Kết cấu bài khóa luận gồm có 3 chương: Chương 1: Một số lý luận về ảnh hưởng của các yếu tố môi trường kinh doanh đặc thù tới hoạt động quản trị của công ty TNHH Thương mại và dược phẩm
Trang 1TÓM LƯỢC ĐỀ TÀI
Sau một thời gian thực tại công ty TNHH thương mại và dược phẩm PhươngĐông, em đã có những trải nghiệm thực tế quý báu tại công ty Từ việc phân tích cácthực trạng, em nhận thấy các hoạt động quản trị của công ty phụ thuộc rất lớn vào môi
trường kinh doanh đặc thù Vì vậy, em quyết định lựa chon đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố môi trường kinh doanh đặc thù tới hoạt động quản trị của công ty TNHH Thương mại và dược phẩm Phương Đông” để làm rõ vấn đề này trong bài khóa
luận của mình
Mục tiêu nghiên cứu khóa luận:
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về các nhân tố môi trường kinhdoanh đặc thù đến hoạt động quản trị của công ty làm cơ sở khoa học cho việc khảosát thực tế và đề xuất giải pháp
Phân tích và đánh giá thực nghiên cứu các nhân tố môi trường kinh doanh đặcthù đến hoạt động kinh doanh của công ty làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp
Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị của công ty dướitác động của môi trường kinh doanh đặc thù
Kết cấu bài khóa luận gồm có 3 chương:
Chương 1: Một số lý luận về ảnh hưởng của các yếu tố môi trường kinh doanh
đặc thù tới hoạt động quản trị của công ty TNHH Thương mại và dược phẩm PhươngĐông
Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố môi trường
kinh doanh đặc thù tới hoạt động quản trị của công ty TNHH Thương mại và dượcphẩm Phương Đông
Chương 3: Đề xuất và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản trị của công ty
TNHH Thương mại và dược phẩm Phương Đông dưới tác động của yếu tố môi trườngkinh doanh đặc thù
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập tại trường Đại học Thương Mại, chuyên ngànhQuản trị doanh nghiệp thương mại, em đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu,được sự chỉ dạy nhiệt tình của các thầy cô, cùng với sự giúp đỡ của bạn bè , giúp emtích lũy thêm được nhiều kiến thức để có thể tự tin, vững bước sau khi tốt nghiệp ratrường
Qua thời gian thực tập và làm khóa luận tốt nghiệp tại công ty TNHH thương mại
và dược phẩm Phương Đông Em rất biết ơn sự giúp đỡ, hướng dẫn nhiệt tình của cácthầy cô trong trường, đặc biệt là Giảng viên hướng dẫn em là Thạc sỹ Dương Thị ThúyNương đã giúp em không chỉ có thêm kiến thức, kinh nghiệm thực tế mà còn giúp đỡ
em rất nhiều để em có thể hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp của mình trong suốtthời gian em thực hiện khóa luận Đồng thời, em cũng gửi lời cảm ơn đến Ban GiámĐốc cũng như cán bộ nhân viên trong công ty đã giúp đỡ và tạo điều kiện cung cấpcho em thông tin, dữ liệu, để em có thể hoàn thiện bài khóa luận của mình
Mặc dù có nhiều cố gắng và được sự giúp đỡ của Công ty và giáo viên hướngdẫn tuy nhiên do kiến thức của em vẫn còn nhiều hạn chế nên không thể tránh khỏinhững thiếu sót Rất mong được sự chỉ bảo đóng góp của các thầy cô để bài luận văncủa em được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn
Sinh viên thực hiệnNguyễn Thị Trang
Trang 3MỤC LỤC TÓM LƯỢC ĐỀ TÀI i
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU v
DANH MỤC BẢNG BIỂU v
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vii
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài 2
3 Mục đích nghiên cứu đề tài 3
4 Phạm vi nghiên cứu đề tài 3
5 Phương pháp nghiên cứu 3
6 Kết cấu đề tài 4
CHƯƠNG 1 5
MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH ĐẶC THÙ ĐẾN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ CỦA DOANH NGHIỆP 5
1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA MÔI TRƯỜNG KINH DOANH ĐẶC THÙ CỦA DOANH NGHIỆP 5
1.1.1 Khái niệm môi trường kinh doanh của doanh nghiệp thương mại 5
1.1.2 Khái niệm môi trường kinh doanh đặc thù của doanh nghiệp 6
1.2 CÁC NỘI DUNG CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH ĐẶC THÙ ĐẾN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DƯỢC PHẨM PHƯƠNG ĐÔNG 7
1.2.1 Ý nghĩa của việc nghiên cứu các nhân tố môi trường kinh doanh đặc thù đến hoạt động quản trị của công ty TNHH Thương mại và dược phẩm Phương Đông 7
1.2.2 Ảnh hưởng của khách hàng đến hoạt động quản trị của doanh nghiệp hiện nay 8
1.2.3 Ảnh hưởng của nhà cung ứng đến hoạt động quản trị của doanh nghiệp hiện nay
11
1.2.4 Ảnh hưởng của đối thủ cạnh tranh đến hoạt động quản trị của doanh nghiệp hiện nay 13
1.2.5 Ảnh hưởng của các cơ quan hữu quan đến hoạt động quản trị của doanh nghiệp hiện nay 14 CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ MÔI
Trang 42.1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DƯỢC PHẨM PHƯƠNG
ĐÔNG 16
