1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố môi trường đặc thù đến quản trị công ty cổ phần tasco

68 252 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 235,65 KB

Nội dung

Trong khi đó dân số Việt Nam không ngừng giatăng cùng với đó là nhu cầu cũng như quan niệm truyền thống của người Việt về nhà ở đã ảnh hưởng không nhỏ đến các quyết định về hoạt động kin

Trang 1

TÓM LƯỢC

Quản trị là hoạt động tất yếu của các doanh nghiệp nói chung và Công ty Cổphần Tasco nói riêng Quản trị hiệu quả đem lại hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinhdoanh cho chính doanh nghiệp Sau một thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Tasco,

em đã có những trải nghiệm thực tế bổ ích tại Công ty Từ quan sát, nghiên cứu vàphân tích thực trạng, em nhận thấy các hoạt động quản trị của Công ty phụ thuộc rấtlớn vào môi trường kinh doanh đặc thù Vì vậy, em quyết định lựa chọn đề tài:

“Nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố môi trường đặc thù đến quản trị Công ty Cổ phần Tasco” để làm rõ vấn đề này trong bài khóa luận của mình

Với mục tiêu góp phần hoàn thiện quản trị Công ty Cổ phần Tasco, em xin đi sâuphân tích những ảnh hưởng của môi trường đặc thù tại Công ty, từ đó nhận định nhữngthuận lợi và khó khăn trong công tác quản trị để đề xuất những giải pháp phù hợp Nộidung đề tài gồm:

Phần mở đầu: Đưa ra cái nhìn tổng quan nhất về đề tài nghiên cứu qua việc đề

cập đến tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu, đối tượng và phạm

vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và kết cấu đề tài

Chương 1: Trình bày một số khái niệm và lý thuyết về môi trường kinh doanh mà

đặc biệt là môi trường đặc thù của doanh nghiệp, các yếu tố của môi trường đặc thù,quản trị và các chức năng quản trị Đồng thời, đi sâu phân tích ảnh hưởng các yếu tốmôi trường đặc thù đến quản trị doanh nghiệp

Chương 2: Tập trung phân tích, đánh giá thực trạng ảnh hưởng của môi trường

đặc thù đến quản trị Công ty Cổ phần Tasco Từ đó nhận định những thuận lợi và khókhăn trong mối quan hệ giữa Công ty và các yếu tố thuộc môi trường đặc thù để làm

cơ sở cho việc đề xuất giải pháp mang tính khả thi ở chương sau

Chương 3: Đề xuất các giải pháp và đưa ra kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác

quản trị của Công ty Cổ phần Tasco trước ảnh hưởng của môi trường đặc thù

1

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Bài khóa luận này hoàn thành cũng là sự đánh dấu kết quả của bốn năm học tập

và rèn luyện tại trường Đại học Thương Mại – nơi em đã được các thầy cô dìu dắt vàtruyền tải những kiến thức cũng như kỹ năng và kinh nghiệm sống để chuẩn bị hànhtrang cho những bước tiến tiếp theo của cuộc đời Để hoàn thành bài khóa luận tốt

nghiệp với đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố môi trường đặc thù đến quản trị Công ty Cổ phần Tasco”, với sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, em cũng đã nhận được

rất nhiều sự giúp đỡ từ phía nhà trường, thầy cô, bạn bè cùng Ban lãnh đạo và cán bộcông nhân viên của Công ty Cổ phần Tasco

Em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy, cô giáo Khoa Quản trị DoanhNghiệp, trường Đại học Thương Mại, đặc biệt là cô PGS.TS Nguyễn Thị Bích Loan

đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt thời gian làm khóa luận tốtnghiệp

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ côngnhân viên của Công ty Cổ phần Tasco đã tận tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuậnlợi để em hoàn thành tốt kỳ thực tập cũng như hoàn thành khóa luận tốt nghiệp củamình

Do thời gian có hạn và kiến thức với kỹ năng tổng hợp còn hạn chế, trong quátrình làm bài khóa luận không tránh khỏi những sai sót Em rất mong nhận được sự bổsung, góp ý của các thầy, cô giáo và các cán bộ nhân viên của Công ty Cổ phần Tasco

để bài khóa luận của em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện

Phạm Hương Thảo

2

Trang 3

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU

1 Bảng 2.1.3.2 - Cơ cấu lao động của Công ty cổ phần Tasco năm

6 Bảng 2.2.2.1 Danh sách các nhà cung ứng năm 2015 41

7 Bảng 2.2.3.3a : Số lượng, chất lượng lao động của Công ty

Tasco năm 2015

43

8 Biểu đồ 2.2.3.3b – Nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa

9 Biểu đồ 2.2.3a: Thị phần các doanh nghiệp dẫn đầu về sản

lượng căn hộ trung cấp, Hà Nội, 2013 - 2015

46

10 Bảng 2.2.3b: Đánh giá đối thủ cạnh tranh của Công ty Cổ phần

11 Biểu đồ 2.2.4 - Ảnh hưởng chủ yếu của cơ quan Nhà nước 49

12 Bảng 3.1.1.2 – Mục tiêu tài chính của Công ty Cổ phần Tasco

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

1 Hình 2.1.2.2 - Sơ đồ tổ chức Công ty Cổ phần Tasco 27

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

3

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay, Việt Nam đang trong tiến tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và thếgiới Sau nhiều năm tiến hành việc chuyển đổi cơ chế kinh tế từ nền kinh tế tập trungquan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, các doanhnghiệp nước ta đã dần khắc phục các khó khăn ban đầu, dần làm quen và ổn định hoạtđộng sản xuất kinh doanh của mình theo cơ chế mới Xu hướng tự do hóa và toàn cầuhóa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có một thị trường mở, các rào cản dần bị loại

bỏ Bên cạnh đó, cơ chế thị trường mới cũng đem theo sự cạnh tranh gay gắt đòi hỏicác doanh nghiệp phải tìm cách phát huy tốt nhất nguồn nội lực, đồng thời chủ độngtìm kiếm cơ hội, tránh những rủi ro từ môi trường kinh doanh Vì vậy môi trường kinhdoanh, mà trước hết là môi trường kinh doanh đặc thù là xuất phát điểm cho mọi hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Hiện nay đất nước thực hiện chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao

cơ sở hạ tầng Đây là thời điểm vàng cho các công ty xây dựng và đầu tư hạ tầng giaothông như Công ty Cổ phần Tasco Trong khi đó dân số Việt Nam không ngừng giatăng cùng với đó là nhu cầu cũng như quan niệm truyền thống của người Việt về nhà

ở đã ảnh hưởng không nhỏ đến các quyết định về hoạt động kinh doanh của Công ty.Tuy nhiên, môi trường kinh doanh luôn biến động không ngừng, mỗi sự biến động dù

là nhỏ nhất cũng ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp nói chung và quản trịdoanh nghiệp nói riêng Chính vì vậy doanh nghiệp cần nghiên cứu, phân tích môitrường kinh doanh, đặc biệt là môi trường kinh doanh đặc thù trong đó bao gồm cácyếu tố: đối thủ cạnh tranh, khách hàng, nhà cung ứng, các cơ quan hữu quan nhằmhiểu rõ môi trường mà doanh nghiệp đang hoạt động, đồng thời dự đoán được chínhxác những biến động nhằm quản trị doanh nghiệp hiệu quả, đem lại thành công chodoanh nghiệp

Qua quá trình nghiên cứu thực tế ở Công ty Cổ phần Tasco, nhận thấy tầm ảnhhưởng của các yếu tố môi trường kinh doanh đặc thù tới công ty giai đoạn hiện nay rấtlớn Hơn nữa, mỗi yếu tố lại có mức độ tác động tới quản trị công ty là khác nhau Vìnhững điều trên, nhận thức được tính cần thiết và yêu cầu thực tiễn của vấn đề, để có

thể nghiên cứu chuyên sâu vấn đề này, em xin lựa chọn đề tài “ Nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố môi trường đặc thù tới quản trị Công ty Cổ phần Tasco”.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài.

Trang 6

Nghiên cứu môi trường kinh doanh của doanh nghiệp không những có ý nghĩa tolớn với bản thân doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa cho cả nền kinh tế quốc gia Doanhnghiệp là chủ thể của nền kinh tế, Không thể phủ nhận sự đóng góp của các doanhnghiệp tới sự phát triển chung của nền kinh tế Các doanh nghiệp có trách nhiệm hoànthành mục tiêu kinh tế đã được Nhà nước định hướng và đặt ra, từ đó xây dựng nềnkinh tế bền vững, phát triển phồn thịnh Môi trường kinh doanh luôn tạo ra những biếnđộng và những tác động ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Vìvậy đó luôn là vấn đề được các nhà quản trị quan tâm và nghiên cứu Trong nhữngnăm gần đây, đã có những công trình nghiên cứu của sinh viên trường Đại học ThươngMại về vấn đề này như:

- Nguyễn Thị Bích Diệp (2008), Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường kinh doanh đặc thù nhằm hoàn thiện quản trị Công ty Cổ phần SIMCO Sông Đà, Luận văn

tốt nghiệp trường Đại học Thương Mại Luận văn nghiên cứu lý thuyết về quản trị vàmôi trường kinh doanh đặc thù, ảnh hưởng của môi trường đặc thù đến quản trị công

ty từ đó đề xuất giải pháp khắc phục những khó khăn trong quản trị công ty đang gặpphải

- Nguyễn Thị Trang (2013), Nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố môi trường kinh doanh đặc thù tới hoạt động quản trị của công ty TNHH Thương mại và dược phẩm Phương Đông, Khóa luận tốt nghiệp trường Đại học Thương Mại Khóa luận đã đánh giá được

những tác động tích cực và tiêu cực mà môi trường đặc thù ảnh hưởng đến quản trịcông ty Trên cơ sở đó kiến nghị và đề xuất các giải pháp trong hoạch định, tổ chức,lãnh đạo và kiểm soát phù hợp với công ty

- Nguyễn Trang Nhung (2007), Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường kinh doanh đặc thù nhằm hoàn thiện công tác quản trị Công ty Cổ phần May Bắc Giang,

Luận văn tốt nghiệp trường Đại học Thương Mại Luận văn đã đi sâu nghiên cứu lýthuyết và thực tiễn ảnh hưởng các yếu tố môi trường đặc thù đến quản trị công ty từ đóqua phương pháp định tính và định lượng đề xuất giải pháp hoàn thiện quản trị công tydưới tác động của môi trường đặc thù

Qua tìm hiểu em nhận thấy các đề tài trên đều tiếp cận vấn đề nghiên cứu từ cùngmột góc độ là bắt đầu tiếp cận từ cơ sở lý luận, tổng quan về môi trường kinh doanhđặc thù, đồng thời tiếp cận từ thực tiễn, khảo sát đánh giá thực trạng ảnh hưởng củamôi trường kinh doanh đặc thù đến quản trị doanh nghiệp Từ đó đưa ra các kiến nghị

đề xuất nhằm hoàn thiện quản trị tại doanh nghiệp nghiên cứu Các đề tài trên đều đã

Trang 7

đạt được những kết quả như mục tiêu đã nêu trong đề tài: làm nổi bật được cơ sở lýluận làm tiền đề nghiên cứu thực tiễn ảnh hưởng của môi trường kinh doanh đặc thù,làm rõ được ảnh hưởng của môi trường kinh doanh đặc thù đến quản trị Công ty, đưa

ra được các kết luận chính xác và trọng tâm Từ đó có thể giúp công ty nhận thức đượctầm quan trọng của môi trường kinh doanh đặc thù và đưa ra giải pháp thích hợp giúpcông ty phát triển

Nhận thấy tầm quan trọng của môi trường kinh doanh đặc thù đến các doanhnghiệp trong nền kinh tế hiện nay, bên cạnh đó chưa có đề tài nào được nghiên cứu vềmôi trường kinh doanh đặc thù trong ba năm trở lại đây tại Công ty Cổ phần Tasco Do

đó em quyết định chọn đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố môi trường đặc thù tới quản trị Công ty Cổ phần Tasco” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.

