1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoạt động thương mại điện tử của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam trong quá trình hội nhập

87 514 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 2,04 MB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU Thương mại điện tử là phương thức kinh doanh mới của nền kinh tế tri thức, trong đó, các hoạt động thương mại như trao đổi thông tin, mua bán hàng hoá, đấu thầu, marketing, …

Trang 1

MỤC LỤC

Lêi giíi thiÖu

Chương 1: NH÷NG VÊN §Ò CHUNG vÒ th-¬ng m¹i ®iÖn

1.1 Khái niệm Thương mại điện tử:

1.1.1 Định nghĩa

1.1.2 Các hình thức và đặc điểm

1.1.3 Lợi ich kinh tế

1.2 Cơ sở phát triển thương mại điện

1.2.1 Hạ tầng công nghệ và dịch vụ hỗ trợ TMĐT

1.2.2 Hệ thống pháp luật

1.2.3 Các mô hình doanh nghiệp áp dụng TMĐT

1.3 Cơ sở phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam

1.3.1 TMĐT trên thế giới và bài học cho Việt Nam

1.3.2 Tiềm năng phát triển TMĐT tại Việt Nam

1.3.3 TMĐT trong quá trình hội nhập

Chương 2: THùC TR¹NG ¸P DôNG TH¦¥NG M¹I §IÖN Tö CñA C¸C doanh nghiÖp xuÊt nhËp khÈu ViÖt Nam

2.1 Hạ tầng cơ sở phát triển TMĐT tại Việt Nam

2.1.1 Hạ tầng kinh tế, xã hội, pháp lý

2.1.2 Hạ tầng công nghệ

2.2 Thực trạng áp dụng TMĐT ở các doanh nghiệp XNK Việt Nam

2.2.1 Tình hình ứng dụng TMĐT tại các doanh nghiệp xuất nhập

khẩu Việt Nam phân theo ngành hàng hoá

2.2.2 Hoạt động của các sàn giao dịch điện tử

2.2.3 Một số hình thức ứng dụng TMĐT khác

Trang 2

2.3 Cơ hội và thách thức trong việc phát triển TMĐT ở Việt Nam

3.1.1 Nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp lý

3.1.2 Nhóm giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý của Nhà nước

3.1.3 Nhóm giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp

3.2 Đối với doanh nghiệp

3.3 Đối với người tiêu dùng

3.3.1 Thay đổi tập quán mua sắm

3.3.2 Nâng cao ý thức sử dụng mạng

Trang 3

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ADSL: Đường thuế bao số không đối xứng

AFTA: Khu vực mậu dịch tự do ASEAN

ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

APEC: Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á Thái Bình Dương

B2B: Giao dịch thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệpCNTT: Công nghệ thông tin

ECVN: Cổng thương mại điện tử quốc gia

TMĐT: Thương mại điện tử

VCCI: Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam

WTO: Tổ chức thương mại thế giới

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Thương mại điện tử là phương thức kinh doanh mới của nền kinh tế tri thức, trong đó, các hoạt động thương mại như trao đổi thông tin, mua bán hàng hoá, đấu thầu, marketing, … đều được thực hiện thông qua các phương tiện điện

tử, trên cơ sở của hạ tầng công nghệ thông tin và viễn thông Đông đảo các doanh nghiệp đã nhận thấy những lợi ích thiết thực của thương mại điện tử thông qua việc cắt giảm được chi phí giao dịch, tìm được nhiều bạn hàng mới hơn từ thị trường trong nước và nước ngoài, số lượng khách hàng và đối tác giao dịch qua thư điện tử nhiều hơn, … Từ năm 2000 đến nay, thương mại điện

tử Việt Nam đã dần hình thành và thu hút được sự quan tâm của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Vì thương mại điện tử vẫn còn là vấn đề mới, lại có thuận lợi là đang làm việc trong một công ty chuyên về lĩnh vực thương mại điện tử, tác giả đã mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình là: “Hoạt động thương mại điện tử của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam trong tiến trình hội nhập”

Luận văn được tác giả thực hiện nhằm tìm hiểu có hệ thống và khoa học các vấn đề của thương mại điện tử nói chung và thương mại điện tử ở Việt Nam những năm vừa qua Đây là một đề tài mới, không nhiều tài liệu tham khảo Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn: PGS.TS Ngô Xuân Bình – Viện Kinh tế Đông Bắc Á và Ban giám đốc, toàn bộ nhân viên Công ty Truyền thông trực tuyến Việt Nam – nơi tác giả đang làm việc Qua đây, tác giả xin bày tỏ lời cám ơn chân thành tới Thầy giáo hướng dẫn, Ban giám đốc Công ty Truyền thông trực tuyến Việt Nam và các bạn đồng nghiệp

Trang 5

Chương 1:

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

1.4 Khái niệm Thương mại điện tử:

Từ khi Tim Berners-Lee phát minh ra World Wide Web (mạng các website toàn cầu) vào năm 1990, các tổ chức, cá nhân đã tích cực khai thác, phát triển thêm World Wide Web, đi đầu là các doanh nghiệp Mỹ Các doanh nghiệp nhận thấy, World Wide Web giúp họ rất nhiều trong việc trưng bày, cung cấp, chia sẻ thông tin, liên lạc với đối tác… một cách nhanh chóng, tiện lợi, kinh tế Từ đó, doanh nghiệp, cá nhân trên toàn cầu đã tích cực khai thác thế mạnh của Internet, World Wide Web để phục vụ việc kinh doanh, hình thành nên khái niệm Thương mại điện tử (TMĐT)

Thương mại điện tử theo nghĩa rộng được định nghĩa trong Luật mẫu về Thương mại điện tử của Uỷ ban Liên hợp quốc về Luật Thương mại quốc tế (UNCITRAL): Thuật ngữ Thương mại điện tử cần được diễn giải theo nghĩa rộng để bao quát các vấn đề phát sinh từ mọi quan hệ mang tính chất thương mại dù có hay không có hợp đồng Các vấn đề mạng tính thương mại bao gồm các giao dịch sau đây: bất cứ giao dịch nào về cung cấp hoặc trao đổi hàng hoá hoặc dịch vụ; thoả thuận phân phối, đại diện hoặc đại lý thương mại, uỷ thác hoa hang; cho thuê dài hạn; xây dựng các công trình; tư vấn; kỹ thuật công trình; đầu tư; cấp vốn; ngân hàng; bảo hiểm; thoả thuận khai thác hoặc tô nhượng; chuyên chở hàng hoá hay hành khách bằng đường biển, đường không, đường sắt hoặc đường bộ Như vậy, có thể thấy rằng, phạm vi của TMĐT rất

Trang 6

rộng, bao quát hầu hết các lĩnh vực hoạt động kinh tế, việc mua bán hàng hoá và dịch vụ chỉ là một trong rất nhiều lĩnh vực áp dụng của TMĐT

Uỷ ban Châu Âu đưa ra định nghĩa về TMĐT như sau: TMĐT được hiểu là việc thực hiện hoạt động kinh doanh qua các phương tiện điện tử Nó dựa trên việc xử lý và truyền dữ liệu điện tử dưới dạng text, âm thanh và hình ảnh TMĐT gồm nhiều hành vi, trong đó, hoạt động mua bán hàng hoá và dịch vụ qua phương tiện điện tử, giao nhận các nội dung kỹ thuật số trên mạng, chuyển tiền điện tử, mua bán cổ phiếu điện tử, vận đơn điện tử, đấu giá thương mại, hợp tác thiết kế, tài nguyên mạng, mau sắm công cộng, tiếp thị trực tuyến tới người tiêu dùng và các dịch vụ sau bán hàng TMĐT được thực hiện đối với cả thương mại hàng hoá và thương mại dịch vụ; các hoạt động thương mại truyền thống và các hoạt động mới (như siêu thị ảo)

Tóm lại, theo nghĩa rộng thì TMĐT có thể được hiểu là các giao dịch tài chính và thương mại bằng phương tiện điện tử như: trao đổi dữ liệu điện tử, chuyển tiền điện tử và các hoạt động gửi rút tiền bằng thẻ tín dụng

TMĐT theo nghĩa hẹp bao gồm các hoạt động thương mại được thức hiện thông qua mạng Internet Các tổ chức như: Tổ chức thương mại quốc tế (WTO),

Tổ chức Hợp tác phát triển kinh tế đưa ra các khái niệm về TMĐT theo hướng này TMĐT được nói đến ở đây là hình thức mua bán hàng hoá được bày tại các trang web trên Internet với phương thức thanh toán bằng thẻ tín dụng Có thể nói rằng, TMĐT đang trở thành một cuộc cách mạng về cách thức mua sắm của con người

Theo WTO: TMĐT bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình cả các sản phẩm được giao nhận cũng như những thông tin được số hoá thông qua mạng Internet

Trang 7

Khái niệm TMĐT do Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế của Liên hợp quốc đưa ra là: Thương mại điện tử được định nghĩa sơ bộ là các giao dịch thương mại dựa trên truyền dữ liệu qua các mạng truyền thông như Internet

Theo các khái niệm trên, chúng ta có thể hiểu được rằng theo nghĩa hẹp TMĐT chỉ bao gồm những hoạt động thương mại được thực hiện thông qua mạng Internet mà không tính đến các phương tiện điện tử khác như điện thoại, fax, telex, …

Qua nghiên cứu các khái niệm về TMĐT như trên, hiểu theo nghĩa rộng thì hoạt động thương mại được thực hiện thông qua các phương tiện thông tin liên lạc đã tồn tại hàng chục năm nay và đạt tới doanh số hàng tỷ USD mỗi ngày Theo nghĩa hẹp thì TMĐT chỉ mới tồ tại được vài năm nay nhưng đã đạt được kết quả rất đáng quan tâm, TMĐT chỉ gồm các hoạt động thương mại được tiến hành trên mạng máy tính mở như Internet Trên thực tế, chính các hoạt động thương mại thông qua mạng Internet đã làm phát sinh thuật ngữ TMĐT

So với thương mại truyền thống, Thương mại điện tử có một số điểm khác biệt như sau:

