Kết cấu của đề tài...4 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH ĐẶC THÙ ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CỦA CÔNG TY...5 1.1.. Là một c
Trang 1TÓM LƯỢC
Trong xu thế hội nhập nền kinh tế thị trường, môi trường kinh doanh của doanhnghiệp thương mại luôn không ngừng thay đổi Với công ty TNHH Tin Học MaiHoàng, một công ty sản xuất và kinh doanh các mặt hàng công nghệ thông tin sẽ gặprất nhiều khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trong nước vàngoài nước Việc nghiên cứu môi trường đặc thù được công ty nhận định có tầm quantrọng cao Xuất phát từ thực tiễn tại công ty TNHH Tin Học Mai Hoàng, sau một thời
gian thực tập và tìm hiểu, em đã lựa chọn đề tài “ Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường đặc thù đến quản trị công ty TNHH Tin học Mai Hoàng” để làm luận văn tốt
Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố môitrường đặc thù đến công tác quản trị công ty TNHH Tin Học Mai Hoàng bao gồm cácnội dung: Khái quát về công TNHH Tin học Mai Hoàng, phân tích đánh giá ảnh hưởngcủa yếu tố môi trường đặc thù đến công tác quản trị công ty TNHH Tin học MaiHoàng thông qua sử dụng các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp, đánh giá chung ảnh hưởngcủa yếu tố môi trường đặc thù đến quản trị công ty
Chương 3: Đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản trịdưới tác động của yếu tố môi trường đặc thù ở công ty TNHH Tin Học Mai Hoàng baogồm các nội dung: Phương hướng hoạt động của công ty TNHH Tin Học Mai Hoàngtrong thời gian tới, quan điểm giải quyết vấn đề ảnh hưởng yếu tố môi trường đặc thù
đế quản trị công ty, các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản trị dướitác động của môi trường đặc thù
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Với những kiến thức thu nhận được khi trải qua quá trình học tập tại trường Đạihọc Thương mại và vận dụng trong điều kiện thực tế tại công ty TNHH Tin học MaiHoàng, em đã có những cơ sở lý luận và cơ sở thực tế vững chắc để hoàn thành luậnvăn tốt nghiệp đại học của mình
Trước tiên em xin cảm ơn Ban giám hiệu trường, ban chủ nhiệm khoa và các thầy
cô trong khoa quản trị doanh nghiệp đã tạo điều kiện cho em được đi thực tập và trang bịcho em những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại trường.Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy PGS.TS Bùi Hữu Đức -Trưởng khoa quản trị doanh nghiệp, đã hướng dẫn, tận tình chỉ bảo và giúp đỡ emtrong thời gian hoàn thành luận văn
Ngoài ra trong thời gian thực tập tại công ty TNHH Tin học Mai Hoàng em đã nhậnđược sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban lãnh đạo cùng các anh, chị trong phòng kinh doanh
Em xin cảm ơn công ty đã tạo điều kiện giúp đỡ cho em trong thời gian thực tập
Do điều kiện về thời gian cũng như kiến thức chuyên môn còn nhiều hạn chế nênbài luận văn của em không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sựgiúp đỡ, góp ý của các thầy cô, các anh chị trong công ty TNHH Tin học Mai Hoàng
và bạn đọc để bài khóa luận của em được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 03 tháng 05 năm 2015
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Ngọc Anh
Trang 3MỤC LỤC
TÓM LƯỢC i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ v
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài 2
3 Mục tiêu nghiên cứu 3
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
5 Phương pháp nghiên cứu 4
6 Kết cấu của đề tài 4
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH ĐẶC THÙ ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CỦA CÔNG TY 5
1.1 Các khái niệm 5
1.1.1 Môi trường kinh doanh 5
1.1.2 Môi trường kinh doanh đặc thù 6
1.2 Các nội dung lý luận về ảnh hưởng môi trường kinh doanh đặc thù đến công tác quản trị công ty 8
1.2.1 Đặc điểm của môi trường kinh doanh đặc thù 8
1.2.2 Các yếu tố chủ yếu của môi trường kinh doanh đặc thù 9
1.3 Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường kinh doanh đặc thù đến quản trị của doanh nghiệp 12
1.3.1 Ảnh hưởng của khách hàng 12
1.3.2 Ảnh hưởng của nhà cung cấp 15
1.3.3 Ảnh hưởng của đối thủ cạnh tranh 17
1.3.4 Ảnh hưởng của cơ quan hữu quan 19
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CÔNG TY TNHH TIN HỌC MAI HOÀNG 21
Trang 42.1 Khái quát về công ty TNHH Tin học Mai Hoàng 21
2.1.1 Giới thiệu về công ty TNHH Tin học Mai Hoàng 21
2.1.3 Nghành nghề kinh doanh của doanh nghiệp 23
2.1.4 Tình hình nhân lực công ty TNHH Tin học Mai Hoàng 23
2.1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2012 – 2014 24
2.2 Phân tích, đánh giá thực trạng ảnh hưởng môi trường đặc thù đến công tác quản trị công ty TNHH Tin học Mai Hoàng 25
2.2.1 Ảnh hưởng của khách hàng 26
2.2.2 Ảnh hưởng của nhà cung cấp 30
2.2.3 Ảnh hưởng của đối thủ cạnh tranh 33
2.2.4 Ảnh hưởng của cơ quan hữu quan 36
2.3 Đánh giá ảnh hưởng môi trường kinh doanh đặc thù tới quản trị công ty TNHH Tin học Mai Hoàng 37
2.3.1 Những thuận lợi và nguyên nhân 37
2.3.2 Những khó khăn và nguyên nhân 39
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ CÔNG TY TNHH TIN HỌC MAI HOÀNG 41
3.1 Phương hướng phát triển của công ty TNHH Tin học Mai Hoàng trong thời gian tới 41
3.2 Quan điểm giải quyết vấn đề ảnh hưởng của môi trường đặc thù đến quản trị ở công ty TNHH Tin học Mai Hoàng 42
3.3 Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản trị công ty TNHH Tin học Mai Hoàng 44
3.3.1 Giải pháp đối với công ty TNHH Tin học Mai Hoàng 44
3.3.2 Kiến nghị đối với cơ quan hữu quan 47
KẾT LUẬN 49 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 5DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Tin Học Mai Hoàng 22
Bảng 2.1: Số lượng, chất lượng lao động của công ty TNHH Tin học Mai Hoàng giai đoạn 2012-2014 23
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Tin học Mai Hoàng giai đoạn 2012 – 2014 24
Bảng 2.3: Mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố 25
Bảng 2.4: Mức độ tác động của khách hàng tới các chức năng quản trị 25
Bảng 2.5: Doanh Thu Bán Hàng Theo Nhóm Mặt Hàng Kinh Doanh 27
Bảng 2.6: Mức độ tác động của nhà cung cấp tới các chức năng quản trị 30
Bảng 2.7: Kết quả mua hàng của công ty TNHH Tin học Mai Hoàng 2012 –2014 30
Bảng 2.8: Mức độ tác động của đối thủ cạnh tranh tới các chức năng quản trị 33
Bảng 2.9: Mức độ tác động của cơ quan hữu quan tới các chức năng quản trị 36
Trang 6PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế, mỗi doanh nghiệp là một chủ thể, là một tế bào giúp nền kinh
tế phát triển Ngược lại, nền kinh tế là cái nôi để doanh nghiệp phát triển, nó có thể tạo
ra thuận lợi hoặc khó khăn cho doanh nghiệp Một doanh nghiệp từ khi thành lập đếnkhi giải thể, trong suốt quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình luôn nằmtrong mối quan hệ tác động qua lại với môi trường kinh doanh của doanh nghiệp Môitrường kinh doanh là cơ sở để doanh nghiệp phân tích đồng bộ các tác nhân ảnh hưởngđến quá trình sản xuất kinh doanh, từ đó khai thác tốt nhất các lợi thế và ngăn ngừa cácrủi ro có thể xảy ra
Năm 2007 là một bước ngoặt trong nền kinh tế nước ta khi Việt Nam chính thứcgia nhập WTO Hội nhập kinh tế toàn cầu mang lại nhiều cơ hội cho nền kinh tế nướcnhà đồng thời cũng mang lại không ít thách thức Các doanh nghiệp sẽ chịu rất nhiều
sự ảnh hưởng tác động của môi trường kinh doanh mà doanh nghiệp đang tồn tại.Trong đó môi trường kinh doanh đặc thù có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinhdoanh của nghiệp Do vậy để thành công trong việc xây dựng và phát triển công tytrong tương lai, các doanh nghiệp cần phải biết nhìn nhận, đánh giá và khai thác cácyếu tố thuộc môi trường kinh doanh đặc thù một cách khoa học và hợp lý để có nhữngbước đi chiến lược kinh doanh hiệu quả