Mục tiêu nghiên cứu đề tài là đề xuất giải pháp hoàn thiện quản trị Công ty Cổphần Tasco dưới tác động của môi trường đặc thù đến năm 2020 Để hoàn thành đượcmụa tiêu trên, cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau đây:

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về môi trường đặc thù và ảnh hưởngcủa các yếu tố môi trường đặc thù đến quản trị công ty, làm cơ sở khoa học cho việckhảo sát thực tế và đề xuất giải pháp

- Phân tích đánh giá thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đặc thù đếnquản trị Công ty Cổ phần Tasco làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp

- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị Công ty dưới tác động củamôi trường đặc thù

4 Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu.

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Những vấn đề lý luận và thực tiễn về ảnh hưởng của yêu tố môi trường đặc thùtới quản trị Công ty Cổ phần Tasco

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về mặt không gian: Môi trường kinh doanh đặc thù tại miền Bắc của Công ty

- Về mặt thời gian: Nghiên cứu dữ liệu về các yếu tố thuộc môi trường đặc thùcủa Công ty Cổ phần Tasco trong 3 năm gần đây (2013-2015)

- Về nội dung: Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đặc thù tới quảntrị doanh nghiệp trên cơ sở những lý luận kết hợp với thực tiễn tại công ty kinh doanh

Trang 8

Đề tài đề cập đến bốn yếu tố môi trường kinh doanh đặc thù chính, bao gồm: kháchhàng, đối thủ cạnh tranh, nhà cung ứng, các cơ quan hữu quan.

5 Phương pháp nghiên cứu.

5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

5.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

Trong quá trình thu thập thông tin, em đã sử dụng các phương pháp sau:

- Phương pháp quan sát hiện trường: Thời gian thực tập tại phòng kinh doanh

em đã thu thập những thông tin về khách hàng, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh để cónhững nhận định khái quát về môi trường đặc thù của công ty

- Phương pháp điều tra trắc nghiệm: Sử dụng các mẫu phiếu điều tra trắc nghiệm

dưới dạng chuyên sâu bao gồm các câu hỏi mang tính định lượng để thu thập thông tin

về vấn đề nghiên cứu Em tiến hành đưa ra 3 mẫu phiếu điều tra: dành cho cán bộ côngnhân viên trong Công ty (tổng số phiếu điều tra là 17 phiếu), cho khách hàng (5 phiếu)

và cho nhà cung cấp (8 phiếu) Mẫu phiếu được đưa vào phần phụ lục

- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Đưa ra các câu hỏi mở cho các cán bộ Công

ty để làm rõ những điều mà phiếu điều tra trắc nghiệm không thể đưa ra

5.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Thu thập các dữ liệu được lưu giữ ở các phòng/ ban trong Công ty và các tài liệu

có liên quan bên ngoài Công ty

- Nguồn dữ liệu bên trong Công ty: Báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh, Báo

cáo Tài chính, Cơ cấu nhân sự ( 2013-2015)

- Nguồn thông tin bên ngoài Công ty: Các giáo trình, sách nghiên cứu khoa học,

luận văn của các khóa trước, thông tin trên các website, tạp chí khoa học,…

5.2 Phương pháp phân tích dữ liệu

- Phương pháp định lượng: thống kê, so sánh, lập bảng tính… Đây là các phươngpháp sử dụng để tổng hợp các dữ liệu dưới dạng con số, tỷ lệ so sánh

- Phương pháp định tính: tổng hợp, phân tích kinh tế, quy nạp, diễn dịch… Đây

là các phương pháp dựa vào các kết quả của phương pháp định lượng để đi sâu phântích, bóc tách bản chất của vấn đề nghiên cứu

6 Kết cấu đề tài.

Trang 9

Ngoài phần mục lục, lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khóaluận được chia làm ba phần:

Chương 1: Một số lý luận cơ bản về ảnh hưởng của yếu tố môi trường đặc thù

đến quản trị doanh nghiệp

Chương 2: Phân tích và đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đặc thù

đến quản trị Công ty Cổ phần Tasco

Chương 3: Đề xuất và kiến nghị nhằm hoàn thiện quản trị Công ty Cổ phần

Tasco dưới tác động của môi trường kinh doanh đặc thù

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG ĐẶC THÙ ĐẾN QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP

1.1. Một số khái niệm cơ bản

1.1.1 Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp.

Không một tổ chức nào có thể tồn tại như một hòn đảo độc lập, chúng luôn tồntại dựa vào sự tác động và ảnh hưởng qua lại bởi rất nhiều tác nhân vận động xungquanh mà chúng ta thường gọi chung là môi trường hoạt động Nếu tổ chức là doanhnghiệp thì môi trường hoạt động được gọi là môi trường kinh doanh Có nhiều quanđiểm khác nhau về môi trường kinh doanh của doanh nghiệp tùy vào cách tiếp cận.Tuy nhiên có thể hiểu rằng môi trường kinh doanh là tổng hợp các yếu tố (tự nhiên,chính trị, kinh tế, xã hội, …), các điều kiện khách quan và chủ quan mà doanh nghiệpchịu tác động trực tiếp hay gián tiếp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh củamình Đó là tổng thể những điều kiện, những yếu tố bên trong và bên ngoài tác độngđến doanh nghiệp nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động bình thường và có hiệuquả

Như vậy ta có thể rút ra khái niệm chung nhất về môi trường kinh doanh như sau:

Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp là tổng hợp các yếu tố, điều kiện khách quan và chủ quan bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, có mối liên hệ tương tác lãn nhau, có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Dù theo cách tiếp cận nào, ta đều có thể hiểu phạm trù về môi trường kinh doanh

là khá rộng Nếu nó gây ảnh hưởng và tác động một cách khách quan tới hoạt độngcủa doanh nghiệp thì được gọi là môi trường bên ngoài của doanh nghiệp; nếu môitrường mà doanh nghiệp có thể kiểm soát được những tác động và tầm ảnh hưởng của

Trang 10

nó thì được gọi là môi trường bên trong doanh nghiệp Như vậy, ta có thể xem xét cácnhân tố hình thành nên môi trường kinh doanh của doanh nghiệp:

• Môi trường bên ngoài gồm môi trường chung và môi trường đặc thù

- Môi trường chung: bao gồm các lực lượng rộng lớn có ảnh hưởng đến các quyết địnhchiến lược trong dài hạn của doanh nghiệp Ví dụ: văn hóa, kinh tế, chính trị, luậtpháp,…

- Môi trường đặc thù: Là môi trường của ngành kinh doanh mà doanh nghiệpđang hoạt động, bao gồm một tập hợp các yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến doanhnghiệp và đồng thời cũng chịu ảnh hưởng từ phía doanh nghiệp Trong đó 4 yếu tốchính là: Khách hàng, nhà cung ứng, đối thủ cạnh tranh và các cơ quan hữu quan Đây

là những cá nhân, tổ chức có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp, quyền lợi của họ

có liên quan, gắn liền với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

• Môi trường bên trong bao gồm các yếu tố như văn hóa doanh nghiệp, cơ sở hạ tầng,vốn, người lao động,…

1.1.2 Môi trường kinh doanh đặc thù của doanh nghiệp.

Mỗi doanh nghiệp tồn tại được luôn chịu sự tác động và ảnh hưởng qua lại bởirất nhiều tác nhân vận động xung quanh Môi trường kinh doanh đặc thù là một bộphận của môi trường kinh doanh bên ngoài nên nó chứa đựng các tác nhân bên ngoàidoanh nghiệp, tác động trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Ngoài

ra, nó tạo nên sự khác biệt, là những yếu tố môi trường riêng của từng doanh nghiệp vàlàm cho nó phân biệt với các doanh nghiệp khác

Có nhiều quan điểm và ý kiến đề cập tới khái niệm cũng như yếu tố thuộc môitrường kinh doanh đặc thù Khóa luận xin được tiếp cận khái niệm môi trường kinhdoanh đặc thù của doanh nghiệp như sau:

Môi trường kinh doanh đặc thù của doanh nghiệp là những yếu tố môi trường kinh doanh riêng của từng doanh nghiệp và giúp doanh nghiệp phân biệt với doanh nghiệp khác Nói cách khác môi trường kinh doanh đặc thù là môi trường chứa đựng các tác nhân ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động quản trị kinh doanh của doanh nghiệp Nó bao gồm các cá nhân hay tổ chức ở bên ngoài doanh nghiệp mà quyền lợi của họ có liên quan gắn liền với các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Yếu tố môi trường kinh doanh đặc thù về cơ bản bao gồm: Khách hàng, nhà cungcấp, đối thủ cạnh tranh, các cơ quan hữu quan Những yếu tố này tác động trực tiếp vàảnh hưởng rất lớn tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Theo World Economic

Trang 11

Forum ( Diễn đàn kinh tế thế giới), các yếu tố môi trường kinh doanh đặc thù củadoanh nghiệp hiện nay có nhiều thay đổi Xu hướng vận động của môi trường kinhdoanh thường phù hợp và thích ứng biến đổi của nền kinh tế Khi hội nhập kinh tế thếgiới, sự cạnh tranh công bằng bắt buộc các cơ quan nhà nước không còn có thể canthiệp quá sâu vào công việc của bản thân mỗi doanh nghiệp cũng như tác động tới hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Tuy nhiên lĩnh vực công ty đang hoạtđộng kinh doanh chịu nhiều tác động từ phía các cơ quan hữu quan nên bài viết xinđược đi sâu nghiên cứu các yếu tố môi trường kinh doanh đặc thù của công ty baogồm: Khách hàng, nhà cung ứng, đối thủ cạnh tranh, các cơ quan hữu quan theo quanđiểm thông thường.

