Ảnh hưởng của nhà cung cấp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố môi trường kinh doanh đặc thù đến quản trị công ty Cổ Phần Lữ hành Hương Giang (Trang 27)

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG KINH DOANH ĐẶC THÙ ĐẾN HOẠT ĐỘNG

2.1.2.Ảnh hưởng của nhà cung cấp.

Sau yếu tố khách hàng thì nhà cung cấp là một nhân tố khá quan trọng vì nó quyết định đầu vào của doanh nghiệp. Do đó, việc nghiên cứu ảnh hưởng của nhà cung cấp nhằm hoàn thiện công tác quản trị cũng cần được công ty quan tâm.

Bảng 2.4- Kết quả hoạt động mua hàng của HG Travel trong 3 năm 2010- 2012

Đơn vị tính: tỷ đồng STT Sản phẩm Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sanh 2010/2010 So sanh 2010/2011 Tiền % Tiền % 1 DV lưu trú 12,5 14,7 16,3 2,2 17,6 1,6 10,8 2 DV ăn uống 10.8 13,6 14,8 2,8 25,9 1,2 8,8 3 DV vận chuyển 7,4 8,7 9,3 1,3 17,56 0,6 7,5 4 Vé 4,8 5,9 5,5 1,1 22,9 -0,4 -6,7 5 DV bổ sung 2,7 4,5 5,2 1,8 66,6 0,7 15,5 6 DV khác 3.9 4,2 4,8 0,3 7,6 0,6 14,2

(Nguồn: Phòng kinh doanh HG Travel)

Nhà cung cấp khá là quan trọng đối với công ty vì nó quyết định đầu vào, do đó việc nghiên cứu ảnh hưởng của nhà cung cấp nhằm hoàn thiện công ty cũng rất được

quan tâm. Nhà quản trị nhấn mạnh đến uy tín và chất lượng hàng hóa dịch vụ của nhà cung cấp, với những nhà cung cấp có uy tín thì chính sách giá của họ có thể cao hơn nhưng bù lại họ sẽ rất đảm bảo về sự ổn định nguồn hàng, thời hạn giao hàng và các điều kiện khuyến mại khác. Các nhà cung cấp mà công ty lựa chọn đều là những nhà cung cấp uy tín, công ty đã hợp tác lâu dài với họ nên công ty nhận được khá nhiều ưu đãi như: giảm giá mua hàng, được thanh toán chậm…Các nhà cung cấp trên luôn đảm bảo cung cấp hàng hóa kịp thời cho công ty.

-Nhà cung cấp là các cơ sở lưu trú, khách sạn: Với 2 văn phòng đại diện tại Tp.Hồ Chí Minh và Huế, HG đã tạo dựng được một mạng lưới các khách sạn trên khắp đất nước, và tại tất cả các điểm du lịch của Việt Nam.Cùng với đó, với 3 văn phòng đại diện đạt tại 3 miền, HG đã có sự phân chia quản lý các khách sạn theo miền. Điều này góp phần giúp công ty tạo dựng được mối quan hệ tốt, gần gũi hơn với các khách sạn tại mỗi miền.

-Nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển: Các nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển cho công ty bao gồm: hàng không, đường sắt, đường thủy, đường bộ ( ô tô). Trong tất cả các nhà cung cấp thì có nhà cung cấp vận chuyển đường bộ và đường thủy là thiếu ổn định và thường gây sức ép cho công ty. Các nhà cung cấp này nếu không có các hợp đồng rõ ràng thì sẽ thường tạo sức ép giá hay cung cấp dịch vụ không đúng với yêu cầu, không chu đáo, làm ảnh hưởng đến hình ảnh, công ty cũng như giá thành chương trình du lịch. Vì vậy, công ty đã có hợp đồng chặt chẽ với các đội xe như ABC, Hải Vân, Tuấn Minh, KEUTRANTPORT…Riêng đối với vận chuyển hàng không, HG có lợi thế khi công ty mẹ HG Holding có nguyên một công ty kinh doanh vé máy bay với các hợp đồng là tổng đại lý của Viet nam Airlines, American Airlines, Turish Airlines, Sichuan Airlines …Điều này góp phần không nhỏ trong việc đáp ứng dịch vụ khách hàng nhanh chóng, thuận tiện.

-Ngoài các nhà cung cấp trong nước, HG cũng có mối quan hệ chặt chẽ với các nhà cung cấp nước ngoài. Cũng nhờ mạng lưới văn phòng đại diện tại Thái Lan, Campuchia, Hy Lạp, Bỉ…Hg đã gây dựng được mối quan hệ với các đối tác trên toàn thế giới. Đặc biệt hơn, HG có kết hợp với Gulliver Travel Asociates (GTA) công ty trực tuyến hàng đầu với hệ thống đặt khách sạn, vận chuyển và thăm quan du lịch tren toàn thế giới. Nhờ vậy công ty đã cung cấp được cho khách hàng những giải pháp du lịch outbound trên toàn thế giới một cách nhanh chóng.