2.1.1 Quá trình hình thành phát triển của công ty 16
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ 17
2.1.3 Sơ đồ cấu trúc tổ chức 17
2.1.4 Lĩnh vực hoạt động, ngành nghề kinh doanh 19
2.1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh 20
2.2 THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH ĐẶC THÙ ĐẾN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DƯỢC PHẨM PHƯƠNG ĐÔNG 21
2.2.1 Ảnh hưởng của khách hàng đến hoạt động quản trị của doanh nghiệp 21
2.2.2 Ảnh hưởng của nhà cung ứng đến hoạt động quản trị của doanh nghiệp 24
2.2.4 Ảnh hưởng của các cơ quan nhà nước đến hoạt động quản trị của doanh nghiệp 30 2.3 CÁC KẾT LUẬN VỀ NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH ĐẶC THÙ ĐẾN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DƯỢC PHẨM PHƯƠNG ĐÔNG 31
2.3.1 Những thành công và nguyên nhân 31
2.3.2 Những tồn tại và nguyên nhân 32
CHƯƠNG 3 34
ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CỦA CÔNG TY THHH THƯƠNG MẠI VÀ DƯỢC PHẨM PHƯƠNG ĐÔNG DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG KINH DOANH ĐẶC THÙ 34
3.1 PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐÔNG CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DƯỢC PHẨM PHƯƠNG ĐÔNG 34
3.1.1 Dự báo triển vọng của công ty 34
3.2 CÁC QUAN ĐIỂM GIẢI QUYẾT 34
3.3 CÁC ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH ĐẶC THÙ 36
3.3.1 Các đề xuất nhằm hoàn thiện công tác quản trị dưới tác động của môi trường kinh doanh đặc thù 36
3.3.2 Một số kiến nghị 41
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 42
Trang 5DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng
Bảng 1 Kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm gần đây của công ty 20 Bảng 2 Giá trị tiêu thụ của công ty 3 năm gần đây 22
Bảng 3 Tình hình lao động của công ty 3 năm gần đây 24
Bảng 4 Cơ cấu hàng nhập của công ty 3 năm gần đây 25
Bảng 5 Cơ cấu vốn của công ty 3 năm gần đây 26
Bảng 6 Đánh giá đối thủ cạnh tranh của công ty 28
Trang 6DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Sơ đồ1: Cấu trúc tổ chức của công ty TNHH Thương mại và Dược Phẩm Phương Đông năm 2012 ……….18
Trang 7DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
WTO Tổ chức Thương mại Thế giới
LVTN Luận văn tốt nghiệp
Trang 8PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, quá trình kinh doanh luôn luôn vận động và biến đổi không ngừng Sựvận động là yếu tố khách quan do sự biến động của môi trường Những biến động lớn
về môi trường vĩ mô tác động to lớn đối với các doanh nghiệp khi mà Việt Nam đangtrong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới Xu hướng tự do hóa và toàn cầuhóa làm tạo điều kiện cho doanh nghiệp có một thị trường mở, các rào cản sẽ dần bịloại bỏ, tuy vậy cũng gặp nhiều sự cạnh tranh gay gắt hơn từ các công ty nước ngoàivào Việt Nam Cùng với các áp lực từ môi trường vĩ mô, các doanh nghiệp sẽ phảichịu sự tác động và chi phối của các yếu tố môi trường kinh doanh đặc thù như sựcạnh tranh khốc liệt của các đối thủ luôn luôn gây áp lực với mình, sự trung thành củakhách hàng đối với công ty, sức ép từ nhà cung cấp hay những điều luật, chính sáchmới ra đời của các cơ quan hữu quan,… Mà mỗi doanh nghiệp lại có môi trường kinhdoanh đặc thù khác nhau về khách hàng, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh và các cơquan hữu quan Khách hàng là đối tượng quan trọng với doanh nghiệp, nó quyết địnhtới mặt hàng kinh doanh, mức giá, hình thức kinh doanh hay địa điểm bán hàng củadoanh nghiệp,… Nhà cung cấp cũng đóng vai trò lớn vì nó là đầu vào của doanhnghiệp, ảnh hưởng lớn tới chất lượng sản phẩm, sự liên tục trong kinh doanh củadoanh nghiệp Sự cạnh tranh là sự tất yếu trong xu thế hội nhập này, vì thế các đối thủcạnh tranh có tác động đến doanh nghiệp về giá cả cạnh tranh và các dịch vụ để thuhút các khách hàng Các cơ quan hữu quan đều trực tiếp hay gián tiếp theo dõi và kiểmtra các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, các cơ quan này có thể bảo vệ hay tạođiều kiện cho doanh nghiệp phát triển, ưu tiên cho doanh nghiệp với sự cạnh tranh củacác công ty nước ngoài,… Vì thế, để đứng vững và phát triển trong cuộc cạnh tranhsinh tồn trên thương trường, mỗi doanh nghiệp phải nghiên cứu, phân tích, và khaithác các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh đặc thù một cách hợp lý và có hiệu quả Nhận thức được tầm quan trọng của việc nghiên cứu ảnh hưởng của môi trườngkinh doanh đặc thù đến các hoạt động quản trị của doanh nghiệp và sau một thời gianthực tập tại công ty TNHH Thương mại và dược phẩm Phương Đông em đã quyết định
làm khóa luận tốt nghiệp với đề tài:” Nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố môi trường