Công ty TNHH Tin học Mai Hoàng cũng như các công ty khác cũng chịu nhiềuảnh hưởng từ môi trường kinh doanh bên ngoài Là một công ty kinh doanh về lĩnhvực công nghệ thông tin cùng với việc Việt Nam hội nhập với nền kinh tế thế giới đãđem lại cho công ty nhiều cơ hội cũng như nhiều sức ép cạnh tranh, nhận thấy trongcông tác quản trị công ty còn chưa hoàn thiện, công ty vẫn chưa thực sự chú trọngnhiều đến sự ảnh hưởng của yếu tố môi trường kinh doanh đặc thù trong công tác quảntrị của mình
Trên cơ sở đó, em lựa chọn nghiên cứu đề tài “ Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường đặc thù đến quản trị công ty TNHH Tin học Mai Hoàng” để hoàn thành khóa
luận tốt nghiệp của mình Đồng thời giúp công ty Mai Hoàng có cái nhìn cơ bản,khách quan và khoa học về ảnh hưởng của môi trường đặc thù từ đó thực hiện công tácquản trị của công ty một cách hiệu quả hơn Em hy vọng sẽ nhận được sự quan tâmcủa các thày cô giáo
Trang 72 Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Trong thời gian tìm hiểu, thu thập và xử lý thông tin làm đề tài khóa luận tốtnghiệp, bản thân em đã tiến hành tìm kiếm những tài liệu tham khảo để phục vụ tốtcho bài khóa luận của mình, em nhận thấy rằng đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của cácyếu tố môi trường kinh doanh đặc thù là một đề tài thu hút nhiều sự chú ý quan tâm vàđược các sinh viên đi trước lựa chọn làm đề tài luận văn tốt nghiệp Qua việc tìm hiểu
em liệt kê được một số luận văn có liên quan đến đề tài của em nghiên cứu như sau:LVA 001381 “Nghiên cứu ảnh hưởng các yếu tố môi trường kinh doanh đặc thùnhằm hoàn thiện công tác quản trị tại công ty cổ phần sách giáo dục thành phố Hà Nội”.LAV 001435 “Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường kinh doanh đặc thùnhằm hoàn thiện công tác quản trị chi nhánh công ty American Standard Việt Nam”.LAV 001444 “Nghiên cứu ảnh hưởng của nhà cung cấp nhằm hoàn thiện côngtác quản trị công ty siêu thị Hà Nội”
LAV 001573 “Nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố khách hàng nhằm hoàn thiệncông tác quản trị công ty tài chính Vabe”
Các đề tài trên đều tiếp cận vấn đề nghiên cứu từ cùng một góc độ đó là bắt đầutiếp cận từ cơ sở lý luận, tổng quan về môi trường kinh doanh đặc thù Đồng thời tiếpcận từ thực tiễn, khảo sát đánh giá thực trạng ảnh hưởng của môi trường kinh doanhđặc thù đến công tác quản trị của các doanh nghiệp Từ đó đưa ra các kiến nghị đề xuấtnhằm hoàn thiện quản trị tại doanh nghiệp nghiên cứu Các đề tài trên đã đạt đượcnhững kết quả như mục tiêu đã nêu trong đề tài: Đều làm nổi bật được cơ sở lý luậnlàm tiền đề nghiên cứu thực tiễn ảnh hưởng của môi trường kinh doanh đặc thù Tuynhiên các đề tài đều chỉ đề cập trọng tâm vào 1 yếu tố trong 4 yếu tố cơ bản của môitrường kinh doanh đặc thù rồi từ đó tiến hành nghiên cứu chuyên sâu làm rõ được ảnhhưởng của môi trường kinh doanh đặc thù đến hoạt động quản trị của công ty, đưa rađược các kết luận chính xác và trọng tâm Từ đó có thể giúp công ty nhận thức đượctầm quan trọng của môi trường kinh doanh đặc thù và đưa ra giải pháp thích hợp giúpcông ty ngày càng phát triển
Trong thời gian đi thực tập tại công ty TNHH Tin học Mai Hoàng, em đã đưa ralựa chọn và phân tích nội dung nghiên cứu đề tài như sau:
Thứ nhất: Phân tích lý luận các yếu tố chủ yếu của môi trường kinh doanh đặcthù đến công tác quản trị công ty
Trang 8Thứ hai: Đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố môi trường kinh doanh đặc thù tớicông tác quản trị của công ty TNHH Tin học Mai Hoàng.
Thứ ba: Trên cơ sở phân tích ảnh hưởng của môi trường kinh doanh đặc thù, đưa
ra giải pháp và kiến nghị giải quyết nhằm hoàn thiện công tác quản trị công ty TNHHTin học Mai Hoàng
Qua việc tìm hiểu một số đề tài luận văn em nhận thấy rằng các bài luận văn trên
đã có hệ thống khá tốt, cách tiếp cận đề tài dễ hiểu, chặt chẽ Tuy nhiên chưa có đề tàinào nghiên cứu về công ty TNHH Tin học Mai Hoàng trong ba năm trở lại đây Với đềtài này, em cũng có cách tiếp cận giống như các bài luận văn trên tuy nhiên có điểmmới hơn các đề tài trên là bài luận văn của em sẽ tiếp cận đủ 4 yếu tố cơ bản của môitrường kinh doanh đặc thù Em hy vọng đề tài này sẽ được thầy cô quan tâm
3 Mục tiêu nghiên cứu
Làm rõ một số lý thuyết cơ bản của các yếu tố môi trường kinh doanh đặc thù,phân tích thực trạng các yếu tố môi trường kinh doanh đặc thù ảnh hưởng tới công tácquản trị công ty TNHH Tin học Mai Hoàng Đồng thời đưa ra các giải pháp kiến nghịcho công ty Tin học Mai Hoàng hoàn thiện tốt hơn về công tác quản trị của mình manglại hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh của công ty
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng mà đề tài nghiên cứu đề cập tới là các vấn đề lý luận và thực tế về ảnhhưởng của yếu tố môi trường kinh doanh đặc thù tới quản trị công ty TNHH Tin họcMai Hoàng
Phạm vi nghiên cứu:
Về mặt thời gian: Môi trường kinh doanh đặc thù tác động đến doanh nghiệptheo tính chất liên tục và luôn biến đổi không ngừng, do đó doanh nghiệp phải nghiêncứu môi trường kinh doanh đặc thù một cách thường xuyên Trong phạm vi đề tài này,
em tập trung nghiên cứu các yếu tố môi trường kinh doanh đặc thù ở công ty Tin họcMai hoàng trong giai đoạn 2012 – 2014
Về mặt không gian: Môi trường kinh doanh của doanh ngiệp là khác nhau và khá
đa dạng, nó có thể ở phạm vi quốc gia và quốc tế Tuy nhiên trong đề tài này emnghiên cứu tại doanh nghiệp Mai Hoàng và so sánh với một số công ty Tin học kháchoạt động trên địa bàn Hà Nội như: Công ty TNHH Phát triển tin học viễn thông HàNội, Ben, Công ty CP Thương mại và dịch vụ Việt Cường,…
Trang 9Về mặt nội dung: Đề tài đề cập đến các yếu tố chủ yếu thuộc môi trường kinhdoanh đặc thù Môi trường này bao gồm:
Khách hàng: Tập khách hàng của công ty là người tiêu dùng trên cả nước,nghiên cứu khách hàng tiềm năng, nghiên cứu khách hàng truyền thống của doanhnghiệp
Đối thủ cạnh tranh: Các đơn vị, doanh nghiệp cùng cạnh tranh với công ty trênđịa bàn Hà Nội
Nhà cung cấp: Các nhà cung cấp trong và ngoài nước, bao gồm nhà cung cấp
về sản phẩm, nguyên liệu, nhà cung cấp vốn, lao động…
Các cơ quan hữu quan: Nhà nước, các tổ chức và cơ quan địa phương, hiệp hộinghành hàng,…
5 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu dữ liệu thứ cấp: Các dữ liệu bài nghiên cứu được thuthập từ các nguồn sau:
Nguồn tài liệu bên trong công ty: Báo cáo tài chính, báo cáo kết quả kinhdoanh của công ty Mai Hoàng trong giai đoạn 2012 – 2014
Nguồn tài liệu bên ngoài công ty: Các ấn phẩm của cơ quan nhà nước, sáchbáo chuyên nghành, dịch vụ của các tổ chức thương mại khác, báo điện tử,…
Phương pháp nghiên cứu dữ liệu sơ cấp: Tiến hành theo dõi, quan sát về conngười, công ty, phỏng vấn khách hàng, nhà quản trị về sản phẩm của công ty
Ngoài ra bài nghiên cứu còn sử dụng các phương pháp duy vật biện chứng,phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp để làm rõ vấn đề nghiên cứu
6 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, bài khóa luận được chia làm 3 phần:
Chương 1: Một số lý luận cơ bản về vấn đề nghiên cứu sự ảnh hưởng của các yếu
tố môi trường đặc thù đến công tác quản trị của công ty
Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng sự ảnh hưởng của các yếu tố môitrường kinh doanh đặc thù đến công tác quản trị của công ty TNHH Tin học MaiHoàng
Chương 3: Đề xuất và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản trị công tyTNHH Tin học Mai Hoàng
Trang 10CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH ĐẶC THÙ
ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CỦA CÔNG TY.
