân theo mối quan hệ với doanh nghiệp: Có khách hàng mới, khách hàng

truyền thống và khách hàng tiềm năng

- Phân theo thành phần kinh tế: Khách hàng là các cá nhân, tổ chức chính phủ,

phi chính phủ, các trung gian thương mại…

- Phân theo mục đích giao dịch:

+ Khách hàng là các tổ chức, trung gian thương mại mua hàng hóa và dịch vụ đểkinh doanh thu lợi nhuận từ các dịch vụ và chênh lệch giá

+ Khách hàng là các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, mua hàng hóa và dịch

vụ làm yếu tố đầu vào cho hoạt động kinh doanh của mình

+ Khách hàng là chính phủ mua hàng hóa và dịch vụ phục vụ cho hoạt độngquản lý nhà nước, trang bị cho lực lượng vũ trang an ninh, cho nhu cầu xã hội

+ Khách hàng là các tổ chức phi chính phủ mua hàng hóa và dịch vụ để phục vụcho hoạt động của tổ chức mình

+ Khách hàng là các cá nhân, hộ gia đình mua hàng hóa thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng

Trang 17

Với mỗi doanh nghiệp, khách hàng là yếu tố quan trọng nhất, là người đem lạilợi nhuận cho doanh nghiệp, trả lương cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có thể tồntại và phát triển Do đó, khách hàng là nhân tố có tác động trực tiếp đến công tác quảntrị doanh nghiệp, thể hiện ở các mặt sau:

- Khách hàng quyết định sản phẩm và dịch vụ mà DN sẽ bán? Mỗi sản phẩm dịch

vụ mà DN bán là để phục vụ nhu cầu khách hàng Một DN bán sản phẩm mà kháchhàng không cần thì doanh nghiệp không thể tồn tại, DN chỉ thành công khi bán các sảnphẩm mà khách hàng cần và thỏa mãn tốt nhất nhu cầu khách hàng

- Khách hàng quyết định DN sẽ bán sản phẩm, dịch vụ của mình như thế nào?Bán ở đâu? Bán bao nhiêu? Khi nào bán? Mỗi khách hàng khi đến với doanh nghiệpluôn có một nhu cầu nhất định về sản phẩm, dịch vụ Để đáp ứng được nhu cầu đó củakhách hàn thì DN cần tìm hiểu được nhu cầu đó của khách hàng Và tùy thuộc vào sựphân bố tập khách hàng, thị hiếu của tập khách hàng, đặc điểm tâm lý, nhu cầu KH mà

DN đưa ra quyết định về thời điểm bán, và địa điểm bán

- Khách hàng quyết định khâu thu mua đầu vào của DN: Bởi vì khâu thu muaphụ thuộc vào nhu cầu khách hàng, KH quyết định cơ cấu sản phẩm, số lượng và chấtlượng của các yếu tố đầu vào

- Khách hàng quyết định chiến lược giá cho sản phẩm và dịch vụ của DN: KH làngười trực tiếp bỏ tiền ra mua sản phẩm và họ thể hiện việc chấp nhận hay không chấpnhận mức giá mà DN đưa ra Bằng việc tìm hiểu nhu cầu và tâm lý khách hàng, DN sẽđưa ra chính sách giá phù hợp

- Khách hàng quyết định hành vi ứng xử của DN với môi trường kinh doanh vàmôi trường sống của DN: DN chịu tác động rất lớn của môi trường KD đặc thù, tuynhiên để tạo cho mình những điều kiện thuận lợi thì DN cũng cần có những tác động hợp

lý đến MTKD đặc thù Đôi khi vì mục đích tạo dựng hình ảnh đẹp trong mắt khách hàngthì DN thực hiện cũng thực hiện các hoạt động nhằm cải thiện môi trường sống

- Khách hàng quyết định chiến lược thâm nhập thị trường của DN: KH sẽ quyếtđịnh DN bán sản phẩm của mình như thế nào? Phương thức bán và cách thức phục vụ.Điều này đòi hỏi DN phải tổ chức mạng lưới bán hàng, tổ chức nguồn hàng, mặt hàngkinh doanh, phương thức bán hàng phù hợp

Sự phát triển của nền kinh tế xã hội kéo theo nhu cầu của người tiêu dùng ngàycàng nâng cao Nếu DN không có khả năng đáp ứng những nhu cầu đó thì DN sẽkhông giữ được khách hàng của mình Do đó mục tiêu xuyên suốt của doanh nghiệp làlàm sao thỏa mãn tốt nhất những nhu cầu của khách hàng Mọi hoạt động của doanhnghiệp đều lấy khách hàng là trung tâm, điều đó đòi hỏi DN phải không ngừng pháttriển và hoàn thiện về các chức năng quản trị

Trang 18

1.2.2 Ảnh hưởng từ nhà cung cấp

Nhà cung cấp là những cá nhân, tổ chức cung ứng các loại yếu tố đầu vào cho doanh nghiệp như: nguyên vật liệu, vật tư, thiết bị, vốn, lao động,…phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành thuận lợi và ổn định.