Trang 9kinh doanh đặc thù tới hoạt động quản trị của công ty TNHH Thương mại và dược phẩm Phương Đông”
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Theo khảo sát trong những năm gần đây có rất nhiều đề tài nghiên cứu về ảnhhưởng của các yếu tố môi trường kinh doanh đặc thù đến hoạt động quản trị doanhnghiệp cụ thể như:
LNTN: “Nghiên cứu các nhân tố môi trường kinh doanh đặc thù nhằm hoànthiện công tác quản trị của công ty cổ phần thực phẩm SANNAM trong điều kiện ViệtNam gia nhập WTO.” của Nguyễn Bá Tưởng do thầy Phạm Công Đoàn hướng dẫn
LNTN: “Nghiên cứu các nhân tố môi trường kinh doanh đặc thù nhằm hoànthiện công tác quản trị của công ty thương mại và công nghệ Quang Hồng trong điềukiện Việt Nam gia nhập WTO.” của Phạm Thu Trang do cô Chu Thị Thúy hướng dẫn
LNTN: “Nghiên cứu các nhân tố môi trường kinh doanh đặc thù nhằm hoànthiện công tác quản trị của công ty phát triển công nghệ máy.” của Lê Thị Thúy dothầy Bùi Hữu Đức hướng dẫn
LNTN: ”Nghiên cứu các nhân tố môi trường kinh doanh đặc thù nhằm hoànthiện công tác quản trị tại công ty Acquy Kornam” của Ngô Thị Lan Anh do thầyPhạm Trung Tiến hướng dẫn
LNTN: “Nghiên cứu các nhân tố môi trường kinh doanh đặc thù nhằm hoànthiện công tác quản trị Công ty cổ phần Simco Sông Đà” của Nguyễn Thị Bích Diệp
do thầy Trần Hùng hướng dẫn
Qua tìm hiểu, em nhận thấy các luận văn đã tập trung được vào vấn đề nghiêncứu và nêu ra được tầm quan trọng và ảnh hưởng của các yếu tố môi trường kinhdoanh đặc thù Các luận văn cũng đã nêu được các thực trạng, các vấn đề còn tồn tạitrong doanh nghiệp để từ đó đưa ra được giải pháp thiết thực để giải quyết những tồntại đó
Tuy nhiên các luận văn lại chưa phân tích được sâu sắc mối quan hệ giữa các yếu
tố môi trường kinh doanh đặc thù và hoạt động quản trị tại các công ty
Do vậy, em sẽ làm khóa luận với đề tài này để tiếp thu những ưu điểm trên vàlàm rõ hơn được mối quan hệ giữa các yếu tố môi trường kinh doanh đặc thù và hoạt
Trang 103.Mục đích nghiên cứu đề tài.
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về các nhân tố môi trường kinhdoanh đặc thù đến hoạt động quản trị của công ty làm cơ sở khoa học cho việc khảosát thực tế và đề xuất giải pháp
Phân tích và đánh giá thực nghiên cứu các nhân tố môi trường kinh doanh đặcthù đến hoạt động kinh doanh của công ty làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp
Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị của công ty dướitác động của môi trường kinh doanh đặc thù
4 Phạm vi nghiên cứu đề tài
Về Không gian: Khóa luận nghiên cứu trong phạm vi công ty TNHH Thương
mại và dược phẩm Phương Đông
Về Thời gian: Nghiên cứu dữ liệu của công ty TNHH Thương mại và dược
phẩm Phương Đông trong 3 năm gần đây 2010- 2012
Về nội dung: nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường kinh doanh đặc
thù tới hoạt động quản trị của doanh nghiệp trên cơ sở những lý luận kết hợp với thựctiễn tại công ty kinh doanh
5 Phương pháp nghiên cứu.
5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp.
Các tài liệu được tham khảo: Quá trình hình thành và phát triển của công ty, tìnhhình hoạt động kinh doanh một số năm gần đây, các tài liệu liên quan đến hoạt độngquản trị chiến lược của công ty được thu thập qua các phòng ban của công ty Các dữliệu thu thập về sẽ phân tích, tổng hợp đề từ đó làm căn cứ đánh giá ảnh hưởng của cácyếu tố môi trường kinh doanh đặc thù đến công ty
5.2 Phương pháp phân tích dữ liệu.
Từ các tài liệu thu thập được phải xử lý dữ liệu bằng các công cụ như thống kê,tổng hợp và phân tích để từ đó đưa ra thông tin và số liệu cần thiết để sử dụng cho việcviết khóa luận
Ngoài ra để xử lý tốt dữ liệu thì việc vận dụng những nguyên lý cơ bản của tưduy đối mới, phương pháp tiếp cận hệ thống logic, phương pháp duy vật biện chứng,duy vật lịch sử kết hợp với thống kê, phân tích nhằm mục đích nghiên cứu và đặt nótrong môi trường kinh doanh của công ty
Trang 116 Kết cấu đề tài.
Đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Một số lý luận về ảnh hưởng của các yếu tố môi trường kinh doanh
đặc thù tới hoạt động quản trị của công ty TNHH Thương mại và dược phẩm PhươngĐông
Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố môi trường
kinh doanh đặc thù tới hoạt động quản trị của công ty TNHH Thương mại và dượcphẩm Phương Đông
Chương 3: Đề xuất và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản trị của công ty
TNHH Thương mại và dược phẩm Phương Đông dưới tác động của yếu tố môi trườngkinh doanh đặc thù
Trang 12CHƯƠNG 1 MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH ĐẶC THÙ ĐẾN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ CỦA
DOANH NGHIỆP 1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA MÔI TRƯỜNG KINH DOANH ĐẶC THÙ CỦA DOANH NGHIỆP.