1.1 Các khái niệm
1.1.1.Môi trường kinh doanh
Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp là những lực lượng ảnh hưởng đến cácquyết định quản trị và hoạt động của tổ chức Môi trường kinh doanh bao gồm môitrường bên ngoài và môi trường bên trong doanh nghiệp
Môi trường bên ngoài bao gồm:
Môi trường chung hay còn gọi là môi trường vĩ mô bao gồm các yếu tố bênngoài, tác động một cách gián tiếp đến tất cả các tổ chức kinh doanh trong nền kinh tế
Môi trường nghành hay còn gọi môi trường vi mô bao gồm tất cả các yếu tố vàcác nhóm bên ngoài, có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển, thành công và tồn tạicủa doanh nghiệp
Môi trường bên trong bao gồm các yếu tố như người lao động trong doanhnghiệp, người chủ doanh nghiệp, các nhà quản trị, cơ sở hạ tầng, nguồn lực tài chính,văn hóa doanh nghiệp,…
Môi trường kinh doanh tồn tại khách quan đối với doanh nghiệp Nó luôn biếnđộng theo những xu hướng thuận nghịch khác nhau đối với hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp Vì vậy, nó đòi hỏi các cấp lãnh đạo, các nhà quản trị không chỉ dừng lại
ở việc nhận thức được môi trường kinh doanh mà phải biết phân tích môi trường kinhdoanh để tận dụng cơ hội do môi trường kinh doanh mang lại và hạn chế bớt ảnhhưởng không tốt từ môi trường kinh doanh Môi trường kinh doanh là cơ sở để doanhnghiệp phân tích đồng bộ các tác nhân ảnh hưởng tới quá trình kinh doanh, từ đó cóthể khai thác lợi thế và ngăn ngừa các rủi ro có thể xảy ra Hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp được thực hiện trong môi trường cụ thể, mức sinh lời phụthuộc trước hết vào sự phân tích và am hiểu môi trường kinh doanh của các chủ doanhnghiệp Môi trường kinh doanh quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.Doanh nghiệp chỉ có thể thành công khi biết kết hợp hài hòa các yếu tố bên trong vớicác yếu tố điều kiện của môi trường kinh doanh Chỉ có trên cơ sở phân tích môitrường kinh doanh doanh nghiệp mới nhận thức được các yếu tố của môi trường kinhdoanh ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, của nghành Đồng thời,
Trang 11doanh nghiệp thấy được tính chất phức tạp và biến động, xu hướng và tốc độ thay đổicũng như tiên lượng đúng các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp Phân tích môi trường kinh doanh giúp cho doanh nghiệp đối phóđược với những thay đổi bất thường trong kinh doanh Trong điều kiện hiện nay, không
có một môi trường kinh doanh ổn định và ít biến động Môi trường kinh doanh luôn biếnđộng nhanh chóng, khó dự đoán và gây ra những ảnh hưởng khó lường đến hoạt động sảnxuất kinh doanh của doangh nghiệp Và sản xuất kinh doanh hàng công nghệ thông tin ởnước ta cũng không phải là một ngoại lệ Sự biến động của môi trường kinh doanh có thểdẫn tới cơ hội hoặc nguy cơ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Những
cơ hội là những điều kiện của môi trường kinh doanh phù hợp với nguồn lực của nghành,của doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho nghành và doanh nghiệp tiến hành hoạtđộng sản xuất kinh doanh thuận lợi, đạt kết quả và hiệu quả cao Những nguy cơ đối vớinghành, doanh nghiệp đó là những điều kiện của môi trường kinh doanh vận động tráichiều với nguồn lực của doanh nghiệp, của nghành, Gây cản trở hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp, của nghành Từ đó, làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp, của nghành kém hiệu quả, doanh nghiệp khó có thể đứng vững trong cạnhtranh và không thể phát triển được
Chẳng hạn, Việt Nam gia nhập WTO làm cho môi trường kinh doanh của doanhnghiệp thay đổi, khi quốc gia gia nhập WTO, nhà nước đưa ra một số chính sách bảo
hộ cho một số nghành còn non trẻ, các doanh nghiệp trong nước có cơ hội mở rộng thịtrường nước ngoài cũng như tăng đối thủ cạnh tranh, nền kinh tế sẽ bị ảnh hưởngnhiều với nền kinh tế thế giới, doanh nghiệp có thể tìm được nhiều nhà cung cấp tiềmnăng như vậy các yếu tố chính trị, đối thủ cạnh tranh, khách hàng đã thay đổi vì vậy
mà doanh nghiệp cần có những chiến lược phù hợp với tình hình hiện nay
1.1.2.Môi trường kinh doanh đặc thù.
Môi trường kinh doanh đặc thù của doanh nghiệp là một bộ phận thuộc môitrường kinh doanh bên ngoài của doanh nghiệp Là môi trường chứa đựng tất cả cáctác nhân bên ngoài doanh nghiệp nhưng tác động trực tiếp đến sự tồn tại và phát triểncủa doanh nghiệp
Mỗi doanh nghiệp có môi trường kinh doanh đặc thù riêng vì nó phụ thuộc vàotính chất và đặc điểm kinh doanh của mỗi doanh nghiệp Môi trường kinh doanh đặcthù của doanh nghiệp tạo ra sự khác biệt giữa doanh nghiệp này với các doanh nghiệp
Trang 12khác Phân tích môi trường kinh doanh đặc thù có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối vớimỗi doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp nhận biết được đâu là yếu tố cần quan tâm, thấyđược mối quan hệ chặt chẽ và cạnh tranh lẫn nhau, đâu là thuận lợi, đâu là khó khăn vàhạn chế cần khắc phục để thích ứng với môi trường kinh doanh Môi trường kinhdoanh đặc thù quyết định tính chất và mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp trongngành sản xuất kinh doanh đó Theo quan điểm hiện đại và phổ biến nhất hiện nay thìmôi trường kinh doanh đặc thù bao gồm các yếu tố cơ bản sau: Đối thủ cạnh tranh,khách hàng, nhà cung cấp và cơ quan hữu quan.
Khách hàng
Khách hàng là người đang và sẽ mua hàng của doanh nghiệp Đối với bất cứ mộtdoanh nghiệp nào khách hàng luôn là yếu tố quan trọng nhất, quyết định nhất tới sự sốngcòn của doanh nghiệp Tính chất quyết định của khách hàng thể hiện trên các mặt sau:
- Khách hàng quyết định sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp được bán theo giánào Trên thực tế, doanh nghiệp chỉ có thể bán với giá mà người tiêu dùng chấp nhận
- Khách hàng quyết định doanh nghiệp bán sản phẩm như thế nào Phương thứcbán và phương thức phục vụ khách hàng là do khách hàng lựa chọn, vì trong nền kinh
tế thị trường phát triển, người mua có quyền lựa chọn người bán theo ý thích của mình
và đồng thời quyết định phương thức phục vụ của người bán
Điều này cho thấy tính chất quyết định của khách hnàg làm cho thị trườngchuyển từ thị trường người bán sang thị trường người mua, khách hàng trở thànhthượng đế
Đối thủ cạnh tranh
Doanh nghiệp luôn phải đối phó với hàng loạt đối thủ cạnh tranh Vấn đề quan trọng
ở đây là không được coi thưòng bất kỳ đối thủ nào, nhưng cũng không coi tất cả đối thủ làthù địch Cách sử lý khôn ngoan nhất không phải là hướng mũi nhọn vào đối thủ của mình
mà ngược lại vừa phải xác định, điều khiển và hoà giải, lại vừa phải hướng suy nghĩ và sựquan tâm của mình vào khách hàng Phải luôn đặt câu hỏi khách hàng muốn gì? Khi tathoả mãn được ước muốn của khách hàng, có nghĩa là ta đã thành công một phần trongcạnh tranh Mặt khác cũng nên quan tâm tới việc dự đoán tương lai và định hướng tớikhách hàng Mỗi sản phẩm đều tuân theo một quy luật nhất định, đó là sự phát sinh, pháttriển và suy thoái Người tiêu dùng là người đi sau sự phát sinh nhưng lại đi trước sự suythoái Do vậy, nhà quản trị là người phải biết được khi nào sản phẩm của mình sẽ hết sựhấp dẫn để chuẩn bị ngay sản phẩm thay thế
Trang 13 Nhà cung ứng
Người cung cấp đối với doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng, nó bảo đảm chohoạt động của doanh nghiệp được tiến hành ổn định theo kế hoạch đã định trước Trênthực tế người cung cấp thường được phân thành ba loại chủ yếu: Loại cung cấp thiết
bị, nguyên vật liệu; loại cung cấp nhân công; loại cung cấp tiền và các dịch vụ ngânhàng, bảo hiểm Như vậy, mỗi doanh nghiệp cùng một lúc có quan hệ tới nhiều nguồncung cấp thuộc cả ba loại trên Vấn đề đặt ra là yêu cầu của việc cung cấp phải đầy đủ
về số lượng, kịp thời về thời gian, đảm bảo về chất lượng và ổn định về giá cả Mỗi sựsai lệch trong quan hệ với người cung cấp là ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh củabản thân doanh nghiệp Điều này lưu ý với các nhà quản trị là phải biết tìm cách đếnđược các nguồn lực tin cậy, ổn định và giá cả hợp lý Phương châm là đa dạng hoánguồn cung cấp, thực hiện nguyên tắc “không bỏ tiền vào một ống” Mặt khác, trongquan hệ doanh nghiệp cần thiết tìm một người cung cấp chủ yếu có đầy đủ sự tin cậy,nhưng phải luôn tránh sự lệ thuộc và chủ động xây dựng kế hoạch cung ứng cho mình
Cơ quan hữu quan
Bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp khi xảy ra tranh chấp, tạo hành langpháp lý cho doanh nghiệp hoạt động kinh doanh sản xuất cũng như tạo môi trườngcạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp cùng hướng tới phát triển