- Khách hàng: là người có nhu cầu về sản phẩm hàng hóa (dịch vụ) và có khảnăng thanh toán, người đang và sẽ mua hàng của doanh nghiệp Khách hàng có thể làngười tiêu dùng trực tiếp hoặc các trung gian phân phối như các đại lý, nhà bán buôn,bán lẻ,…

- Nhà cung ứng: các cá nhân, tổ chức cung cấp các nguồn lực đầu vào, nguyênvật liệu… cho doanh nghiệp để sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ

- Đối thủ cạnh tranh: là các cá nhân, tổ chức tham gia trực tiếp hay gián tiếp vàolĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp và gây tác động tới kết quả kinh doanh củadoanh nghiệp

- Các cơ quan hữu quan: bao gồm các cơ quan Nhà nước, các cơ quan tổ chức địaphương, hiệp hội các ngành hàng, các cơ quan bảo vệ môi trường…

1.1.3 Quản trị doanh nghiệp

Quản trị là một thuật ngữ thông dụng được sử dụng thường xuyên trong đời sốngcủa chúng ta, nhất là trong nền kinh tế hóa, người người kinh doanh, nhà nhà kinhdoanh như hiện nay Tuy nhiên, khái niệm quản trị được nhìn nhận theo nhiều khíacạnh và góc độ khác nhau Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những định nghĩa hay kháiniệm khác nhau trong các tài liệu nghiên cứu về quản trị:

- Quản trị là sự tác động có tổ chức của chủ thể quản trị lên đối tượng bị quản trị nhằmđạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi trường

- Quản trị là tổng hợp các hoạt động được thực hiện nhằm đạt được mục đích (đảm bảohoàn thành công việc) thông qua sự nỗ lực (sự thực hiện) của những người khác [5]

Trang 12

- Quản trị là một quá trình do một hay nhiều người thực hiện nhằm phối hợp các hoạtđộng của những người khác để đạt được những kết quả mà một người hành động riêng

rẽ không thể nào đạt được [2]

Từ những quan điểm trên đây, có thể rút ra khái niệm chung nhất về quản trị nhưsau:

Quản trị là hoạt động nhằm đạt được mục tiêu một cách có hiệu quả bằng sự phối hợp các hoat động của những người khác thông qua hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát các nguồn lực của tổ chức

Như vậy, có thể thấy thứ nhất, quản trị là hoạt động của một hay một số ngườinhằm phối hợp các hoạt động của người khác để đạt được mục tiêu Thứ hai, sự phốihợp các hoạt động được thực hiện thông qua hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, kiểm soátcác nguồn lực của tổ chức Thứ ba, quá trình hoạt động đòi hỏi sử dụng nhân tài, vậtlực đạt được mục tiêu một cách có hiệu quả nhất Cuối cùng, quản trị là một khoa học,một nghệ thuật và là một nghề

1.1.3.1 Hoạch định

Có thể nói hoạch định giữ vai trò mở đường cho các chức năng quản trị kháctrong doanh nghiệp Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều phụ thuộc vào công táchoạch định nhằm đạt được kết quả mà hoạch định đã xác định Có rất nhiều quan điểm

về hoạch định Những quan điểm được sử dụng nhiều, dễ hiểu và tiêu biểu là:

- Theo Harold Koontz Cyril Odonnel: “Hoạch định là quá trình xác định mụctiêu và quyết định phải làm gì và làm như thế nào để đạt được mục tiêu.”

- Hoạch định là quyết định trước xem phải làm gì, làm như thế nào, khi nào làm

và ai làm cái đó

- Hoạch định là quá trình lao động trí óc, liên quan đến tư duy và ý chí của conngười về tương lai phát triển của tổ chức, về những dự định mong muốn của nhà quảntrị

- Hoạch định là việc xác định rõ những công việc phải làm ( tổ chức, lãnh đạo,kiểm tra) và tiến hành thực hiện; cách thức thực hiện và các nguồn lực cần huy độngthực hiện mục tiêu

- Hoạch định là “đối phó sự bất định” bằng một bản kế hoạch chi tiết để đạt đượcmục tiêu đã đặt ra (R.Kreitner Management .ed Boston Houghton mitthin 1998, page160) Do đó nó vừa có tính dự báo nhưng cũng vừa thể hiện ý chí, sự can thiệp của conngười nhằm đạt được mục tiêu với chương trình hoạt động cụ thể, những biện pháp cụthể

Trang 13

- Hoạch định là quá trình ra quyết định cho các hoạt động tương lai…

Tổng hợp các quan điểm trên, ta có thể hiểu:

Hoạch định là một quá trình liên quan đến tư duy và ý chí của con người, bắt đầu bằng việc xác định mục tiêu, định rõ chiến lược, chính sách, thủ tục, quy tắc, các

kế hoạch chi tiết để đạt được mục tiêu.

Hoạch định cũng chỉ rõ các giai đoạn mà tổ chức phải trải qua để thực hiện cácmục tiêu đã xác định Quá trình này ( ra quyết định, tổ chức thực hiện quyết định…)được lặp đi lặp lại thành một chu kỳ

Từ cách tiếp cận trên, có thể thấy hoạch định là một quá trình lao động trí óc đặcbiệt Đó là sự suy nghĩ về tương lai phát triển của tổ chức, về những dự định và mongmuốn của các nhà quản trị và cách thức mà họ dự định thực hiện để đạt được mongmuốn đó

Trên thực tế, hoạch định và dự báo giống nhau ở chỗ đều đề cập đến thời tươnglai của sự vật, hiện tượng, quá trình nhưng lại khác nhau ở chỗ trong khi dự báo lànhững nhận định, đánh giá tình hình như một sự việc sẽ xảy ra mà không có sự canthiệp của con người nhằm làm thay đổi xu hướng vận động hoặc kết quả; ngược lạihoạch định đòi hỏi các nhà quản trị phải tích cực can thiệp làm thay đổi xu hướng vậnđộng, thúc đẩy sự vận động cho phù hợp với mục tiêu đã xác định của tổ chức, tìm mọibiện pháp để có thể đạt được mục tiêu đó

Như vậy, hoạch định là một quá trình liên tục gồm một loạt các hành động vàviệc tạo lập quan hệ nhịp nhàng giữa các hành động và quyết định để đạt được kết quảmong muốn Quá trình liên tục này được gọi là tiến trình hoạch định Công tác hoạchđịnh giúp tăng khả năng thành công của nhà quản trị nhờ phân tích và dự báo trướcđược những thời cơ, thách thức, khó khăn, thuận lợi trong quá trình thực hiện mụctiêu Từ đó chủ động có giải pháp nắm bắt thời cơ, hạn chế rủi ro Đồng thời, hoạchđịnh định hướng hoạt động của tổ chức, thống nhất suy nghĩ và hành động, tập trungvào những mục tiêu và nhiệm vụ trọng yếu trong từng thời kỳ Hoạch định còn là cơ

sở cho việc phân quyền, nhiệm vụ, thực hiện sự phối hợp các yếu tố, bộ phận trong tổchức, tạo sự chủ động sáng tạo trong thực thi nhiệm vụ, công việc cho các bộ phận vàthành viên trong tổ chức; là cơ sở triển khai các hoạt động tác nghiệp; là cơ sở chokiểm tra và điều chỉnh

1.1.3.2 Tổ chức

Trang 14

Nếu như hoạch định là xác định việc phải làm, làm như thế nào khi nào làm và ailàm thì tổ chức phân chia quyền hạn và trách nhiệm của mỗi bộ phận, cá nhân trong tổchức, từ đó làm cơ sở triển khai đúng người đúng việc Với cách tiếp cận này, ta cókhái niệm về tổ chức:

Tổ chức là quá trình xác định các công việc cần phải làm và những người làm các công việc đó, định rõ chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi bộ phận và các nhân cũng như mối liên hệ giữa các bộ phận và cá nhân này trong khi tiến hành công việc, nhằm thiết lập một môi trường thuận lợi cho hoạt động và đạt đến mục tiêu chung của tổ chức.

Từ định nghĩa trên ta có thể thấy tổ chức là một quá trình hai mặt: một là, phânchia tổ chức ra thành các bộ phận; và hai là, xác lập các mối quan hệ về quyền hạngiữa các bộ phận

Tổ chức có vai trò quan trọng trong quản trị doanh nghiệp, là chất bôi trơn để hệthống hoạt động liên tục, không bị gián đoạn, đạt hiệu quả cao Công tác tổ chức tạo

“nền móng” cho hoạt động của doanh nghiệp nói chung và cho hoạt động quản trị nóiriêng Công tác hoạch định, lãnh đạo, kiểm soát đều phải dựa trên một cấu trúc tổ chứcnhất định, nói cách khác, mọi hoạt động quản trị căn bản trên cũng phải được tổ chứcsao cho phù hợp và hiệu quả Mục tiêu của tổ chức là sử dụng có hiệu quả các nguồnlực của doanh nghiệp, đặc biêt là nguồn nhân lực và cơ sở vật chất kỹ thuật Việc phâncông lao động khoa học, phân quyền hợp lý và xác định tầm hạn quản trị phù hợp sẽtạo điều kiện cho nhân viên phát huy tốt nhất năng lực sở trường của họ Mặt khác sẽtạo điều kiện thuận lợi cho sự mở rộng và đa dạng hóa tổ chức, nâng cao tính độc lập,

tự chủ, sáng tạo cho đội ngũ các nhà quản trị

Nếu công tác tổ chức không được thực hiện tốt sẽ gây nhiều khó khăn phức tạpcho công tác quản lý Có khoảng từ 75- 80% những vấn đề khó khăn, phức tạp trongcông tác quản trị phải được xem xét, giải quyết bắt đầu từ những nhược điểm của côngtác tổ chức Hơn nữa, phần lớn các khuyết điểm mắc phải trong một tổ chức là do sựcoi thường và vi phạm các quy luật của tổ chức

Tổ chức hiệu quả tạo ra văn hóa doanh nghiệp – nền tảng của sự hợp tác giữa cácthành viên trong tổ chức nhằm đạt được mục tiêu chung của doanh nghiệp

1.1.3.3 Lãnh đạo

Lãnh đạo là một chức năng không thể thiếu trong quản trị doanh nghiệp Dướigóc độ tổ chức, lãnh đạo đóng vai trò điều hành doanh nghiệp hoạt động hiệu quả.Lãnh đạo như thế nào là một nghệ thuật mà các nhà quản trị luôn mong muốn đạt được

Trang 15

nhằm nâng cao uy tín của bản thân cũng như vị thế của doanh nghiệp Có nhiều kháiniệm về lãnh đạo:

- Lãnh đạo là năng lực gây ảnh hưởng đến nhân viên hay tổ chức để thúc đẩy họ

tự nguyện thực hiện mục tiêu của tổ chức

- Lãnh đạo là tạo động lực, hướng dẫn và gây những ảnh hưởng khác tới conngười để họ tích cực làm việc nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức

- Là hoạt động nhằm tác động đến nhận thức của nhân viên qua đó điều chỉnhđược hành vi và hoạt động của họ nhằm đạt được mục đích của mình

- Những tác động mà nhà quản trị bao gồm: thuyết phục, động viên (tạo độnglực), chỉ dẫn, điều khiển, ra lệnh, uốn nắn, bằng thủ đoạn, bằng uy tín,

Từ những quan điểm kể trên, có thể rút ra khái niệm về lãnh đạo chung nhất màkhóa luận xin được tiếp cận là:

Lãnh đạo là hoạt động cần thiết thực hiện chức trách của nhà quản trị nhằm gây ảnh hưởng ( thúc đẩy) đến nhân viên để họ tự nguyện, nhiệt tình thực hiện mục tiêu của tổ chức.