1.1.1 Khái niệm môi trường kinh doanh của doanh nghiệp thương mại
Môi trường kinh doanh là những yếu tố tác động trên phạm vi rộng (quốc gia,quốc tế) và thường không tác động một cách trực tiếp đến hoạt động kinh doanh củamột doanh nghiệp hay một ngành cụ thể
Môi trường kinh doanh là tập hợp các yếu tố (kinh tế, tự nhiên, xã hội, chính trị,
tổ chức và kĩ thuật,…), các điều kiện thiết lập nên khung cảnh sống của một chủ thể,người ta thường cho rằng môi trường kinh doanh là tổng thể các yếu tố, các điều kiện
có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.Các yếu tố, các điều kiện cấu thành môi trường kinh doanh luôn luôn có quan hệ tươngtác với nhau và đồng thời tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nhưngmức độ và chiều hướng tác động của các yếu tố, điều kiện lại khác nhau Trong cùngmột thời điểm, với cùng một đối tượng có yếu tố tác động thuận nhưng lại có yếu tốtạo thành lực cản với sự phát triển của doanh nghiệp Môi trường kinh doanh bao gồmmôi trường bên ngoài và môi trường bên trong
Môi trường bên ngoài là tập hợp và liên tục các yếu tố, lực lượng, điều kiện ràngbuộc có ảnh hưởng quyết định đến sự tồn tại, vận hành và hiệu quả hoạt động củadoanh nghiệp trên thị trường Môi trường bên ngoài bao gồm môi trường đặc thù (môitrường nhiệm vụ) và môi trường xã hội (môi trường vĩ mô)
Môi trường đặc thù (môi trường nhiệm vụ) là môi trường của ngành kinhdoanh mà doanh nghiệp đang hoạt động, bao gồm một tập hợp các yếu tố có ảnhhưởng trực tiếp đến doanh nghiệp và đồng thời cũng chịu ảnh hưởng từ phía doanhnghiệp Bao gồm nhà cung ứng, khách hàng, đối thủ cạnh tranh và các cơ quan hữuquan
Trang 13 Môi trường xã hội (môi trường vĩ mô) bao gồm các lực lượng rộng lớn có ảnhhưởng đến các quyết định chiến lược trong dài hạn của doanh nghiệp Ví dụ: kinh tế,chính trị, văn hóa, luật pháp,…
Môi trường bên trong bao gồm các yếu tố như người lao động trong doanhnghiệp, người chủ doanh nghiệp, các nhà quản trị, nền văn hóa doanh nghiệp, cơ sở hạtầng, nguồn vốn,…
1.1.2 Khái niệm môi trường kinh doanh đặc thù của doanh nghiệp.
Môi trường kinh doanh đặc thù tác động một cách trực tiếp tạo ra sự khác biệtgiữa tổ chức này với tổ chức khác Doanh nghiệp cần nắm được môi trường ngành củadonh nghiệp như thế nào, vì môi trường này quyết định và ảnh hưởng rất lớn tới hoạtđộng sản xuất kinh doanh của chính doanh nghiệp
Môi trường kinh doanh đặc thù là môi trường bao gồm các yếu tố trong ngành,
và là yếu tố ngoại cảnh đối với tổ chức, doanh nghiệp quyết định tính chất và mức độcạnh tranh trong ngành sản xuất kinh doanh đó Nó giúp phân biệt giữa các tổ chức vàdoanh nghiệp khác nhau Nói cách khác, môi trường kinh doanh đặc thù là môi trườngchứa đựng tất cả các tác nhân gây ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp Nó bao gồm những cá nhân hay tổ chức ở bên ngoài doanh nghiệp
mà quyền lợi của họ có liên quan gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp
Các yếu tố của môi trường kinh doanh đặc thù:
a Khách hàng
Khách hàng là danh từ chung để chỉ những người hay tổ chức mua sản phẩm haydịch vụ của doanh nghiệp Khách hàng bao gồm người tiêu dùng cuối cùng, các trunggian phân phối, khách hàng công nghiệp và khách hàng cơ quan
Khách hàng và nhu cầu của họ có những ảnh hưởng hết sức quan trọng đến cáchoạt động về hoạch định chiến lược và sách lược kinh doanh của mọi công ty Tìmhiểu kĩ lưỡng và đáp ứng đầy đủ nhu cầu cùng sở thích thị hiếu của khách hàng mụctiêu sẽ là điều kiện sống còn cho sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp nóichung và hệ thống quản trị của nó nói riêng
Trang 14b Đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh là những tổ chức hay cá nhân có khả năng thỏa mãn nhu cầucủa khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp bằng cùng một loại sản phẩm có cùng nhãnhiệu, cùng loại sản phẩm nhưng khác nhãn hiệu, những sản phẩm có khả năng thay thếsản phẩm của doanh nghiệp
Sự hiểu biết về các đối thủ cạnh tranh có một ý nghĩa quan trọng đối với cácdoanh nghiệp để có những chiến lược kinh doanh phù hợp
c Các cơ quan hữu quan
Trên phương diện quản lý nhà nước, các cơ quan hữu quan đại diện cho luậtpháp, theo dõi và quản lý các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh theo pháp luật.Nghiên cứu, phân tích ảnh hưởng của các yếu tố môi trường kinh doanh đặc thù
là hoạt động rất cần thiết đối với doanh nghiệp Nó giúp doanh nghiệp có những biệnpháp ứng xử phù hợp với những thay đổi của môi trường kinh doanh đặc thù, địnhhướng phát triển kinh doanh đúng đắn
1.2 CÁC NỘI DUNG CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH ĐẶC THÙ ĐẾN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DƯỢC PHẨM PHƯƠNG ĐÔNG
1.2.1 Ý nghĩa của việc nghiên cứu các nhân tố môi trường kinh doanh đặc thù đến hoạt động quản trị của công ty TNHH Thương mại và dược phẩm Phương Đông
Khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước vàviệc gia nhập các tổ chức kinh tế trong khu vực và trên thế giới thì việc kinh doanh sẽgặp nhiều thuận lợi và cũng có không ít khó khăn Môi trường kinh doanh luôn phức
Trang 15tạp và đầy biến động Trong một môi trường ổn định thì có thể dự đoán được và đưa raquyết định đúng hướng nhưng phải hoạt động trong một môi trường biến động đặctrưng, các yếu tố, điều kiện tác động không cố định, thường xuyên biến đổi thì khó cóthể dự báo được và dẫn tới nhiều rủi ro.