- Nhà cung cấp nguyên vật liệu: Các nhà cung cấp nguyên vật liệu có ưu thế có

thể gây khó khăn bằng cách tăng giá, giảm chất lượng sản phẩm hoặc giảm dịch vụ đikèm Yếu tố làm tăng thế mạnh của các tổ chức cung ứng cũng tương tự như các yếu

tố làm tăng thế mạnh của người mua sản phẩm Cụ thể là các yếu tố: Số lượng cungcấp ít, không có mặt hàng thay thế khác và không có nhà cung cấp nào chào bán cácsản phẩm có tính khác biệt

- Nhài cung cấp tài chính và các dịch vụ liên quan: Trong những thời điểm nhất

định phần lớn các doanh nghiệp, kể cả các doanh nghiệp làm ăn có lãi, đều phải vayvốn tạm thời từ các nhà cung cấp tài chính( ngân hàng, các tổ chức tín dụng…) Nguồntiền vốn này có thể nhận được bằng cách vay ngắn hạn hoặc dài hạn hoặc phát hành cổ phiếu

- Nhà cung cấp lao động: Nguồn lao động cũng là một phần chính yếu trong môi

trường cạnh tranh của doanh nghiệp Khả năng thu hút và giữ được các nhân viên cónăng lực là tiền đề để đảm bảo thành công cho doanh nghiệp Các yếu tố chính cầnđánh giá là đội ngũ lao động chung bao gồm: trình độ đào tạo và trình độ chuyên môncủa họ, mức độ hấp dẫn tương đối của doanh nghiệp với tư cách là người sử dụng laođộng và mức tiền công phổ biến

Nhà cung cấp là một yếu tố rất quan trọng, đảm bảo cho hoạt động của DN đượcdiễn ra theo kế hoạch đã định trước, nhà cung cấp cũng có ảnh hưởng trực tiếp đếnchất lượng hàng hóa và giá cả hàng hóa của DN Lựa chọn được nhà cung cấp tốt vàhợp lý sẽ giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh đối với đối thủ khác Vì vậy,nhà cung cấp có những tác động, ảnh hưởng nhất định đến các quyết định quản trị củadoanh nghiệp Đó là:

- Nhà cung cấp cung ứng các yếu tố đầu vào: Các yếu tố đầu vào cấu thành nênchi phí và tác động đến giá bán, tác động tới lợi nhuận của DN Nhà cung cấp cungứng đầy đủ các yếu tố đầu vào sẽ giúp DN đảm bảo được các mục tiêu của mình vềgiữ uy tín với khách hàng, phát huy lợi thế với ĐTCT

- Nhà cung cấp có thể tác động vào khả năng thu lợi nhuận của DN: Nhà cungcấp có thể tác động bằng việc không đảm bảo tiến độ cung cấp, nâng giá hoặc giảmchất lượng hoặc có những điều khoản gây khó khăn cho DN Đặc biệt nhà cung cấpcàng có sức mạnh lớn hơn nếu: Họ cung cấp độc quyền cung cấp các yếu tố đầu vào,

DN không phải là khách hàng quan trọng của nhà cung cấp, nhà cung cấp có nhữngmặt hàng khan hiếm và quan trọng đối với việc sản xuất của DN

Trang 19

- Nhà cung cấp vốn: Có thể gây gián đoạn và mất cơ hội kinh doanh của DN nếu

DN không được cung cấp vốn kịp thời

- Nhà cung cấp nguồn lao động: Lao động là nguồn lực quan trọng cho DN hoạtđộng, nếu không có nguồn lực này thì DN không thể hoạt động, nếu như DN có nguồnlao động giỏi thì sẽ có lợi thế trong kinh doanh hơn

Để đảm bảo hoạt động kinh doanh không bị gián đoạn thì DN phải thiết lập mốiquan hệ truyền thống lâu bền với nhà cung cấp, đồng thời luôn tìm kiếm những nhàcung cấp mới có thể thay thế khi cần thiết

1.2.3 Ảnh hưởng từ các đối thủ cạnh tranh

Sự xuất hiện đối thủ cạnh tranh là một quy luật tất yếu khách quan trong nền kinh

tế thị trường, sự xuất hiện ĐTCT giúp DN không ngừng nỗ lực vươn lên để tồn tại vàphát triển Các đối thủ cạnh tranh quyết định tính chất và mức độ tranh đua hoặc thủthuật giành lợi thế trong ngành Mức độ cạnh tranh lại phụ thuộc vào mối tương tácgiữa các yếu tố như số lượng doanh nghiệp tham gia cạnh tranh, mức độ tăng trưởngcủa ngành, cơ cấu chi phí cố định và mức độ đa dạng hóa sản phẩm Sự hiện hữu củacác yếu tố này có xu hướng làm tăng nhu cầu hoặc nguyện vọng của doanh nghiệpmuốn đạt được và bảo vệ thị phần của mình