 Các bên tiến hành giao dịch trong TMĐT không tiếp xúc trực tiếp với nhau và không đòi hỏi phải biết nhau từ trước

 Các giao dịch thương mại truyền thống được thực hiện với sự tồn tại của khái niệm biên giới quốc gia, còn TMĐT được thực hiện trong một thị trường thống nhất toàn cầu TMĐT trực tiếp tác động tới môi trường cạnh tranh toàn cầu

 Trong hoạt động giao dịch TMĐT đều có sự tham gia ít nhất của ba chủ thể, trong đó, có một bên không thể thiếu được là nhà cung cấp dịch vụ mạng, các cơ quan chứng thực

Trang 8

 Đối với thương mại truyền thống thì mạng lưới thông tin chỉ là phương tiện để trao đổi dữ liệu, còn đối với TMĐT thì mạng lưới thông tin chính

là thị trường

1.4.2 Các hình thức và đặc điểm

Về hình thức, TMĐT theo bản chất giao dịch, có thể được chia làm ba loại chính sau: B2B, B2C và C2C

B2B (Business-to-Business): có nghĩa là giao dịch TMĐT giữa doanh

nghiệp và doanh nghiệp Các doanh nghiệp dùng mạng Internet, website để trao đổi thông tin mua bán, tìm kiếm khách hàng, trưng bày sản phẩm, them chí cho phép đấu giá cung cấp hàng hoá, đấu thầu trên mạng, …

B2C (Business-to-Consumer): là giao dịch TMĐT giữa doanh nghiệp và cá

nhân người tiêu dùng Các doanh nghiệp trưng bày thông tin, sản phẩm, dịch vụ trên mạng để quảng bá đến với các cá nhân tiêu dùng, dùng mạng Internet để phục vụ các cá nhân tiêu dùng như cho phép họ thực hiện việc mua hàng, trả tiền quan mạng, trả lời mọi câu hỏi của khách hàng, …

C2C (Consumer – to – Consumer): là giao dịch TMĐT giữa các cá nhân

với nhau Một website được một doanh nghiệp xây dựng nhằm mục đích tạo

“sân chơi” cho các cá nhân có nhu cầu trao đổi thông tin, mua bán với nhau

Ngoài doanh nghiệp và người tiêu dùng, trong nền kinh tế còn có sự tham gia của Chính phủ với tư cách là một thực thể kinh tế, một đối tác kinh doanh

Do đó, cũng có thể, TMĐT còn có nhiều hình thức hơn

Trang 9

Chính phủ Doanh nghiệp Người tiêu dùng

Chính phủ

G2G (Ví dụ: điều phối)

G2B (Ví dụ: thông tin)

G2C (Ví dụ: thông tin)

Doanh nghiệp

B2G (Ví dụ: đấu thầu)

B2B Thương mại điện tử

B2C Thương mại điện tử

Người tiêu

dùng

C2G (Ví dụ: đóng thuế)

C2B (Ví dụ: So sánh giá cả)

C2C (Ví dụ: đấu giá)

Bảng 1.1: Các hình thức giao dịch Thương mại điện tử

Về đặc điểm, Thương mại điện tử có một số đặc điểm cơ bản sau:

- Chi phí đầu tư thấp, phù hợp với mọi quy mô doanh nghiệp

- Sử dụng kỹ thuật số trong toàn bộ quá trình giao dịch

- Giao dịch diễn ra liên tục, không có thời gian trễ

- Thông tin luôn được cập nhật

- Tự động hoá trong các giao dịch người - máy

- Quá trình thanh toán thực hiện bằng điện tử thông qua các ứng dụng của Thương mại điện tử

- Quá trình giao hàng thực hiện bằng điện tử với các mặt hàng được số hoá

Để thấy rõ hơn đặc điểm của TMĐT, có thể xem xét một quá trình mua hàng cho một doanh nghiệp trong hai trường hợp: ứng dụng TMĐT và mua hàng theo cách truyền thống (Bảng 2) Có những bước được thực hiện giống nhau trong cả hai cách thức, nhưng phương pháp nhận và truyền thông tin trong hai chu trình lại rất khác nhau Rất nhiều phương tiện truyền tin được sử dụng trong thương mại truyền thống làm cho sự phối hợp trở nên khó khăn hơn và làm tăng thời gian cần thiết cho cả quá trình Nhưng khi ứng dụng TMĐT, các bước đều sử

Trang 10

dụng đến kỹ thuật số, chỉ có các ứng dụng khác nhau để chuyển và xử lý dữ liệu trong suốt quá trình Hiệu quả tăng hơn hẳn do ta có thể có toàn bộ các thông tin ngay lập tức và cũng có thể mua hàng ngay với chỉ một loại phương tiện truyền tin Đây chính là lợi ích mà TMĐT sẽ mang lại Tuy hàng hoá thông thường thì không thể chuyển qua Internet, nhưng ngày càng có nhiều hàng hoá và dịch vụ (như phần mềm chương trình máy tính, trò chơi, thông tin, ) cho phép ta truyền tải bằng điện tử, làm cho TMĐT thực sự trở nên mạng mẽ và cần thiết hơn bao giờ hết

Các bước

Thương mại truyền thống

Thương mại điện tử

Ưu điểm của thương mại điện tử

Thu thập

thông tin về

sản phẩm

Tạp chí, tờ rơi, Catalog sản phẩm

Các trang web Thông tin sản phẩm

Thư điện tử, trang web

Thu nhận thông tin

nhanh Xem chi tiết

sản phẩm,

giá cả

Các quyển Catalog

Catalog điện tử, các gian hàng trực tuyến

Thông tin chi tiết, hình ảnh phong phú

Trang 11

Gửi, nhận

đơn hàng

Kiểm tra kho

hàng

Mẫu in sẵn, điện thoại, fax

Cơ sở dữ liệu trực

tuyến

Số liệu chính xác do luôn cập nhật Lập lịch giao

hàng

Mẫu in sẵn Thư điện tử, cơ

sở dữ liệu trực tuyến

Gần như tức thời đối với sản phẩm số hoá Giấy báo đã

tiền

Tiền mặt, chuyển khoản

Trao đổi dữ liệu điện tử

Có khả năng tự động hoá

Bảng 1.2: So sánh TMĐT và TM truyền thống

1.4.3 Lợi ich kinh tế:

Việc ứng dụng và phát triển TMĐT thực sự mang lại lợi ích về nhiều mặt cho các chủ thể hoạt động Đó là lợi ích kinh tế đối với tổ chức kinh doanh; lợi ích xã hội đối với cộng đồng và nhiều tiện ích cho khách hàng người tiêu dùng

Đối với tổ chức kinh doanh

Trang 12

 TMĐT giúp cho doanh nghiệp mở rộng thị trường trong và ngoài nước Chỉ cần một lượng tiền vốn tối thiểu, doanh nghiệp có thể dễ dàng và nhanh chóng tăng thêm lượng khách hàng, và các nhà cung cấp có chất lượng cao có thể lựa chọn được các đối tác thích hợp trên phạm vi toàn

cầu

 Thương mại điện tử giảm các chi phí phát sinh, xử lý, phân phối, dự trữ

và giảm thiểu chi phí trong việc thu nhận thông tin Ví dụ, thông qua việc sản phẩm dụng TMĐT , các doanh nghiệp có thể cắt giảm các chi phí hành chính, chi phí vô hình trong quá trình mua hàng, mức này có thể đạt tới 85% Ngoài ra, TMĐT còn đem lại những lợi ích trong quá trình thanh toán, ví dụ điển hình là phát hành phương tiện thanh toán của Quỹ Liên bang Mỹ, chi phí để phát hành một cuốn séc giấy giá là 43 cent, trong khi

đó, chi phí cho thanh toán điện tử chỉ mất có 2 cent

 Tạo khả năng chuyên môn hoá cao trong kinh doanh Ví dụ như trong kinh doanh đồ chơi bằng gỗ dành cho thiếu nhi, chỉ có thể mua ở các cửa hàng đồ chơi, ở các nhà sách, thì nay đã có hẳn một trang web chuyên môn hoá bán mặt hàng này ( ở nước ngoài có www.woodentoys.com, ở

Việt Nam có www.dochoithongminh.com )

 TMĐT cho phép doanh nghiệp có thể giảm mức tồn kho cũng như các chi phí quản lý thông qua sản phẩm dụng mô hình “kéo” trong việc quản lý chuỗi cung cấp Trong mô hình “kéo”, quy trình bắt đầu từ các nhu cầu

của khách hàng và doanh nghiệp sản phẩm dụng nguyên tắc đsản phẩm ứng kịp thời trong sản xuất Quá trình ứng dụng mô hình “kéo” giúp doanh nghiệp có thể đsản phẩm ứng được các nhu cầu cụ thể cho từng đối tượng khách hàng riêng biệt Như vậy, doanh nghiệp có thể tăng được lợi thế cạnh tranh trong kinh doanh

 TMĐT giúp giảm thời gian trong quá trình mua và bán, từ khâu thanh toán đến khâu giao hàng hoá và dịch vụ

Trang 13

 Tạo tiền đề cơ cấu lại bộ máy kinh doanh với các công nhân lành nghề, các cán bộ có kinh nghiệm, cũng như đội ngũ bán hàng có triển vọng

 Giảm các chi phí cho bưu chính viễn thông

 Các lợi ích khác như quảng bá doanh nghiệp, cải tiến các dịch vụ cung cấp cho khách hàng, tìm các đối tác mới, đơn giản hoá các quy trình, giảm thời gian giao hàng, tăng hiệu quả, giảm lưu trữ giấy tờ tài liệu, dễ dàng cập nhật thông tin, giảm chi phí vận tải cũng như tăng khả năng đáp ứng linh hoạt

ngày trong tuần

 Thông qua việc so sánh nhanh các hàng hoá và giá cả từ nhiều nguồn khác nhau, khách hàng có thể mua được những sản phẩm và dịch vụ với giá cả phù hợp nhất Trong một vài trường hợp, nhất là với những sản

phẩm số, TMĐT cho phép việc giao hàng có thể tiến hành nhanh chóng

 Khách hàng có thể nhận được các thông tin xác thực và chi tiết một cách nhanh chóng trong môi trường mạng thay vì trước đây việc này có thể mất khoảng vài ngày hay vài tuần