Lãnh đạo đóng vai trò không thể thiếu trong công tác quản trị doanh nghiệp bởisản phẩm hoạch định và tổ chức có trở thành hiện thực hay không tùy thuộc vào hiệuquả của lãnh đạo Sau khi đã xác định mục tiêu đúng thì sự thành bại của công tác tổchức phụ thuộc phần lớn ở chức năng lãnh đạo “Các hoạt động quản trị như lập kếhoạch, tổ chức và ra quyết định chỉ là những cái kén nằm im cho đến khi người lãnhđạo khơi dậy một động lực trong con người và dẫn dắt họ hướng đến mục tiêu” Chứcnăng lãnh đạo có liên quan đến việc ra quyết định, truyền đạt và tổ chức thực hiện cácquyết định quản trị bằng cách giao việc, ủy quyền, động viên , đề bạt, khen thưởng cấpdưới; từ đó tích cực hóa tinh thần và thái độ làm việc của người lao động, điều đó lạiliên quan trực tiếp đến năng suất và hiệu quả kinh doanh, đồng thời giúp nâng caonăng lực, phẩm chất của nhân viên và tạo ra bầu không khí lành mạnh, sức mạnh tinhthần của doanh nghiệp Hơn nữa, chức năng lãnh đạo thể hiện tài năng của các nhàquản trị không phải ở lý luận mà là ở hoạt động thực tiễn Thông qua các chức năngnày có thể đánh giá được năng lực thực tiễn của các nhà quản trị một cách khách quan.1.1.3.4 Kiểm soát

Chức năng cuối cùng và không kém phần quan trọng của quản trị là kiểm soát.Nếu như hoạch định vạch ra mục tiêu, tổ chức phân công nhiệm vụ và quyền hạn, lãnhđạo điều hành để đạt được mục tiêu đó thì kiểm soát đánh giá, đo lường mức độ thựchiện so với mục tiêu đề ra, kịp thời điều chỉnh để đạt được mục tiêu ban đầu Vì vậy cóthể tiếp cận khái niệm về kiểm soát một cách dễ hiểu nhất như sau:

Trang 16

Kiểm soát là quá trình đo lường kết quả thực hiện, so sánh với các tiêu chuẩn, phát hiện sai lệch và nguyên nhân, tiến hành các điều chỉnh nhằm làm cho kết quả cuối cùng phù hợp với mục tiêu đã được xác định.

Qua cách tiếp cận trên, có thể thấy kiểm soát vừa là một quá trình kiểm tra cácchỉ tiêu, vừa là việc theo dõi các ứng xử của đối tượng Kiểm soát không chỉ dành chonhững hoạt động đã xảy ra và đã kết thúc, mà còn là sự kiểm soát đối với những hoạtđộng đang xảy ra và sắp xảy ra Trong quá trình kiểm soát, có hai yếu tố luôn tham giavào kiểm soát, đó là nhận thức và phản ứng của người kiểm soát và đối tượng kiểmsoát Điều này thể hiện ở chỗ: trong quá trình kiểm soát, nhà quản trị phải trả lời cáccâu hỏi sau đây: kiểm soát cái gì, kiểm soát khi nào, kiểm soát ở đâu, kiểm soát nhưthế nào, chờ đợi thấy cái gì ở kiểm soát, Như vậy, kiểm soát là quá trình 2 mặt: quátrình thụ động và chủ động Việc đo lường các kết quả thực hiện, thông qua việc theodõi các chỉ tiêu, phản ánh các hoạt động đã diễn ra trong quá khứ cho thấy tính thụđộng của kiểm soát Tuy nhiên, mặt chủ động được thể hiện qua sự hướng về tương laicủa kiểm soát, đó là việc phát hiện những sai lệch giữa kết quả thực hiện với kết quảmong muốn, làm rõ nguyên nhân của chúng để có những hành động điều chỉnh đảmbảo cho việc thực hiện các mục tiêu đã xác định Chính vì vậy, nếu xét cả quá trình thìkiểm soát là hoạt động mang tính chủ động của nhà quản trị

Như vậy, kiểm soát giúp nhà quản trị nắm được tiến độ và chất lượng thực hiệncông việc của các cá nhân, bộ phận trong tổ chức, từ đó tạo ra chất lượng tốt hơn chomọi hoạt động trong tổ chức; Kiểm soát giúp nhà quản trị đối phó kịp thời với nhữngthay đổi của môi trường, giúp cho các tổ chức thực hiện đúng các chương trình, kếhoạch với hiệu quả cao Kiểm soát tạo thuận lợi cho thực hiện tốt việc phân quyền và

Trang 17

thành từ nhu cầu của khách hàng, hay khách hàng là người quyết định đầu ra củadoanh nghiệp, là yếu tố nuôi sống doanh nghiệp: doanh nghiệp tìm kiếm lợi nhuận từviệc thỏa mãn nhu cầu của khách hàng Trước đây, khi nền kinh tế chưa phát triển,khối lượng sản phẩm sản xuất ra không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của xã hội, thìmục tiêu trước mắt của xã hội lúc đó là làm thế nào để sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ đểđáp ứng nhu cầu thị trường Do đó khách hàng chỉ là người bị động đón nhận hàng hóa

và dịch vụ từ nhà cung ứng, không có quyền lựa chọn hay gây sức ép đến hoat độngkinh doanh của doanh nghiệp Ngày nay, với sự phát triển của công nghiệp cùng nềnkinh tế thị trường, hàng hóa và dịch vụ ngày càng phong phú, đa dạng, chất lượngngày càng được nâng cao Lúc này khách hàng đã được đặt đúng vị trí của mình, làtrung tâm của mọi hoạt động kinh doanh, là người quyết định sự thành công hay thấtbại của doanh nghiệp Doanh nghiệp chịu nhiều sức ép từ phía khách hàng khi:

- Ngành gồm nhiều công ty nhỏ và người mua là một số ít và lớn

- Người mua thực hiện mua sắm với khối lượng lớn

- Ngành phụ thuộc vào người mua

- Người mua có thể chuyển đổi cung cấp với chi phí thấp

- Người mua đạt tính kinh tế khi mua sắm từ một vài công ty cùng một lúc

- Người mua có khả năng hội nhập dọc

Trong nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt và khókhăn như hiện nay, doanh nghiệp muốn đứng vững thì phải luôn đáp ứng và thỏa mãnnhu cầu khách hàng: chỉ bán những gì khách hàng cần, chứ không bán những thứ màdoanh nghiệp có Tuy nhiên, nhu cầu của người tiêu dùng rất phong phú, đa dạng vàphức tạp Trên thực tế, một doanh nghiệp lớn đến đâu cũng không thể thỏa mãn hết cácnhu cầu của khách hàng Vì vậy, các doanh nghiệp thường tập trung vào một đoạn thịtrường, hay tập khách hàng mục tiêu Như vậy, doanh nghiệp có thể tập trung hơn đểthỏa mãn các khách hàng của mình, nâng cao hiệu quả kinh doanh Tìm hiểu về nhucầu của khách hàng, có thể tham khảo tháp nhu cầu của nhà kinh tế học Maslow, trongđó:

- Nhu cầu sinh lý: là nhu cầu cơ bản của con người để tồn tại như: ăn ở, mặc,…

- Nhu cầu an toàn: là nhu cầu được bảo vệ, tránh những đe dọa đến tính mạng, sức khỏe,

Trang 18

- Nhu cầu tự thể hiện bản thân: là nhu cầu thể hiện năng lực, khả năng, sự đóng góp củamình cho xã hội

Bên cạnh xác định nhu cầu của khách hàng, doanh nghiệp cần tìm hiểu thói quen,

sở thích, thị hiếu, văn hóa, tập quán của người tiêu dùng, đồng thời phân loại kháchhàng nhằm định hình được các tập khách hàng khác nhau, từ đó có cách ứng xử phùhợp Với mục đích đó, có thể phân chia khách hàng như sau:

- Theo vị trí địa lý: Khách hàng trong nước và khách hàng quốc tế ( khách hàng trongnước lại chia theo vùng miền, địa phương, các đơn vị nhỏ hơn…)

- Theo thành phần kinh tế: Khách hàng là cá nhân, tập thể, tổ chức chính phủ, phi chínhphủ, các trung gian thương mại,…

- Theo mối quan hệ với doanh nghiệp: khách hàng truyền thống, khách hàng mới, kháchhàng tiềm năng

Mỗi nhóm khách hàng có những đặc điểm và tính chất nhất định Đối với hoạchđịnh, phân loại khách hàng một cách khoa học, chính xác giúp doanh nghiệp có đượcnhững ứng xử phù hợp với từng nhóm khách hàng Nhu cầu của khách hàng gần như

vô tận nhưng họ bị ràng buộc bởi khả năng thanh toán Chính vì thế, khách hàng sẽ lựachọn hàng hóa, dịch vụ thỏa mãn nhu cầu nhiều nhất so với giá thành của sản phẩm.Nhiệm vụ của nhà quản trị doanh nghiệp là trả lời được các câu hỏi: ai là khách hàngcủa doanh nghiệp? Họ cần loại sản phẩm dịch vụ gì? Họ mua khi nào? Mua ở đâu? Tạisao khách hàng chọn mua loại hàng hóa đó? Trả lời được các câu hỏi này thì mới thực

sự hiểu được khách hàng và tìm được hướng đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu khách hàngcũng như chủ động nắm bắt các cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp

Đối với tổ chức, phân tích ảnh hưởng của khách hàng giúp ích tối đa cho việctác nghiệp các mục tiêu đã được hoạch định, đảm bảo thỏa mãn tối đa nhu cầu kháchhàng Bộ phận làm việc trực tiếp với khách hàng cần có sự phối hợp chặt chẽ với các

bộ phận khác để phục vụ khách hàng hiệu quả

Đối với lãnh đạo, nghiên cứu ảnh hưởng của khách hàng giúp nhà quản trị xácđịnh và hình thành yêu cầu với nhân viên, từ đó thực hiện tuyển dụng, đào tạo có địnhhướng để phù hợp với nhu cầu phát triển của doanh nghiệp Bên cạnh đó, tạo điều kiệnthúc đẩy doanh số và thị phần thông qua các chính sách lương thưởng đối với nhânviên và tạo ấn tượng với khách hàng thông qua công tác marketing

Đối với kiểm soát, phân tích ảnh hưởng của khách hàng giúp doanh nghiệp thựchiện chặt chẽ quy trình hoạt động nhằm đem đến cho khách hàng sản phẩm chất lượng,

Trang 19

mẫu mã như cam kết, đảm bảo thỏa mãn nhu cầu và kỳ vọng của khách hàng Sự kiểmsoát chặt chẽ sẽ nhanh chóng và kịp thời phát hiện sai sót nếu có, từ đó có biện phápgiải quyết thích hợp, giảm phát sinh các chi phí và công việc không cần thiết.