Nhiệm vụ vủa DN là xem xét nghiên cứu ĐTCT của mình để làm sáng tỏ cácvấn đề: ĐTCT của DN là ai? Họ sử dụng chiến lược kinh doanh gì và thực hiện nhưthế nào? Mục tiêu của họ là gì? Để làm sáng tỏ những vấn đề đó thì DN cần phải phânloại được ĐTCT và trên cơ sở đó đưa ra các phương pháp đối phó với từng đối thủcạnh tranh cho phù hợp Nhìn chung thì có hai loại ĐTCT:

- ĐTCT hiện tại: Là các ĐTCT cùng thỏa mãn một tập khách hàng, cùng thỏamãn nhu cầu và họ cũng đưa ra các sản phẩm tương tự với DN Sự tồn tại của họ ảnhhưởng trực tiếp tới kết quả hoạt đông kinh doanh của DN

- ĐTCT tiềm ẩn: Đây là ĐTCT mà nhà quản trị cần chú ý, họ là những người cóthể đưa ra cách mới hay hơn hay cách khác để thỏa mãn cùng những nhu cầu củanhóm KH Sự xuất hiện của họ tạo ra những khả năng cung ứng mới, làm gia tăng áplực phân chia lại thị trường

Trong kinh doanh tất cả các DN hay tổ chức hầu như không có cơ may hoạt động trongmôi trường mà không hề có một sự cạnh tranh nào Cạnh tranh giữa các DN trong hoạt độngkinh doanh là yếu tố phản ánh bản chất của môi trường KD đặc thù Sự có mặt của các đốithủ cạnh tranh trên thị trường và tình hình hoạt động kinh doanh của họ tác động mạnh mẽ vàtức thì tới hoạt động kinh doanh của DN Điều đó thể hiện:

Trang 20

- Ảnh hưởng tới việc thu mua các yếu tố đầu vào của DN: Bằng việc đưa ra cácđiều khoản hấp dẫn với nhà cung cấp mà ĐTCT chiếm nguồn hàng hay mua với sốlượng lớn để gây áp lực với công ty với mục đích kiểm soát, lũng đoạn thị trường.Điều này xảy ra khi ĐTCT có tiềm lực về kinh tế hơn, khi đó thì DN sẽ gặp khó khăntrong việc thu mua các yếu tố đầu vào.

- Ảnh hưởng tới quá trình tiêu thụ sản phẩm đầu ra: Trên thị trường nếu xuất hiệnnhiều ĐTCT thì sẽ gây nhiều khó khăn cho việc tiêu thụ SP của DN, điều này làm thịphần của DN giảm, doanh thu giảm và lợi nhuận cũng giảm xuống Đối thủ cạnh tranhcũng làm ảnh hưởng tới việc xác định khách hàng mục tiêu và định vị sản phẩm củadoanh nghiêp

- Làm tăng chi phí của DN: Để có thể nâng cao vị thế của mình trên thị trường thìcác DN phải tạo ra các chiến lược cạnh tranh mới (về giá, về sản phẩm…), điều nàylàm DN phải bỏ ra một chi phí lớn Nếu chiến lược thành công thì DN có thể bù đắpđược chi phí của mình, đảm bảo vị thế của DN trên thị trường Nếu không thành côngthì DN chắc chắn phải gánh chịu một hậu quả nặng nề về chi phí

Ngoài ra việc chạy đua và tìm cách đối phó với ĐTCT cũng làm cho DN xa dờimục tiêu và sứ mạng của mình, hoặc gây ra xu hướng cạnh tranh không lành mạnh làmảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của DN và của ngành Sự cạnh tranh gay gắt vàkhông lành mạnh sẽ gây nhiều khó khăn cho DN và cũng có thể đào thải DN nếu DNkhông thay đổi để thích nghi

1.2.4 Ảnh hưởng từ các cơ quan hữu quan

Trong quá trình hoạt động của mình thì DN chịu sự tác động của các cơ quanhữu quan như: Cơ quan Nhà nước, các cơ quan tổ chức địa phương, hiệp hội cácngành hàng, các cơ quan bảo vệ môi trường… Sự tác động của các cơ quan hữu quan

có thể trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, nó có thểgây khó khăn hoặc thuận lợi cho DN

- Các cơ quan Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc tạo lập môi trường kinhdoanh thuận lợi cho DN Nhà nước tạo lập và thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và pháttriển, nhà nước thiết lập và hiệu chỉnh hệ thống cơ chế, chính sách kinh tế để luôn giữvững được ổn định về cơ cấu kinh tế trên bình diện vĩ mô Nhà nước duy trì sự cân đốithu chi ngân sách, kìm hãm lạm phát ở mức có thể kiểm soát được Duy trì cân đốitrong cán cân thương mại bằng việc duy trì tỷ giá hối đoái hợp ký giữa đồng nội ngoại

tệ, duy trì tích lũy và đầu tư Nhà nước ban hành luật tạo hành lang pháp lý cho DNhoạt động và đảm bảo bình đẳng trước pháp luật của mọi DN Tuy nhiên các cơ quannhà nước cũng gây ra khó khăn cho DN thông qua các tác động bằng những chínhsách hạn chế kinh doanh như hạn chế một số lĩnh vực kinh doanh của DN, các chính

