1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp Hàn Quốc ở Việt Nam

105 1,8K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 1,25 MB

Nội dung

Các nghiên cứu đã đề cập đến các vấn đề chính: Cơ sở lý luận về văn hóa và VHKD; Nghiên cứu, phân tích thực trạng VHKD của các DN ở một số vùng miền hoặc cũng có một số nghiên cứu về VHK

Trang 1

NGUYỄN VIẾT LỘC

VĂN HÓA KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP

CÓ VỐN ĐẦU TƯ HÀN QUỐC Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH

HÀ NỘI - 2008

Trang 2

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong xu thế toàn cầu hóa kinh tế hiện nay, cạnh tranh quốc tế ngày càng trở nên gay gắt, đòi hỏi các DN phải biết khai thác các thế mạnh riêng có, trong đó khai thác các nhân tố văn hóa là một điển hình Nền kinh tế toàn cầu làm cho môi trường kinh doanh biến đổi nhanh hơn, tác động làm nâng các chuẩn mực văn hóa lên cao khiến các DN phải xây dựng được VHKD có tính thích nghi tốt

Ở Việt Nam, sau hơn 20 năm đổi mới, mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, đầu tư nước ngoài ngày càng gia tăng Tính đến nay đã có 78 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vốn làm ăn tại Việt Nam Dẫn đầu các quốc gia là Hàn Quốc với hơn 12,7 tỷ USD (chiếm 15% trong tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam là 78 tỷ USD) Hàn Quốc cũng là nước có số dự án đầu

tư vào Việt Nam lớn nhất, với trên 8.400 dự án [30]

Với tỷ trọng vốn đầu tư lớn, các DN Hàn Quốc đóng vai trò hết sức quan trọng và có tác động ảnh hưởng không chỉ đến phát triển kinh tế mà còn đối với cả văn hóa, xã hội của Việt Nam Tuy nhiên, bên cạnh các tác động tích cực, một thực tế đang đặt ra hiện nay là xung đột xẩy ra nhiều trong các DN có vốn đầu tư Hàn Quốc tại Việt Nam: hiện tượng sa thải nhân viên tùy tiện, đối xử không công bằng với người làm công, hành vi bạo lực với nhân công, lừa đảo, làm hàng giả ngày càng gia tăng dẫn đến khiếu kiện, biểu tình [12, tr.3]

Hiện trạng trên đã đặt ra các câu hỏi: Có phải các ông chủ Hàn Quốc không đối xử có văn hóa với lao động người Việt Nam hay không ? Hay là do

sự khác biệt về VHKD của Hàn Quốc và Việt Nam ? Hoặc là cả hai lý do này ? Các câu hỏi này đang trở thành vấn đề lớn, gây trở ngại không chỉ đối

Trang 3

với việc phát triển kinh doanh của các DN Hàn Quốc ở Việt Nam mà còn tạo

ra những hình ảnh xấu, ảnh hưởng đến mối quan hệ bang giao giữa hai nước Nhằm tìm lời giải cho các câu hỏi đã nêu, luận văn sẽ phân tích, tìm hiểu thực tiễn các khía cạnh của VHKD trong các DN Hàn Quốc ở Việt Nam

2 Tình hình nghiên cứu

A Trong nước

Vấn đề VHKD nói chung và VHKD của các DN có vốn đầu tư nước ngoài ngoài nói riêng đã được nhiều nhà khoa học Việt Nam quan tâm Có khá nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này Các nghiên cứu đã đề cập đến các vấn đề chính: Cơ sở lý luận về văn hóa và VHKD; Nghiên cứu, phân tích thực trạng VHKD của các DN ở một số vùng miền hoặc cũng có một số nghiên cứu về VHKD của tập đoàn, công ty nước ngoài hay VHKD đặc trưng của một quốc gia cụ thể; Phân tích ảnh hưởng của cơ chế, chính sách, môi trường văn hóa xã hội đối với VHKD; Một số nghiên cứu nêu ra một số giải pháp, gợi ý chính sách để xây dựng và phát triển VHKD ở Việt Nam

Về cơ sở lý luận của VHKD, các tác giả (Phạm Xuân Nam - 1996; Đỗ

Minh Cương - 2001; Nguyễn Hoàng Anh - 2002; Dương Thị Liễu và các đồng sự - 2004) đã nghiên cứu khá sâu sắc về mối quan hệ giữa văn hóa và kinh tế, kinh doanh; tổng quan khá đầy đủ các quan niệm về triết lý kinh doanh, đạo đức kinh doanh, về văn hóa doanh nhân , các yếu tố cấu thành và các nhân tố ảnh hưởng tới chúng Tuy nhiên, các tác giả cũng có các quan điểm khác nhau về một số vấn đề, chẳng hạn như về các yếu tố cấu thành VHKD, văn hoá DN Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng bất đồng này là chưa có sự thống

nhất về khái niệm, đặc trưng của VHKD

Về nghiên cứu VHKD của DN có vốn đầu tư nước ngoài nói chung và của

DN Hàn Quốc ở Việt Nam nói riêng, đã có một số công trình nghiên cứu về

VHKD của một tập đoàn, doanh nghiệp cụ thể và chủ yếu là nghiên cứu ảnh

Trang 4

hưởng của nhân tố văn hóa đến hoạt động kinh doanh của DN, hay văn hoá ứng

xử đặc trưng của các quốc gia (Mai Thanh Lan - 2007; Nguyễn Văn Dân - 2006; Phạm Mai Hương - 2005) Một số nghiên cứu khác như: Về sự khác biệt tính cách giữa văn hóa Hàn Quốc so với văn hóa Việt Nam (Trần Ngọc Thêm -2007); Văn hóa giao tiếp của người Hàn Quốc, so sánh với Việt Nam (của Phan Thu Hiền - 2007)