1.2 Các nội dung lý luận về ảnh hưởng môi trường kinh doanh đặc thù đến công tác quản trị công ty.
1.2.1.Đặc điểm của môi trường kinh doanh đặc thù
Môi trường kinh doanh đặc thù của doanh nghiệp có một số đặc điểm sau:
Môi trường kinh doanh đặc thù có tính động: Môi trường kinh doanh đặc thùcùng với các yếu tố cấu thành luôn vận động và biến đổi không ngừng, sự ảnh hưởngcủa nó không chỉ tác động đến một doanh nghiệp cụ thể mà còn tác động đến nhiềudoanh nghiệp cùng kinh doanh một mặt hàng, một nghành hàng
Môi trường kinh doanh đặc thù có tính đa dạng: Môi trường kinh doanh đặc thù
là sự đan xen của các yếu tố có tác động và ảnh hưởng qua lại lẫn nhau Sự thay đổicủa một yếu tố này sẽ kéo theo sự thay đổi của các yếu tố còn lại thuộc môi trườngkinh doanh đặc thù Vấn đề đặt ra cho bất kỳ một tổ chức hay một cá nhân nào khiphân tích đánh giá môi trường kinh doanh đặc thù phải xem xét trên phương diện tổngthể trong mối quan hệ giữa các yếu tố
Trang 14Môi trường kinh doanh đặc thù có tính chất phức tạp: Bản thân môi trường đãmang tính chất phức tạp Tính phức tạp của môi trường kinh doanh doanh nghiệp đượcđặc trưng bởi một loạt các yếu tố có ảnh hưởng đến nỗ lực của doanh nghiệp Các yếu
tố thuộc môi trường kinh doanh đặc thù luôn biến đổi không ngừng, chúng ta rất khó
để dự đoán chính xác được những gì mà môi trường kinh doanh tác động đến doanhnghiệp Môi trường càng phức tạp thì công tác dự đoán càng gặp nhiều khó khăn vàdoanh nghiệp càng khó đưa ra các quyết định chính xác và hiệu quả
Môi trường kinh doanh luôn tiềm ẩn những yếu tố gây bất lợi cho doanh nghiệp Do
đó để tìm kiếm cơ hội kinh doanh, vượt qua các thử thách, doanh nghiệp phải thườngxuyên dự báo sự biến động của thị trường thông qua việc phân tích, nghiên cứu, đánh giáảnh hưởng của các yếu tố môi trường kinh doanh đặc thù của doanh nghiệp
1.2.2.Các yếu tố chủ yếu của môi trường kinh doanh đặc thù.
1.2.2.1 Khách hàng
Khách hàng là những cá nhân hay tổ chức mua sản phẩm hay dịch vụ của doanhnghiệp Khách hàng bao gồm:
Người tiêu dùng cuối cùng
Các trung gian phân phối: Các nhà bán sỉ, bán lẻ và đại lý
Khách hàng công nghiệp, khách hàng cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp
Doanh nghiệp không thể tồn tại nếu không có khách hàng Do đó doanh nghiệpphải lấy khách hàng, lấy sự thỏa mãn nhu cầu khách hàng là mục tiêu tối hậu Tất cảcác đối tượng khách hàng đều quan trọng và mỗi đối tượng khách hàng đều có nhữngđặc điểm riêng mà nhà quản trị cần phải nghiên cứu, phân tích một cách kỹ lưỡng đểđáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng
Khách hàng bị thu hút bởi những lợi ích hứa hẹn sẽ được hưởng thụ khi muahàng, họ luôn luôn mong muốn nhận được sản phẩm hay dịch vụ có chất lượng ngàycàng cao hơn với giá cả ngày cảng giảm hoặc không đổi
Khách hàng có quyền thương lượng về giá cả và hoàn toàn tự do lựa chọn sảnphẩm hay dịch vụ của một nhà sản xuất nào đó
Những động thái này của khách hàng tạo thành những áp lực đối với các hoạtđộng của doanh nghiệp.Nghiên cứu và phân tích khách hàng một cách hệ thống, chínhxác và kịp thời sẽ giúp cho doanh nghiệp nắm bắt những cơ hội kinh doanh và hạn chếnhững rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động
Trang 15họ trong mối quan hệ với các đối thủ cạnh tranh Do đó, bất cứ sự thay đổi nào trongmôi trường có ảnh hưởng tới bất cứ đối thủ cạnh tranh nào sẽ đưa đến hậu quả là cácdoanh nghiệp phải có sự thích nghi ở một mức độ nào đó Thực tế này đòi hỏi tất cảcác doanh nghiệp trên phương diện là đối thủ cạnh tranh của nhau phải liên tục thayđổi và thích nghi nhằm duy trì vị thế thích hợp của mình”.
Sự ganh đua giữa các đối thủ cạnh tranh làm cho doanh nghiệp phải áp dụng cácchiến lược nhằm giành ưu thế như giảm giá, đẩy mạnh khuyến mại, quảng cáo, nângcao chất lượng dịch vụ, sản phẩm Mỗi doanh nghiệp đều cố gắng cải thiện vị thế của
họ trên thị trường và đưa ra các chiến lược cạnh tranh mới đối với đối thủ cạnh tranh
Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp tạo thành những áp lực rất gay gắt đòi hỏi mỗidoanh nghiệp luôn phải đối phó trong mọi thời điểm Nhìn chung có thể nhìn nhận đốithủ cạnh tranh theo phân loại sau:
- Đối thủ cạnh tranh hiện tại: Là các đối thủ cạnh tranh cùng thỏa mãn một tậpkhách hàng, cùng thỏa mãn nhu cầu và họ cũng đưa ra các sản phẩm tương tự vớidoanh nghiệp Sự tồn tại của họ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp
- Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: Đây là đối thủ cạnh tranh mà nhà quản trị cần chú
ý, họ là những người có thể đưa ra cách mới hay hơn hay cách khác để thỏa mãn cùngnhu cầu của nhóm khách hàng doanh nghiệp Sự xuất hiện của họ tạo ra những khảnăng cung ứng mới, làm gia tăng áp lực phân chia lại thị trường
1.2.2.3 Nhà cung cấp
Nhà cung cấp là những cá nhân hay tổ chức cung ứng các yếu tố đầu vào cần thiết chodoanh nghiệp nhằm phục vụ quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Trang 16Giữa các nhà cung cấp và doanh nghiệp thường diễn ra các cuộc thương lượng vềgiá cả, chất lượng và thời hạn giao hàng Khả năng thương lượng về giá cả của các nhàcung cấp tùy thuộc vào mức lời gộp và chất lượng hàng hóa hay dịch vụ mà họ dựđịnh cung cấp cho doanh nghiệp.