Trang 21

sách tăng thuế, tăng lãi suất, hạn chế nhập khẩu… Ngoài ra bản thân nhà nước và các

cơ quan, tổ chức địa phương, cơ quan hành chính cũng tồn tại những bất cập gây nênnhững khó khăn cho DN: thủ tục hành chính rườm rà, tham nhũng, cửa quyền… làmảnh hưởng tới doanh nghiệp

- Đối với các các cơ quan hành chính, cơ quan thuế thì thủ tục hành chính nhanhhơn và đơn giản hơn so với trước đây Doanh nghiệp được giúp đỡ và hướng dẫn tậntình về các thủ tục thành lập DN bởi các nhân viên chuyên môn Thủ tục thuế đượctiến hành nhanh hơn nhờ sự cải tiến của cơ quan thuế Những nỗ lực đáng kể tronghiện đại hóa công tác hải quan trong quá trình giám định, thực hiện khai báo hải quanđiện tử Vì vậy, chi phí giao dịch, đặc biệt là thời gian đã được giảm nhiều Các khoảnphí hải quan rõ ràng hơn

- Chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng nhanh chóng trả lời các câuhỏi của DN Các DN được các cơ quan giúp đỡ về mặt thông tin

- Hiệp hội các ngành hàng: Quy định hành vi bảo vệ lẫn nhau, phối hợp giá cảtrên thị trường, tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, cung cấp thông tin giá cảcho các doanh nghiệp nghiên cứu, định hướng phát triển thị trường Tuy nhiên khitham gia vào hiệp hội các ngành hàng thì DN cần phải nghiêm chỉnh chấp hành một sốquy định nghiêm ngặt Một số quy định có thể hạn chế sự phát triển của DN

Các cơ quan hữu quan có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động của DN, nómang tính quyết định đến việc định hướng cho DN Bởi việc lựa chọn định hướng pháttriển, đề ra các chính sách thích hợp sẽ tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi, mở ratriển vọng, cơ hội cho các DN có thể tham gia đóng góp vào sự phát triển chung củađất nước

Trang 22

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG KINH DOANH ĐẶC THÙ ĐẾN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LỮ HÀNH HƯƠNG GIANG.2.1 Giới thiệu khái quát về Công Ty Cổ Phần Lữ Hành Hương Giang.

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của CôngTy Cổ Phần Lữ Hành Hương Giang.

Tên Công Ty: Công Ty Cổ Phần Lữ Hành Hương Giang

Tên viết tắt: HG Travel

Trụ Sở Công Ty : 47 Phan Chu Trinh, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Với những cố gắng và nỗ lực không ngừng, HG Travel được Tổng Cục Du Lịchtrao tặng danh hiệu là « Một trong mười hãng lữ hành hàng đầu Việt Nam » vào cácnăm 2003, 2006, 2007, 2008, 2009

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ Phần Lữ Hành Hương Giang.

Công ty là một đơn vị kinh doanh có tư cách pháp nhân đầy đủ, hạch toán, kinh tế độclập, có tài khoản riêng ở ngân hàng

Bộ máy tổ chức của công ty được mô tả theo mô hình trực tuyến chức năng như sau:

Trang 23

Sơ đồ2.1- Sơ đồ cơ cấu tổ chức của HG Travel.

(Nguồn Phòng Hành chính nhân sự HG Travel)

2.1.3 Ngành nghề kinh doanh của công ty.

HG Travel tiến hành hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ du lịch lữ hànhnội địa và quốc tế

- Tư vấn, thiết kế và tổ chức các chương trình du lịch trọn gói kết hợp với các sựkiện học tập, giao lưu, hội nghị, hội thảo, các hoạt động xây dựng nhóm, đội

- Tổ chức tour du lịch trong nước và nước ngoài

* Các sản phẩm chính của công ty bao gồm: list tour di lịch lễ hội, du lịch sinhthái, du lịch khám phá, du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh, tour trăng mật ngọt ngào

+Tour MICE: tổ chức theo yêu cầu của khách hàng với các hoạt động team

building

+Tour Cruise:Khám phá Hạ Long trên tổ hợp du thuyền Bhaya Cruises, du

thuyền Âu Cơ, Hải Long

+Các chương trình do khách tự thiết kế: trong đó khách hàng lựa chọn điểm

đến, loại tour, ngày bắt đầu, ngày kết thúc, số lượng khách tham gia, cấp khách sạn,loại phòng, số lượng phòng, yêu cầu bữa ăn, phương tiện vận chuyển, hướng dẫn viên

và các yêu cầu khác của khách

- Đặt vé máy bay trong nước và quốc tế: HG Travel là văn phòng đại diện củacác hãng máy bay: American Airlines, Turish Airlines, Sichuan Airlines, VietnamAirlines

- Đặt phòng khách sạn trong nước và quốc tế: công ty thực hiện đặt phòng kháchsạn theo yêu cầu của khách về cấp khách sạn, loại phòng, số phòng