Có một số tác giả tập trung phân tích ảnh hưởng của cơ chế, chính sách, môi trường kinh tế, văn hoá, xã hội đối với các DN Việt Nam nói chung cũng như DN nước ngoài nói riêng, hay phân tích ảnh hưởng của các yếu tố môi trường ở góc độ thu hút vốn đầu tư nước ngoài (Phùng Xuân Nhạ - 2006; Đỗ Huy - 1996; Nguyễn Anh Dũng - 2000; Vũ Quốc Tuấn - 2001; Nguyễn Quang Vinh - 2002; Lê Quý Đức - 2005) Các nghiên cứu này đã giới thiệu

và đề xuất được một số giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, phát huy vai trò các nhân tố của VHKD, nhưng chủ yếu mới dừng ở dạng các kiến nghị riêng lẻ mà chưa được xây dựng thành một hệ thống cơ chế, chính sách, giải pháp cụ thể

B- Ngoài nước

Vấn đề VHKD đã được các nhà nghiên cứu nước ngoài quan tâm từ những năm 70 của thế kỷ XX Trong các giáo trình giảng dạy về kinh doanh của Mỹ và các nước phương Tây đã đề cập nhiều đến văn hóa như là một nhân tố không thể thiếu của hoạt động kinh doanh

Một số công trình nổi tiếng về VHKD (G.Hofstede - 1994; John Kotter - 1992); về Đạo đức kinh doanh (Farrell, O.C, Fraedrich, J & Farrell, L - 2002) như là những nền tảng lý luận vững chắc để nghiên cứu sâu về VHKD

Đã có những công trình nghiên cứu về vai trò của các nhân tố văn hoá (như lễ hội, tập quán, truyền thống, hệ thống các giá trị của công ty, tinh thần doanh nghiệp, các chuẩn mực đạo đức, triết lý công ty, văn hoá công ty, văn hóa của

Trang 5

người lãnh đạo doanh nghiệp ) trong hoạt động kinh doanh (P.Drucke -1989; T.Peter & R Waterman - 1996) Một số tác giả Trung quốc đã có nghiên cứu bước đầu về tinh thần doanh nghiệp, trong đó nhấn mạnh vai trò của các nhân

tố văn hoá (Quách Thái - 1995; Lưu Vĩnh Thuỵ - 2000), hay nghiên cứu về kinh doanh trong môi trường văn hóa đa dạng, VHKD trong bối cảnh toàn cầu hóa (Thomas L Friedmen - 2007; Fons Trompenaars & Charles Hampden - Turner - 2006); Lịch sử và văn hóa Hàn Quốc, so sánh với Việt Nam (của Lee Chul Hee - 2007)

Cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống về VHKD của các DN có vốn đầu tư nước ngoài đang làm ăn ở Việt Nam nói chung và VHKD của các DN Hàn Quốc nói riêng Có chăng mới chí là các nghiên cứu nhỏ lẻ về một số khía cạnh, đặc điểm mang tính văn hóa về phong cách quản lý, điều hành, về văn hóa ứng xử của các ông chủ Hàn Quốc Đặc biệt chưa có nghiên cứu nào phân tích về thực trạng VHKD của các DN Hàn Quốc ở Việt Nam và đưa ra các lý giải cho thực tiễn xung đột thường xẩy ra trong các DN Hàn Quốc hiện nay

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu:

Trên cơ sở khái quát các vấn đề lý luận và thực tiễn về VHKD, đề tài góp phần làm sáng tỏ thực trạng VHKD trong các DN Hàn Quốc ở Việt Nam nhằm tìm câu trả lời thuyết phục cho các câu hỏi nêu ở phần trên

Để thực hiện mục đích đó, đề tài có nhiệm vụ sau:

- Hệ thống các vấn đề lý luận và thực tiễn VHKD trong các DN Hàn Quốc ở Việt Nam

- Phân tích thực trạng VHKD trong các DN Hàn Quốc ở Việt Nam

- Đưa ra một số gợi ý giải pháp nhằm cải thiện VHKD trong các DN Hàn Quốc ở Việt Nam

Trang 6

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là VHKD của các DN Hàn Quốc ở Việt

Nam

Đối tượng khảo sát là các DN Hàn Quốc ở Việt Nam

Phạm vi nghiên cứu là VHKD được nghiên cứu dưới góc độ nghĩa rộng,

tức là toàn bộ các nhân tố văn hóa trong hoạt động kinh doanh của DN

5 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp kế thừa: Thu thập, tổng hợp, phân tích, đánh giá các tài

liệu từ các nghiên cứu trước, kế thừa có chọn lọc những tài liệu này

- Khảo sát thực tiễn: Do một số vấn đề nghiên cứu của đề tài còn khá

mới mẻ, do đó cần phải khảo sát thực tế ở một số DN Hàn Quốc điển hình trên cả nước Phương pháp chọn mẫu sẽ được sử dụng khi tiến hành khảo sát,