Bởi vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, các nhà quản trị phảinhạy bén, linh hoạt và dự báo được những sự thay đổi của môi trường kinh doanhnhằm ra các quyết định đúng đắn Để làm được như vậy đòi hỏi các nhà quản trị phảiđặc biệt quan tâm tới việc nghiên cứu các nhân tố môi trường tác động tới doanhnghiệp, đặc biệt là các yếu tố môi trường kinh doanh đặc thù
1.2.2 Ảnh hưởng của khách hàng đến hoạt động quản trị của doanh nghiệp hiện nay
Theo quan điểm marketing dưới góc độ quản trị doanh nghiệp: Khách hàng là tổchức bao gồm các cá nhân liên quan đến việc mua sản phaamrcho kinh doanh, cho cơquan chính phủ và tổ chức, cơ quan khác
Tiếp cận từ góc độ quản trị: Khách hàng có thể là cá nhân, tổ chức, nhóm người,doanh nghiệp có nhu cầu và khả năng thanh toán về hàng hóa, dịch vụ của doanhnghiệp mà chưa được đáp ứng và mong muốn được thỏa mãn
Khách hàng là những người mua sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ của doanhnghiệp Khách hàng thực hiện sự trao đổi, trong đó họ trả tiền mua hàng hóa, đem lạicho doanh nghiệp doanh thu và nhận về các sản phẩm cần thiết
Khách hàng là người đã, đang và sẽ mua hàng của doanh nghiệp Đối với bất cứmột doanh nghiệp nào khách hàng luôn là yếu tố quan trọng nhất, quyết định nhất tới
sự sống còn của doanh nghiệp và các doanh nghiệp sinh ra và tồn tại cũng vì mục đíchtìm lợi nhuận thông qua việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng Ngoài ra doanh nghiệp
có thể tạo ra nhu cầu của khách hàng thông qua sự thu hút, sự chú ý của khách hàngthông qua những sản phẩm, dịch vụ của mình Tính chất quyết định của khách hàngthể ở việc khách hàng quyết định doanh nghiệp bán sản phẩm như thế nào Phươngthức bán và phương thức phục vụ khách hàng là do khách hàng lựa chọn, vì trong nềnkinh tế thị trường phát triển, người mua có quyền lựa chọn người bán theo ý thích củamình và đồng thời quyết định phương thức phục vụ của người bán Điều này cho thấy
Trang 16tính chất quyết định của khách hàng làm cho thị trường chuyển từ thụ trường ngườibán sang thị trường người mua, khách hàng trở thành thượng đế.
Hiện nay có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến thái độ mua hàng của khách hàng,
vì khách hàng là tập hợp cá thể khác nhau về lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, hoàncảnh kinh tế, cách sống, quan niệm sống,…Vì vậy mà doanh nghiệp cần nghiên cứu rõđặc điểm của từng nhóm đối tượng khách hàng để đưa ra biện pháp kinh doanh thíchhợp Khách hàng có thể chia theo các nhóm sau:
Theo vị trí địa lý: gồm có khách hàng nông thôn, khách hàng thành thị, kháchhàng miền núi
Theo phạm vi địa lý: gồm có khách hàng vùng, khách hàng trong nước, kháchhàng quốc tế
Theo mục đích mua: Người tiêu dùng cuối cùng, người bán buôn, người bán lẻ,khách hàng là các tổ chức chính phủ
Theo đối tượng hàng giao dịch: Khách hàng mua với số lượng lớn, khách hàngmua với số lượng nhỏ
Theo thành phần kinh tế: Khách hàng là cá nhân, khách hàng là tập thể, kháchhàng là doanh nghiệp
Theo cơ cấu: Khách hàng là cá nhân, khách hàng là tập thể, khách hàng làdoanh nghiệp
Theo mức quan hệ với doanh nghiệp: Khách hàng truyền thống, khách hàngmới, khách hàng tiềm năng
Khách hàng là yếu tố vô cùng quan trọng, là người trả lương cho doanh nghiệp,
là người quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Mọi hoạt động và quyếtđịnh của doanh nghiệp đều hướng tới khách hàng vì hàng hóa, dịch vụ nếu muốn tiêuthụ thì nó phải đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của khách hàng Do đó ta cần nghiên cứu cácnhóm khách hàng trên, tùy vào mức độ tham gia vào các thị trường của mỗi doanhnghiệp mà nghiên cứu các nhóm riêng lẻ Việc nắm bắt đúng nhu cầu của khách hàng,thúc đẩy nhu cầu thành động cơ mua sắm là một công việc khó khăn Nghiên cứukhách hàng và tâm lý khách hàng giúp doanh nghiệp thương mại xác định được kháchhàng nào có nhu cầu chưa được thỏa mãn, thời gian địa điểm cần có hàng hóa, đặcđiểm sử dụng hàng hóa của khách hàng, giá cả hàng hóa khách hàng có thể chấp nhận
Trang 17được và phương thức phục vụ khách hàng như thế nào là tốt nhất Từ đó, công ty cóthể tìm được những phương thức kinh doanh phù hợp, việc mua sản phẩm dễ dàng vàthuận tiện có thể kích thích nhu cầu của người tiêu dung Hơn nữa khi nghiên cứu cácnhóm khách hàng này để xem khách hàng mong muốn, yêu thích và cần loại hàng hóanào, giá cả và chất lượng ra sao
Doanh nghiệp cần tạo được sự tín nhiệm của khách hàng, đây có thể xem là tàisản có giá trị lớn lao đối với doanh nghiệp Muốn vậy, phải xem “khách hàng làthượng đế”, phải thỏa mãn nhu cầu và thị hiếu của khách hàng hơn các đối thủ cạnhtranh Muốn đạt được điều này doanh nghiệp phải xác định rõ khách hàng mục tiêu,khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp; xác định nhu cầu và hành vi mua hàng củakhách hàng bằng cách phân tích các đặc tính của khách hàng thông qua các các nhómkhách hàng như trên