Tại Hà Nội HG Travel là đối tác của các khách sạn: Dawoo, Hilton Opera,Sheraton, Nikko, HaNoi Tower, Melia, Inter Continental

Hội Đồng Quản Trị

Ban Giám Đốc

Phòng Vé

Phòng Kinh doanh Direct

- Sales

Phòng Marketing

Phòng

Kế toán

Phòng Kinh doanh inbound

Phòng Vận chuyển

Phòng Điều hành-Hướngdẫn

Trang 24

- Đặt xe du lịch và dịch vụ đón tiễn sân bay: theo yêu cầu của khách về loại xe,

số chỗ

- Tư vấn xin thị thực xuất nhập cảnh Việt Nam và các nước khác

- Tư vấn bảo hiểm

- Dịch vụ hướng dẫn viên du lịch

- Dịch vụ đặc biệt VIP

2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của HG Travel giai doạn 2010- 2012.

Tổng lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2011 tăng so với năm 2010 là514.634.847 đồng tương ứng với tỷ lệ 19.71% Năm 2012 so với năm 2011 tăng598.536.509 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 19.15% cho thấy kết quả kinh doanh củaCông ty năm 2012 tốt hơn so với năm 2010 Điều đó thể hiện sự cố gắng của Công tytrong quá trình kinh doanh nhằm tăng lợi nhuận Bảng phân tích kết quả hoạt độngkinh doanh của công ty cũng cho thấy các chỉ tiêu về lợi nhuận trong năm 2012 đềutăng cụ thể: Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng 783.990.865đồng tươngứng với tỷ lệ tăng 19.71%, lợi nhuận khác tăng 14.057.813 đồng tương ứng với tỷ lệtăng 7.39 %, Lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp tăng 798.048.678 đồngtương ứng với tỷ lệ tăng 19.15%

Về doanh thu và chi phí: Doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2011tăng so với năm 2010 là 2.575.787.523 đồng tương ứng với 5.23% Năm 2012 tăng sovới 2011 là 16.528.909.085 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 31.9% % Việc tăng Doanhthu về bán hàng và cung cấp sản phẩm dịch vụ cho thấy trong năm 2012 Công ty đã tănglượng sản phẩm dịch vụ tiêu thụ Điều này chẳng những tăng doanh thu thuần tạo điều kiệngia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp mà còn giúp doanh nghiệp thu hồi được vốn

- Giá vốn hàng bán năm 2011 tăng so với năm 2010 là 1.892.578.23 tương ứngvới tỷ lệ tăng 4.32% Năm 2012 so với năm 2011 tăng 15.308.344.945 đồng tương ứngvới tỷ lệ tăng 33.52% Doanh thu hoạt động tài chính năm 2011 tăng so với năm 2010

là 53.687.469 tương ứng với tỷ lệ tăng 24.2% Năm 2012 so với năm 2011 tăng128.205.208 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 46.52 %

Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinnh doanh của HG Travel giai đoạn 2010- 2012.

Trang 25

2.2 Phân tích, đánh giá thực trạng ảnh hưởng của môi trường kinh doanh đặc

thù đến hoạt động quản trị của Công Ty HG Travel.

2.2.1 Ảnh hưởng của khách hàng.

Công ty HG Travel hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ du lịch, với các lĩnh vựckinh doanh bao gồm: tư vấn, thiết kế, tổ chức các chương trình du lịch trọn gói; đặt vémáy bay trong nước và quốc tế; đặt phòng khách sạn trong nước và quốc tế; đặt xe dulịch; tư vấn xin thị thực xuất nhập cảnh Việt Nam và các nước khác Do đó, kháchhàng của công ty cũng rất phong phú, bao gồm khách đoàn từ các doanh nghiệp vàcác khách lẻ sử dụng các sản phẩm, dịch vụ trọn gói, hay từng phần của công ty

Bảng 2.2- Bảng lượt khách của HG Travel qua các năm 2010- 2012.

(Nguồn: Phòng kinh doanh công ty HG Travel)

Qua bảng thống kê lượt khách trên ta thấy: lượng khách từ Direct- Sales tăng dầnqua các năm, năm 2012 tăng 1482 lượt, chiếm 20,1% Trong đó, khách nội địa luônchiếm tỷ lệ cao

Đối với khách nước ngoài, thị trường khách Nga luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổngnguồn khách của công ty Thị trường khách nước ngoài luôn có sự biến động, năm

2011 tổng lượng khách nước ngoài đến với công ty giảm 683 lượt, giảm 9,55% so vớinăm 2010 Nguyên nhân là do năm 2011 xảy ra vụ đắm tàu khách nước ngoài tại đảo

Ti Tốp- Hạ Long làm ảnh hưởng đến tâm lý của khách du lịch Ngoài ra, 2011 lạmphát tăng cao, cùng với khủng hoảng kinh tế thế giới làm cho lượng khách du lịchgiảm, chỉ còn khách công vụ tăng Nhu cầu sử dụng dịch vụ của khách hàng rất phongphú Vì vậy, qua công tác nghiên cứu nhu cầu của khách, HG Travel đã đưa ra nhữngchính sách sản phẩm hợp lý Ngoài những chương trình du lịch trọn gói, công ty cung