điều tra xã hội học để các đánh giá được sát thực

- Nghiên cứu liên ngành: Nội dung nghiên cứu của đề tài liên quan đến

nhiều lĩnh vực khoa học chuyên ngành như: Xã hội học, Tâm lý học, Triết học, Ngôn ngữ học, Văn hóa học, Kinh tế học, v.v…nên trong quá trình triển

khai, các phương pháp nghiên cứu liên ngành trên được áp dụng

- Phương pháp luận phép biện chứng duy vật: Quan điểm lịch sử cụ thể

luôn được quán triệt trong quá trình khảo sát, đánh giá, phân tích tình hình thực tiễn

- Phương pháp phân tích - so sánh: Đề tài nghiên cứu, phân tích, so sánh

văn hóa và VHKD của Hàn Quốc với Việt Nam để tìm lời giải cho các mâu thuẫn, xung đột cũng như đưa ra gợi ý các giải pháp cho xây dựng VHKD trong các DN Hàn Quốc phù hợp với văn hóa Việt Nam

Trang 7

6 Dự kiến những đóng góp của luận văn

- Hệ thống được lý luận và thực tiễn VHKD trong các DN Hàn Quốc ở Việt Nam

- Làm rõ thực trạng VHKD trong các DN Hàn Quốc ở Việt Nam

- Gợi ý một số giải pháp nhằm cải thiện VHKD trong các DN Hàn Quốc

ở Việt Nam

7 Bố cục của đề tài

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, các phụ lục và Tài liệu tham khảo, nội dung đề tài gồm 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận và thực tiễn của VHKD trong các DN

Hàn Quốc ở Việt Nam

Chương 2: Thực trạng VHKD của các DN Hàn Quốc ở Việt Nam

Chương 3: Một số gợi ý giải pháp cải thiện VHKD của các DN Hàn

Quốc ở Việt Nam

Trang 8

CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA

VĂN HÓA KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP HÀN QUỐC Ở VIỆT NAM

1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN

1.1.1 Khái niệm cơ bản

1.1.1.1 Văn hoá kinh doanh

Văn hóa hiện diện và thẩm thấu vào mọi khía cạnh của đời sống con người như một yếu tố không thể thiếu được của tổng thể xã hội Tuy vậy, điều này không có nghĩa là con người nhận thức được một cách rõ ràng kiến trúc của văn hóa trong mỗi hoạt động hoặc có thể định liệu được những liên hệ mật thiết có tính chất văn hóa trước khi đi đến những quyết định Người ta ngày càng nhận ra rằng văn hóa tham gia vào mọi quá trình hoạt động của con người Và đã đi sâu tìm hiểu những sắc thái văn hóa của các hoạt động của con người như: văn hóa chính trị, văn hóa pháp luật, văn hóa giáo dục, văn hóa gia đình Kinh doanh là một hoạt động đặc thù của con người, do vậy nó cũng là một phạm trù của văn hóa

Có khá nhiều quan niệm, định nghĩa về VHKD Trước khi đi đến một định nghĩa mang tính khái quát cao, chúng ta khảo sát một số định nghĩa điển hình:

- Theo các nhà nghiên cứu của Viện Kinh doanh Nhật Bản - Hòa Kỳ

(JABA), "VHKD có thể được định nghĩa như ảnh hưởng của những mô hình văn hóa của một xã hội đến những thiết chế và thông lệ kinh doanh của xã hội đó" [5, tr.13]

- Theo Vern Terspstra và Kenneth David (Trường Đại học Michigan -

Hoa Kỳ), "VHKD bao gồm những nguyên tắc điều chỉnh việc kinh doanh, việc

Trang 9

ấn định ranh giới giữa hành vi cạnh tranh và các ứng xử vô đạo đức, những quy tắc phải tuân theo trong các thỏa thuận kinh doanh" [5, tr.14]

Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu đã đưa ra một số định nghĩa về VHKD như sau:

- GS.TS Nguyễn Duy Quý: "Trong hoạt động kinh doanh có một nền VHKD thể hiện sự vận động khoa học và kỹ thuật, tổ chức và quản lý kinh doanh, ở những cách thức giao tiếp và ứng xử trong kinh doanh thương mại"

[22, tr.16]

- GS Hoàng Trinh: "VHKD (hay kinh doanh có văn hóa) có nghĩa là hoạt động kinh tế có hiệu quả, đạt năng suất, sản lượng, giá trị cao, giá thành thấp, sản phẩm đạt chất lượng cao, tiêu thụ được sản phẩm trên thị trường trong nước và ngoài nước, làm đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước" [2, tr.99]