- Đối với các nhà cung cấp tài chính và dịch vụ ngân hàng: mối quan hệ của công ty với các nhà cung cấp dịch vụ tài chính, ngân hàng thông qua các hoạt động: cho vay vốn, thanh toán qua hệ thống ngân hàng, chuyển tiền, giao dịch ngoại tệ…Mối quan hệ

gắn bó mật thiết dựa trên sự tin tưởng và đảm bảo lợi ích giữa 2 bên. Một số ngân hàng mà công ty thực hiện giao dịch vừa là nhà cung cấp vừa là khách hàng của công ty như: ngân hàng Techcombank, ngân hàng thế giới World Bank, ngân hàng Nông nghiệp,,,

Nhà cung cấp khác như: nhà cung cấp điện, nước, vệ sinh môi trường, viễn thông, các trường đào tạo cũng là nhà cung cấp cần thiết đối với hoạt động kinh doanh của công ty.

Về mối quan hệ với nhà cung cấp thì nhà quản trị cho rằng mối quan hệ giữa công ty và nhà cung cấp là tốt. Điều gây khó khăn cho mối quan hệ giữa công ty và nhà cung cấp là do mâu thuẫn về chính sách giá, tuy nhiên vấn đề này rất ít khi xảy ra. Một phần nguyên nhân nữa là do các đối thủ cạnh tranh, vì muốn có được nguồn hàng tốt mà những đối thủ cạnh tranh có tiềm lực thường đưa ra chính sách ưu đãi hơn đối với nhà cung cấp khiến cho công ty có nguy cơ đánh mất nhà cung cấp của mình. Do đó trong thời gian tới công ty có chiến lược đa dạng nguồn hàng, xây dựng hệ thống thông tin đồng bộ và tổ chức tốt công tác kiểm tra, kiểm soát đối với nhà cung cấp để không những củng cố mối quan hệ với nhà cung cấp mà còn kịp thời phản ứng trước các tác động của ĐTCT.

Kết quả điều tra, phân tích ảnh hưởng của nhà cung cấp cho thấy: 6/15 phiếu (40%) việc phân tích chất lượng hàng hóa, dịch vụ mà họ cung cấp là quan trọng nhất. 4/15 (26,7%) phiếu cho rằng cần để tâm đến uy tín của nhà cung cấp trên thi trường. 3/15 (20%) phiếu cho rằng yếu tố giá cả là quan trọng nhất. Một số ý kiến cho rằng cần quan tâm đến dịch vụ sau bán và khả năng cung ứng của nhà cung cấp. Một nhà quản trị của HG Travel thì nhấn mạnh yếu tố uy tín của nhà cung cấp vì theo ông, khi nhà cung cấp đã có uy tín thì chất lượng hàng hoa, dịch vụ của họ đã được thi trường công nhận, có thể chính sách giá của họ chặt chẽ hơn nhưng bù lại họ sẽ đảm bảo cho ta về sự ổn định của nguồn hàng, chất lượng dịch vụ và nhiều thuận lợi khác.

Cũng theo ý kiến trên thì hiện nay có ngày càng nhiều các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực dịch vụ du lịch, đem lại cho công ty nhiều sự lựa chọn nhà cung cấp hơn. Điều này tạo cho công ty có nhiều thuận lợi trong mối quan hệ với nhà cung cấp nhưng cũng đem lại nhiều khó khăn hơn trong việc lựa chọn nhà cung cấp. Đồng thời công ty sẽ tốn nhiều thời gian và chi phí hơn để thu thập thông tin và đôi khi có thể ra quyết định sai lầm.

Đánh giá về mối quan hệ của công ty với các nhà cung cấp, 1/15 phiếu cho rằng mối quan hệ này là chưa tốt lắm, 5/15 (33,3%) phiếu cho rằng bình thường, 8/15(53,3%) phiếu cho rằng khá tốt và 2/15 phiếu cho rằng mối quan hệ này rất tốt.

Theo ý kiến của đa số họ thì nguyên nhân khiến mối quan hệ giữa công ty và nhà cung cấp chưa thực sự tốt là do sự mâu thuẫn về chính sách giá trong khi đàm phán, công ty thì muốn mua với giá ưu đãi, còn họ thì không muốn bán giá thấp vì mục đích theo đuổi lợi nhuận. Ngoài ra một phần không nhỏ nguyên nhân là do đối thủ cạnh tranh. Vì muốn có được sản phẩm, dịch vụ tốt mà những đối thủ cạnh tranh có tiềm lực thường đưa ra những chính sách ưu đãi hơn đối với nhà cung cấp khiến cho công ty có nguy cơ đánh mất nhà cung cấp của mình.