Các loại bằng phát minh, sáng chế thường góp phần nâng cao ưu thế cho các nhàcung cấp trong những khoảng thời hiệu của chúng Bởi chúng ngăn cản các đối thủcạnh tranh của nhà cung cấp cung ứng những hàng hóa, công nghệ tương tự cho doanhnghiệp Cụ thể áp lực mà nhà cung cấp có thể gây ra cho doanh nghiệp như sau:
Nhà cung cấp nguyên vật liệu: Các nhà cung cấp nguyên vật liệu có ưu thế có thể gâykhó khăn bằng cách tăng giá, giảm chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ đi kèm Yếu tố làmtăng thế mạnh của các tổ chức cung ứng cũng tương tự như các yếu tố làm tăng thế mạnhcủa người mua sản phẩm Cụ thể là các yếu tố: Số lượng cung cấp ít, không có mặt hàngkhác thay thế và không có nhà cung cấp nào chào bán các sản phẩm có tính khác biệt.Nhà cung cấp vốn: Trong những thời điểm nhất định phần lớn các doanh nghiệp,
kể cả doanh nghiệp làm ăn có lãi, đều phải vay vốn tạm thời Nguồn vốn này có thểnhận được bằng cách vay ngắn hạn, dài hạn hoặc phát hành cổ phiếu
Nhà cung cấp khác: Ngoài nhà cung cấp nguyên vật liệu, thành phẩm và vốn radoanh nghiệp còn cần cung cấp về các yếu tố khác như lao động, điện nước, cơ sở mặtbằng, kho bãi, dịch vụ vận tải,… cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra liên tục
1.2.2.4 Các cơ quan hữu quan
Trong nền kinh tế thị trường, nhà nước có vai trò quan trọng trong việc điều tiết nềnkinh tế Mọi doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đều có mối quan
hệ với bất kỳ cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, mối quan hệ giữa doanh nghiệp và các cơquan nhà nước là vấn đề cốt lõi của quốc gia Nhà nước điều tiết nền kinh tế để nó pháttriển theo định hướng đã định Nhìn chung vai trò của các cơ quan Nhà nước là tạo lậphành lang pháp lý, kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sao cho phùhợp với pháp luật Thông qua chính sách, nghị quyết, cơ quan quản lý Nhà nước giúp cácdoanh nghiệp hoạt động theo đúng định hương phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế.Ngoài ta cơ quan Nhà nước có vai trò tạo lập môi trường kinh doanh ổn định, bền vững,lành mạnh, chống độc quyền Đây là tiền đề quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho cácdoanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư phát triển
Trang 17Môi trường tự nhiên, sinh thái là yếu tố đảm bỏ cho con người về sức khỏe Hiệnnay tình trạng tài nguyên cạn kiệt, ô nhiễm môi trường diễn ra khắp các khu vực, Nhànước ta theo đuổi mục tiêu công nghiệp hóa hiện đại hóa phát triển bền vững do đó vaitrò của các cơ quan bảo vệ môi trường là cải tạo môi trường, hạn chế tác động tiêu cực
mà con người gây ra Đưa ra các quy định về việc sử dụng tài nguyên, khuyến khíchdoanh nghiệp đưa ra các giải pháp an toàn cho môi trường, quy định bảo vệ môitrường Các cơ quan hữu quan bao gồm:
o Cơ quan thông tin đại chúng
o Các cơ quan Nhà nươc hữu quan: Cơ quan thuế, quản lý thị trường, công an,UBND,…
o Tổ chức xã hội: Hội bảo vệ người tiêu dùng, tổ chức bảo vệ môi trường, quầnchúng trong xã hội, hiệp hội nghành hàng,…
1.3 Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường kinh doanh đặc thù đến quản trị của doanh nghiệp.
1.3.1.Ảnh hưởng của khách hàng
Theo quan điểm của Philip Kotlor: “ Khách hàng được coi là yếu tố trung tâmcủa mọi hoạt động kinh doanh”, khách hàng đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, làđiều kiện để doanh nghiệp tồn tại và phát triển
Tuy nhiên ở Việt Nam thời kỳ trước 1986, quan điểm này lại chưa thực sự đúngđắn Trước năm 1986, nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế tập trung bao cấp, doanhnghiệp sản xuất và phân phối sản phẩm tới tay người tiêu dùng thông qua tem phiếu,cào đầu bằng Việc này dẫn đến khách hàng tác động ít đến sự tồn tại của doanhnghiệp, bởi vì doanh nghiệp thua lỗ hay lãi đều có nhà nước bảo hộ Khiến cho doanhnghiệp luôn yên tâm ổn định sản xuất, không cần mất nhiều chi phí cho việc nâng caonăng lực cạnh tranh
Số lượng sản phẩm được sản xuất ra là do ý chí chủ quan của nhà nước chứkhông phụ thuộc vào khách hàng, khách hàng không quyết định mức giá của sảnphẩm, tất cả là do nhà nước quyết định vì vậy mà các doanh nghiệp mới rơi vào tìnhtrạng “ mua như cướp, bán như cho” Việc luôn có người bảo hộ phía sau, khách hàngkhông ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của công ty mặc nhiên khiến doanh nghiệp
có sức ì trong sự phát triển của mình, họ không phải cạnh tranh với ai để dành thịphần, lợi nhuận hay sự tồn tại của chính mình , không có quyền tự chủ trong kinh
Trang 18doanh nên mọi hoạt động liên quan đến khách hàng gần như ở mức “trao đổi sảnphẩm” Kéo theo đó là năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ngày càng đi xuống, chấtlượng sản phẩm giảm hoặc không được nâng cao, cải tiến, doanh nghiệp bị thụ độngtrong chính hoạt động kinh doanh của mình.
Từ năm 1986 đến nay, Việt Nam theo nền kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa, hội nhập phát triển kinh tế cùng các nước khác trên thế giới Khi này kháchhàng mới được coi là điều kiện để doanh nghiệp tồn tại và phát triển Nhà nước mởcửa hội nhập, các doanh nghiệp không chỉ có các đối thủ cạnh tranh trong nước màcòn ngoài nước, không còn người bảo hộ, doanh nghiệp buộc mình phải cạnh tranh đểdành thị phần, lợi nhuận để tồn tại và phát triển
Khách hàng là những người có nhu cầu và khả năng thanh toán cho sản phẩm màdịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh Với doanh nghiệp, khách hàng là yếu tố giảiquyết đầu ra, là yếu tố quyết định đến lợi nhuận của doanh nghiệp, trả lương nhânviên, chi phí hoạt động kinh doanh Do đó, khách hàng là nhân tố quan trọng củadoanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường
Khi nền kinh tế hội nhập, mở cửa theo cơ chế thị trường thì hoạt động sản xuấtkinh doanh được diễn ra nhiều hơn, mà khách hàng thì chỉ có vậy buộc doanh nghiệpcần làm điều gì đó để khách hàng lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp mình Theonhư quan điểm Marketing thì doanh nghiệp phải sản xuất theo nguyên tắc “ bán những
gì mà thị trường cần chứ không phải bán những gì mà doanh nghiệp có” Đây chính làbước đầu tiên ảnh hưởng của khách hàng đến doanh nghiệp Khách hàng cũng rấtphong phú, đa dạng, mỗi cá nhân khách hàng là một cá thể, tính cách, tâm lý, thóiquen, tuổi tác khác nhau vì vậy dẫn đến những nhu cầu khác nhau, buộc doanh nghiệpcần phải nghiên cứu thị trường, chia phân khúc thị trường để tiến hành sản xuất kinhdoanh có hiệu quả
Thực tế khách hàng không chỉ đơn thuần là người mua mà còn là người quyết địnhmức giá cho hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp, khi mà hàng hóa ngày cang đa dạng
và phong phú, nhiều doanh nghiệp cùng sản xuất kinh doanh một hàng hóa, dịch vụcùng thỏa mãn nhu cầu thì sẽ chuyển sang cạnh tranh trên mặt giá cả sản phẩm Theoluật cung cầu trong kinh tế học, giá có tác động rất lớn đến cầu hàng hóa, khi giá tăng thìcung tăng, cầu giảm do các doanh nghiệp nhận thấy có lợi nhuận nên đua nhau mở rộngsản xuất dẫn đến lượng cung tăng tuy nhiên yếu tố giải quyết đầu ra của doanh nghiệp là
Trang 19khách hàng thì khi thấy giá cả tăng lại có xu hướng giảm lượng mua, do thu nhập hay do
kỳ vọng mức giá sẽ giảm, điều này khiến cho xuất hiện lượng hàng hóa dư thừa buộccác doanh nghiệp lại phải giảm giá để đẩy cầu lên, vì vậy mà khách hàng quyết địnhmức giá của sản phẩm, dịch vụ Doanh nghiệp phải tiến hành nghiên cứu nhu cầu kháchhàng để dự báo sản xuất số lượng hàng hóa, dịch vụ cho hiệu quả