- GS Phạm Xuân Nam: "VHKD là phương pháp kinh doanh bằng nắm bắt thông tin, ra sức cải tiến kỹ thuật, công nghệ, tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu, quan tâm thích đáng đến đời sống vật chất và tinh thần của người lao động, bồi dưỡng và phát huy tiềm năng sáng tạo của họ trong việc tạo ra những hàng hóa và dịch vụ có chất lượng tốt, hình thức đẹp, giá cả hợp lý, đáp ứng được nhu cầu của thị trường, giữ được chữ tín với người tiêu dùng" [22, tr.15]

Với cách tiếp nhận như trên dẫn đến cách hiểu VHKD là sự vận dụng các nhân tố văn hóa vào hoạt động sản xuất - kinh doanh Cụ thể đó là các nhân tố về khoa học kỹ thuật, công nghệ, phương thức tổ chức và quản lý, giao tiếp và ứng xử Và nhấn mạnh biểu hiện của VHKD như là tính hiệu

quả, chất lượng sản phẩm, chữ tín, đạo đức

Một định nghĩa được nhiều nhà nghiên cứu chú ý là của TS Đỗ Minh

Cương: "VHKD là việc sử dụng các nhân tố văn hóa vào trong hoạt động kinh doanh của chủ thể, là cái văn hóa mà các chủ thể kinh doanh tạo ra

Trang 10

trong quá trình kinh doanh hình thành nên những kiểu kinh doanh ổn định và đặc thù của họ" [8, tr.50]

Định nghĩa trên tiếp cận VHKD từ hai phương diện là những nhân tố

văn hóa được lựa chọn từ văn hóa dân tộc đưa vào hoạt động kinh doanh và những nhân tố văn hóa được chủ thể kinh doanh tạo ra trong quá trình kinh

doanh Tuy nhiên, trên thực tế không có sự tách bạch như vậy mà hai loại nhân tố hòa quyện, thẩm thấu vào nhau để tạo thành các yếu tố cấu thành VHKD

Qua các phân tích ở trên, có thể đưa ra một khái niệm chung về VHKD,

đó là: "VHKD là toàn bộ các nhân tố văn hóa đƣợc chủ thể kinh doanh chọn lọc, tạo ra, sử dụng và biểu hiện trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh từ đó tạo nên bản sắc kinh doanh riêng có của chủ thể"

Chọn lọc các nhân tố văn hóa dân tộc, văn hóa xã hội (đó là phong tục,

tập quán, thói quen, giá trị, thẩm mỹ, ngôn ngữ, tôn giáo ) để đưa vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh; Và trong hoạt động sản xuất kinh

doanh, chủ thể tạo ra nhân tố văn hóa đặc thù của mình (phong cách, phong

thái kinh doanh, hệ giá trị, hình thức mẫu mã sản phẩm, kiến trúc nội thất

của DN, hay của một dân tộc, quốc gia); Sử dụng các nhân tố văn hóa đã

được chọn lọc và tạo ra trong quá trình sản xuất kinh doanh vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh từ đó tạo nên bản sắc kinh doanh riêng của chủ thể

1.1.1.2 Văn hoá doanh nghiệp

Văn hóa DN là toàn bộ các giá trị văn hoá được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một DN, trở thành các giá trị, tiêu chuẩn, các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của DN ấy và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của DN trong

việc theo đuổi và thực hiện mục đích chung

Trang 11

Các giá trị văn hóa đó của DN thường được thể hiện qua những biểu trưng (symbol) chung thuộc về hình thức (logo, đồng phục…) cùng các yếu tố tạo nên thương hiệu; qua năng lực, phẩm chất, trình độ tổ chức sản xuất kinh doanh tạo ra chất lượng sản phẩm và những thành tích, truyền thống; qua phong cách giao tiếp, ứng xử thống nhất của toàn đơn vị (đối với nội bộ, đối với khách hàng) trong quá trình sản xuất kinh doanh v.v

Với quan điểm như vậy, có thể nói văn hóa DN biểu hiện VHKD của

DN, còn VHKD biểu đạt lối kinh doanh của nhiều chủ thể kinh doanh như: VHKD của một cộng đồng, một dân tộc, một khu vực hay một cá nhân, tổ chức kinh doanh nào đó

Cho đến nay có khá nhiều định nghĩa về văn hóa DN được đưa ra:

Theo Georges de Saite Marie, chuyên gia người Pháp đã đưa ra định

nghĩa như sau: “Văn hóa DN là tổng hợp các giá trị, các biểu tượng, huyền thoại, nghi thức, các điều cấm kỵ, các quan điểm triết học, đạo đức tạo thành nền móng sâu xa của DN” [6, tr.259]

Theo định nghĩa của tổ chức Lao động Quốc tế (International Labour

Organization – ILO): “Văn hóa DN là sự trộn lẫn đặc biệt các giá trị, các tiêu chuẩn, thói quen và truyền thống, những thái độ ứng xử và lễ nghi mà toàn bộ chúng là duy nhất đối với một tổ chức đã biết” [6, tr.259]

Một định nghĩa được chấp nhận khá rộng rãi là định nghĩa của chuyên

gia nghiên cứu các tổ chức Edgar Schein: “Văn hóa DN là tổng hợp những quan niệm chung mà các thành viên trong công ty học được trong quá trình giải quyết các vấn đề nội bộ và xử lý các vấn đề với môi trường xung quanh” [6, tr.26]