1.2.2 Ảnh hưởng của nhà cung ứng

Bản thân doanh nghiệp không thể độc lập tạo nên giá trị sản phẩm nếu không có

sự tham gia của các nhà cung ứng Nhà cung ứng được biết đến là một mạng lưới gồmcác tổ chức có liên quan thông qua các mối liên kết phía trên và phía dưới, trong cácquá trình và hoạt động khác nhau, tham gia vào quá trình sản sinh ra giá trị thông quasản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp

Nhà cung ứng được phân lam ba loại chủ yếu sau:

- Nhà cung ứng thiết bị, nguyên vật liệu

- Nhà cung ứng nguồn nhân lực

- Nhà cung ứng tài chính, các dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm

Nếu như khách hàng là yếu tố đảm bảo đầu ra cho hoạt động kinh doanh, từ đótìm kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp thì nhà cung ứng lại là yếu tố đầu vào phục vụcho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Do vậy, nhà cung ứng đóng vaitrò quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bởi yếu tố đầuvào là tiền đề cơ bản cho quá trình hoạt động của doanh nghiệp diễn ra nhanh chóng,

ổn định và đạt kết quả theo đúng kế hoạch Như vậy, nhà cung ứng có sức ép nhất địnhđối với doanh nghiệp bởi nguy cơ tăng giá đầu vào hay giảm chất lượng của sản phẩmdịch vụ Nhà cung ứng có quyền lực và sức ép lớn khi:

- Sản phẩm của họ khó thay thế được và là quan trọng đối với công ty

- Công ty không phải là khách hàng quan trọng của họ

- Sản phẩm của họ khác biệt đến nỗi mà có thể gây ra tốn kém cho công ty khichuyển đổi

- Đe dọa hội nhập xuôi chiều về phía khác nghành và cạnh tranh trực tiếp vớicông ty

Trong thực tế hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp luôn mong muốn tối thiểuhóa chi phí và tối đa hóa lợi nhuận, đáp ứng tốt nhất nhu cầu Để đạt được điều này,các nhà quản trị luôn phải tư duy làm thế nào để mua được hàng hiệu quả với chi phíthấp mà chất lượng tốt, luôn đầy đủ không bị gián đoạn, dự trữ hàng như thế nào chohợp lý Do đó các doanh nghiệp nên nghiên cứu tình hình biến động cung cầu trên thịtrường nhằm dự đoán chính xác nhất số lượng cần mua, hạn chế rủi ro xảy ra, đồng

Trang 20

thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp nắm lấy thời cơ của thị trường Đứng trước sựbiến động khó lường của thị trường, các nhà quản trị doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ

về các nhà cung ứng tiềm năng trước khi đưa ra quyết định lựa chọn nhà cung ứngchính cho mình; vận dụng sáng tạo nguyên tắc “nên mua hàng của nhiều nhà cungứng” nhằm phân tán rủi ro và tạo ra sự cạnh tranh giữa các nhà cung ứng, đem lại lợithế cho doanh nghiệp Tuy nhiên, doanh nghiệp nên chọn ra một số nhà cung ứngchính để xây dựng mối quan hệ làm ăn bền vững dựa trên sự tin tưởng và giúp đỡ lẫnnhau, đảm bảo cân bằng lợi ích giữa các bên Đây là điều kiện cơ bản để doanh nghiệp

và nhà cung ứng có thể hợp tác với nhau, tạo chữ tín trong quan hệ làm ăn lâu dài đồngthời giúp doanh nghiệp luôn tỉnh táo, sáng suốt trong đàm phán

Đối với hoạch định, nghiên cứu ảnh hưởng của nhà cung ứng giúp nhà quản trịcủa công ty có cái nhìn tổng thể, từ đó đưa ra quyết định lựa chọn nhà cung ứng có lợinhất cho doanh nghiệp, tiết kiệm chi phí, nâng cao lợi nhuận kinh doanh Hơn nữa, khitìm hiểu nhà cung ứng, doanh nghiệp nắm được khả năng của họ, giúp ích cho việc raquyết định khi mua hàng, đảm bảo mua hàng hiệu quả

Đối với tổ chức, việc phân tích ảnh hưởng của nhà cung ứng yêu cầu các bộ phậnchức năng trong doanh nghiệp hoạt động phối hợp chặt chẽ với nhau trong vấn đề muahàng và dự trữ hàng hóa Nếu một bộ phận không có đủ điều kiện cơ sở vật chất kỹthuật thì sẽ ngưng trệ trong quá trình hoạt động của cả doanh nghiệp

Đối với lãnh đạo, nghiên cứu ảnh hưởng của nhà cung ứng giúp nhà quản trị xácđịnh được các mối quan hệ với nhà cung ứng quan trọng, từ đó thiết lập quan hệ gắn

bó lâu dài với họ, đảm bảo cân bằng lợi ích giữa các bên Đồng thời, nhà quản trị có cơ

sở để lựa chọn nhà cung ứng có thể thay thế trong các trường hợp khẩn cấp

Đối với kiểm soát, phân tích ảnh hưởng của nhà cung ứng hỗ trợ doanh nghiệptrong công tác mua hàng hiệu quả thông qua việc nghiên cứu biến động của thị trường,phải đảm bảo kinh doanh có lợi Nguồn vốn và lao động cũng cần phải theo dõi và dựbáo chính xác, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, đem lại hiệu quả trong hoạt động kinhdoanh

1.2.3 Ảnh hưởng của đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh là những cá nhân hay tổ chức có khả năng thỏa mãn nhu cầucủa các khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp bằng cùng một loại sản phẩm (dịch vụ)

có cùng nhãn hiệu, cũng một loại sản phẩm nhưng khác nhãn hiệu, những sản phẩm có

Trang 21

khả năng thay thế sản phẩm của doanh nghiệp Tính cạnh tranh ngày càng khốc liệt,nhất là trong ngành sản xuất kinh doanh Bên cạnh đó, sự vận động và phát triển cònlàm cho sự cạnh tranh trở nên phức tạp hơn khi có sự tham gia của sản phẩm thay thế.Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp phải đối đầu với nhiều loại đối thủ cạnhtranh Vì vậy sự nhận dạng và hiểu biết về các đối thủ cạnh tranh có ý nghĩa vô cùngquan trọng đối với doanh nghiệp Tồn tại các dạng đối thủ cạnh tranh tiêu biểu nhưsau:

• Đối thủ cạnh tranh hiện tại

Là những cá nhân, tổ chức cùng kinh doanh trong ngành, trực tiếp cạnh tranh vớidoanh nghiệp về cùng loại sản phẩm với các chức năng tương tự, cùng thỏa mãn nhucầu của khách hàng

Mức độ cạnh tranh giữa các công ty hiện tại trong ngành thể hiện ở:

- Các rào cản rút lui khỏi ngành

- Mức độ tập trung của ngành

- Mức độ tăng trưởng của ngành

- Tình trạng dư thừa công suất

- Đặc điểm của sản phẩm/ dịch vụ

- Các chi phí chuyển đổi

- Tính đa dạng của các đối thủ cạnh tranh

- Tình trạng sang lọc trong ngành

• Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

Là những doanh nghiệp hiện không cạnh tranh trong ngành nhưng có khả nănggia nhập thị trường

• Đối thủ cạnh tranh sản xuất các sản phẩm thay thế:

Là các doanh nghiệp từ ngành/ lĩnh vực kinh doanh khác nhưng sản xuất

sản phẩm cùng thỏa mãn nhu cầu như nhau của khách hàng

Các sản phẩm thay thế hạn chế lợi nhuận tiềm năng của ngành bằng cách đặt mộtngưỡng tối đa cho mức giá mà các doanh nghiệp trong ngành có thể kinh doanh có lãi Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là yếu tố nhất định phải có để tạo rabước nhảy vọt đối với sự phát triển của xã hội, ‘Nếu quan hệ cung cầu là cốt vật chất,giá cả là diện mạo thì cạnh tranh là linh hồn của thị trường” Nếu ví thị trường nhưmột chiếc bánh thì đối thủ cạnh tranh là người chia phần cái bánh đó với doanhnghiệp Nếu đối thủ cạnh tranh mạnh hơn doanh nghiệp thì họ sẽ lấy được phần bánhnhiều hơn, cũng có nghĩa là lợi nhuận cao hơn Các đối thủ cạnh tranh quyết định tínhchất và mức độ tranh đua hoặc thủ thuật giành lợi thế trong ngành Cạnh tranh luônkhiến cho doanh nghiệp khát khao chiến thắng, buộc doanh nghiệp phải luôn tìm cáchđưa ra những giải pháp mới và hiệu quả hơn cho những vấn đề trong kinh doanh Vì

Trang 22

vậy một doanh nghiệp muốn đứng vững trên sân chơi chung thì luôn chấp nhận cạnhtranh Để hoạt động kinh doanh thành công, doanh nghiệp cần biết về các đối thủ cạnhtranh nhiều như biết về chính công ty và khách hàng của doanh nghiệp