Về phía nhà cung cấp chính của công ty HG Travel, 3/5(60%) nhà cung cấp cho rằng HG Travel là một khách hàng rất có uy tín trên thị trường, 2/5 (40%) thì cho là khá uy tín. Do đó, khi đàm phán ký kết hợp đồng với HG Travel họ rấ yên tâm nêm ít xảy ra mâu thuẫn. Những mâu thuẫn xảy chủ yếu là do sự bất đồng trong điều khoản giá cả, tuy nhiên cả 2 bên đều có thể đi đến thống nhất. 100% nhà cung cấp (5/5 phiếu) đều đảm bảo họ dành cho HG Travel những ưu đãi đặc biệt và họ có mong muốn hợp tác lâu dài với công ty.

Nhà cung cấp cũng mong muốn hợp tác lâu dài với công ty và công ty cho rằng việc có nhiều nhà cung cấp sẽ làm công ty tốn thời gian và tốn chi phí để tìm thông tin đưa ra quyết định, đôi khi việc quyết định sai sẽ khiến công ty nhập hàng không đúng chất lượng hoặc nhập hàng không đúng thời hạn làm ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh. Do đó công ty cũng mong muốn hợp tác lâu dài với các nhà cung cấp này, nhà quản trị cho rằng việc tạo ra mối quan hệ tốt đẹp với nhà cung cấp cũng giúp công ty giảm bớt nguy cơ mất nhà cung cấp do sự lôi kéo của ĐTCT.

2.1.3. Ảnh hưởng của đối thủ cạnh tranh.

Cạnh tranh là một quy luật tất yếu. Cạnh tranh sẽ là đòn bẩy giúp các DN không ngừng phát triển. Trên thị trường, một DN có thể cạnh tranh với nhiều DN khác. DN nào thỏa mãn tốt hơn nhu cầu khách hàng thì DN đó sẽ giành lợi thế cạnh tranh về mình.

Dịch vụ du lịch là một ngành đang rất có khả năng phát triển tại Việt Nam. Vì vậy HG Travel có khá nhiều đối thủ cạnh tranh. Để phân tích đối thủ cạnh tranh, kết quả điều tra thu được: 6/15 phiếu (40%) cho rằng yếu tố uy tín, thị phần của đối thủ cạnh tranh là quan trọng nhất. Tiếp theo là chính sách giá với 5/15 phiếu (33,3%). Tiếp sau là chất lượng sản phẩm, dịch vụ- các hoạt động xúc tiến thương mại và khả năng cung ứng sản phẩm dịch vụ. Theo ý kiến của một Trưởng phòng thì tất cả các yếu tố trên đều quan trọng và cần được phân tích vì nó cho thấy đâu là điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, ta nên chú ý đến uy tín, thị phần và chính sách giá

của họ vì đây là những yếu tố mà khách hàng rất quan tâm và ảnh hưởng đên quyết định mua của họ.

Một số ý kiến khác cho biết, hiện nay công ty có một số đối thủ cạnh tranh lớn là Saigontourist, Hanoitourist, Viettravel…Đây là những công ty có tiềm lực tài chính mạnh, lại có uy tín trên thị trường nên thường gây khó khăn cho HG Travel trong việc thu hút khách hàng và hoạch định chính sách giá. Tuy nhiên, HG Travel cũng có một số thế mạnh để tận dụng. Theo 8/15 số phiếu (53.3%) ho rằng thế mạnh của HG Travel là chất lượng sản phẩm, dịch vụ. 5/15 phiếu (33,3%) cho rằng HG Travel có uy tín trên thị trường. Còn lại số ít ý kiến cho rằng HG Travel có thế mạnh về khả năng cung ứng sản phẩm, dịch vụ. Dưới đây là bảng phân tích đối thủ cạnh tranh của công ty để hiểu rõ hơn về điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ cạnh tranh, từ đó hoạch định đúng chiếnlược quản trị hợp lý.

Bảng 2.5- Một số đối thủ cạnh tranh chính của HG Travel

STT Đối thủ cạnh tranh Điểm mạnh Điểm yếu

1 Công ty cổ phần đầu tư Mở (Opentour JSC) Quy mô lớn, sản phẩm, dịch vụ đa dạng. Chính sách giá có nhiều ưu đãi. Dịch vụ sau bán chưa tốt. 2 Công ty du lịch dịch vụ Hà

Nội (Toserco) Đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên ngành, có kinh nghiệm. Có uy tín trên thị trường. mảng inbound chiếm thị phần lớn. Chất lượng dịch vụ tốt. Chính sách khuyến mại hạn chế.

3 Công ty du lịch Viettravel Sản phẩm, dịch vụ đa dạng, có uy tín trên thị trường.

Có tiềm lực tài chính mạnh.