Theo PGS.TS Dương Thị Liễu: “Văn hóa DN là toàn bộ giá trị tinh thần mang đặc trưng riêng biệt của DN có tác động tới tình cảm, lý trí và hành vi của tất cả các thành viên DN”

Trang 12

Qua các định nghĩa trên cho thấy, phần lớn các ý kiến mới chỉ dừng lại ở những giá trị cần phải có bên trong DN mà chưa đề cập đến những yếu tố có thể nằm vượt ra bên ngoài DN mà có tác động đến việc tạo nên bản sắc riêng

của DN, đó chính là môi trường văn hoá và những yếu tố văn hoá hợp thành

trong quá trình sản xuất kinh doanh

Với quan niệm như vậy, văn hóa DN sẽ bao gồm:

- Môi trường văn hoá của DN;

- Hệ thống các giá trị của DN;

- Các nhân tố văn hoá trong sản xuất, kinh doanh của DN

Và chính văn hóa DN tạo nên sự đặc thù, khác biệt cho DN, là cái phân biệt giữa DN này với DN khác; là một “tiểu văn hoá” và là cái bộ phận nếu so sánh với nền văn hoá của một dân tộc hay một quốc gia

Một định nghĩa thể hiện được các quan điểm nêu trên là của TS Đỗ

Minh Cương: “Văn hóa DN là một dạng của văn hoá tổ chức bao gồm những giá trị, những nhân tố văn hoá mà DN kế thừa và sáng tạo ra trong quá trình sản xuất kinh doanh, tạo nên cái bản sắc của DN và tác động tới tình cảm, lý trí và hành vi của tất cả các thành viên của nó”

Để phục vụ cho việc nhận diện văn hóa của một DN, người ta đưa ra các

mô hình về văn hóa DN hiện nay

Các mô hình văn hóa DN:

Có thể khi thành lập DN, nhà sáng lập thường "vay mượn" ý tưởng các

mô hình mẫu hay mô hình lý tưởng phù hợp Với môi trường kinh doanh đa văn hoá ngày nay, các nhà kinh tế đã khái quát hoá nên bốn mô hình văn hóa

DN và chỉ ra những nền văn hoá bản địa khác nhau có ảnh hưởng như thế nào đến từng mô hình là: i) Mô hình văn hoá gia đình; ii) Mô hình văn hoá tháp Eiffel; iii) Mô hình văn hoá tên lửa dẫn đường; iv) Mô hình văn hoá lò ấp trứng

Trang 13

1 Mô hình văn hoá gia đình:

Nghĩa ẩn dụ "gia đình" trong khái niệm văn hoá để chỉ tính nhân văn, đó

là mối quan hệ trực tiếp, gần gũi nhưng có tính thứ bậc trên dưới, như một gia đình, "người cha" là người có kinh nghiệm, quyền lực đối với "con cái" Kết quả là sự hình thành văn hoá hướng "quyền lực" Tuy nhiên đây là thứ "quyền lực" hết sức thân thiện, không có tính đe doạ, quân phiệt

Trong mô hình văn hóa gia đình hướng quyền lực, việc thực thi quyền lực lớn nhất thông qua sự hòa hợp giữa các thành viên Sự trừng phạt lớn đối với các thành viên là không được yêu mến hay không còn có vị trí trong gia đình nữa Vì vậy áp lực chính đối với họ là tính đạo đức và xã hội chứ không phải là tài chính hay tính pháp lý Điển hình cho lựa chọn mô hình này là ở các DN của Ai cập, Italia, Nhật, Singapore, Bắc Triều tiên, Tây Ban Nha

Trang 14

Một sự khác biệt nữa của mô hình tháp Eiffel là quá trình phát triển của

DN được hỗ trợ rất nhiều bởi năng lực chuyên môn Và vì thế hầu hết các DN theo mô hình gia đình thường không chấp nhận mô hình tháp Eiffel Quan hệ

cá nhân làm thiên lệch sự phán quyết, tạo nên chủ nghĩa thiên vị, tạo ra rất nhiều ngoại lệ và làm mờ ranh giới của giữa vai trò và trách nhiệm

Hệ thống thứ bậc trong DN theo mô hình này được mô tả, xếp loại theo mức độ khó, phức tạp và tính trách nhiệm cùng với mức lương tương ứng Tiếp đó là sự tìm kiếm ứng viên cho các vị trí đó Điều này khiến cho công việc tuyển dụng công bằng, khách quan và kỹ càng và tuân thủ theo nguyên tắc việc tìm người, giao việc cho những người thích hợp nhất

Mô hình tháp Eiffel thường được thấy nhiều ở các DN Đức, Australia, Colombia, Hàn Quốc

3 Mô hình văn hoá tên lửa dẫn đường

Mô hình văn hóa tên lửa dẫn đường khác với cả hai mô hình văn hoá gia đình và tháp Eiffel ở chủ nghĩa quân bình, nhưng khác mô hình gia đình và giống mô hình tháp ở tính khách quan và hướng nhiệm vụ Mô hình văn hóa tên lửa dẫn đường gần giống với mô hình tổ chức làm việc theo nhóm (team work) Mỗi người đều biết rõ phần việc của mình Làm thế nào để tất cả các thành viên cùng tham gia hoạt động ? Tất cả đều ngang nhau, hoặc ít nhất gần như ngang nhau Người đứng đầu mang tính chất điều phối, phối hợp vì mục tiêu chung