Trang 26

cấp các sản phẩm về dịch vụ đặt phòng khách sạn, thuê xe, cung cấp hướng dẫn viên,đặt vé máy bay…đảm bảo đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Bảng 2.3- Bảng cơ cấu doanh thu của HG Trvel giai đoạn 2010- 2012

Đơn vị tính: Tỷ đồng

2010

Năm2011

Năm2012

(Nguồn: phòng Kế toán HG Travel)

Từ bảng trên ta thấy doanh thu của HG Travel qua các năm đều tăng Đó là sự nỗlực của toàn công ty Các chương trình du lịch trọn gói mà công ty cung cấp thu hútlương khách hàng lớn doanh thu từ dịch vụ này luôn chiếm tỷ lệ cao, năm 2012 tăng, tăng % so với năm 2011 Ngoài ra, các dịch vụ từng phần như đặt phòng khách sạn,đặt vé máy bay, thuê xe du lịch, hướng dẫn viên, tư vấn…cũng đáp ứng tốt nhu cầucủa khách

Từ nguồn thông tin từ báo cáo hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 nămgần đây, các thông tin trên website, các hoạt động bán hàng của công ty, các tài liệulưu trữ trong công ty, có thể đưa ra những nhận xét:

Công ty HG Travel là một công ty hoạt động với các lĩnh vực kinh doanh kháphong phú và đa dạng, do đó khách hàng của công ty là khá phong phú

Nhà quản trị cho rằng khách hàng là yếu tố quan trọng nhất và có tác độngmạnh nhất đến công tác quản trị của công ty Mọi hoạt động kinh doanh của công tyđều nhằm phục vụ khách hàng, mỗi động thái của khách hàng đều có thể làm thay đổichính sách của công ty Do đó công tác nghiên cứu khách hàng, phân tích nhu cầukhách hàng là cần thiết và quan trọng Nhà quản trị cho biết mối quan hệ của công ty

và khách hàng là khá tốt, công ty thu hút khách hàng của mình nhờ vào uy tín củacông ty trên thị trường và chất lượng và sản phẩm mà công ty cung cấp Đây cũngchính là nguyên nhân giúp công ty có được chỗ đứng trong lòng khách hàng

Kết quả điều tra cho thấy: Đến 86.7% (13/15) số phiếu cho răng khách hàng là yếu

tố quan trọng nhất trong MTKD đặc thù và cũng có tác động mạnh nhất đến công tácquản trị của công ty Trưởng phòng kinh doanh Direct- Sales của HG Travel giải thích:mọi hoạt động kinh doanh của công ty đều hướng tới mục đích phục vụ khách hàng,chỉ có hiểu và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thì công ty mới tồn tại và pháttriển Mỗi động thái của khách hàng đều khiến cho các chính sách của công ty phải

Trang 27

thay đổi theo Do đó, việc nghiên cứu khách hàng là rất quan trọng và vẫn đang đượccác nhân viên doanh thực hiện một cách nghiêm túc.

Đối với công tác nghiên cứu khách hàng, 60%( 6/15) số phiếu cho rằng việc phântích nhu cầu khách hàng là cần thiết và quan trọng nhất Khi được phỏng vấn, một số ýkiến cho rằng các sản phẩm dịch vụ du lịch phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố tập quántiêu dùng hay văn hóa, thị hiếu Nhu cầu của khách hàng là rất đa dạng và phức tạp

Do đó công ty cần nắm rõ nhu cầu của khách hàng để đáp ứng kịp thời

4/15 phiếu (26,7%) cho rằng mối quan hệ của công ty và khách hàng ở mức độbình thường, 8/15 phiếu cho rằng mối quan hệ này là khá tốt, còn lại 3/15 phiếu chorằng mối quan hệ này rất tốt Như vậy có thể nói mối quan hệ giữa công ty và kháchhàng là khá tốt Đa số các ý kiến cho rằng có thể thu hút được khách hàng là nhờ vào

uy tín của công ty trên thị trường và chất lượng sản phẩm dịch vụ mà công ty cungcấp tập thể cán bộ, nhân viên công ty luôn tâm niệm phải thực sự đem đến chokhách hàng những sản phẩm dịch vụ đảm bảo chất lượng một cách nhanh chóng Có

lẽ đây chính là nguyên nhân giúp HG Travel có chỗ đứng tren thị trường cung cấp dịch

vụ du lịch và tạo được lòng tin nơi khách hàng

Nhận thức về mối quan hệ với khách hàng, 7/15 phiếu chiếm 46,7% cho rằng điềugây khó khăn nhất cho mối quan hệ giữa công ty với khách hàng là chính sách của cácđối thủ cạnh tranh rất hấp dẫn 4/15 phiếu thì cho rằng đó là do chính sách khuếchtrương của công ty chưa tốt