Đối với hoạch định, trước hết, phân tích ảnh hưởng của đối thủ cạnh tranh giúpdoanh nghiệp xác định đối thủ cạnh tranh và đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của họ.Khi biết được những hành động của đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp sẽ hiểu rõ hơn

về những sản phẩm và dịch vụ nên chào bán; nên tiếp thị chúng như thế nào cho hiệuquả; và công ty định vị mục tiêu kinh doanh như thế nào Từ đó, nhà quản trị doanhnghiệp sẽ có những quyết định chiến lược đúng đắn để đưa doanh nghiệp đi đến mụctiêu đã xác định Bên cạnh đó, nghiên cứu ảnh hưởng của đối thủ cạnh tranh giúpdoanh nghiệp rút kinh nghiệm từ những sai lầm của đối thủ, có chiến lược cạnh tranhhợp lý, có phương pháp phản ứng lại trước những thông tin bất lợi cho doanh nghiệp

để chuyển biến thành cơ hội

Đối với tổ chức, nghiên cứu ảnh hưởng của đối thủ cạnh tranh đến quản trị công

ty giúp công tác tổ chức được hoàn thiện hơn, tránh những sai lầm trong tổ chức màđối thủ đã gặp phải Việc phân chia nhiệm vụ và quyền hạn trong doanh nghiệp cầnlinh hoạt, tránh chồng chéo dẫn đến kém hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinhdoanh Đồng thời cần tuyển dụng những nhân viên có đủ trình độ và kỹ năng theo yêucầu với mức lương thưởng đủ đáp ứng những nhu cầu cơ bản của họ Văn hóa doanhnghiệp và các mối quan hệ giữa các đồng nghiệp, giữa lãnh đạo với nhân viên cũng làmột sức thu hút và giữ chân người lao động khỏi đối thủ cạnh tranh

Đối với công tác lãnh đạo, nghiên cứu ảnh hưởng của đối thủ cạnh tranh giúp nhàquản trị điều hành công ty hiệu quả Từ hoạch định và phân cấp chức năng, nhiệm vụgiữa các phòng ban trong doanh nghiệp, nhà quản trị sẽ xây dựng mối quan hệ giữacác bộ phận chức năng nhằm tạo sự gắn kết và có sự phối hợp chặt chẽ giữa họ trongcông việc, tận dụng tối đa nguồn lực để cạnh tranh công bằng và hiệu quả Bên cạnh

đó, nhà quản trị xác định được các mối quan hệ liên quan cần thiết để tạo dựng và pháttriển thêm, nâng cao cơ hội cho doanh nghiệp hoạt động trong tương lai

Cạnh tranh có hiệu quả hay không cần đến sự kiểm soát của nhà quản trị cạnhthông qua việc đánh giá kết quả đạt được so với mục tiêu đề ra để kịp thời điều chỉnhnếu cần thiết Vì vậy công tác kiểm soát phải được tiến hành thường xuyên và chínhxác để cạnh tranh hiệu quả, nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị trường

Trang 23

1.2.4 Ảnh hưởng của cơ quan hữu quan

Trên phương diện quản lý Nhà nước, các cơ quan hữu quan đại diện cho luậtpháp, theo dõi và quản lý các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh theo pháp luật.Trong quá trình hoạt động của mình thì doanh nghiệp chịu sự tác động của các cơ quanhữu quan như:

- Cơ quan Nhà nước: có vai trò xây dựng hành lang pháp lý, kiểm tra, giám sátcác hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sao cho phù hợp với pháp luật Thông quachính sách, nghị quyết, cơ quan Nhà nước giúp các doanh nghiệp hoạt động theo đúngđịnh hướng phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế Trong nền kinh tế thị trường,Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc điều tiết nền kinh tế Mọi doanh nghiệp khitham gia hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải chịu sự quản lý giám sát của cơ quanNhà nước và địa phương

- Hiệp hội ngành hàng: Thể hiện vai trò là tổ chức tập hợp và taăng cường sự hợptác giữa các doanh nghiệp trong ngành nhằm nâng cao năng lực của các doanh nghiệp.Các hiệp hội ngành hàng đưa ra các quy định đối với doanh nghiệp để tránh các gianlận thương mại và cạnh tranh không công bằng Khi doanh nghiệp tham gia vào cáchiệp hội này thì bắt buộc phải tuân thủ theo các quy định một cách nghiêm ngặt vàchịu sự quản lý chặt chẽ của hiệp hội

Trong quá trình hoạt động của mình, doanh nghiệp chịu sự tác động của các cơquan hữu quan Sự tác động của các cơ quan hữu quan có thể trực tiếp hoặc gián tiếpđến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước Việt Nam quản lýđiều tiết các doanh nghiệp thông qua hệ thống luật pháp và các công cụ vĩ mô nhằmđịnh hướng nền kinh tế phát triển theo mục tiêu đã xác định

- Hệ thống luật pháp: Nhà nước ban hành hàng loạt các luật liên quan đến quychế hoạt động của doanh nghiệp như Luật thuế xuất nhập khẩu (1990), Luật phá sản(1993), Luật thương mại (1996), Luật doanh nghiệp (2000), Bên cạnh đó Chính phủcòn có các nghị định, thông tư nhằm cụ thể hóa các điều luật

- Các công cụ quản lý vĩ mô: Trong từng giai đoạn cụ thể, Nhà nước ban hànhcác chính sách vĩ mô như chính sách thương mại, chính sách lao động và tiền lương,chính sách tài chính và tín dụng, chính sách đầu tư , hoặc thông qua các công cụ nhưthuế, hạn ngạch, lãi suất ngân hàng, để quản lý các doanh nghiệp

Trang 24

Bằng những cách này, Nhà nước có thể tạo điều kiện thuận lợi hoặc cũng có thểgây khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp đồng thời kiểm tra, giám sát quá trìnhhoạt động của doanh nghiệp Nhưng nhìn chung, các cơ quan Nhà nước luôn muốn tạolập, thúc đẩy tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế Sự can thiệp ở mức hợp lý vàocác hoạt động kinh doanh là rất cần thiết bởi Nhà nước giữ vai trò tạo lập môi trườngkinh doanh thuận lợi và tạo cơ hội bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế tham gia vàocác hoạt động kinh doanh Vì vậy, các nhà quản trị không nên né tránh sự kiểm soátcủa Nhà nước mà cần nắm vững và tuân thủ luật pháp Bên cạnh đó, phải linh hoạt tậndụng những điều kiện thuận lợi mà Nhà nước tạo ra, đồng thời biến khó khăn, rủi rothành cơ hội cho doanh nghiệp phát triển bền vững Không những thế, các nhà quản trịphải dự báo những thay đổi trong chính sách, công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước để

có thể ứng xử kịp thời

Trong giai đoạn hiện nay, Nhà nước đang cố gắng cải thiện môi trường chính trị,hành lang pháp lý, giảm bớt các thủ tục hành chính, lựa chọn định hướng phát triển,đổi mới và đề ra các chính sách thích hợp nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi,

mở cơ hội cho các doanh nghiệp có thể tham gia đóng góp vào sự phát triển chung củađất nước

Đối với hoạch định, việc phân tích ảnh hưởng của các cơ quan hữu quan rất quantrọng Từ các dữ liệu đó, nhà quản trị doanh nghiệp xác định được quy trình làm việcvới các cơ quan Nhà nước trong quá trình hoạt động, đồng thời chủ trương tạo quan hệtin cậy, thân cận để có thể thuận tiện hơn trong các thủ tục hành chính Hơn nữa, nhàquản trị có cơ sở để xây dựng mục tiêu kinh doanh hợp pháp, phù hợp với định hướngphát triển của đất nước Nếu doanh nghiệp hoạt động phạm pháp, kinh doanh trái phép

sẽ bị ngừng hoạt động Vì vậy, các cơ quan hữu quan có tầm ảnh hưởng to lớn đếnhoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Đối với tổ chức, nghiên cứu ảnh hưởng của các cơ quan hữu quan giúp tổ chức

có sự thống nhất trong tư tưởng, tạo nên một tập thể có sự đoàn kết Các cơ quan hữuquan đề ra các luật định và các cá nhân và tổ chức cần tuân thủ nghiêm ngặt Vì vậy,mọi nhân viên trong công ty cần biết rõ những điều được làm và những điều bị cấm đểthực hiện công việc của mình hợp pháp Bên cạnh đó, nghiên cứu ảnh hưởng của các

cơ quan hữu quan khiến các thành viên của công ty nhận thức rõ tầm ảnh hưởng của

Trang 25

các cơ quan Nhà nước, từ đó làm việc có sự cân nhắc, kỹ lưỡng hơn, đảm bảo kinhdoanh hợp pháp và không bị gián đoạn.

Đối với lãnh đạo, phân tích ảnh hưởng của các cơ quan hữu quan đòi hỏi các nhàquản trị phải luôn gương mẫu, đi đầu trong thực thi pháp luật và các chính sách củaNhà nước Nếu không được sự cấp phép từ phái các cơ quan hữu quan, hoạt động củadoanh nghiệp sẽ bị gián đoạn, thậm chí ngừng lại Vì vậy, các nhà lãnh đạo phải xâydựng mối quan hệ thân thiết với các cơ quan hữu quan, đồng thời ra những quyết địnhsáng suốt, hợp tình hợp lý để không bị vướng mắc trong quá trình hoạt động Bên cạnh

đó, phải đào tạo, bổ sung các thông tin về luật và các chính sách sửa đổi được cập nhậtliên tục cho nhân viên để làm việc hiệu quả cao

Đối với kiểm soát, ảnh hưởng của các cơ quan hữu quan khiến doanh nghiệpluôn phải cập nhật các chính sách, luật định thay đổi thường xuyên và liên tục, đôi khichồng chéo lên nhau không biết phải theo văn bản nào Bên cạnh đó, các thủ tục hànhchính tại các cơ quan Nhà nước còn nhiều bất cập, tốn thời gian và rắc rối, gây giánđoạn trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp Vì vậy, nhà quản trị cần thườngxuyên theo dõi, cập nhật các thông tin, sự thay đổi của hệ thống pháp luật, các chínhsách đầu tư phát triển của Nhà nước; Phản ánh, đóng góp các ý kiến liên quan đếnnhững bất cập trong quá trình thực hiện chủ trương, chính sách, các văn bản có liênquan trong hoạt động kinh doanh của Công ty nhằm đưa ra phương hướng khắc phục,giải quyết hiệu quả

1.3 Sự cần thiết nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đặc thù đến quản trị doanh nghiệp

Về cơ sở lý luận, có thể nói không có một doanh nghiệp nào tồn tại và phát triểnbên ngoài môi trường kinh doanh nói chung và môi trường kinh doanh đặc thù nóiriêng Giữa doanh nghiệp và các thành phần yếu tố của môi trường kinh doanh luôn có

sự tác động qua lại lẫn nhau, thúc đẩy nhau cùng hoàn thiện Sự tác động của môitrường kinh doanh đến hoạt động quản trị của doanh nghiệp gồm đồng thời các tácđộng chủ quan và khách quan, trực tiếp và gián tiếp Môi trường kinh doanh có thể tạođiều kiện thuận lợi, cơ hội cho doanh nghiệp phát triển nhưng cũng có thể gây khókhăn, trở ngại cho doanh nghiệp làm ảnh hưởng đến lợi ích của doanh nghiệp Vì vậy,doanh nghiệp phải nghiên cứu, phân tích môi trường kinh doanh để hoạch định cácchiến lược, chính sách kinh doanh, đồng thời hoàn thiện công tác quản trị doanh