Trong mô hình văn hóa tên lửa dẫn đường, sự thay đổi diễn ra nhanh chóng, mục tiêu luôn vận động, nhiều mục tiêu mới xuất hiện, nhóm làm việc mới hình thành, nhóm cũ giải tán Người chuyển từ nhóm này sang nhóm khác đi đôi với việc chuyển từ việc này sang việc khác dẫn đến xu hướng luân chuyển công việc cao, lòng trung thành với chuyên môn và công việc lớn hơn lòng trung thành với công ty Do đó, xét về nhiều mặt, mô hình văn hóa tên

Trang 15

lửa dẫn đường đối lập với mô hình văn hóa gia đình với sợi dây liên hệ bền vững, dài lâu và tràn đầy tình cảm Với đặc điểm như vậy, mô hình văn hóa tên lửa dẫn đường thường thấy ở các tổ chức nghiên cứu, mà Cơ quan Hàng không Vũ trụ (NASA) là một ví dụ điển hình

4 Mô hình văn hoá lò ấp trứng

Mô hình văn hoá lò ấp trứng dựa trên quan điểm về thuyết hiện sinh: Cơ cấu tổ chức không quan trọng bằng sự hoàn thiện cá nhân Đề cao sự tự thể hiện và tự hoàn thiện của cá nhân Mô hình này mang tính chất cá nhân và quân bình Do đó mô hình văn hóa này tạo nên sân chơi lành mạnh để phát huy ý tưởng và đáp lại một cách thông minh những sáng kiến mới Tuy vậy

mô hình này thường xuyên, nếu không muốn nói là liên tục, hoạt động ở một môi trường tình cảm tận tâm, nhưng sự tận tâm ở đây ít hướng đến con người

mà là hướng đến sự thay đổi thế giới, chinh phục thế giới

Một trong những hạn chế của mô hình lò ấp trứng là sự gắn bó các thành viên phụ thuộc vào sự hứng thú với công việc, và sự gắn bó này hoàn toàn tự nguyện, được nuôi dưỡng bởi hy vọng và lý tưởng Điều này khiến mô hình lò

ấp trứng có sự giới hạn về quy mô do "sự kiểm soát" của người lãnh đạo Với đặc điểm như vậy, mô hình văn hóa lò ấp trứng thường thấy ở Thung lũng Silicon (Mỹ), Glen (Scotlen) hay một số công ty công nghệ cao của Anh

Trong thực tế, sẽ không có DN nào chỉ tuân thủ theo một trong bốn mô hình nêu trên, mà sẽ có sự vận dụng hoà trộn giữa các mô hình và có xu hướng nổi trội về một mô hình nào đó Hình 1.1 dưới đây có thể sử dụng để

nhận diện về VHKD của một DN (Xem phụ lục 1: Đặc điểm của bốn mô hình văn hóa DN nêu trên)

Trang 16

Hình 1.1 Mô hình văn hoá doanh nghiệp

Nguồn: Fons Trompenaars - Charle Hampden - Turner (2006), Chinh phục các làn sáng văn hóa, Nxb Trí thức, Hà Nội, trang 289

1.1.1.3 Văn hoá doanh nhân

Trước hết "Doanh nhân" là ai ?

Một số nhà kinh tế cho rằng doanh nhân là những người thực sự làm chủ các quan hệ kinh tế trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh tư nhân Họ cho

rằng: "Doanh nhân là người chủ sở hữu đối với vốn, tiền bạc, tài sản trí tuệ

và cả quyền lực trong hoạt động sản xuất, buôn bán để đạt được sự gia tăng không ngừng về mặt lợi nhuận, sở hữu tư nhân Doanh nhân là người coi lợi nhuận, sở hữu tư nhân gia tăng không ngừng, là định hướng giá trị cơ bản của hoạt động và quan hệ của bản thân, cũng là lợi ích sống còn của chính mình" [7, tr.9] Theo quan điểm này thì đối tượng được gọi là doanh nhân bị

giới hạn và không phù hợp với tình hình Việt Nam khi có nhiều loại hình DN

Theo Schumpeter: "Doanh nhân là một tính cách không phải một nghề"

và xem doanh nhân như là lực lượng tạo nên bước đột phá trong công nghiệp

và thương mại, nhờ đó mà nền kinh tế mới tăng trưởng

Theo Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp

Trang 17

Việt Nam: "Doanh nhân là nhà đầu tư, nhà quản lý, là người chèo lái con thuyền DN mà điểm khác biệt của doanh nhân với những người khác là ở chỗ

họ là người dám chấp nhận mạo hiểm, rủi ro khi dấn thân vào con đường kinh doanh"

Tóm lại, có thể nói: Doanh nhân là người làm kinh doanh, chịu trách nhiệm đại diện cho DN trước pháp luật và xã hội Doanh nhân là người sở hữu và điều hành DN

Văn hóa Doanh nhân ?