 Khách hàng có thể tham gia các cuộc đấu giá ảo;

 Cho phép khách hàng có thể liên hệ với một khách hàng khác trong cộng đồng điện tử và trao đổi các quan điểm cũng như kinh nghiệm;

 Giảm bớt tính cạnh tranh trong khách hàng thông qua những đợt giảm

giá đáng kể

Đối với xã hội

Trang 14

 Tạo điều kiện cho các cá nhân có thể làm việc tại nhà và giảm chi phí, thời gian cho việc đi mua hàng ở các siêu thị hay chợ, do đó, có thể giảm được tình trạng tắc nghẽn giao thông ở một số điểm và giảm ô nhiễm môi trường

 Cho phép một số người bán hàng có thể bán ở mức giá thấp hơn, giảm tình trạng tích trữ hàng hoá và nâng cao mức sống của người dân

 Giúp cho các nước thế giới thứ ba cũng như các vùng xa xôi hẻo lánh có thể biết đến những sản phẩm và dịch vụ mà thường không phải dành cho

thị trường này (bao gồm cả các dịch vụ giáo dục và đào tạo)

 TMĐT tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phân phối các dịch vụ công cộng như y tế, giáo dục, và các dịch vụ xã hội của Chính phủ với giá ưu đãi và chất lượng cao

Rõ ràng, những cơ hội phát triển kinh tế, xã hội cùng những lợi ích khác mà TMĐT mang lại là rất lớn Tuy nhiên, việc áp dụng và phát triển TMĐT cũng

có những tác động đến chính doanh nghiệp, người tiêu dùng và xã hội Đó là, chi phí ban đầu lớn và mức độ rủi ro cao; tính an toàn và bảo mật, tạo sự tin tưởng cho khách hàng thấp; mất thông tin tài chính; vấn đề vi phạm bản quyền

và sở hữu trí tuệ … Những hạn chế này sẽ dần được khắc phục nếu TMĐT được thực hiện dựa trên những thành tựu mới của công nghệ, mức độ nhận thức và khả năng sử dụng của người tiêu dùng Quan trọng nhất là sự hoàn chỉnh, nghiêm minh của hệ thống pháp luật, chính sách liên quan và Chính phủ phát huy được vai trò lãnh đạo của mình trong cả việc thực hiện và giám sát thực hiện TMĐT

1.5 Cơ sở của hoạt động thương mại điện tử

1.5.1 Hạ tầng công nghệ và dịch vụ hỗ trợ TMĐT

- Viễn thông và mạng Internet:

Công nghệ viễn thông và mạng Internet tạo ra điểm khác biệt lớn nhất giữa TMĐT và thương mại truyền thống Trước đây, các doanh nghiệp phải đối

Trang 15

mặt với những khó khăn trong quá trình cung cấp các thông tin và các ứng dụng trực tuyến tới khách hàng, thì nay, quá trình này được thực hiện dễ dàng không cần phải cân nhắc đến vị trí địa lý Hơn nữa, đối với doanh nghiệp lớn, họ có đủ điều kiện để thiết lập mạng lưới thông tin hỗ trợ trong doanh nghiệp, thì ngược lại, doanh nghiệp nhỏ thường không đủ các nguồn lực để phát triển lợi thế này Chỉ đến khi CNTT phát triển, doanh nghiệp tiếp cận Internet và xây dựng Website riêng thì các vấn đề trên đã được thay đổi

Internet là một mạng toàn cầu được hình thành bởi các mạng nhỏ hơn, kết

nối hàng triệu máy tính trên toàn thế giới thông qua hạ tầng viễn thông với mục đích trao đổi và chia sẻ thông tin Không ai thực sự sở hữu mạng Internet với tư cách cá nhân Mỗi phần nhỏ của mạng được quản lý bởi các tổ chức khác nhau

và được liên kết với nhau theo một cách thức nhằm tạo nên một mạng toàn cầu, nhưng không ai, không một thực thể nào cũng như không một trung tâm máy tính nào nắm quyền điều khiển mạng

Các cách thức truy cập Internet: thông qua hệ thống điện thoại (dial up) hoặc sử dụng các đường thuê riêng (leased line), băng thông rộng ADSL (Asymmetric Digital Subscriber Line - đường dây thuê bao số bất đối xứng), mạng không dây (wifi), vệ tinh và qua điện thoại cầm tay

World Wide Web, gọi tắt là web hay www, mạng lưới toàn cầu là một không gian thông tin toàn cầu mà mọi người có thể truy nhập (đọc và viết) qua các máy tính nối với mạng Internet Thuật ngữ này thường được hiểu nhầm là từ đồng nghĩa với chính thuật ngữ Internet Nhưng thực ra chỉ là một trong các dịch vụ chạy trên Internet, chẳng hạn như dịch vụ thư điện tử (email) Web được phát minh và đưa vào sử dụng vào khoảng năm 1990, 1991 bởi viện sĩ Viện hàn lâm Anh Tim Berners-Lee và Robert Cailliau (Bỉ) tại CERN, Giơ ne

vơ, Thuỵ Sĩ Các tài liệu trên www được lưu trữ trong một hệ thống siêu văn bản (hypertext), đặt tại các máy tính trong mạng Internet Người dùng phải sử dụng một chương trình được gọi là trình duyệt web để xem siêu văn bản Sở dĩ

Trang 16

website trở nên phổ biến vì nó cung cấp cho người sử dụng khả năng truy cập

dễ dàng, từ đó, người sử dụng có thể khai thác các thông tin trên mạng Internet dưới dạng văn bản, hình ảnh, âm thanh, video, …

Hầu hết các doanh nghiệp sử dụng Internet cho mục đích kinh doanh tiến hành trao đổi thông tin và các giao dịch qua email, truy cập vào các trang web

và thiết lập trang web của mình Các trang web là nơi tiến hành hầu hết các giao dịch dạng B2B lẫn B2C Do đó, sự tăng trưởng của số trang web là một tiêu chí

có ích để đánh giá sự tăng trưởng của TMĐT

- Dịch vụ thanh toán điện tử:

Thanh toán điện tử là một trong những vấn đề cốt yếu của TMĐT vì thiếu

hạ tầng thanh toán, chưa thể có TMĐT theo đúng nghĩa của nó Vì là giao dịch trên một thị trường ảo, các chủ thể giao dịch không nhất thiết phải trực tiếp gặp mặt nhau nên dịch vụ thanh toán điện tử được thực hiện giữa người mua, người bán và hệ thống thanh toán điện tử của các ngân hàng Và để tạo ra nhiều sự lựa chọn cho khách hàng, cũng như nhờ vào sự phát triển của hệ thống các phương thức thanh toán điện tử của các ngân hàng mà các doanh nghiệp kinh doanh trên mạng cung cấp nhiều phương pháp thanh toán dễ dàng và thuận tiện, phù hợp với từng nhóm đối tượng khách hàng khác nhau Trên thế giới hiện nay phổ biến có ba hình thức thanh toán điện tử: Thẻ tín dụng, séc điện tử và thanh toán qua email Thông dụng nhất là phương pháp thanh toán bằng thẻ tín dụng

Thẻ tín dụng (hay còn gọi là thẻ thanh toán – Credit card) do một doanh nhân người Mỹ, Frank Mc Namara, phát minh vào năm 1949, là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt mà người chủ thẻ có thể sử dụng để rút tiền mặt, thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ tại các điểm chấp nhận thanh toán bằng thẻ Thẻ tín dụng do một ngân hàng hoặc một tổ chức tài chính phát hành cho có nhân hoặc doanh nghiệp có tài khoản tại ngân hàng hoặc tổ chức tài chính đó Nếu tài khoản có đồng tiền giao dịch là đồng bản tệ của một nước thì

đó là thẻ thanh toán trong nước, được giới hạn thanh toán trong phạm vi một

Trang 17

quốc gia Thẻ quốc tế là loại thẻ được chấp nhận trên toàn thế giới và sử dụng các ngoại tệ mạnh để thanh toán

Muốn áp dụng hệ thống thanh toán điện tử, doanh nghiệp cần phải có một tài khoản chấp nhận thanh toán thẻ tại một ngân hàng (Merchant Account) và một cổng thanh toán (Payment Gateway) nếu doanh nghiệp muốn bán hàng trên mạng Merchant Account là một tài khoản ngân hàng đặc biệt, cho phép doanh nghiệp kinh doanh có thể chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng Việc thanh toán bằng thẻ tín dụng chỉ có thể tiến hành thông qua dạng tài khoản này Payment Gateway là một chương trình phần mềm Phần mềm này sẽ chuyển dữ liệu của các giao dịch từ website của người bán sang trung tâm thanh toán thẻ tín dụng để hợp thức hoá quá trình thanh toán bằng thẻ Cụ thể quá trình như sau:

Bảng 1.3: Quá trình thanh toán thẻ tín dụng

Các bước thực hiện thanh toán bằng thẻ tín dụng:

 Giao dịch tự động được chuyển từ website của người bán tới máy chủ, cổng thanh toán

Giao dịch tại

trang web

Máy chủ Cổng thanh toán (Payment Gateway)

Trung tâm thanh toán thẻ tín dụng quốc tế

Cơ sở dữ liệu đơn vị phát hành thẻ tín dụng

người bán

6

Trang 18

 Máy chủ chuyển thông tin giao dịch sang Trung tâm thanh toán thẻ tín dụng quốc tế

 Trung tâm thanh toán thẻ tín dụng quốc tế hỏi ý kiến Cơ sở dữ liệu đơn

vị phát hành thẻ tín dụng (ngân hàng người mua)

 Đơn vị phát hành thẻ tín dụng xác minh giao dịch, khước từ hoặc chấp nhận giao dịch và chuyển kết quả/mã số hợp pháp ngược trở lại cho Trung tâm thanh toán thẻ tín dụng