Khách hàng chính là người đánh giá chất lượng sản phẩm dịch vụ, một phần chấtlượng được quyết định bởi khách hàng, phần này là quan trọng nhưng là khâu khóquản lý nhất và ít được các doanh nghiệp chú ý đến Khi khách hàng chê hàng hóa củadoanh nghiệp không chất lượng, nhanh hỏng, dùng không hiệu quả chứ rất ít khi kháchhàng chịu nhận do mình vì vậy doanh nghiệp sẽ là người chịu thiệt thòi Doanh nghiệpcần phải nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp mình đồng thờicũng nên kiểm soát phần chất lượng quyết định bở khách hàng để được toàn diện.Khách hàng quyết định doanh nghiệp bán hàng hóa, dịch vụ của mình như thếnào trên thị trường: Tùy theo mỗi phân đoạn thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp lựachọn để định hướng việc lựa chọn các phương thức bán hàng và phục vụ phù hợp với
sự thay đổi tập tính khách hàng Theo thói quen, phong tục, tập quán tiêu dùng, mứcthu nhập bình quân đầu người ở từng địa phương mà việc tiêu thụ hàng hóa cũng khácnhau, doanh nghiệp cần quan sát lựa chọn kênh phân phối sao cho phù hợp với từngtập khách hàng, sản phẩm của doanh nghiệp, số lượng phân phối hợp lý với sức tiêuthụ và thời điểm tiêu thụ
Vai trò của khách hàng trong nền kinh tế thị trường với doanh nghiệp là khôngthể phủ nhận, với những thay đổi tác động to lớn của khách hàng đến doanh nghiệp,khách hàng chính là động lực để doanh nghiệp phát triển giúp doanh nghiệp thu lại lợinhuận cho hoạt động của mình, nhưng cũng chính là yếu tố đào thải doanh nghiệp trênthị trường Ngoài ra khách hàng còn khiến doanh nghiệp năng động hơn trong hoạtđộng của mình, không ngừng hoàn thiện để thỏa mãn nhu cầu khách hàng ngày một tốthơn, nâng cao năng lực cạnh tranh so với các đối thủ Doanh nghiệp cần đáp ứng nhucầu khách hàng và chi phí cho hoạt động kinh doanh càng nhiều lên, điều này cũngảnh hưởng đến phần lợi nhuận doanh nghiệp thu về
1.3.2.Ảnh hưởng của nhà cung cấp
Nhà cung cấp là những đối tượng liên quan đến hoạt động mua hàng của doanhnghiệp nên họ sẽ có những tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh
Trang 20nghiệp Đối với tất cả doanh nghiệp, dù là doanh nghiệp sản xuất hay doanh nghiệpthương mại, mối quan hệ giữa nhà cung cấp đối với doanh nghiệp luôn chiếm vị tríquan trọng Các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất doanh nghiệp có tốt làtiền đề cho việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Các yếu tố đầu vào do nhà cung cấp bán cho doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng trực tiếpđến chất lượng sản phẩm, chi phí sản xuất và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.Nhà cung cấp đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hànhmột cách liên tục, ổn định theo đúng các kế hoạch đã định trước Để có cái nhìn toàndiện ta chia ra nghiên cứu từng nhóm nhà cung cấp khác nhau
Nhà cung cấp vật tư, thiết bị và nguyên vật liệu:
Nhà cung cấp có thể gây áp lực cho doanh nghiệp bằng cách tăng, giảm chấtlượng sản phẩm và dịch vụ đi kèm đặc biệt là khi nhà cung cấp có lợi thế, số lượngnhà cung cấp ít, không có mặt hàng thay thế hoặc không có nhà cung cấp nào chào bánsản phẩm có tính khác biệt như họ Doanh nghiệp mua hàng cần kiểm soát nhà cungcấp, tác động đến một hoặc nhiều yếu tố trên để làm giảm lợi thế của nhà cung cấp.Nhà cung cấp có ảnh hưởng tới giá bán hàng hóa của doanh nghiệp thông quaviệc tăng, giảm giá các nguyên vật liệu đầu vào cung cấp cho doanh nghiệp Việc tăng,giảm giá các nguyên vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu, lợi nhuận của doanhnghiệp mua hàng
Nhà cung cấp có thể gây ảnh hưởng đến quá trình hoạt động liên tục của doanhnghiệp, ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp khi cung cấp yếu tố đầuvào không đủ về mặt số lượng, chất lượng, kịp thời về mặt thời gian, giá cả không ổnđịnh Việc này gián tiếp làm ảnh hưởng uy tín của doanh nghiệp với khách hàng, đồngthời buộc doanh nghiệp tăng thêm về chi phí bảo quản, dự án, rủi ro gặp phải biếnđộng về giá cả, sản phẩm bị lỗi thời…Ngược lại, nếu nhà cung cấp tốt thì doanhnghiệp sẽ hoạt động hiệu quả, nâng cao uy tín với khách hàng
Nhà cung cấp sẽ có sức mạnh thỏa thuận lớn khi độc quyền về cung cấp sảnphẩm hàng hóa, nguyên vật liệu mà doanh nghiệp đang kinh doanh, chỉ có một số ítnhà cung cấp hoặc doanh nghiệp sẽ phải gánh chịu một chi phí cao nếu thay đổi nhàcung cấp Doanh nghiệp không phải là đối tác quan trọng nếu như quy mô của nhàcung cấp mang tính tầm cỡ đa quốc gia, có hoạt động xuất nhập khẩu ở nhiều quốc giatrên thế giới và có quan hệ hợp tác với nhiều doanh nghiệp lớn nước ngoài thì việc
Trang 21cung cấp hàng hóa cho doanh nghiệp trong nước với số lượng không đáng kể sẽ trởnên không quan trọng đối với họ, nên sức mạnh thỏa thuận của nhà cung cấp lúc này làlớn hơn doanh nghiệp vì vậy mà doanh nghiệp cần đưa ra các biện pháp nhằm nângcao sức mạnh đàm phám của doanh nghiệp.
Nhà cung cấp vốn, dịch vụ ngân hàng và bảo hiểm:
Trong lĩnh vực tài chính, tín dụng, các nhà cung cấp dịch vụ này có thể tác độnglàm thay đổi chính sách, kế hoạch đã dự tính trước hoặc ép doanh nghiệp nhượng bộmột vài điều khoản nào đó có lợi cho phía nhà cung cấp Việc lựa chọn các tổ chức tíndụng, ngân hàng, các công ty bảo hiểm để giao dịch kinh doanh có ý nghĩa hết sứcquan trọng Nếu nhà cung cấp tài chính không hoạt động hiệu quả thì sẽ rủi ro lớn chodoanh nghiệp khi nhà cung cấp gặp khó khăn hay phá sản Trong hoạt động kinhdoanh của mình, doanh nghiệp đều phải vay vốn tạm thời từ người tài trợ Nguồn tiềnvốn này có thể nhận được bằng cách vay ngắn hạn hoặc dài hạn, phát hành cổ phiếu.Nhà cung cấp có thể làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khikhông cung cấp đủ vốn cho doanh nghiệp Khi các nhà cung cấp tài chính chậm dảingân thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, khiếndoanh nghiệp bỏ lỡ các cơ hội tốt Ngược lại nếu nhà cung cấp tài chính cung cấp kịpthời, đầy đủ vốn cho doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp có tiềm lực phát triển, nắmbắt các cơ hội kinh doanh, mở rộng quy mô sản xuất
Nhà cung cấp lĩnh vực bảo hiểm có thể san sẻ rủi ro cho doanh nghiệp Khi tiếnhành hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp khó mà tránh khỏi các rủi ro, doanh nghiệp cóthể hợp tác với nhà cung cấp bảo hiểm về bảo hiểm hàng hóa vật chất, bảo hiểm tài chính,bảo hiểm rủi ro… nhằm làm giảm thiệt hại cho doanh nghiệp khi gặp phải rủi ro Như vậy
là doanh nghiệp đã san sẻ một phần rủi ro của mình cho các công ty bảo hiểm
Nhà cung cấp tài chính chiếm một vị trí quan trọng trong hoạt động kinh doanh sảnxuất của doanh nghiệp, việc chọn được đối tác tài chính tin cậy, hiệu quả sẽ giúp ích rấtnhiều cho doanh nghiệp nhưng đối tác cũng có thể gây nhiều áp lực cho doanh nghiệp nhưlãi suất cao, cung cấp tài chính không kịp thời hay từ chối cung cấp tài chính
Nhà cung cấp khác:
Ngoài nhà cung cấp nguyên vật liệu, thiết bị và nhà cung cấp tài chính như đã đềcập đến thì các nhà cung cấp như lao động, cung cấp dịch vụ cũng ảnh hưởng đến hoạtđộng của doanh nghiệp
Trang 22Một doanh nghiệp bất kỳ nào cũng cần phải có người lao động, con người là tàisản quý giá nhất của doanh nghiệp Nhân viên có tay nghề trình độ chuyên môn cao,
am hiểu các nghiệp vụ thì doanh nghiệp phát triển mới bền vững được Một doanhnghiệp có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, năng động, nhiệt tình, dám nghĩ dám làm,dám chịu trách nhiệm là điều mà các doanh nghiệp luôn khao khát hướng tới, sẽ là thếmạnh của doanh nghiệp trong cạnh tranh với các đối thủ khác Để có được đội ngũnhân viên, lao động như vậy doanh nghiệp có thể vừa tự tuyển dụng vừa nhờ tới cácnhà tuyển dụng có chuyên môn khác Nhà cung cấp lao động góp phần đảm bảo cho
bộ máy của doanh nghiệp vận hành ổn định, thông suốt
Ngoài ra còn có nhà cung cấp dịch vụ vận tải, xuất nhập khẩu góp phần vào quátrình mua bán của doanh nghiệp Nhà cung cấp dịch vụ như điện, nước, điện thoại,internet cũng đảm bảo cho hoạt động doanh nghiệp không bị gián đoạn và thuận tiện hơn.Trên thương trường, doanh nghiệp không thể tồn tại một cách cô lập mà phải liênkết, hợp tác với các nhà cung cấp khác Các nhà cung cấp sẽ giúp doanh nghiệp tạomột vị thế ngày một lớn mạnh hoặc có thể gây sức ép lớn cho doanh nghiệp Doanhnghiệp cần phải thiết lập mối quan hệ truyền thống lâu bền với nhà cung cấp uy tín,đồng thời cũng luôn tìm kiếm nhưng nhà cung cấp mới để có thể thay thế khi cần thiết