Văn hóa của một cá nhân là những hiểu biết cơ bản, trên bình diện rộng

về thế giới tự nhiên và xã hội của cá nhân đó

Theo PGS Hồ Sĩ Quý: "Văn hóa doanh nhân là tập hợp của những giá trị căn bản nhất, những khuôn mẫu văn hóa xác lập nên nhân cách của con người doanh nhân, đó là con người của khát vọng làm giàu, biết cách làm giàu và dấn thân để làm giàu, dám chịu trách nhiệm, dám chịu rủi ro đem toàn bộ tâm hồn, nghị lực và sự nghiệp của mình ra để làm giàu cho mình, cho DN và cho xã hội" [7, tr.11]

Như vậy, Văn hóa doanh nhân là toàn bộ các nhân tố văn hóa mà các doanh nhân chọn lọc, tạo ra, sử dụng và biểu hiện chúng trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình

1.1.2 Các yếu tố cấu thành VHKD

Các nhân tố văn hóa đã được chọn lọc và tạo ra trong quá trình sản xuất kinh doanh không thể tách bạch sử dụng độc lập mà chúng hòa quyện với nhau tạo thành hệ thống các nhân tố cấu thành nên VHKD của một DN Có thể khái quát thành các nhóm yếu tố cơ bản sau:

1.1.2.1 Triết lý kinh doanh

Khi xem xét quan hệ văn hóa và quản trị theo nghĩa rộng, hoạt động quản trị, cụ thể là quản trị kinh doanh, vừa là một bộ phận cấu thành văn hóa,

Trang 18

vừa là yếu tố chịu ảnh hưởng, chịu sự quy định bởi các yếu tố cấu thành văn hóa Phương thức quản trị, hành vi ứng xử đều có bản chất văn hóa theo hai khía cạnh như vậy, có thể phân theo hai quan hệ ảnh hưởng là:

Thứ nhất, văn hóa tác động đến việc lựa chọn chiến lược kinh doanh của

DN trong môi trường cạnh tranh khốc liệt và đa văn hóa

Thứ hai, liên quan đến sự ứng xử của chủ thể kinh tế với đối tác: thành

viên trong nội bộ DN (với cấp trên, cấp dưới, người lao động ), với khách hàng, đối thủ cạnh tranh, các liên minh

Hai quan hệ nêu trên vừa có tính độc lập tương đối vừa tác động lẫn

nhau và có sự xuyên suốt của sợi chỉ đỏ - Triết lý kinh doanh

Nói đến Triết lý kinh doanh của một DN là nói đến mục đích, ý nghĩa cao nhất của quản trị DN Đó là những vấn đề mang tính chất triết lý - lý lẽ để tồn tại và phát triển bền vững của DN Mỗi một DN có ngành nghề kinh doanh khác nhau, có quan niệm về hệ thống giá trị khác nhau, do đó, triết lý kinh doanh sẽ là một hệ thống tư tưởng chủ đạo, thể hiện quan điểm riêng của mỗi DN về giá trị vật chất và tinh thần

Tóm lại, Triết lý kinh doanh là những tư tưởng triết học chủ đạo, có

hệ thống được vận dụng vào hoạt động kinh doanh, phản ánh các niềm tin, giá trị, các nguyện vọng cơ bản và những tư tưởng chủ đạo mà các nhà quản trị theo đuổi, gắn bó Và tất cả những điều đó tạo nên sợi chỉ đỏ chỉ dẫn cho hoạt động kinh doanh (xem hộp 1.1 và 1.2)

Kết cấu nội dung của triết lý kinh doanh của DN thường gồm những bộ

phận sau: (xem hộp 1.2)

- Sứ mệnh và các mục tiêu cơ bản

- Các phương thức hành động để đạt được những sứ mệnh và mục tiêu

- Các nguyên tắc tạo ra một phong cách ứng xử, giao tiếp và hoạt động kinh doanh đặc thù của DN

Trang 19

Hộp 1.1 Giá trị cốt lõi so sánh

Trách nhiệm xã hội của công ty

Tính ưu việt, nổi bật trong mọi

khía cạnh của công ty

Tính trung thực và kiên định

Lợi nhuận từ lao động và có lợi

ích cho nhân loại

Không hoài nghi Nuôi dưỡng và truyền bá những giá trị tốt đẹp Tính sáng tạo, ước mơ, trí tưởng tượng

Tính nhất quán và kỹ lưỡng Bảo tồn sự kỳ diệu thế giới Disney

Không bao giờ tự mãn

Tính ưu việt về danh tiếng: sự

đặc biệt

Nâng cao nền văn hóa Nhật và

vị thế quốc gia Tiên phong thực hiện điều tưởng chừng bất khả thi Khuyến khích khả năng và tính sáng tạo của cá nhân

Nguồn: Bộ môn Văn hóa Kinh doanh - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2006), Bài

giảng Văn hóa Kinh doanh, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội

Trang 20

Hộp 1.2 Giá trị cốt lõi của SAMSUNG

Cơ cấu giá trị của Samsung dựa theo hệ thống P-V-P; triết lý quản lý, giá trị cốt lõi, và quy chuẩn đạo đức (nguyên tắc) toàn cầu

Con người :

Chúng tôi luôn đánh giá cao vai trò nhân viên của mình Tin tưởng rằng “Con người là linh hồn của một công ty”,chúng tôi tạo mọi cơ hội để họ thể hiện năng lực của mình