Trang 26

nghiệp mình để phù hợp với sự biến động không ngừng của môi trường kinh doanh.Nghiên cứu, phân tích môi trường kinh doanh nói chung và các yếu tố của môi trườngkinh doanh đặc thù nói riêng tạo cơ sở khoa học để doanh nghiệp thiết lập mối quan hệ

ổn định, bền vững với các yếu tố của môi trường kinh doanh đặc thù, từ đó kiểm soátđược mức độ ảnh hưởng của các tác động tiêu cực từ phía môi trường đặc thù, có biệnpháp ngăn chặn, giảm thiểu rủi ro Đồng thời doanh nghiệp có điều kiện nâng cao nănglực, dễ dàng tìm kiếm và chớp lấy cơ hội cho mình Như vậy, doanh nghiệp sẽ tạo lậpđược vị thế và uy tín của mình trên thị trường Đây là cơ sở và động lực để thúc đẩydoanh nghiệp phát triển bền vững trong tương lai

Về cơ sở thực tiễn, ngày nay, khi cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp

đã được chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước, môitrường kinh doanh không còn đơn giản, ổn định mà có nhiều thay đổi và biến độngliên tục theo hướng hoàn thiện hơn, đặc biệt là các yếu tố của môi trường kinh doanhđặc thù Sự vận động và biến đổi này chịu sự tác động của quy luật vận động nội tạicủa từng yếu tố cấu thành môi trường kinh doanh đặc thù và của nền kinh tế quốc dân.Chính sự biến động không ngừng của môi trường kinh doanh đặc thù buộc các nhàquản trị doanh nghiệp phải thực sự quan tâm đến việc nghiên cứu, phân tích các yếu tốnày để dự báo chính xác sự thay đổi của môi trường kinh doanh, tự điều chỉnh, linhđộng trong hoạt động quản trị để thích nghi phù hợp với yêu cầu của môi trường, coinhững thuận lợi của môi trường kinh doanh đặc thù là điểm tựa vững chắc cho sự pháttriển của doanh nghiệp, đồng thời biến những bất lợi thành những cơ hội để giải quyếtvấn đề, vượt qua khó khăn Bên cạnh đó, trong công cuộc xây dựng và phát triển, đấtnước đang từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới, môi trường kinh doanh đặc thùcàng trở nên phức tạp và khó dự báo, cơ hội cho các doanh nghiệp phát triển rất nhiềunhưng thách thức đặt ra cũng không ít Điều rõ rành nhất là các doanh nghiệp nước tađang đứng trước một cuộc cạnh tranh vô cùng khốc liệt Vì vậy, việc nghiên cứu ảnhhưởng của các yêu tố môi trường đặc thù là hết sức cần thiết cho hoạt động quản trịdoanh nghiệp

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG

ĐẶC THÙ ĐẾN QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN TASCO

Trang 27

2.1 Khái quát về Công ty Cổ phần Tasco

2.1.1 Sơ lược quá trình phát triển Công ty

a) Thông tin chung về doanh nghiệp

Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Tasco

Địa chỉ: Tầng 4, M5 Tower, số 91 Nguyễn Chí Thanh, Quận Đống Đa, TP HàNội

Email: info@taric.com.vn

Website: www.taric.com.vn

Điện thoại: +84 4 37738558

Fax: +84 4 3773 8559

b) Giai đoạn hình thành và phát triển doanh nghiệp

• Giai đoạn 1 (1971 – 2000): Thiết lập

1971: Tiền thân của Công ty Cổ phần Tasco là Đội cầu Nam Hà được thành lập.1976: Đội cầu được chuyển đổi sang mô hình công ty, có tên là Công ty Cầu HàNam Ninh, tên này được đổi thành Công ty Công trình Giao thông Nam Hà năm 1992

• Giai đoạn 2 (2000- 2008): Cổ phần hóa và trở thành nhà thầu xây dựng tên tuổi

2000: Công ty Công trình giao thông Nam Hà được cổ phần hóa và đổi tên thànhCông ty Cổ phần Xây dựng Giao thông và Cơ sở Hạ tầng Nam Định

2007: Công ty đăng ký chuyển trụ sở từ Nam Định lên Hà Nội và mang tên Công

ty Cổ phần Tasco, nâng vốn điều lệ lên 55 tỷ

2008: Cổ phiếu của Công ty Cổ phần Tasco chính thức niêm yết tại Trung tâmgiao dịch chứng khoán Hà Nội

• Giai đoạn 3 (2009 – nay): Tái cấu trúc lĩnh vực kinh doanh chuyển sang đầu tư

2011: Công ty Cổ phần Tasco sử dụng hệ thống nhận diện thương hiệu mới

“TARIC”

2013: Nâng vốn điều lệ lệ 646 tỷ

2014: Nâng vốn điều lệ lên 960 tỷ

2015: Nâng vốn điều lệ lên 1.284 tỷ

Dự kiến năm 2016: Nâng vốn điều lệ lên 2.600 tỷ

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Công ty

2.1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty

Trang 28

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNGBAN KIỂM SOÁT

CÁC CÔNG TY LIÊN KẾTTRUNG TÂM ĐÀO TẠO

P.QLCL&QLRRBAN TỔNG GIÁM ĐỐC

CÁC CÔNG TY CON

P NHÂN SỰVĂN PHÒNG

Đầu tư xây dựng Bất động sản, hạ tầng giao thông, thu phí đường bộ, Công ty

Cổ phần Tasco luôn cố gắng để trở thành một đối tác tin cậy của khách hàng và mongmuốn mang đến cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất và nỗ lực để trở thành mộtdoanh nghiệp có uy tín trên thị trường

- Thực hiện nghĩa vụ đóng thuế đầy đủ đem lại nguồn thu cho đất nước

- Tuân thủ các chính sách và chế độ pháp luật của Nhà nước có liên quan đếnhoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

- Luôn tích cực chăm lo đời sống tinh thần và vật chất cho nhân viên, thườngxuyên bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật cho nhân viên

2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức của Công ty

Hình 2.1.2.2 - Sơ đồ tổ chức Công ty Cổ phần Tasco

Trang 29

(Nguồn: Phòng Nhân sự)

Hoạt động của Công ty theo mô hình công ty mẹ - công ty con Đối với các dự ánlớn Công ty sẽ góp vốn thành lập công ty con để thực hiện các dự án này

Phòng Kinh doanh: Quản lý chiến lược, kế hoạch và hệ thống thông tin về hoạt

động sản xuất kinh doanh của công ty đảm bảo chính xác, kịp thời, đầy đủ nhằm hoànthành mục tiêu lợi nhuận; Hoàn thành mục tiêu doanh số bán hàng

Phòng Marketing: Báo cáo chính xác, kịp thời thông tin về khách hàng và đối

thủ; Thiết kế sản phẩm khác biệt mang lại trên sự mong đợi của khách hàng; Hoànthành kế hoạch truyền thông và quản lý thương hiệu với chi phí hợp lý; Phòng ngừa và

xử lý kịp thời các khủng hoảng truyền thông toàn hệ thống

Phòng Chuẩn bị đầu tư: Kiểm soát chi phí tìm kiếm cơ hội đầu tư các Dự án của

Cơ quan Nhà nước và các dự án khác được giao; Đảm bảo thời gian thực hiện công tácchuẩn bị đầu tư; Duy trì và phát triển các mối quan hệ với Cơ quan Nhà nước

Phòng Quản lý dự án Bất động sản: Thực hiện công tác bồi dưỡng, hỗ trợ và tái

định cư; thực hiện các thủ tục có liên quan trong giai đoạn thực hiện dự án; Thực hiệnthanh, quyết toán; Đàm phán hợp đồng;…

Phòng Quản lý dự án Hạ tầng: Xây dựng, kiểm soát kế hoạch sản phẩm Đầu tư

Hạ tầng; Thực hiện công tác lựa chọn nhà thầu, đàm phán hợp đồng; Thực hiện thanh,quyết toán; Bàn giao dự án khi hết thời gian khai thác; Thực hiện công tác mua và bánhàng sản phẩm Thầu xây dựng…

Bên cạnh đó là các phòng/ ban khác với các chức năng nhiệm vụ đã được quyđịnh và được Hội đồng quản trị thông qua: Phòng Nhân sự, Văn phòng, Phòng Kếtoán, Phòng Quản lý chất lượng và Quản lý rủi ro…

2.1.3 Đặc điểm và kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Tasco

(2013-2015)

2.1.3.1 Ngành nghề kinh doanh của Công ty

Công ty cổ phần Tasco tập trung chủ yếu vào 2 ngành nghề kinh doanh chính:

 Đầu Tư Bất động sản

Trang 30

Với thông điệp “Thái - An - Sinh - Cao - Ốc”, Tasco ngày càng nhận được sự tintưởng của cộng đồng trong và ngoài nước Các sản phẩm chính trong lĩnh vực Bấtđộng sản của TASCO gồm: Hạ tầng khu đô thị; Nhà ở phân khúc trung cấp; Khu đô thịphân khúc cao cấp; Bất động sản Y tế.