Về phía khách hàng của công ty HG Travel, 3/5 phiếu chiếm 60% cho rằng chấtlượng sản phẩm, dịch vụ của công ty là rất tốt, 2/5 phiếu (40%) thì cho là khá tốt Nhưvậy khách hàng đã khá hài lòng với chất lượng sản phẩm, dịch vụ mà công ty cungcấp

Nhận xét về chính sách giá của công ty, 2/5 khách hàng cho rằng chính sách giá

mà công ty áp dụng là hơi cao, còn lại 3/5 khách hàng cho rằng chính sách giá nhưvậy là hợp lý Điều này cũng dễ hiểu bởi khách hàng luôn muốn được phục vụ nhữngsản phẩm, dịch vụ chất lượng cao với giá thấp Đối với HG Travel tùy theo tình hìnhcủa thi trường và đối thủ cạnh tranh để đưa ra mức giá cho phù hợp

Về chất lượng dịch vụ khách hàng của công ty, 3/5 khách hàng cho là khá tốt.,1/5 khách hàng cho là bình thường và 1/5 khách hàng cho là chưa tốt Như vậy, HGTravel chưa thực sự quan tâm đến việc xây dựng chính sách dịch vụ khách hàng củamình Điều này cần được công ty khắc phục trong thời gian tới

100% khách hàng được hỏi đều khẳng định công ty HG travel đáp ứng khá tốtnhu cầu của họ Đa số cho rằng HG Travel nên hoàn thiện dịch vụ khách hàng và

Trang 28

chính sách giá của mình Họ sẽ sẵn sàng lựa chọn sử dụng sản phẩm, dịch vụ của HGTravel cho lần sau.

Điều gây khó khăn đối với mối quan hệ giữa công ty và khách hàng là do chínhsách của đối thủ cạnh tranh hấp dẫn hơn Họ luôn có những chương trình khuyến mạithu hút khách hàng Trước chính sách của ĐTCT thì công ty cũng đưa ra nhữngchương trình khuyến mại, tuy nhiên công ty có thêm chính sách về giá để thu hútkhách hàng Về chính sách giá của công ty thì khách hàng cho rằng giá của công tyđưa ra là khá hợp lý Điều này là kết quả của việc nghiên cứu kỹ khách hàng và chínhsách giá của đối thủ cạnh tranh để đưa ra giá hợp lý Khách hàng nhận định công ty đãthỏa mãn được nhu cầu của họ và mong muốn công ty ngày càng hoàn thiện hơn vềchính sách giá và dịch vụ khách hàng Như vậy trong thời gian tới công ty cần hoạchđịnh và đưa ra các chính sách nhằm thu hút khách hàng, hoàn thiện chính sách giá đểngày càng hoàn thiện hơn mối quan hệ với khách hàng Trong tương lai đối tượngkhách hàng của công ty ngày càng đa dạng và nhu cầu của khách hàng cũng phụ thuộcnhiều vào yếu tố công nghệ, để nâng cao vị thế cạnh tranh của mình thì công ty cầnđẩy mạnh công tác nghiên cứu khách hàng, hoàn thiện công tác quản trị để kịp thờinắm bắt nhu cầu khách hàng và nắm bắt cơ hội kinh doanh

2.1.2 Ảnh hưởng của nhà cung cấp.

Sau yếu tố khách hàng thì nhà cung cấp là một nhân tố khá quan trọng vì nóquyết định đầu vào của doanh nghiệp Do đó, việc nghiên cứu ảnh hưởng của nhà cungcấp nhằm hoàn thiện công tác quản trị cũng cần được công ty quan tâm

Bảng 2.4- Kết quả hoạt động mua hàng của HG Travel trong 3 năm 2010- 2012

Đơn vị tính: tỷ đồng

2010

Năm2011

Năm2012

(Nguồn: Phòng kinh doanh HG Travel)

Nhà cung cấp khá là quan trọng đối với công ty vì nó quyết định đầu vào, do đóviệc nghiên cứu ảnh hưởng của nhà cung cấp nhằm hoàn thiện công ty cũng rất đượcquan tâm Nhà quản trị nhấn mạnh đến uy tín và chất lượng hàng hóa dịch vụ của nhàcung cấp, với những nhà cung cấp có uy tín thì chính sách giá của họ có thể cao hơnnhưng bù lại họ sẽ rất đảm bảo về sự ổn định nguồn hàng, thời hạn giao hàng và cácđiều kiện khuyến mại khác Các nhà cung cấp mà công ty lựa chọn đều là những nhà

Trang 29

cung cấp uy tín, công ty đã hợp tác lâu dài với họ nên công ty nhận được khá nhiều ưuđãi như: giảm giá mua hàng, được thanh toán chậm…Các nhà cung cấp trên luôn đảmbảo cung cấp hàng hóa kịp thời cho công ty.