1.3.3.Ảnh hưởng của đối thủ cạnh tranh
Hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường tất yếu xuất hiện cạnh tranh.Trong cạnh tranh, có doanh nghiệp có lợi thế so sánh hơn các doanh nghiệp khác vềgiá cả, về sản phẩm, về phân phối, khuyến mãi…doanh nghiệp có lợi thế sẽ chiếmđược thị phần lớn hơn, đem về doanh thu cao và lợi nhuận hấp dẫn, mở rộng quy môsản xuất, có những doanh nghiệp buộc phải thu hep quy mô do không bán được hàng,
vì gặp rủi ro Chính vì vậy mà việc phân tích các đối thủ cạnh tranh có tầm quan trọngđặc biệt, người ta vẫn thường nói “ biết địch, biết ta, trăm trận, trăm thắng” Doanhnghiệp cần phân tích các đối thủ cạnh tranh chủ yếu để định lượng được sự phản ứngcủa họ đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Đầu tiên doanh nghiệp cần xácđịnh chính xác đối thủ cạnh tranh của mình là ai? Mục tiêu của họ là gì? Điểm mạnh,điểm yếu của đối thủ ra sao? Để phân tích đối thủ cạnh tranh với độ tin cậy cao, cầnthường xuyên theo dõi, quan sát, cập nhật thông tin về đối thủ cạnh tranh theo các nộidung cần phân tích như về tài chính, năng lực sản xuất, nhân sự,… dưới dạng bảngtổng hợp thông tin Khi xem xét về tác động của yếu tố cạnh tranh chủ yếu dựa vàobiểu hiện của các yếu tố đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp
Trang 23Ảnh hưởng tới việc thu mua các yếu tố đầu vào: Khi xuất hiện các đối thủ cạnhtranh việc chiếm lĩnh nguồn hàng của các đối thủ sẽ làm cho doanh nghiệp khó khănhơn trong việc tìm nhà cung cấp tốt cho mình và thiết lập mối quan hệ có lợi thế hơncho mình với nhà cung cấp.
Ảnh hưởng quá trình tiêu thụ đầu ra là các hàng hóa, dịch vụ: Xuất hiện các đốithủ cạnh tranh sẽ làm giảm thị phần của doanh nghiệp và qua đó có thể sẽ làm doanhthu và lợi nhuận của doanh nghiệp tại thị trường đó, khiến doanh nghiệp sẽ cần nhiềuchi phí hơn cho các hoạt động marketing của mình Tuy nhiên việc có đối thủ cạnhtranh cũng những mặt tích cực, buộc doanh nghiệp phải luôn đổi mới, cải tiến kỹ thuật,công nghệ mới, mở rộng kinh doanh và cũng có khi đối thủ cạnh tranh lại là bạn hàngcủa chính doanh nghiệp
Ảnh hưởng đến chi phí của doanh nghiệp: Khi xuất hiện đối thủ cạnh tranh, thịphần của doanh nghiệp bị giảm đi kéo theo là doanh thu và lợi nhuận giảm Khôngdoanh nghiệp nào mong muốn tiếp tục tình trạng này vì nếu không hành động gì thìviệc đóng cửa ngừng kinh doanh của doanh nghiệp là vấn đề nay mai Để giành đượcthị phần, doanh nghiệp cần nâng cao vị thế của mình trong mắt khách hàng bằng cácchiến lược chính sách về giá, phân phối, sản phẩm, xúc tiến, làm được điều này đồngnghĩa với việc doanh nghiệp phải bỏ ra một chi phí lớn Nếu chiến lược thành côngdoanh nghiệp sẽ thu hồi được toàn bộ chi phí và đem lại lợi nhuận, nâng cao vị thế củamình cả trong khách hàng lẫn sức mạnh đàm phán với đối thủ cạnh tranh Nhưng nếukhông thành công thì doanh nghiệp chắc chắn phải gánh chịu tổn thất lớn
Như đã đề cập, trong hoàn cảnh nào đó, đối thủ cạnh tranh có thể trở thành đốitác của chính doanh nghiệp Khi đó doanh nghiệp sẵn sàng hợp tác cùng phát triển.Ngoài ra doanh nghiệp cùng với đối thủ cạnh tranh còn tham gia vào các tổ chức, hiệphội nghành hàng Ở đây, doanh nghiệp và đối thủ cạnh tranh bình đẳng với nhau, cùngđược nhà nước hỗ trợ như nhau trong hoạt động kinh doanh Bên cạnh những đối thủcạnh tranh lành mạnh thì có những đối thủ cạnh tranh không lành mạnh Họ là nhữngdoanh nghiệp dùng những hành vi kinh doanh pháp luật nghiêm cấm, vi phạm đạo đứckinh doanh nhằm đánh bại đối thủ của cạnh tranh của mình Đây là những đối thủ cạnhtranh mà doanh nghiệp rất khó có khả năng ứng phó Những đối thủ cạnh tranh khônglành mạnh sẽ gây ảnh hưởng đến cả về tài chính cũng như về uy tín của doanh nghiệp
Trang 241.3.4.Ảnh hưởng của cơ quan hữu quan
Với mỗi cơ chế quản lý khác nhau của nhà nước sẽ cho phép doanh nghiệp đượctiến hành các hoạt động theo một cách khác nhau Cơ chế này tạo điều kiện thuận lợi haykhó khăn cản trở cho các nhà quản trị khi tiến hành công việc của mình nhất là đối với cácnhà quản trị bán hàng trong doanh nghiệp thương mại Đòi hỏi các nhà quản trị phải đưa
ra được những chính sách và biện pháp kinh doanh phù hợp với quy định của nhà nước.Nhà nước có thể tác động tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Cơ quan nhànước tác động trực tiếp và được cụ thể hóa bằng các chính sách ưu đãi, khuyến khích,
hỗ trợ phát triển hoạt động kinh doanh Cơ quan nhà nước sẽ là trọng tài phân xử trongnhững tranh chấp của doanh nghiệp với doanh nghiệp khác, bảo vệ quyền lợi và lợi íchcho các doanh nghiệp Mặt khác cơ quan nhà nước cũng có những tác động gián tiếpđến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, định hướng phát triển cho doanh nghiệpthông qua các chính sách của mình
Bên cạnh đó nhà nước cũng gây ra những khó khăn cho doanh nghiệp bằng cácchính sách hạn chế hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Thủ tục hành chính rườm
rà, phức tạp, mất thời gian trong cấp giấy phép kinh doanh, tiến hành thành thanh tradoanh nghiệp quá nhiều gây khó khăn cho doanh nghiệp Hệ thống pháp luật, hệ thốnghành chính nặng nề, tham nhũng đe dọa sự ổn định và phát triển kinh tế có ảnh hưởngmạnh mẽ đến hoạt động của doanh nghiệp
Việt Nam trước năm 1986, nền kinh tế tập trung bao cấp, pháp luật quy định ngặtnghèo trong việc thành lập các công ty tư nhân, các hoạt động kinh doanh cá nhânkhông được khuyến khích có khi còn ngăn cấm, pháp luật dành cho kinh doanh cònnhiều hạn chế và lỗ hổng, các doanh nghiệp bị thụ động trong chính hoạt động kinhdoanh của mình
Từ năm 1986 đến nay, nhà nước khuyến khích nhiều trong việc các cá nhân, tổchức tiến hành kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi trong hành lang pháp lý cho cácdoanh nghiệp hoạt động Ban hành các chính sách thuận lợi cho các doanh nghiệp,giảm tải bớt thủ tục hành chính phức tạp
Việt Nam được đánh giá là quốc gia có nền kinh tế, chính trị và xã hội ổn định,
ít xung đột trong tôn giáo, sắc tộc Việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thếgiới (WTO) đã mở ra một thị trường tiềm năng cho nền kinh tế nước nhà Quốc HộiViệt Nam đã thông qua Luật Doanh Nghiệp 2013 áp dụng doanh nghiệp trong nước
Trang 25hay doanh nghiệp nước ngoài, Luật đầu tư với nhiều điểm đổi mới hấp dẫn, giảm thuếnhập khẩu đánh vào các mặt hàng tiêu dùng, gỡ bỏ các quy định được coi “ yếu tố cảntrở” thu hút đầu tư nước ngoài,…
Bên cạnh đó là những quy đinh như thống nhất giá điện giữa người trong nước vàngười nước ngoài Điều được thừa nhận rộng rãi là môi trường kinh doanh ở nước ta
đã có những bước tiến vượt bậc theo xu hướng phù hợp với đòi hỏi của thực tế vàthông lệ quốc tế Tuy nhiên so với yêu cầu của môi trường kinh doanh hiện nay thìpháp lý ở nước ta vẫn còn nhiều bất cập như thể chế kinh tế thị trường chưa được xâydựng hoàn chỉnh và đồng bộ, nhiều bộ luật cơ bản như luật cạnh tranh và kiểm soátđộc quyền còn chậm ban hành, chưa đủ minh bạch, thiếu sự ổn định cần thiết, tínhnhất quán chưa cao và khó tiên liệu được Đặc biệt là còn nhiều văn bản quy phạmpháp luật được xây dựng và ban hành chưa sát với thực tế đòi hỏi, không xuất phát từquan điểm phục vụ và hỗ trợ hoạt động của doanh nghiệp hoặc mang tính chủ quancủa một cán bộ, cơ quan quản lý nhà nước
Nhà nước vẫn đang nỗ lực cải thiện môi trường pháp lý trong kinh doanh, giảmbớt các thủ tục hành chính, định hướng phát triển cho các doanh nghiệp
Trang 26CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG YẾU
TỐ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CÔNG TY
TNHH TIN HỌC MAI HOÀNG.