Một vấn đề khác của việc nghiên cứu khách hàng là khả năng trả giá của họ.Theo Michael Porter người mua có quyền lực nhất trong các trường hợp sau:
Khi ngành cung cấp được tạo bởi nhiều công ty nhỏ và người mua là một số ít
và lớn Trường hợp này cho phép người mua lấn át các công ty cung cấp
Khi người mua thực hiện mua sắm với số lượng lớn Trong trường hợp đóngười mua có thể sử dụng quyền lực mua sắm như một đòn bẩy thương lượng để giảmgiá
Khi ngành cung cấp phụ thuộc vào người mua, vì một tỷ lệ phần trăm lớn tổng
số các đơn hàng là của họ
Khi người mua có thể chuyển đổi giữa các công ty cung cấp với chi phí thấp, do
đó nó kích thích các công ty chống lại nhau để dẫn đến giảm giá
Khi đặc tính kinh tế của người mua là mua sắm từ một vài công ty cùng lúc
Khi người mua có thể sử dụng đe dọa với các nguồn cung cấp khi họ có khảnăng hội nhập dọc, họ sử dụng khả năng này như một công cụ để giảm giá
Các doanh nghiệp cần nắm bắt được điều này để công ty có thể áp dụng cácphương thức kinh doanh nhằm hài hòa lợi ích của doanh nghiệp và khách hàng
Trang 181.2.3 Ảnh hưởng của nhà cung ứng đến hoạt động quản trị của doanh
nghiệp hiện nay
Theo từ điển quản trị doanh nghiệp: Nhà cung ứng là một tổ chức, cá nhân hayđại lý cung cấp một dịch, những người hay tổ chức cung cấp thiết bị hay dịch vụ màhọc có khả năng cung cấp
Nhà cung ứng đối với doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng, nó bảo đảm chohoạt động của doanh nghiệp được tiến hành ổn định theo kế hoạch đã định trước Nhàcung ứng có thể gây áp lực bằng cách đe dọa tăng giá thành hoặc giảm chất lượng sảnphẩm, dịch vụ bởi chất lượng và giá cả của các yếu tố đầu vào rất quan trọng và sẽ ảnhhưởng tới chi phí và chất lượng đầu ra của sản phẩm của doanh nghiệp mà khi giáthành sản phẩm tăng hoặc chất lượng giảm sẽ khiến khả năng cạnh tranh của doanhnghiệp giảm xuống
Trên thực tế nhà cung ứng thường được phân thành ba loại chủ yếu:
Loại cung ứng thiết bị, nguyên vật liệu
Loại cung ứng nhân công
Loại cung ứng tiền và các dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm
Như vậy, mỗi doanh nghiệp cùng một lúc có quan hệ tới nhiều nguồn cung ứngthuộc cả ba loại trên Vấn đề đặt ra là yêu cầu của việc cung ứng phải đầy đủ về sốlượng, kịp thời về thời gian, đảm bảo về chất lượng và ổn định về giá cả Mỗi sự sailệch trong quan hệ với nhà cung ứng là ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của bảnthân doanh nghiệp Điều này lưu ý với các nhà quản trị là phải biết tìm cách đến đượccác nguồn lực tin cậy, ổn định và giá cả hợp lý Do vậy doanh nghiệp cần thực hiệncác nguyên tắc mua hàng:
Quy tắc mua hàng của nhiều nhà cung ứng: doanh nghiệp nên lựa chọn chomình một số lượng nhà cung ứng nhất định Điều đó sẽ giúp doanh nghiệp phân tánđược rủi ro bởi hoạt động mua hàng có thể gặp nhiều rủi ro từ phía nhà cung ứng, nếudoanh nghiệp chỉ mua hàng của một nhà cung ứng duy nhất hoặc một số ít thì nếu córủi ro xảy ra thì doanh nghiệp phải gánh chịu tất cả và rất khó khắc phục Hơn nữa,nếu mua từ một số ít nhà cung cấp thì những nhà cung ứng này có thể ép giá và áp đặtcác điều kiện mua bán hàng cho doanh nghiệp Tuy nhiên khi thực hiện nguyên tắc nàydoanh nghiệp cần lưu ý là trong số các nhà cung cấp của mình nên lựa chọn ra một nhà
Trang 19cung cấp chính để xây dựng mối quan hệ làm ăn lâu dài, bền vững dựa trên cơ sở tintưởng và giúp đỡ lẫn nhau Vì thế doanh nghiệp có thể nhận được ưu đãi từ phía nhàcung cấp này hơn so với những khách hàng khác, thậm chí còn được họ giúp đỡ khidoanh nghiệp gặp khó khăn như khi thiếu vốn hay khi nguồn hàng khan hiếm,…
Quy tắc luôn giữ thế chủ động trước các nhà cung ứng: Do các nhà cung ứngluôn đưa ra những thông tin phong phú và hấp dẫn về giá cả, chất lượng, điều kiện vậnchuyển, thanh toán và các dịch vụ sau bán,… nên các doanh nghiệp cần luôn tỉnh táo
Các sản phẩm tương ứng của các nhà cung cấp được làm khác biệt đến mức cóthể gây ra tốn kém cho công ty khi chuyển đổi từ nhà cung cấp này sang nhà cung cấpkhác Trong những trường hợp đó, công ty phụ thuộc vào nhà cung cấp của nó vàkhông thể kích thích họ cạnh tranh lẫn nhau
Nhà cung ứng có thể sử dụng đe dọa hội nhập xuôi chiều về phía ngành và cạnhtranh trực tiếp với công ty
Các công ty mua không thể sử dụng đe dọa hội nhập ngược về phía các nhàcung cấp để tự đáp ứng nhu cầu của mình như là một công cụ giảm giá