-Nhà cung cấp là các cơ sở lưu trú, khách sạn: Với 2 văn phòng đại diện tạiTp.Hồ Chí Minh và Huế, HG đã tạo dựng được một mạng lưới các khách sạn trênkhắp đất nước, và tại tất cả các điểm du lịch của Việt Nam.Cùng với đó, với 3 vănphòng đại diện đạt tại 3 miền, HG đã có sự phân chia quản lý các khách sạn theo miền.Điều này góp phần giúp công ty tạo dựng được mối quan hệ tốt, gần gũi hơn với cáckhách sạn tại mỗi miền

-Nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển: Các nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển chocông ty bao gồm: hàng không, đường sắt, đường thủy, đường bộ ( ô tô) Trong tất cảcác nhà cung cấp thì có nhà cung cấp vận chuyển đường bộ và đường thủy là thiếu ổnđịnh và thường gây sức ép cho công ty Các nhà cung cấp này nếu không có các hợpđồng rõ ràng thì sẽ thường tạo sức ép giá hay cung cấp dịch vụ không đúng với yêucầu, không chu đáo, làm ảnh hưởng đến hình ảnh, công ty cũng như giá thành chươngtrình du lịch Vì vậy, công ty đã có hợp đồng chặt chẽ với các đội xe như ABC, HảiVân, Tuấn Minh, KEUTRANTPORT…Riêng đối với vận chuyển hàng không, HG cólợi thế khi công ty mẹ HG Holding có nguyên một công ty kinh doanh vé máy bay vớicác hợp đồng là tổng đại lý của Viet nam Airlines, American Airlines, Turish Airlines,Sichuan Airlines …Điều này góp phần không nhỏ trong việc đáp ứng dịch vụ kháchhàng nhanh chóng, thuận tiện

-Ngoài các nhà cung cấp trong nước, HG cũng có mối quan hệ chặt chẽ với cácnhà cung cấp nước ngoài Cũng nhờ mạng lưới văn phòng đại diện tại Thái Lan,Campuchia, Hy Lạp, Bỉ…Hg đã gây dựng được mối quan hệ với các đối tác trên toànthế giới Đặc biệt hơn, HG có kết hợp với Gulliver Travel Asociates (GTA) công tytrực tuyến hàng đầu với hệ thống đặt khách sạn, vận chuyển và thăm quan du lịch trentoàn thế giới Nhờ vậy công ty đã cung cấp được cho khách hàng những giải pháp dulịch outbound trên toàn thế giới một cách nhanh chóng

- Đối với các nhà cung cấp tài chính và dịch vụ ngân hàng: mối quan hệ của công

ty với các nhà cung cấp dịch vụ tài chính, ngân hàng thông qua các hoạt động: cho vayvốn, thanh toán qua hệ thống ngân hàng, chuyển tiền, giao dịch ngoại tệ…Mối quan hệgắn bó mật thiết dựa trên sự tin tưởng và đảm bảo lợi ích giữa 2 bên Một số ngânhàng mà công ty thực hiện giao dịch vừa là nhà cung cấp vừa là khách hàng của công

ty như: ngân hàng Techcombank, ngân hàng thế giới World Bank, ngân hàng Nôngnghiệp,,,

Ngày đăng: 17/03/2015, 12:38

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Tạp chí “Lữ Hành Hương Giang- chặng đường 10 năm hình thành và phát triển”, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lữ Hành Hương Giang- chặng đường 10 năm hình thành và phát triển
3. Vũ Thị Nhanh, “Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường kinh doanh đặc thù nhằm hoàn thiện quản trị công ty TNHH đầu tư Khải Đệ Việt Nam”, Luận văn tốt nghiệp, ĐHTM, PGS.TS Bùi Hữu Đức hướng dẫn, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường kinh doanh đặc thù nhằm hoàn thiện quản trị công ty TNHH đầu tư Khải Đệ Việt Nam”
4. Trung Thị Bích Phượng, “Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường kinh doanh đặc thù nhằm hoàn thiện quản trị công ty cổ phần đầu tư và phát triển Bưu điện Hà Nội”, Luận văn tốt nghiệp, ĐHTM, Th.S Phạm Trung Tiến hướng dẫn, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường kinh doanh đặc thù nhằm hoàn thiện quản trị công ty cổ phần đầu tư và phát triển Bưu điện Hà Nội”
5. Trần Thị Quỳnh, “Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường kinh doanh đặc thù đến quản trị Công Ty Cổ Phần Thiện Mỹ”, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHTM, Th.S Chu Thị Thủy hướng dẫn, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường kinh doanh đặc thù đến quản trị Công Ty Cổ Phần Thiện Mỹ”
6. Phạm Vũ Luận, “Quản trị doanh nghiệp thương mại”, NXB Thống kê, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Quản trị doanh nghiệp thương mại
Nhà XB: NXB Thống kê
7. Hà Văn Hội, “Quản trị doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ trong nền kinh tế thị trường”, NXB Bưu Điện, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Quản trị doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ trong nền kinh tế thị trường”
Nhà XB: NXB Bưu Điện
8. Luật du lịch năm 2005 và văn bản hướng dẫn thi hành.9. Một số website Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật du lịch năm 2005 và văn bản hướng dẫn thi hành
1. Công Ty Cổ Phần Lữ Hành Hương Giang, Báo cáo kết quả kinh doanh trong 3 năm (2010- 2012) Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w