 Trung tâm thanh toán thẻ tín dụng sẽ chuyển kết quả giao dịch sang cho máy chủ

 Máy chủ lưu trữ, chuyển kết quả giao dịch tới website người bán, đồng thời là việc chuyển tiền tới ngân hàng người bán

Trung bình các bước trên mất khoảng 3 – 4 giây

Hệ thống séc điện tử (e-check): Được dự đoán sẽ trở thành phương tiện thanh toán chủ yếu trong quá trình giao dịch TMĐT B2B, trong đó, khối lượng thanh toán thường lớn Séc điện tử thực chất là một loại “séc ảo”, nó cho phép người mua thanh toán bằng séc qua mạng Internet Người mua sẽ điền vào form (giống như một quyển séc được hiển thị trên màn hình) các thông tin về ngân hàng của họ, ngày giao dịch và trị giá của giao dịch Tất cả những thông tin đó

sẽ được chuyển tới cổng thanh toán hoặc trung tâm giao dịch

Thanh toán qua thư điện tử (email): phương thức thanh toán qua thư điện tử được sử dụng nhiều trong hình thức TMĐT C2C, cho phép các cá nhân có thể

sử dụng thẻ tín dụng hoặc tài khoản ngân hàng của họ để thanh toán qua thư điện tử Không chỉ đơn thuần thực hiện thanh toán bằng cách gửi email đến cho người nhận, người mua cần tìm đến đường kết nối với trang có sẵn các mẫu thanh toán để gửi thư và tại trang liên kết đó, người nhận có thể tiếp tục gửi khoản tiền nhận được đến tài khoản ngân hàng hay thẻ tín dụng của họ Thuận lợi nhất khi sử dụng phương pháp thanh toán qua thư điện tử là các bên không cần phải cung cấp thông tin về tài khoản của mình cho đối tác, và không phải

Trang 19

bất kỳ đồng tiền nào cũng được chấp nhận thanh toán qua email Do vậy, các bên có thể tránh được một số rủi ro và sự lo lắng khi thanh toán qua mạng Trong TMĐT, việc bảo mật thông tin trong khi thanh toán qua mạng là vấn

đề chiến lược và là trọng tâm hàng đầu Hiện nay, các tổ chức tín dụng và các nhà cung cấp dịch vụ xử lý thanh toán thẻ quốc tế trên thế giới áp dụng công nghệ bảo mật cao cấp là SET (Secure Electric Transaction), là một nghi thức tập hợp những kỹ thuật mã hoá và bảo mật nhằm mục đích đảm bảo an toàn cho các hoạt động giao dịch, mua bán trên mạng

Đây là kỹ thuật bảo mật, mã hoá được phát triển bởi Visa, MasterCard và các tổ chức khác trên thế giới Mục đích của SET là bảo vệ hệ thống thẻ tín dụng, tạo cho các khách hàng, doanh nghiệp, ngân hàng, các tổ chức tài chính,

… sự tin cậy trong giao dịch mua bán trên Internet Những tiêu chuẩn và công nghệ SET được áp dụng và thể hiện nhất quán trong các doanh nghiệp, ngân hàng, các tổ chức phát hành thẻ, tổ chức tín dụng và trung tâm xử lý thẻ tín dụng qua mạng

Với SET, doanh nghiệp (người bán) được bảo vệ không bị mất hàng hoá hay dịch vụ bởi:

 Những thẻ tín dụng không hợp lệ

 Người chủ thẻ không đồng ý chi trả

Ngân hàng được bảo vệ bởi: giao dịch mua bán không được sự đồng ý giữa các thành phần tham gia vào giao dịch hoặc các giao dịch không hợp lệ (thẻ tín dụng không hợp lệ, người bán giả danh, … )

Người mua được bảo vệ để:

 Không bị đánh cắp thẻ tín dụng

 Không bị người bán giả danh

Hiện nay, thanh toán điện tử còn được mở rộng bởi các dịch vụ ngân hàng điện tử (Internet Banking) với các dịch vụ như: thanh toán và kiểm tra tài khoản qua website của ngân hàng, qua điện thoại di động

Trang 20

1.5.2 Hệ thống pháp luật

Sự phát triển của TMĐT trên thế giới đẫ làm thay đổi cách thức kinh doanh, giao dịch truyền thống và đem lại những lợi ích to lớn cho xã hội Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng phải thừa nhận rằng những rủi ro gặp phải trong quá trình giao dịch, kinh doanh trên mạng là hiện thực và việc này đòi hỏi phải có các giải pháp không chỉ về mặt kỹ thuật mà còn cần phải hình thành được một cơ sở pháp lý đầy đủ Những kinh nghiệm thực tế trên thế giới cho thấy để thúc đẩy TMĐT phát triển thì vai trò của Nhà nước phải được thể hiện rõ nét trên hai lĩnh vực: cung ứng dịch vụ điện tử và xây dựng một hệ thống pháp luật đầy đủ, thống nhất và cụ thể để điều chỉnh các quan hệ TMĐT

Hơn thế nữa, TMĐT là một lĩnh vực mới mẻ cho nên tạo được niềm tin cho các chủ thể tham gia vào các quan hệ TMĐT là một việc làm có tính cấp thiết, mà một trong những hạt nhân là phải tạo ra được một sân chơi chung với những quy tắc được thống nhất một cách chặt chẽ

Cùng với tiến bộ của công nghệ, sự phát triển đa dạng của TMĐT luôn đặt ra những vấn đề mới cho hệ thống pháp luật về TMĐT Ngoài luật TMĐT, thì tuỳ thuộc vào sự phát triển của TMĐT ở từng quốc gia mà có một số luật và chính sách liên quan tới TMĐT, như luật CNTT, luật giao dịch điện tử trong tài chính, trong ngân hàng, pháp luật về quảng cáo, các quy định về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số, các quy định về xử phạm vi phạm trong lĩnh vực CNTT

Việc kinh doanh điện tử cũng có một số vấn đề về pháp lý tương tự như việc kinh doanh truyền thống, tuy nhiên, do việc truyền tin dễ dàng và khả năng thực hiện nó không bắt buộc sự hiện diện của các bên nên kinh doanh trên Internet có nhiều thách thức hơn Đó là các vấn đề:

Quyền hạn phân xử: trong cuộc mua bán thông thường, cả người mua và

người bán đều ở cùng một vị trí, điều này giúp dễ dàng xác định quyền hạn phân xử khi có tranh chấp Tuy nhiên, đối với một cuộc giao dịch trên mạng,

Trang 21

người mua có thể ở một vùng khác hay thậm chí ở một quốc gia khác Thực tế người mua có thể không biết chính xác người bán ở chỗ nào, điều này làm cho việc xác định cơ quan nào có quyền hạn phân xử trở nên khó khăn Thông thường, quyền hạn phân xử được quyết định bởi một hợp đồng đã được thoả thuận giữa cả hai phía trong một cuộc giao dịch

Hợp đồng: Cơ sở của một cuộc giao dịch Thương mại điện tử là một h ợp

đồng, hay một sự thoả thuận giữa hai phía Mặc dù người ta thường nói rằng hợp đồng là một tài liệu dài, phức tạp, nhưng một hợp đồng có thể được thực hiện bằng cách sử dụng email (thư điện tử)

Tài sản trí tuệ: Khi thực hiện việc kinh doanh trên web hay ở bất kỳ nơi

nào khác, doanh nghiệp và cá nhân cần phải bảo vệ tài sản trí tuệ của mình và đảm bảo rằng không sử dụng trái phép tài sản trí tuệ của người khác Internet đã trở thành nơi làm phát sinh những vụ vi phạm tài sản trí tuệ, mặc dù hầu hết mọi người không nhận thức được cách mà họ đang vi phạm Nhãn hiệu thương mại, bản quyền và giấy phép được sử dụng nhằm mục đích bảo vệ sở hữu trí tuệ

Bản quyền: Các phầm mềm máy tính có thể được bảo vệ bằng luật bản

quyền, nội dung của các trang web, nội dung của bất kỳ tác phẩm nào được gửi

đi bằng phương tiện điện tử được bảo vệ bởi luật bản quyền Theo luật bản quyền, không có ai ngoại trừ tác giả có thể thực hiện việc này trừ khi được phép của tác giả

Giấy phép: Cấp giấy phép là một phương thức phổ biến trong việc bán

phần mềm Khi mua một phần mềm tại một cửa hàng hay trên Internet, người mua sẽ được cấp giấy phép sử dụng phần mềm đó chứ không phải là bản thân phần mềm Giấy phép chỉ cho phép người mua quyền cài đặt và sử dụng, chứ không cho quyền phân phối hay thay đổi sao chép phần mềm

Sự phát triển của TMĐT cần được quan tâm đến không chỉ trên phương diện kinh tế – kỹ thuật mà còn là các vấn đề pháp luật, chính sách Cơ sở pháp

lý đống vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ ứng dụng TMĐT thành công, bởi

Trang 22

yếu tố pháp lý luôn là một trong những nhân tố rào cản hay thuận lợi để phát triển TMĐT

Cơ sở hạ tầng công nghệ viễn thông và cơ sở pháp lý là hai cơ sở quan trọng, trực tiếp tác động đến việc ứng dụng và phát triển TMĐT Ngoài ra, điều kiện kinh tế, xã hội và nguồn nhân lực cũng là những cơ sở cần thiết Điều kiện kinh tế, xã hội quyết định đến sự phát triển của thương mại nói chung, khả năng chi tiêu của nền kinh tế cũng như khả năng đầu tư cho sự phát triển TMĐT Sự phát triển của nền kinh tế thể hiện ở các chỉ số thương mại như: GDP, xuất nhập khẩu, …

Điều kiện kinh tế, xã hội cũng là cơ sở để phát triển nguồn nhân lực, không chỉ nâng cao mức độ nhận thức về những phương thức kinh doanh, mua bán mới, mà còn cần đến một lực lượng thực hiện và quản lý hoạt động của TMĐT