2.1 Khái quát về công ty TNHH Tin học Mai Hoàng
2.1.1 Giới thiệu về công ty TNHH Tin học Mai Hoàng
Công ty TNHH Tin hoc Mai Hoàng được thành lập vào ngày 17/7/1999 theo giấyphép thành lập số 4496 GP/TLDN của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội
Mã số thuế: 0100921861 – do Cục thuế thành phố Hà Nội cấp ngày 28/8/1999.Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 072437 – do Ủy ban kế hoạch thành phố
đã mở rộng ra 4 cơ sở
2.1.2 Sơ đồ tổ chức công ty
Trang 27(Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự)
Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Tin Học Mai Hoàng
Xem hình 2.1 thấy cơ cấu tổ chức của công ty khá đơn giản, công ty lựa chọn cơcấu tổ chức theo chức năng
Giám đốc có nhiệm vụ điều hành mọi hoạt động của công ty, đưa ra các quyếtđịnh về công ty Dưới giám đốc là phó giám đốc, phó giám đốc chịu trách nhiệm vềviệc quản lý hoạt động của phòng kinh doanh, phòng kỹ thuật , phòng hành chính và
có nhiệm vụ hỗ trợ cho giám đốc trong công tác quản trị doanh nghiệp
Phòng kinh doanh gồm bộ phận báo giá và bộ phận chăm sóc khách hàng, chịutrách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của công ty, đề ra các hoạt động có hiệu quảnhất để phát triển công ty, tiếp cận, tìm kiếm khách hàng tiềm năng và duy trì mốiquan hệ khách hàng truyền thống
Phòng kỹ thuật chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuât của sản phẩm, bảo hành, bảo trìhay đưa ra các giải pháp về mạng nhằm đảm bảo cung cấp cho khách hàng những sảnphẩm đạt chất lượng
Phòng hành chính gồm bộ phận nhân sự và bộ phận tài chính, kế toán Bộ phậntài chính kế toán chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác kế toán, tổng hợp báocáo tài chính kế toán định kỳ và quyết toán cuối năm về hoạt động kinh doanh củacông ty theo quy định của pháp luật Bộ phận nhân sự có nhiệm vụ tham mưu chogiám đốc trong công tác tổ chức bộ máy, tuyển dụng, đào tạo, quản lý đội ngũ cán bộ
Phòng HànhChính
Bộ Phận Báo
Giá
Chăm Sóc Khách Hàng
Toán
Trang 28công nhân viên trong công ty, điều động, sắp xếp lao động cho phù hợp và quan tâmtới đời sống tinh thần, vật chất của nhân viên.
2.1.3 Nghành nghề kinh doanh của doanh nghiệp
Công ty TNHH Tin học Mai Hoàng phân phối các sản phẩm công nghệ thông tintới các bạn hàng, các đại lý, các nhà tích hợp hệ thống Các sản phẩm công nghệ thôngtin công ty cung cấp bao gồm:
+ Máy tính thương hiệu ISTC
+ Các linh kiện máy tính: Chuyên cung cấp các linh kiện, phụ kiện rời, các thiết
bị ngoại vi chất lượng cao cho các nhà tích hợp truyền thống : Processor, mainboard,video card, máy in, máy quét,
+ Các thiết bị mạng: Cisco, com, Intel, AMP,
+ Sản phẩm server, desktop,notebook của các hãng: HP – Compaq, IBM,
+ Các phần mềm đóng gói, phần mềm quản lý, phần mềm truyền thông,
+ Dịch vụ bảo hành, bảo trì, nâng cấp hệ thống và tư vấn đào tạo
2.1.4 Tình hình nhân lực công ty TNHH Tin học Mai Hoàng
Bảng 2.1: Số lượng, chất lượng lao động của công ty TNHH Tin học Mai
Hoàng giai đoạn 2012-2014
(Đơn vị tính: Người)
Sốngười
Tỷ lệ
%
Sốngười
Tỷ lệ
%
Sốngười
8510,74,3
119143
87,510,32,2
114113
89,18,62,3
(Nguồn: Phòng Hành chính - Nhân sự)
Nhận xét: Qua bảng 2.1 ta nhận thấy công ty TNHH Tin học Mai Hoàng có đội
ngũ nhân viên lao động trên 120 người, trong đó hơn 80% là các kỹ sư đã tốt nghiệpđại học chuyên nghành Điện tử - Tin học, kinh tế, kế toán, quản trị kinh doanh, Trong
đó có hơn 12 chuyên viên kỹ thuật của công ty đã tham dự các khóa tu nghiệp vớicông nghệ tiên tiến của các nhà sản xuất hàng đầu trên thế giới, đặc biệt là các côngnghệ ứng dụng trong việc phát triển hệ thống máy tính thông minh Các chuyên viên
kỹ thuật của công ty là những người năng động, nhiệt tình, giàu kinh nghiệm và năng
Trang 29lực chuyên môn Ngoài lực lượng các kỹ sư, chuyên viên nói trên, công ty còn nhậnđược sự hỗ trợ chiến lược vô cùng hiệu quả của các đối tác, cộng tác viên đặc biệt là
sự hỗ trợ của các chuyên gia đầu nghành với các lĩnh vực công nghệ của các nhà cungcấp linh kiện, thiết bị cho công ty Trong giai đoạn 2012 – 2014 số lượng lao động củacông ty đang có dấu hiệu giảm dần qua các năm nhưng trình độ của người lao độngngày càng được nâng lên.Cụ thể là tỷ lệ nhân viên có trình độ đại học và trên đại họcngày càng tăng, năm 2012 đạt 85% tới năm 2014 đã nâng lên là 89,1% và trình độ caođẳng, trung cấp, lao động phổ thông giảm đi qua các năm
2.1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2012 – 2014 Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Tin học Mai
Hoàng giai đoạn 2012 – 2014
(Đơn vị tính: Triệu đồng)
2013
Năm 2014
So sánh 2013/2012
So sánh 2014/2013
1 Doanh thu thuần về bán
6 Chi phí quản lý kinh doanh 10 085 13 887 16 444 1,38 1,18
7 Lợi nhuận thuần từ hoạt
(Nguồn: Phòng Hành chính Tài chính – Kế toán )
Nhận xét: Qua bảng số liệu 2.2, ta có thể nhận thấy rằng doanh thu thuần về bán
hàng và cung cấp dịch vụ, giá vốn hàng bán của công ty là tăng dần theo các năm, lợinhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ cũng theo đó mà tăng lên theo Doanh thuhoạt động tài chính năm 2013 giảm đáng kể so với năm 2012 sang năm 2014 đã tăng lên