 Đầu tư hạ tầng giao thông

Theo hình thức hợp đồng BOT và BT

2.1.3.2 Cơ cấu lao động của Công ty

Bảng 2.1.3.2 : Cơ cấu lao động của Công ty cổ phần Tasco năm 2015

Đơn vị: Người

Chỉ tiêu Số lao động

Độ tuổi Dưới

mỗi phòng/ban Có thể nhận thấy lao động trên 35 tuổi chiếm số đông Đây là đội ngũlao động có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm làm việc lâu năm, gắn bó vớicông ty trong quá trình hình thành và phát triển Số lượng lao động từ 25 đến 35 tuổiđang được đào tạo và làm việc dựa trên sự phát huy và kế thừa những kinh nghiệm đã

có từ thế hệ trước

2.1.3.3 Tổng mức và cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty

Bảng 2.1.3.3 : Tổng mức và cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần Tasco

Trang 31

3.996.612

4.885.559

440.412

112,3

8 888.947

122,24

Năm 2014, vốn vay tăng 12,38% so với năm 2013, tương ứng với tăng 440.412triệu đồng, vốn chủ sở hữu tăng 32,42% tương ứng 180.524 triệu đồng Năm 2015,vốn vay tăng 22,24% so với năm 2014, tương ứng với 888.947 triệu đồng, vốn chủ sởhữu tăng 75,73% tương ứng với 558.467 triệu đồng

2.1.3.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2013- 2015

Bảng 2.1.3.4 : Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Tasco

Số tiền Tỷ lệ (%) tiền Số Tỷ lệ (%) Doanh thu 1.780.81

1 2.773.37 5 2.257.81 3 (515.56 2) 81,41 992.56 4 155,7 4 Doanh thu

Chi phí 1.765.33

1

2.434.03 9

2.079.67 8

(354.35

668.70

Trang 32

Giá vốn hàng

bán 1.692.728 2.339.243 1.921.992 (417.251) 82,16 646.515 138,19Chi phí tài

chính 28.898 39.295 105.811 66.516 269,27 10.397 135,98Chi phí bán

hàng 772 12.804 13.983 1.179 109,21 12.032 1658,6Chi phí quản

lý doanh

nghiệp 42.933 42.696 37.901 (4.795) 88,77 (237) 99,45Lợi nhuận kế

toán trước

thuế 15.280 334.092 196.793

(137.29 9) 58,90 318.81 2 2186, 5

(Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty) Nhận xét: Từ bảng 2.1.3.4 có thể thấy rõ hoạt động sản xuất kinh doanh của công

ty từ năm 2013 đến năm 2015 có những biến động rõ rệt Điều này có sự phù hợp vớilịch sử năm 2013 – một năm đầy khó khăn của thị trường Bất động sản và bắt đầu códấu hiệu ấm lên vào năm 2014, 2015 Doanh thu thuần năm 2015 giảm 515.562 triệuđồng so với năm 2014, tương ứng với giảm 18,71% Năm 2014 tăng 986.749 triệuđồng sao với năm 2013, tương ứng tăng 55,57% Doanh thu hoạt động tài chính năm

2015 tăng 12,19% so với năm 2014, trong khi đó năm 2014 tăng 112,69% so với năm2013

Chi phí bỏ ra cho hoạt động kinh doanh là tương đối lớn, chủ yếu là giá vốn hàngbán với 92,42% năm 2015 trong đó tổng chi phí giảm 354.352 triệu đồng tương ứnggiảm 14,56% so với năm 2014, giá vốn hàng bán giảm 417.251 triệu đồng tương ứnggiảm 17,84% Năm 2014 chi phí tăng 37,9%, giá vốn hàng bán tăng 38,19% so vớinăm 2013

Lợi nhuận của công ty cũng thay đổi theo từng năm Năm 2013, mặc dù gặp khókhăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh tuy nhiên công ty vẫn nỗ lực vượt qua Lợinhuận tăng đáng kể trong năm 2014 với 318.812 triệu đồng tương ứng tăng 2086% sovới năm 2013 Năm 2015 giảm 137.299 triệu đồng so với năm 2014,tương ứng giảm41,1%

Nhìn chung hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Tasco trong các năm

2013 - 2015 tương đối hiệu quả Tuy nhiên, so với chi phí bỏ ra, lợi nhuận thu lại đượccủa công ty vẫn còn chưa cao Công ty cần hoàn thiện quy trình bán hàng và nỗ lực

Trang 33

hơn nữa để có thể trụ vững và cạnh tranh được với các đối thủ có tiềm lực trong nềnkinh tế thị trường đầy khắc nghiệt hiện nay.

2.2 Phân tích thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đặc thù đến quản trị

Công ty Cổ phần Tasco những năm qua (2013 – 2015)

2.2.1 Về ảnh hưởng của khách hàng

Có thể nói trong tiềm thức của người Việt, việc an cư lập nghiệp luôn là nỗi trăntrở lớn, nhất là khi giá nhà đất ở Việt Nam không hề rẻ.Vì vậy, các khách hàng chínhcủa công ty trong lĩnh vực bất động sản là những chủ thầu xây dựng, những người cónhu cầu mua nhà ở, thuê văn phòng, những nhà môi giới Bất động sản… Bên cạnh đó,lĩnh vực đầu tư hạ tầng giao thông của công ty cũng đem lại tiếng vang lớn và tạođược uy tín với Bộ Giao thông Vận tải và người dân Khách hàng của công ty là nhữngchủ thầu xây dựng, các cơ quan Nhà nước,… Đại bộ phận khách hàng trong lĩnh vựcĐầu tư Bất động sản của Công ty là khách hàng tại địa bàn Hà Nội, cũng là thị trườngmục tiêu mà Tasco đang cố gắng thâm nhập Đối với lĩnh vực Đầu tư hạ tầng giaothông, trong những năm tiếp theo, Công ty dự định duy trì và phát triển thị trường củamình ra toàn quốc Một số khách hàng tiêu biểu hiện nay của Công ty là Cán bộ côngnhân viên Văn phòng Trung Ương Đảng và Báo Nhân Dân, các ban Quản lý dự án của

Bộ Giao thông, các cơ quan Nhà nước tỉnh Nam Định, Thái Bình, Hưng Yên,…

Bảng 2.2.1a - Cơ cấu doanh thu của Công ty Cổ phần Tasco giai đoạn 2013 – 2015

Đơn vị: Triệu đồng

ST

T

Nguồn doanh thu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

So sánh Năm 2015/2014 Năm 2014/2013

Số tiền

Tỷ lệ (%)

Trang 34

Công ty đã đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông trước đó Mang lại cho Công ty doanhthu lớn thứ hai là hoạt động Bất động sản Thị trường Bất động sản có dấu hiệu ấm lên

từ năm 2014 khiến doanh thu của hoạt động này tăng 174,28% so với năm 2013, tươngứng 193.800 triệu đồng Bên cạnh đó, các hoạt động tài chính như tham gia các sàngiao dịch chứng khoán, phát hành trái phiếu,… cũng đem lại doanh thu cho Công ty đểtiếp tục đầu tư vào các dự án lớn

Từ nguồn thông tin từ báo cáo hoạt động kinh doanh của Công ty trong 3 nămgần đây, các thông tin trên website, các hoạt động bán hàng của Công ty, các tài liệulưu trữ trong Công ty, có thể đưa ra những nhận xét:

Công ty Cổ phần Tasco là một công ty có uy tín trên thị trường nhiều năm tronglĩnh vực thầu xây lắp Công ty đang dần chuyển sang lĩnh vực đầu tư hạ tầng giaothông và đầu tư bất động sản Khách hàng của Công ty chủ yếu là các cơ quan Nhànước Nhóm khách hàng này có tiềm năng lớn nhưng rất khó để tiếp cận Điều này cầndoanh nghiệp phải có các nhà quản trị tài ba, một đội ngũ nhân viên kinh doanh năngđộng, nhiệt tình, khéo léo mới duy trì và phát triển được mối quan hệ với khách hàngnày Các khách hàng của các dự án Bất động sản cũng cần được quan tâm bởi họ luôncân nhắc và suy xét kỹ khi mua nhà- một tài sản có giá trị mà họ luôn phải tính toáncho tương lai và cho người thân chứ không chỉ cho cá nhân họ Hơn thế nữa, Công tymới chỉ bước đầu tham gia vào lĩnh vực đầu tư bất động sản nên thương hiệu chưathực sự mạnh trên thị trường, bởi vậy Công ty buộc phải đảm bảo chất lượng côngtrình tốt, hoạt động chăm sóc khách hàng được chú trọng, nhất là thời hạn bàn giaocông trình đang được khách hàng rất quan tâm và mong muốn vừa đảm bảo chấtlượng, vừa đảm bảo thời gian bàn giao như hợp đồng đã ký kết

Nhà quản trị cho rằng khách hàng là yếu tố quan trọng nhất và có tác động mạnhnhất đến công tác quản trị của Công ty Mọi hoạt động kinh doanh của Công ty đềunhằm phục vụ khách hàng, mỗi động thái của khách hàng đều có thể làm thay đổichính sách của Công ty Do đó, công tác nghiên cứu khách hàng, phân tích nhu cầukhách hàng là cần thiết và quan trọng Nhà quản trị cho biết mối quan hệ giữa Công ty

và khách hàng là khá tốt, Tasco thu hút được khách hàng của mình nhờ vào uy tín củaCông ty trên thị trường và chất lượng sản phẩm mà Công ty cung cấp Đây cũng chính

là nguyên nhân giúp Công ty có được chỗ đứng trong lòng khách hàng

Ngày đăng: 03/02/2020, 16:06

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Nguyễn Thị Bích Diệp (2008), Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường kinh doanh đặc thù nhằm hoàn thiện quản trị Công ty Cổ phần SIMCO Sông Đà, Luận văn tốt nghiệp trường Đại học Thương Mại Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường kinhdoanh đặc thù nhằm hoàn thiện quản trị Công ty Cổ phần SIMCO Sông Đà
Tác giả: Nguyễn Thị Bích Diệp
Năm: 2008
3. Hà Văn Hội (2007), Quản trị doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ trong nền kinh tế thị trường , NXB Bưu Điện Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ trong nền kinh tế thịtrường
Tác giả: Hà Văn Hội
Nhà XB: NXB Bưu Điện
Năm: 2007
4. James H. Donnelly; J. Gibson (2001), Quản trị học căn bản, NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị học căn bản
Tác giả: James H. Donnelly; J. Gibson
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2001
5. GS.TS Phạm Vũ Luận (2004), Quản trị doanh nghiệp thương mại, NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị doanh nghiệp thương mại
Tác giả: GS.TS Phạm Vũ Luận
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2004
6. Nguyễn Trang Nhung (2007), Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường kinh doanh đặc thù nhằm hoàn thiện công tác quản trị Công ty Cổ phần May Bắc Giang, Luận văn tốt nghiệp trường Đại học Thương Mại Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường kinhdoanh đặc thù nhằm hoàn thiện công tác quản trị Công ty Cổ phần May Bắc Giang
Tác giả: Nguyễn Trang Nhung
Năm: 2007
7. Philip Kotler (1997), Quản trị Marketing, NXB Thống Kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị Marketing
Tác giả: Philip Kotler
Nhà XB: NXB Thống Kê
Năm: 1997
8. Nguyễn Thị Trang (2013), Nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố môi trường kinh doanh đặc thù tới hoạt động quản trị của công ty TNHH Thương mại và dược phẩm Phương Đông, Khóa luận tốt nghiệp trường Đại học Thương Mại.9. Website Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố môi trường kinh doanhđặc thù tới hoạt động quản trị của công ty TNHH Thương mại và dược phẩm PhươngĐông
Tác giả: Nguyễn Thị Trang
Năm: 2013
1. Công ty Cổ phần Tasco, Báo cáo tài chính năm 2013 – 2015 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w