Đội ngũ nhân viên trẻ, năng động. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chất lượng dịch vụ thiết kế tour còn chưa có tính mới.

4 Công ty dịch vụ lữ hành

Saigontourist Quy mô lớn, tiềm lực tài chính mạnh, có hệ thống nhà cung cấp riêng của mình.

Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp.

Có uy tín trên thị trường.

Bộ máy quản lý cồng kềnh, thiếu linh hoạt. Giá dịch vụ cao.

Qua phân tích điểm mạnh và điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh với công ty trên thị trường, các dữ liệu được lưu trữ ở phòng kinh doanh, cùng với các thông tin được thu thập trên web, có thể nhận thấy: hiện nay công ty có một số đối thủ cạnh tranh lớn là Saigontourist, Toserco , Viettravel…Đây là những công ty có tiềm lực tài chính mạnh, lại có uy tín trên thị trường nên thường gây khó khăn cho HG Travel trong việc thu hút khách hàng và hoạch định chính sách giá. Tuy nhiên, HG Travel cũng có một số thế mạnh để tận dụng, đó là thế mạnh của HG Travel là chất lượng sản phẩm, dịch vụ .Nhà quản trị cho rằng uy tín của đối thủ cạnh tranh là quan trọng nhất, tiếp đó là chính sách giá, chất lượng hàng hóa dịch vụ, khả năng cung ứng hàng hóa của ĐTCT. Để có thể tồn tại và phát triển trên thị trường công ty đưa ra biện pháp để giành lợi thế trước đối thủ cạnh tranh, đó là: Tìm một phân khúc thị trường riêng của mình, với một sản phẩm, dịch vụ độc đáo; Khi công ty không có điều kiện thực hiện điều đó thì công ty cố gắng sáng tạo nét khác biệt trong mỗi một sản phẩm, dịch vụ của mình.

Việc xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh sẽ khiến HG Travel phải không ngừng hoàn thiện mình hơn, và như thế, HG Travel sẽ ngày càng phát triển, nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường. Thông qua cạnh tranh, HG Travel có thể học hỏi kinh nghiệm từ các đối thủ, làm hoàn thiện hơn hệ thống chính sách và chiến lược cho mình.

Việc xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường khiến công ty giảm bớt cơ hội kinh doanh, khó gia tăng thị phần.

Như vậy cũng như bất kỳ một DN nào khác, HG Travel có những đối thủ cạnh tranh lớn, họ có những điểm mạnh so với HG Travel và ngược lại, HG Travel có những lợi thế so với họ. Việc mà HG Travel cần làm trong tương lai là phát huy thế mạnh, khắc phục điểm yếu của mình, đồng thời học hỏi kinh nghiệm của đối thủ cạnh tranh để không ngừng hoàn thiện mình, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. 2.1.4. Ảnh hưởng từ cơ quan hữu quan.

Mỗi DN đều chịu sự tác động của các cơ quan hữu quan ở mức độ khác nhau và sự tác động đó có thể gây ra khó khăn hay thuận lợi cho doanh nghiệp. Đối với công ty HG Travel điều đó được thể hiện thông qua kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, các chính sách của công ty đặt ra trong thời gian tới, mối quan hệ của công ty và các cơ quan hữu quan được thể hiện qua chi phí mà công ty bỏ ra, các hoạt động mà công ty tham gia, cùng với những kiến nghị của công ty với các cơ quan chức năng. Những số liệu này được lưu giữ ở phòng kế toán và phòng kế hoạch. Theo số liệu của công ty thì công ty hoạt động dưới sự quản lý của các cơ quan địa phương như: Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Chi cụ thuế Hà Nội, Đảng ủy Quận Hoàn Kiếm…

Ngoài ra công ty hoạt động trong khuôn khổ pháp luật ,quy định của Tổng Cục Du Lịch Việt Nam, Bộ Văn hóa thể thao và du lịch. Các chính sách của tổng cục du lịch Việt Nam, Bộ văn hóa thể thao du lịch có thể tạo điều kiện cho công ty du lịch phát triển nhưng cũng có thể kìm hãm sự phát triển của các công ty này.

Hiện tại, Bộ văn hóa thể thao du lịch mới ban hành quy định chấm dứt miễn visa, thị thực cho khách nước ngoài đối với 7 quốc gia: Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Thụy Điển, Na Uy, Đan Mạch, Phần Lan. Điều này gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của HG Travel nói riêng bởi thị trường khách Nga và khách Úc chiếm tỷ lệ lớn trong thị trường khách inbound của công ty và đêm lại nguồn thu lớn. Ngoài ra, việc ban hàng quy định này cũng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố môi trường kinh doanh đặc thù đến quản trị công ty Cổ Phần Lữ hành Hương Giang (Trang 27)