Tuy vậy, trên thực tế luôn có sự cạnh tranh gay gắt giữa các nhà cung cấp, hơnnữa là khi Việt Nam đã gia nhập WTO thì sự cạnh tranh này càng khốc liệt hơn, vì thếdoanh nghiệp cần xác định xem nhà cung ứng nào phù hợp với hoạt động kinh doanhcủa mình để lựa chọn Doanh nghiệp có thể lựa chọn nhà cung cấp dựa theo các tiêuthức như:
Vị thế và uy tín của nhà cung cấp (so với các nhà cung cấp khác)
Khả năng cung ứng của các nhà cung cấp (xét về quy mô)
Trang 20Các điều kiện có lien quan đến mua hàng (điều kiện thanh toán, điều kiện vậnchuyển, thời gian, điều kiện giao hàng)
Giá cả của hàng hóa
Chất lượng hàng hóa, nhãn hiệu, mẫu mã, bao bì
Tùy thuộc vào loại mặt hàng doanh nghiệp kinh doanh mà có các quyết định lựachọn nhà cung ứng ở các mức độ khác nhau để nâng cao hiệu quả hoạt động cho doanhnghiệp
1.2.4 Ảnh hưởng của đối thủ cạnh tranh đến hoạt động quản trị của doanh nghiệp hiện nay
Đối thủ cạnh tranh là những tổ chức hay cá nhân có khả năng thỏa mãn nhu cầucủa khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp bằng cùng một loại sản phẩm có cùng nhãnhiệu, cùng loại sản phẩm nhưng khác nhãn hiệu, những sản phẩm có khả năng thay thếsản phẩm của doanh nghiệp
Doanh nghiệp luôn phải đối phó với hàng loạt đối thủ cạnh tranh Hơn nữa, khiViệt Nam gia nhập WTO thì sự cạnh tranh vô cùng gay gắt, sự thành công của doanhnghiệp này là sự thất bại của doanh nghiệp khác, vì thế các doanh nghiệp cần phảithường xuyên thay đổi và hoàn thiện hơn nữa để có thể đứng vững được trên thịtrường Doanh nghiệp không được coi thưòng bất kỳ đối thủ nào, nhưng cũng khôngcoi tất cả đối thủ là thù địch Cách xử lý khôn ngoan nhất không phải là hướng mũinhọn vào đối thủ của mình mà ngược lại vừa phải xác định, điều khiển và hoà giải, lạivừa phải hướng suy nghĩ và sự quan tâm của mình vào khách hàng Phải luôn đặt câuhỏi khách hàng muốn gì? Khi ta thoả mãn được ước muốn của khách hàng, có nghĩa là
ta đã thành công một phần trong cạnh tranh Mặt khác cũng nên quan tâm tới việc dựđoán tương lai và định hướng tới khách hàng Mỗi sản phẩm đều tuân theo một quyluật nhất định, đó là sự phát sinh, phát triển và suy thoái Người tiêu dùng là người đisau sự phát sinh nhưng lại đi trước sự suy thoái Do vậy, nhà quản trị là người phảibiết được khi nào sản phẩm của mình sẽ hết sự hấp dẫn để chuẩn bị ngay sản phẩmthay thế
Trang 21Đối thủ cạnh tranh thường có hai loại:
Đối thủ cạnh tranh hiện tại:
Tìm hiểu và phân tích về các đối thủ cạnh tranh hiện tại có một ý nghĩa quantrọng đối với các doanh nghiệp, bởi vì sự hoạt động của các đối thủ cạnh tranh có ảnhhưởng trực tiếp đến hoạt động và kết quả của doanh nghiệp Thường phân tích đối thủqua các nội dung sau: Mục tiêu của đối thủ? Nhận định của đối thủ về doanh nghiệpchúng ta? Chiến lược của đối thủ đang thực hiện? Những tiềm năng của đối thủ? Cácbiện pháp phản ứng của đối thủ? … Ngoài ra cần xác định số lượng đối thủ tham giacạnh tranh là bao nhiêu? Đặc biệt cần xác định rõ các đối thủ lớn là ai và tỷ suất lợinhuận của ngành là bao nhiêu?
Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn:
Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn bao gồm các đối thủ tiềm ẩn (sẽ xuất hiện trong tươnglai) và các đối thủ mới tham gia thị trường, đây cũng là những đối thủ gây nguy cơ đốivới doanh nghiệp Để đối phó với những đối thủ này, doanh nghiệp cần nâng cao vịthế cạnh tranh của mình, đồng thời sử dụng những hàng rào hợp pháp ngăn cản sự xâmnhập từ bên ngoài như: duy trì lợi thế do sản xuất trên quy mô lớn, đa dạng hóa sảnphẩm, tạo ra nguồn tài chính lớn, khả năng chuyển đổi mặt hàng cao, khả năng hạn chếtrong việc xâm nhập các kênh tiêu thụ, ưu thế về giá thành mà đối thủ không tạo rađược và sự chống trả mạnh mẽ của các đối thủ đã đứng vững
Các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp luôn luôn tìm cách tăng thị phần, chiếmlĩnh thị trường bằng cách giảm giá, tăng cường quảng cáo, khuyến mại, ra đời cá sảnphẩm mới, tích cực PR và nâng cao uy tín thương hiệu Do vậy, để tồn tại các nhàquản trị cần hoạch định, triển khai các chiến lược, phương án để đối phó hay tiêu diệtđối thủ cạnh tranh nếu có thể Đồng thời các doanh nghiệp phải hoạch định các đườnglối đúng đắn để nâng cao khả năng cạnh tranh và giữ vững, củng cố vị thế của doanhnghiệp
1.2.5 Ảnh hưởng của các cơ quan hữu quan đến hoạt động quản trị của
doanh nghiệp hiện nay
Các cơ quan hữu quan có ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp Nhà nước tạo lập , thúc đẩy tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế, các
Trang 22hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cho phù hợp với pháp luật Sự can thiệp mộtcách hợp lý vào các hoạt động kinh doanh là rất cần thiết để tạo cơ hội bình đẳng chocác doanh nghiệp tham gia vào các hoạt động kinh doanh.