Tóm lại, để ứng dụng thành công và phát triển TMĐT, cần phải phát triển đồng thời nhiều cơ sở: cơ sở hạ tầng kỹ thuật, công nghệ; cơ sở pháp lý; cơ sở kinh tế và nguồn nhân lực

1.2.3.Các mô hình doanh nghiệp nên áp dụng TMĐT:

Mặc dù áp dụng TMĐT có thể mang lại nhiều lợi ích nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng áp dụng hiệu quả, cũng như không có cách tốt nhất để

áp dụng TMĐT cho tất cả các doanh nghiệp Dựa trên đặc tính của doanh nghiệp, sản phẩm và dịch vụ cung cấp mà doanh nghiệp tạo cho mình một mô hình TMĐT phù hợp Các doanh nghiệp nên khai thác TMĐT gồm có:

 Doanh nghiệp sản xuất hàng hoá xuất khẩu: TMĐT là công cụ rất tốt hỗ trợ doanh nghiệp trong việc marketing sản phẩm ra thị trường quốc tế và chủ động tìm kiếm khách hàng, giao dịch qua mạng Với Internet Doanh nghiệp có thể chủ động tìm kiếm khách hàng trên khắp thế giới Với website của mình, doanh nghiệp có thể trưng bày, truyền tải thông tin, hình ảnh sản phẩm cho mọi đối tượng quan tâm, mọi lúc, mọi nơi Vấn đề thanh toán qua mạng, doanh nghiệp cũng không thực sự phải quan tâm,

Trang 23

bởi khi có đơn hàng, doanh nghiệp có thể áp dụng những phương thức thanh toán thông thường dành cho xuất khẩu

 Doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng cho thị trường trong nước: doanh nghiệp nên sử dụng TMĐT như là một công cụ marketing cho hình ảnh công ty, sản phẩm mới, khuyến mại, khảo sát ý kiến người tiêu dùng, … thông qua mạng Internet

 Doanh nghiệp dịch vụ cho cá nhân: đối với doanh nghiệp như ăn uống, giải trí, khu vui chơi, du lịch, … thì rất cần có một website cung cấp đầy

đủ thông tin ấn tượng nhất, thu hút nhất về các dịch vụ của mình và quảng bá tốt website này để tạo ấn tượng với người tiêu dùng nhằm kích cầu

Ở các nước phát triển, mỗi doanh nghiệp đều có một website – có thể xem là show – room (phòng trưng bày) cho doanh nghiệp Đây cũng là xu hướng chung của TMĐT trên thế giới Tuy nhiên, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hoá

có thể xem là khu vực áp dụng thành công và toàn tiện nhất các ứng dụng của TMĐT

1.6 Cơ sở thực tiễn phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam

1.6.1 TMĐT trên thế giới và bài học cho Việt Nam

Theo ghi nhận của Google, đến giữa năm 2005, trên Internet có hơn 8tỷ trang web với hơn 40 triệu tên miền đang hoạt động Theo Internet World Stats, năm 2004, số người truy cập Internet trên toàn cầu là hơn 800 triệu người, chiếm 12,7% dân số Tỷ lệ này không đều nhau ở các châu lục và khu vực Theo thống kê và ước tính của Forrester Research, doanh số TMĐT toàn cầu (B2B và B2C) năm 2004 là 6,75 nghìn tỷ đô la Mỹ, trong đó, phân bố như sau:

Trang 24

Châu lục Doanh số (nghìn tỷ đô la)

% so với toàn cầu

Nguồn: Forrester Research

Và sự tăng trưởng doanh số TMĐT toàn cầu theo các năm như sau:

Trang 25

“Doanh thu bán lẻ các mặt hàng trực tuyến tại Mỹ trong năm 2004 hy vọng có thể đạt mức 65 tỷ đô la, và cho đến năm 2008, sẽ tiếp tục tăng trưởng ở mức 17% hàng năm, đạt giá trị 117 tỷ đô la” theo báo cáo được hãng nghiên

cứu Jupiter Research công bố: “Dự báo thị trường bán lẻ Mỹ giai đoạn 2004 – 2008”

Cũng theo báo cáo, tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp bán lẻ trực tuyến sẽ được hỗ trợ bởi lượng khách hàng mới do mức chi tiêu bình quân đầu người tăng Trong năm 2004, khách mua hàng trực tuyến tiêu bình quân 585 đô la/đầu người, tăng hơn so với mức 540 đô la.đầu người năm 2003 và dự báo tới

2008, mức chi tiêu bình quân đầu người sẽ dừng ở mức 780 đô la, và một nửa dân số Mỹ sẽ có thói quen mua hàng qua mạng

Trang 26

Các mặt hàng hiện đang được coi là bán chạy nhất qua phương thức giao dịch trực tuyến là máy tính cá nhân, sách, phần mềm, đồ điện gia dụng, đồ trang sức, mỹ phẩm, hàng tạp hoá, …

Theo tính toán của hãng đầu tư Cowen (Mỹ), TMĐT sẽ tiếp tục tăng 20% trong năm 2007 và sẽ đạt 225 tỷ đô la trong năm 2011 Điều này có nghĩa là trong vòng năm năm nữa, thị trường Internet sẽ chiếm 4,7% tổng doanh số bán

lẻ tại Mỹ, tăng từ 2,7% cuối năm 2006

Năm Doanh thu (tỷ đô la) Tỷ lệ tăng trưởng so với năm trước

Bảng 1.4: Thống kê doanh thu thương mại điện tử tại Mỹ

giai đoạn hai tháng giáp tết (Tháng 11 – 12)

(Nguồn: eMarketer)

Châu Âu:

Tổ chức tài chính châu Âu Forreter dự đoán, tổng chi tiêu của việc mua sắm qua mạng tại châu Âu trong năm 2006 đạt 100 tỷ euro, trong đó, người Anh đứng đầu về lĩnh vực này với mức chi 1.744 euro/người

Các website bán hàng của Anh được dự báo sẽ thu về 3,6 tỷ bảng (7 tỷ đô la) vào cuối tháng 12 năm 2006 Bức tranh tương tự cũng được vẽ ra tại Pháp và Đức Lượt truy cập vào các tranh shopping ở Pháp đã nhảy vọt tới 79% trong tuần qua Còn ở Đức, lượng truy cập cũng tăng tới 63% vào đủ mọi mặt hàng TMĐT tại Pháp, theo số liệu nghiên cứu của tập đoàn Benchmark năm 2003, mua bán trực tuyến tăng 50% so với năm 2002, đạt mức 3,4 tỷ euro và bằng TMĐT% mức tiêu dùng của các gia đình Pháp

Trang 27

Năm Doanh thu (tỷ euro)

Bảng 1.5: Mức tăng trưởng TMĐT tại Pháp

Nguồn: Benchmark Group Việc bùng nổ của TMĐT tại châu Âu, theo giới phân tích, có hai nguyên nhân Thứ nhất, chưa bao giờ mạng băng thông rộng phổ cập như hịên nay, giúp cho việc truy cập và tìm kiếm hàng hoá trở nên cực kỳ nhanh chóng, dễ dàng và tiện lợi

Thứ hai, các hãng bán lẻ đã thoát khỏi sức ép về giá thuê mặt bằng, lãi suất vay ngân hàng và các khoản thuế khổng lồ Chính vì thế, họ có điều kiện đưa ra các chính sách giảm giá, ưu đãi, khuyến mãi hấp dẫn người tiêu dùng hơn

Một cuộc thăm dò mới đây tại Anh cho thấy, có hơn 85% người được hỏi khẳng định họ thích mua hàng băng click chuột hơn, vì không phải chịu cảnh

“kẹt xe” khi đi ra phố Hơn thế nữa, châu Âu cũng đang nỗ lực gây dựng một thương hiệu mạnh, đủ lớn cạnh tranh với Amazon của Mỹ

Trung Quốc:

Thị trường Trung Quốc được đánh giá là một trong những quốc gia có tốc

độ tăng trưởng nghành công nghệ thông tin và TMĐT nhanh nhất thế giới Theo số liệu của Hiệp hội TMĐT Trung Quốc (ECA), doanh thu từ TMĐT của Trung Quốc năm 2005 đạt con số kỷ lục 553,1 tỷ Nhân dân tệ (68,72 tỷ đô la

Trang 28

Mỹ), tăng 58% so với năm 2004 và sẽ còn tăng trong năm 2006 Thị trường TMĐT Trung Quốc phát triển mạnh là nhờ trong tháng 4/2005, Chính phủ nước này triển khai thực hiện khung pháp lý mới cho chữ ký điện tử, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp tham gia TMĐT

Năm 2005, trang web đấu giá nội địa Taobao.com có 70% người dùng của thị trường C2C Trung Quốc, kiểm soát số giao dịch trị giá 9,7 tỷ nhân dân

tệ (1,2 tỷ đô la Mỹ), đánh bại chi nhánh dịch vụ đấu giá eBay của Mỹ tại Trung Quốc, trở thành website C2C số một nhờ đưa ra các dịch vụ miễn phí

Ngày 14/3/2007, hãng nghiên cứu và và tư vấn công nghệ BDA Trung Quốc, Trung Quốc đã vượt Mỹ để trở thành quốc gia có số người sử dụng Internet đông nhất thế giới, vào khoảng 220 triệu người (con số này của Mỹ là

217 triệu người) Có hai nguyên nhân dẫn đến sự nhảy vọt này là số lượng thuê bao sử dụng băng thông rộng và các quán cà phê Internet ở những thành phố nhỏ tăng mạnh

Ngoài ra, Chính phủ Trung Quốc cũng khuyến khích sử dụng Internet cho

các lĩnh vực giáo dục và kinh doanh bên cạnh các nỗ lực ngăn chặn các hoạt động trên mạng ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế, chính trị, xã hội như vấn đề bản quyền và sử hữu trí tuệ, các website có nội dung không lành mạnh, …