Các cơ quan hữu quan có thể tạo ra một môi trường chung cho doanh nghiệp tồntại và phát triển một cách lành mạnh, điều tiết để các hoạt động của doanh nghiệp phùhợp với xu thế phát triển chung Việc tác động của các cơ quan nhà nước có thể mang
ý nghĩa khen thưởng hay tạo điều kiện giúp các hoạt động của doanh nghiệp phát triểntốt Bên cạnh đó, sự quản lý này có thể gây áp lực, những trở ngại đối với doanhnghiệp
Trang 23CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH ĐẶC THÙ ĐẾN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ CỦA CÔNG
TY THHH THƯƠNG MẠI VÀ DƯỢC PHẨM PHƯƠNG ĐÔNG
2.1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DƯỢC PHẨM PHƯƠNG ĐÔNG
2.1.1 Quá trình hình thành phát triển của công ty.
Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH Thương mại và Dược Phẩm Phương Đông Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn
Địa chỉ giao dịch: 164 tổ 62 Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội
Công ty TNHH Thương mại và Dược Phẩm Phương Đông là một doanh nghiệp
tư nhân bắt đầu xây dựng năm 1999 nhưng chính thức đi vào hoạt động từ năm 2000theo giấy phép ĐKKD số 0102003183 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư thành phố Hà Nộicấp ngày 20 tháng 12 năm 2000 vốn điều lệ là 500.000.000 đồng
Lĩnh vực kinh doanh chính là: buôn bán và cung ứng thuốc cho khách hàng trongnước Quy mô hoạt động kinh doanh ngày càng mở rộng, phương pháp hoạt động kinhdoanh không ngừng được cải tiến, uy tín của công ty ngày càng được nâng cao, do đóhàng hoá của công ty đă dần tìm được chỗ đứng trên thị trường trong nước
Quá trình hình thành và phát triển của công ty cũng trải qua nhiều thuận lợi vàgặp không ít khó khăn.Khi mới thành lập( 1999- 2000), Công ty TNHH Thương mại
và Dược Phẩm Phương Đông chỉ có 15 cán bộ nhân viên các phòng ban Máy mócthiết bị với số lượng ít, các thiết bị văn phòng còn lạc hậu, mức doanh thu đạt đượcchưa cao Tuy nhiên, trong quá trình phát triển Công ty đă từng bước ổn định hoạtđộng kinh doanh Vào những năm gần đây, Công ty đă phát triển với tốc độ mạnh đẩydoanh thu tăng lên gấp nhiều lần so với khi mới thành lập Đồng thời cán bộ nhân viêncũng tăng lên đáng kể, trong đó có cả trình độ cao học, đại học, cao đẳng và trung cấp.Hiện nay, Công ty ngày càng mở rộng quy mô hoạt động, tìm kiếm đối tác và thịtrường nước ngoài Công ty ngày càng kí được nhiều hợp đồng bán hàng cho kháchhàng trên toàn quốc Cụ thể hiện nay công ty đang cung ứng thuốc cho các bệnh viện
Trang 24Mặc dù gặp không ít những khó khăn trong việc mở rộng và phát triển cũng nhưtìm kiếm thị trường và còn nhiều khó khăn khác do ngoại cảnh gây ra, nhưng cácthành viên trong công ty đang nỗ lực để cố gắng vượt qua những khó khăn và tháchthức mà một doanh nghiệp trẻ phải đối mặt Hai năm gần đây (2011- 2012), Công ty
đă đạt được 100% doanh thu bán hàng cho khách hàng, và số lượng cán bộ nhân viêntrong công ty đă tăng lên 86 người
Là một doanh nghiệp nhỏ nhưng với ý trí vươn lên, với sự lănh đạo của banGiám đốc công ty, cùng với tinh thần tự lực, tự cường, chủ động sáng tạo và nhữngphấn đấu hết sức cố gắng của các thành viên trong công ty Công ty TNHH DượcPhẩm Phương Đông đă đứng vững và ngày càng phát triển, uy tín ngày càng đượcnâng cao Qua hơn 13 năm xây dựng và trưởng thành, công ty đă nhanh chóng pháttriển về mọi mặt như cơ sở vật chất, trình độ quản lý, hoạt động kinh doanh có hiệuquả, đời sống cán bộ nhân viên được đảm bảo Đồng thời công ty luôn cố gắng thựchiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước Đó chính là những đóng góp thiết thực của Công
ty TNHH Dược Phẩm Phương Đông trong công cuộc đổi mới của đất nước
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ.
a Đặc điểm hoạt động kinh doanh: mua và bán thuốc, xuất khẩu và tiêu thụ các
loại thuốc trên thị trường trong nước và ngoài nước
để đạt tối đa lợi nhuận
Tuân thủ pháp luật, không kinh doanh mặt hàng cấm, hàng giả, kém chất lượng
Vì mặt hàng thuốc gắn liền với sức khỏe con người nên nhiệm vụ quan trọng của công
ty là đảm bảo chất lượng thuốc Kiểm tra sát sao khâu nhập vào, không nhập hàng giả,hàng kém chất lượng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dân
2.1.3 Sơ đồ cấu trúc tổ chức
Công ty TNHH Thương mại và Dược Phẩm Phương Đông được hình thành vàhoạt động theo tính chất thương mại, hoạt động thường xuyên biến động theo thị