TMĐT thế giới vẫn có xu hướng tăng mạnh, các quốc gia trên thế giới vẫn đang nỗ lực để phát triển TMĐT Trong xu thế đó, Việt Nam đang từng bước làm quen với hình thức TMĐT, bên cạnh việc phát triển các hạ tầng cơ sở, hoàn thiện khung pháp lý thì việc học hỏi kinh nghiệm quản lý, rút kinh nghiệm từ

mô hình triển khai TMĐT của các quốc gia có TMĐT phát triển là rất quan trọng Một số bài học cho Việt Nam là:

 TMĐT phát triển dựa trên một nền kinh tế phát triển cao, có tốc độ tăng trưởng đều Ở đó, việc trao đổi và mua bán hàng hoá diễn ra thuận lợi ở

Trang 29

bất kỳ hình thức nào, giá cả cũng như chất lượng hàng hoá ổn định tạo niềm tin cho người tiêu dùng

 TMĐT chỉ được thực hiện khi tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân người tiêu dùng sử dụng CNTT- viễn thông vào quá trình trao đổi, mua sắm hàng hoá, dịch vụ, nên ngoài việc đầu tư và đổi mới công nghệ, cần phải tuyên truyền, giáo dục tới các đối tượng về phương thức kinh doanh, mua sắm mới này

 Vai trò của Chính phủ thực sự quan trọng trong hình thức kinh doanh dựa trên công nghệ này Chính phủ vừa phải đưa ra được định hướng phát triển TMĐT thông qua các chính sách, vừa phải thực hiện và tổ chức thực hiện, đồng thời, cũng phải giám sát bằng việc đưa ra được một hệ thống pháp lý liên quan hoàn chỉnh và nghiêm minh

1.6.2 Tiềm năng phát triển TMĐT Việt Nam

Mặc dù trên thế giới TMĐT đang phát triển với tốc độ chóng mặt, song ở Việt Nam, đây còn là một lĩnh vực còn tương đối mới mẻ, chúng ta mới chỉ bước vào công nghệ thông tin và tham gia Internet được hơn một thập kỷ Chính

vì vậy, phát triển TMĐT đang đặt ra nhu cầu hết sức bức thiết đối với Việt Nam trong công cuộc phát triển kinh tế, rút ngắn khoảng cách phát triển với các nước tiên tiến

Tiềm năng phát triển TMĐT ở Việt Nam rất cao, bởi:

- Việt Nam là nước xuất khẩu nhiều mặt hàng, nhu cầu tìm kiếm khách hàng trên toàn thế giới là rất lớn Ngoài hàng hoá hữu hình như nông, lâm, thuỷ, hải sản, cũng có nhiều dịch vụ mà Việt Nam có thể “xuất khẩu” thông qua việc bán hàng qua mạng

- Công nghệ thông tin, viễn thông và Internet ở Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh Nguồn nhân lực trong nghành công nghệ thông tin đang được quan tâm đào tạo

Trang 30

- Chính phủ và Nhà nước khuyến khích phát triển TMĐT ở các nghành nghề, các thành phần kinh tế bằng nhiều chủ trương và hoạt động cụ thể

- Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), tham gia Hiệp hội các quốc gia đông nam á (ASEAN), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu á - Thái Bình Dương (APEC), … hơn nữa, TMĐT ở châu Á và khu vực đang trên đà phát triển nhanh

1.6.3 TMĐT Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế

Hợp tác nước ngoài trong lĩnh vực TMĐT đã được Việt Nam chủ động

và tích cực đẩy mạnh Năm 2004 Việt Nam đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Nhóm công tác ASEAN điện tử (e-ASEAN), năm 2005 là Chủ tịch Hội đồng châu Á - Thái Bình Dương về Thuận lợi hoá thương mại và kinh doanh điện tử (AFACT)

ASEAN điện tử (e-ASEAN) là một trong 11 lĩnh vực ưu tiên được đưa vào Lộ

trình hội nhập nhanh của ASEAN Bốn giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy TMĐT

đã được Lộ trình hội nhập nhanh e-ASEAN đề ra, đó là:

- Từng quốc gia thành viên ASEAN ban hành các quy định trong nước thừa nhận về mặt pháp lý các giao dịch điện tử dựa trên khuôn khổ những hướng dẫn mạng tính tham khảo chung

- Tạo thuận lợi cho giao dịch điện tử qua biên giới bằng cách đưa ra những hướng dẫn cụ thể về giao kết hợp đồng điện tử, về nguyên tắc giải quyết tranh chấp trực tuyến, và về thừa nhận lẫn nhau chữ ký điện tử giữa các nước ASEAN

- Thiết lập những cổng TMĐT mang tính khu vực để khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp ASEAN tham gia

- Xác định giao thức quốc tế phù hợp chung trong lĩnh vực thuận lợi hoá thương mại và khuyến khích các thành viên áp dụng

Lộ trình hội nhập nhanh e-ASEAN đã chính thức được pháp lý hoá tại Hiệp định khung ASEAN ngày 30/11/2004 Để tạo điều kiện cho sự phát triển

Trang 31

TMĐT, hiệp định khung e- ASEAN quy định các quốc gia cần khẩn trương hoàn thiện các luật, chính sách liên quan đến TMĐT dựa trên các tiêu chuẩn pháp lý; tạo thuận lợi cho việc thừa nhận lẫn nhau về khuôn khổ chữ ký điện tử; tạo thuận lợi cho các giao dịch và thanh toán điện tử an toàn và áp dụng các biện pháp bảo vệ sở hữu trí tuệ phát sinh trong TMĐT

Chính phủ các nước thành viên, bằng việc đẩy mạnh sử dụng các phương tiện điện tử trong việc mua sắm hàng hoá và dịch vụ, tiến tới cung cấp các dịch

vụ Chính phủ trực tuyến để xây dựng Chính phủ điện tử

Vấn đề TMĐT cũng được đưa vào nội dung đàm phán về khu vực mậu dịch

tự do giữa ASEAN với nhiều đối tác lớn, như úc và Niu Dilân Dự thảo về TMĐT ASEAN – úc – Niu Dilân đề cập đến nhiều vấn đề, từ thừa nhận giá trị pháp lý của giao dịch điện tử, miễn thuế cho các sản phẩm số hoá truyền qua phương tiện điện tử, bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ thông tin cá nhân, thừa nhận lẫn nhau các công nghệ chữ ký điện tử, cho đến khuyến khích áp dụng các thủ tục hải quan điện tử và các biện pháp thuận lợi hoá thương mại trong các khu vực mậu dịch tự do

Cùng rất nhiều diễn đàn chuyên ngành trong những lĩnh vực hợp tác khác, diễn đàn về TMĐT thu hút được sự quan tâm lớn của các nền kinh tế thành viên APEC Năm 2006, ngoài những cuộc họp định kỳ của Nhóm chỉ đạo về TMĐT (ECSG), Việt Nam tổ chức hai buổi hội thảo quốc tế lớn: “Bảo vệ thông tin cá nhân trong giao dịch TMĐT và Chính phủ điện tử” và “Giao dịch kinh doanh phi giấy tờ: hài hoà lợi ích giữa Nhà nước và doanh nghiệp” Năm 2006 cũng là năm đầu tiên Việt Nam được bầu giữ vai trò chủ tịch Tiểu nhóm thương mại phi giấy tờ của ECSG Với hàng loạt sự kiện này, Việt Nam đã khẳng định được vị thế và vai trò ngày càng tích cực trong các hoạt động hợp tác quốc tế về TMĐT trong khu vực

Nhóm chỉ đạo về TMĐT của APEC (ECSG) là một trong những nhóm đặc nhiệm hoạt động tương đối độc lập, được thành lập nhằm điều phối các hoạt

Trang 32

động TMĐT trong khuôn khổ APEC, sau khi Lộ trình Hành động TMĐT APEC được các nước thành viên thống nhất thông qua vào năm 1998 Mục tiêu của ECSG là xây dựng một cơ chế nhằm nâng cao lòng tin của các bên tham gia vào TMĐT, qua đó, thúc đẩy việc sử dụng Internet để tiến hành giao dịch Ngoài ECSG, trong APEC còn một số thể chế hợp tác khách nhằm phối hợp giải quyết các vấn đề lien quan đến TMĐT, như vấn đề thư rác (spam), các vấn đề về thương mại phi giấy tờ, …

Các hoạt động hợp tác quốc tế về TMĐT của Việt Nam nổi bật nhất là trong hai khối ASEAN và APEC, ngoài ra, còn có Uỷ ban Liên hợp quốc về Luật thương mại quốc tế (UNCITRAL) Đây là cơ quan chuyên môn đặt dưới Đại hội đồng Liên hợp quốc, có chức năng hỗ trợ chuyên môn cho Đại hội đồng trong việc đẩy nhanh quá trình thống nhất và hài hoà pháp luật thương mại quốc

tế Trong 6 nhóm công tác của UNCITRAL, nhóm 4 chuyên trách về TMĐT

Kết quả làm việc của nhóm là cho ra đời một hệ thống luật quốc tế liên quan đến TMĐT: Luật mẫu về TMĐT (năm 1996), Luật mẫu về chữ ký điện tử (năm 2001), Công ước về sử dụng chứng từ điện tử trong giao dịch thương mại quốc

tế (2005), … Những văn bản này đã đặt nền tảng chuyên môn cho việc xây dựng Luật giao dịch điện tử của Việt Nam cùng các nghị định hướng dẫn thi hành, trong đó, có Nghị định về TMĐT

Xu thế chung của thế giới hiện nay là hội nhập mạnh mẽ ở tất cả các lĩnh vực hoạt động của nền kinh tế Việt Nam luôn xác định phải chủ động và tích cực hội nhập với nền kinh tế thế giới nhằm phát triển kinh tế, rút ngắn khoảng cách phát triển với các nước trong khu vực và trên thế giới Có thể thấy, TMĐT đang càng ngày chứng tỏ vai trò là một công cụ hữu hiệu giúp đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế – thương mại trên bình diện khu vực cũng như toàn cầu

Trang 33

Chương 2:

THỰC TRẠNG ÁP DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

CỦA CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2.1 Hạ tầng cơ sở phát triển TMĐT:

2.1.1 Hạ tầng kinh tế, xã hội và pháp lý:

Điều kiện kinh tế:

Từ năm 2001 cho đến nay, GDP của Việt Nam tăng đều hàng năm (năm

2001 là 6,9%; năm 2002 tăng lên 7%, năm 2003 tăng 7,3%; năm 2004 tăng 7,7%; năm 2005 tăng 8,4%; năm 2006 là 8,2% và năm 2007 là 8,5%) Mức tăng trưởng GDP cao làm tăng nhanh tốc độ công nghiệp hoá, mở rộng hội nhập kinh

tế với khu vực và thế giới, tăng nhanh giá trị ngoại thương, nhất là xuất khẩu, tăng thu hút đầu tư nước ngoài

Về xuất khẩu: chính sách đổi mới, mở cửa hội nhập và công nghiệp hoá

đã mở ra cho Việt Nam những cơ hội mới để phát huy những lợi thế so sánh vốn có về tài nguyên thiên nhiên và nguồn lao động dồi dào, … vào phát triển các nguồn hàng xuất khẩu ngày càng lớn, tiêu thụ tại thị trường nhiều nước Trong thời kỳ đổi mới, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam mỗi năm tăng khoảng 20%, nhờ đó, đưa tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam lên 26tỷ đô la

Mỹ năm 2004, 32,23 tỷ đô la Mỹ năm 2005 và 38,5tỷ đô la năm 2006

Lượng xuất khẩu và giá xuất khẩu của hàng hoá xuất khẩu đều tăng ở mức trên dưới 9 và 11% Một số mặ hàng đạt tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu cao như: gạo (49%), rau quả (36%), cao su (25%), dầu thô (35%), hàng điện tử, linh kiện máy tính (36%), sản phẩm gỗ (43%), …

Về nhập khẩu: kim ngạch nhập khẩu cả năm 2005 đạt 36,9tỷ đô la Mỹ, tăng 25,4% so với năm 2004 cơ cấu và tỷ trọng hàng nhập khẩu tập trung chủ

Trang 34

yếu vào việc phục vụ sản xuất và đầu tư, bao gồm nhóm máy móc và thiết bị (14,3%), nguyên vật liệu phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu (15,7%), … với thị trường nhập khẩu chủ yếu từ châu á, trong đó, ASEAN chiếm tới 25%

Chính sách “đa dạng hoá, đa phương hoá” quan hệ quốc tế đã giúp Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng hơn với nền kinh tế thế giới và khu vực Việt Nam đã ký các hiệp định hợp tác kinh tế – thương mại với EU năm 2002, tham gia tổ chức ASEAN (năm 1996) và khu vực mậu dịch tự do AFTA của ASEAN (2001), tham gia APEC (1998), ký hiệp định thương mại song phương Việt –

Mỹ (2001) và Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO năm 2007

Những điều kiện kinh tế nêu trên là những cơ sở vô cùng thuận lợi cho việc phát triển TMĐT ở Việt Nam

Điều kiện xã hội:

Nhận thức về TMĐT: khái niệm TMĐT đang dần được các doanh nghiệp

và người dân Việt Nam biết đến nhiều hơn Theo thống kê chưa đầy đủ, đến năm 2002 mới có 1500 doanh nghiệp có website thì đến cuối năm 2004, tổng số website của các doanh nghiệp tại Việt Nam đã đạt tới con số 17.500 và không chỉ dừng ở việc giới thiệu sản phẩm, các website doanh nghiệp đã bước mang lại doanh thu từ hoạt động quảng cáo và mua sắm qua mạng của người tiêu dùng Tuy nhiên, tỷ lệ các doanh nghiệp quan tâm và triển khai TMĐT còn rất thấp, chỉ từ 7 đến 8% tổng doanh nghiệp Theo kết quả thăm dò ý kiến năm

2002 của Quỹ phát triển chương trình Mê Kông (đối với 100 doanh nghiệp nhỏ

và vừa ở Việt Nam) cho thấy 48% doanh nghiệp sử dụng Internet chỉ để gửi và nhận email và khoảng 33% doanh nghiệp có kết nối Internet nhưng không dùng

để hỗ trợ kinh doanh

Nguyên nhân của việc nhận thức về TMĐT còn hạn chế là do cách sống

và làm việc của đa số dân chúng vẫn còn quen với giao dịch trên văn bản giấy tờ; mua hàng nhất thiết phải trải qua công đoạn nghe, nhìn, nếm, thử,… thanh

Trang 35

toán bằng tiền mặt… Do đó, cản trở việc đưa TMĐT vào cuộc sống Về mặt lịch sử, do hàng nghìn năm sống trong nền văn minh làng xã, nên đông đảo dân chúng Việt Nam chưa xây dựng được một tác phong làm việc hợp tác trên quy

mô lớn toàn xã hội và tầm quốc tế Lối sống làm việc theo hiến pháp, pháp luật

và kỷ luật lao động công nghiệp còn yếu, cũng là một rào cản cho công cuộc kinh tế số hoá và ứng dụng TMĐT

Điều kiện pháp lý: nhằm khuyến khích cho sự phát triển của TMĐT,

Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách và luật về TMĐT Cụ thể:

Luật giao dịch điện tử: sau gần hai năm soạn thảo, ngày 29/11/2005,

luật Giao dịch điện tử đã được Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua và có hiệu lực từ ngày 1/3/2006 Luật gồm 8 chương 54 điều quy định về thông điệp

dữ liệu, chữ ký điện tử và chứng thực chữ ký điện tử, giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, giao dịch điện tử của cơ quan Nhà nước, an ninh, an toàn, bảo vệ, bảo mật trong giao dịch điện tử, giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm trong giao dịch điện tử Phạm vi điều chỉnh chủ yếu của Luật là giao dịch điện tử trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước, trong lĩnh vực dân sự, kinh doanh, thương mại

Luật thương mại: Luật thương mại sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1/1/2006

với 9 chương và 324 điều, Luật thương mại mới đã mở rộng phạm vi điều chỉnh

so với Luật thương mại năm 1997, không chỉ bao gồm mua bán hàng hoá mà còn điều chỉnh cả cung ứng dịch vụ và xúc tiến thương mại Nhiều loại hình hoạt động thương mại mới cũng được đề cập như nhượng quyền thương mại, bán hàng đa cấp, mua bán qua sở giao dịch hàng hoá, …

Luật thương mại là văn bản pháp lý nền tảng cho các hoạt động thương mại, trong đó có TMĐT Điều 15 của Luật quy định: “Tring hoạt động thương mại, các thông điệp dữ liệu đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật thì được thừa nhận có giá trị pháp lý tương đương văn bản”

Trang 36

Ngoài ra, một điều khoản khác liên quan đến TMĐT là khoản 4, điều 120 (các hình thức trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ), trong đó, coi “trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ trên Internet” là một hình thức trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ

Bộ luật Dân sự: Bộ luật Dân sự được Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 7

thông qua ngày 14/6/2005 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2006 là một văn bản pháp luật quan trọng điều chỉnh các quyền và nghĩa vụ của các chủ tham gia quan hệ dân sự Khoản 1, điều 124 “Hình thức giao dịch dân sự” quy định: “giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu được coi là giao dịch bằng văn bản”

Luật hải quan: Luật hải quan sửa đổi được Quốc hội khoá XI, kỳ họp

thứ 7 thông qua ngày 14/6/2005 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2006 So với luật Hải quan năm 2001, luật này bổ sung một số quy định về trình tự khai hải quan điện tử, địa điểm khai, hồ sơ hải quan điện tử, thủ tục hỉa quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu bằng TMĐT

Luật Hải quan là một văn bản pháp luật có đóng góp tích cực vào việc

triển khai Chính phủ điện tử và TMĐT trong giai đoạn hiện nay

Luật sở hữu trí tuệ: được Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua

ngày 29/11/2005 và có hiệu lực thi hành ngày 1/7/2006 Luật sở hữu trí tuệ thể hiện một bước tiến trong việc hoàn thiện hệ thống căn bản pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ Tại đây, có một số điều khoản liên quan đến TMĐT: quy định về các hành vi bị xem là xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan trong môi trường điện tử như cố ý huỷ bỏ hoặc làm vô hiệu hoá các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan thực hiện để bảo vệ quyền của mình; cố ý xoá, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử mà không được phép của chủ sở hữu liên quan Tuy không có quy định cụ thể liên quan đến lĩnh vực TMĐT nhưng các nguyên tắc trong Luật sở hữu trí tuệ có thể

áp dụng đối với môi trường này Ví dụ: hành vi sử dụng nhãn hiệu hàng hoá trái

Trang 37

phép trên Internet vẫn bị coi là hành vi vi phạm quyền độc quyền đối với nhãn hiệu hàng hoá của chủ sở hữu như hành vi vi phạm trong môi trường trường truyền thống

Luật CNTT: Là dự án luật đang được xây dựng, nhưng luật CNTT được

dự đoán là sẽ có nhiều tác động đến TMĐT do phạm vi điều chỉnh của luật đề cập đến những quy định về ứng dụng CNTT trong môi trường điện tử

Dự thảo luật CNTT dành hẳn một mục về TMĐT, bao gồm các điều từ 30 – 33, trong đó, có những quy định về nguyên tắc ứng dụng CNTT trong thương mại (điều 30), website bán hàng (điều 31), cung cấp thông tin cho việc giao kết hợp đồng trong môi trường mạng (điều 32), giải quyết hậu quả do lỗi nhập sai thông tin thương mại trên môi trường mạng (điều 33)

Ngày 29/12/2006, Bộ Thương mại đã ban hành Quyết định số 40/2006/QD-BTM về việc ban hành Kế hoạch tổng thể ứng dụng và phát triển CNTT ngành thương mại đến năm 2010 Mục tiêu của kế hoạch này là đến năm

2010 sẽ hình thành Chính phủ điện tử trong ngành thông qua việc xây dựng hệ thống hành chính điện tử tại các cơ quan thương mại từ trung ương đến địa phương; ứng dụng CNTT ở mức cao trong các hoạt động, nghiệp vụ thương mại; cung cấp trực tuyến nhiều dịch vụ thương mại công Bộ Thương mại sẽ thực hiện các giải pháp đồng bộ xây dựng hạ tầng CNTT hiện đại, xây dựng và ban hành các chuẩn trao đổi dữ liệu điện tử, xây dựng và phát triển hành chính điện tử, phát triển vứng chắc việc tin học hoá các hoạt động nghiệp vụ thương mại, cung cấp trực tuyến dịch vụ công và đào tạo nguồn nhân lực

Nghị định về TMĐT: được xây dựng nhằm đáp ứng yêu cầu, quy định

cụ thể, chi tiết về TMĐT

Nghị định chi tiết hoá việc sử dụng các loại văn bản giao dịch trong TMĐT dưới dạng thông điệp dữ liệu (gọi là chứng từ điện tử) Bên cạnh việc quy định về giá trị pháp lý tương đương văn bản, giá trị pháp lý như bản gốc và giá trị pháp lý của chữ ký điện tử trong chứng từ điện tử, thời điểm, địa điểm

Trang 38

nhận và gửi chứng từ điện tử Nghị định còn công nhận hợp đồng được giao kết

từ sự tương tác giữa một hệ thống thông tin tự động với nhau không bị phủ nhận giá trị pháp lý Để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng, Nghị định cho phép cá nhân mắc phải lỗi nhập thông tin khi giao tiếp với một hệ thống thông tin tự động có thể rút bỏ phần chứng từ điện tử có lỗi Đối với các đề nghị giao kết hợp đồng thông qua hệ thống thông tin, bên đưa ra đề nghị phải cung cấp cho bên được đề nghị chứng từ điện tử hoặc các chứng từ liên quan chứa đựng những nội dung của hợp đồng và các chứng từ này phải thoả mãn điều kiện lưu trữ

Về chính sách: Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 2006- 2010; Chiến lược phát triển CNTT và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; Đề án hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng CNTT phục vụ hội nhập và phát triển giai đoạn 2005 – 2010; …

2.1.2 Hạ tầng công nghệ

Công nghiệp công nghệ thông tin: Theo Báo cáo Thương mại điện tử năm

2006 – Bộ Thương mại điện tử, tổng giá trị ngành công nghệp công nghệ thông tin Việt Nam năm 2005 là 1,4 tỷ đô la, tăng 49,6% so với năm 2004, trong đó, công nghiệp phần cứng tăng mạnh – chủ yếu từ sự tăng trưởng của các công ty

đa quốc gia hoạt động tại Việt Nam Năm 2006, công nghiệp phần cứng trở thành một trong tám ngành kinh tế của Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu trên 1tỷ đô la/năm, cùng với dầu thô, dệt may, thuỷ sản, cao su, giày dép, sản phẩm

gỗ và gạo Tuy nhiên, phần đóng góp quan trọng lại là của các công ty 100%vốn

Trang 39

nước ngoài sản xuất ở Việt Nam để xuất đi các nước khác Tỷ lệ máy tính trên đầu người tại Việt Nam, một trong những chỉ tiêu phản ánh năng lực phục vụ thị trường nội địa của ngành công nghiệp phần cứng, hiện vẫn vào hàng thấp nhất trong khu vực

Ngành công nghiệp phần mềm/dịch vụ Việt Nam đạt doanh số 250 triệu

đô la trong năm 2005, trong đó, 180 triệu đô la từ thị trường nội địa (61,1%) và

70 triệu đô la từ gia công xuất khẩu (38,9%), tăng 47% so với năm trước Gia công xuất khẩu phần mềm tăng 55,5% Thị trường phần mềm/dịch vụ trong

nước tăng 44%, trong đó, có sự đóng góp lớn của ngành công nghệ nội dung số, đặc biệt là dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng di động và trò chơi trực tuyến

Viễn thông và Internet: năm 2006 tiếp tục chứng kiến tốc độ phát triển của các dịch vụ Internet và viễn thông tại Việt Nam Theo Viện chính sách và chiến lược bưu chính viễn thông – Bộ Bưu chính Viễn thông, hết năm 2005, tổng số máy địên thoại trên toàn mạng là 15,779 triệu máy, tăng 5,480 triệu máy

so với năm 2004 và đạt mật độ gần 19,01 máy/100 dân số thuê bao di động tiếp tục tăng mạnh và chiếm 57%tổng số điện thoại Trong nỗ lực thu hẹp khoảng cách số giữa các vùng miền, năm 2005 cũng là năm đạt mục tiêu 100% số xã trên cả nước có điện thoại Trên thị trường xuất hiện nhiều nhà cung cấp dịch vụ viễn thông mới như Viettel, EVN telecom,… và sự cạnh tranh đã làm giảm giá cước viễn thông rõ rệt, giúp nhiều đối tượng có mực thu nhập khác nhau trong

xã hội có thể tiếp cận các dịch vụ viễn thông hơn nữa, sự cạnh tranh cũng góp phần thúc đẩy các nhà cung cấp dịch vụ nhanh chóng ứng dụng công nghệ mới

Năm 2006, số thuê bao quy đổi tăng 38%, số người dùng Internet tăng 36%, chiếm 17,5% dân số Nếu như năm 2005 đánh dấu tỷ lệ người sử dụng Internet Việt Nam vượt ngưỡng trung bình của châu á (9,78%) thì đến cuối năm

2006 tỷ lệ người dùng Internet Việt Nam đã đạt ngưỡng trung bình của thế giới (theo thống kê của Internet World Stats, tỷ lệ người dùng Internet trung bình của thế giới vào cuối tháng 12/2006 là 16,8%)

Trang 40

1,000 1,300

3,098

6,345 10,710 14,509

2,0004,0006,0008,00010,00012,00014,00016,000

Bảng 2.1: Phát triển người dùng Internet 2001 - 2006

(Nguồn: Trung tâm Internet Việt Nam, tháng 12/2006)

Thị trường dịch vụ Internet năm 2006 tiếp tục phát triển theo xu hướng đa dạng hoá và chia sẻ thị phần đồng đều hơn giữa các nhà cung cấp, mặc dù mức

độ tập trung vẫn còn tương đối cao Việt Nam hiện có 16 nhà cung cấp dịch vụ Internet được cấp phép hoạt động, nhưng chỉ có 8 ISP thực sự cung cấp dịch vụ,

và năm ISP lớn là VNPT, FPTl, Viettel, SPT và NetNam Bốn nhà cung cấp dịch

vụ hàng đầu này hiện nay nắm giữ 92% thị trường Internet nói chung và 98% thị trường Internet băng thông rộng nói riêng Một đặc điểm nổi bật của thị trường Internet - viễn thông năm 2005 – 2006 là sự phát triển mạnh mẽ của dịch vụ băng thông rộng, tổng số thuê bao băng thông rộng năm 2006 tăng hơn hai lần so với năm 2005, đạt gần 453.700 thuê bao Đây sẽ là một động lực lớn cho việc phát triển các dịch vụ trên nền Internet và công nghiệp nội dung số trong tương lai

Dung lượng kết nối Internet quốc tế tiếp tục phát triển mạnh trong những năm qua, tính đến hết tháng 12/2006, tổng dung lượng kết nối Internet quốc tế của các nhà cung cấp dịch vụ Internet Việt Nam đã tăng gấp 6 lần so với thời điểm tháng 12/2003 và gấp 3 lần so với tháng 12/2004

Ngày đăng: 17/03/2015, 12:37

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Anita Rosen, “Hỏi đáp và sử dụng Thương mại điện tử”, Nhà xuất bản Thống Kê, tháng 9 năm 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hỏi đáp và sử dụng Thương mại điện tử
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống Kê
2. Constance H. McLaren and Bruce J. Mc Laren, “E-commerce: business on the Internet”, South – Western Educational Publishing, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: E-commerce: business on the Internet
3. Chính phủ, “Nghị định Thương mại điện tử”, ngày 09 tháng 6 năm 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định Thương mại điện tử
4. J. Backer - Đặng Ngọc Dinh, “Internet ở Việt Nam và các nước đang phát triển”, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, Hà Nội - năm 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Internet ở Việt Nam và các nước đang phát triển”
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật
5. TS Hà Hoàng Hợp, “Thương mại điện tử với phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ”, Nhà xuất bản Thống kê, tháng 10 – 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thương mại điện tử với phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê
6. Sayling Wen, “Tương lai của thương mại điện tử”, Nhà xuất bản Bưu điện”, tháng 12 năm 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tương lai của thương mại điện tử"”, Nhà xuất bản Bưu điện
Nhà XB: Nhà xuất bản Bưu điện”
7. Thủ tướng Chính phủ, “Quyết định phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển Thương mại điện tử giai đoạn 2006 - 2010”, ngày 15 tháng 9 năm 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển Thương mại điện tử giai đoạn 2006 - 2010
8. Trung tâm Thông tin bưu điện - Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam, “Thương mại điện tử”, Nhà xuất bản Bưu điện, tháng 3 năm 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thương mại điện tử
Nhà XB: Nhà xuất bản Bưu điện
9. Vụ thương mại điện tử, “Báo cáo Thương mại điện tử năm 2004”, tháng 4 năm 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo Thương mại điện tử năm 2004
10. Vụ thương mại điện tử, “Báo cáo Thương mại điện tử năm 2005”, tháng 2 năm 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo Thương mại điện tử năm 2005
11. Vụ thương mại điện tử, “Báo cáo Thương mại điện tử năm 2006”, tháng 1 năm 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo Thương mại điện tử năm 2006
12. Website Bộ Công thương: http://www.moit.gov.vn Link
13. Website Bộ Bưu chính Viễn thông: http://www.mpt.gov.vn 14. Website Bộ Kế hoạch và Đầu tư: http://www.mpi.gov.vn Link
15. Website Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam http://www.vcci.com.vn Link
19. Sàn giao dịch điện tử: http://www.vnemart.com Link
20. Website Sở Thương mại Hà Nội: http://www.hanoitrade.com.vn Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w