Trang 21

Nguồn: www.samsung.com/vn/aboutsamsung/companyprofile/digitallvision/

CompanyProfile_DigitallVision.htm

1.1.2.2 Đạo đức kinh doanh

Đạo đức kinh doanh (business ethics) là một chủ đề được nêu ra đầu tiên trong giới DN Mỹ, và đã sớm trở thành một môn học trong các khoa kinh tế và quản trị ở các đại học Mỹ kể từ thập niên 70 Tuy nhiên, phần lớn các DN Mỹ đều tiếp cận vấn đề đạo đức dựa trên nền tảng của các lý thuyết duy lợi (utilitarism) và thực dụng (pragmatism) Thực ra đạo đức kinh doanh không phải

là một lý tưởng cao xa, mà chủ yếu nhằm tạo dựng hình ảnh uy tín cho DN và tạo nên sự phát triển bền vững, hiệu quả cao hơn cho DN Ở các nước phương Tây thường có quan điểm gắn vấn đề đạo đức kinh doanh với trách nhiệm xã hội của DN Sự cam kết về trách nhiệm xã hội này của các DN vượt ra ngoài những yêu cầu pháp lý thông thường mà DN phải tuân thủ "Các DN phải nỗ lực nâng cao các tiêu chuẩn liên quan tới việc phát triển xã hội, bảo vệ môi trường và tôn trọng các quyền cơ bản, áp dụng một phương thức quản trị công khai, kết hợp hài hòa các lợi ích của những người có liên quan tới DN trong một cách tiếp cận tổng hợp đối với chất lượng và sự phát triển bền vững" [27, tr.34]

Chúng ta có thể định nghĩa đạo đức kinh doanh như sau: Đó là sự tôn

Trang 22

trọng luân lý nghề nghiệp và các quy tắc ứng xử (thường do các quốc gia, tổ chức, hiệp hội ngành nghề quy định) ( ) nhằm làm cho DN có thể đảm nhiệm được trách nhiệm của mình đối với các đối tác và xã hội Tổ chức BEN (European Business Ethic Network) định nghĩa đạo đức kinh doanh như sau:

"Đạo đức không phải là tập hợp những nguyên tắc cố định, nhưng là một tinh thần cởi mở thôi thúc suy nghĩ không ngừng trong việc đi tìm điều tốt (cho cộng đồng và cho cá nhân)"

Với quan điểm như vậy, đạo đức kinh doanh gồm hệ thống các nguyên tắc ứng xử, các chuẩn mực đạo đức, quy chế, nội quy giữ vai trò điều tiết các hoạt động trong quá trình kinh doanh nhằm hướng đến triết lý kinh doanh đã định của DN (xem hộp 1.2 và hộp 1.3 và Phụ lục 3: Các quy tắc

đạo đức tại bàn đàm phán Caux)

Đối tượng điều chỉnh của đạo đức kinh doanh:

Đối tượng điều chỉnh của đạo đức kinh doanh là chủ thể hoạt động kinh doanh Bao gồm tất cả những ai là chủ thể của các quan hệ và hành vi kinh doanh như:

- Doanh nhân: Đạo đức kinh doanh điều chỉnh hành vi đạo đức của tất

cả các thành viên trong các tổ chức kinh doanh như: Ban giám đốc, các thành viên hội đồng quản trị, các cán bộ nhân viên Lúc này đạo đức kinh doanh

được gọi là đạo đức nghề nghiệp (đạo đức của doanh nhân sẽ được trình bày

rõ hơn ở mục 1.1.2.3 Văn hóa doanh nhân)

- Khách hàng: Quy luật của quan hệ giữa người mua và người bán là quy

luật "muốn mua rẻ và muốn bán đắt" Ở vị thế khách hàng thường có tâm lý là

"thượng đế" vì vậy cũng cần có định hướng đạo đức kinh doanh phù hợp để tránh làm xói mòn các tiêu chuẩn đạo đức do đề cao quá lợi ích của một phía

Ví dụ: Bàn đàm phán Caux tại Thuỷ Sỹ tập hợp các nhà lãnh đạo kinh doanh của các

nước Châu Âu, Nhật Bản và Hoa Kỳ đã thống nhất đưa ra một bản quy định đạo đức nghề nghiệp gồm 13 quy tắc (Chi tiết được trình bày ở phụ lục 3)

Trang 23

1.1.2.3 Văn hóa doanh nhân

Như đã trình bày ở phần trên, văn hóa doanh nhân là toàn bộ các nhân

tố văn hóa mà các doanh nhân chọn lọc, tạo ra, sử dụng và biểu hiện chúng trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình

Có thể khái quát cấu thành cơ bản của văn hóa doanh nhân gồm:

- Năng lực của doanh nhân (là năng lực làm việc), thể hiện qua các năng lực cơ bản: Trình độ chuyên môn (được thể hiện qua bằng cấp, kiến thức xã hội, kiến thức kỹ thuật nghiệp vụ, kiến thức tin học, ngoại ngữ ); Năng lực lãnh đạo (khả năng định hướng, điều khiển người khác hành động ); Trình

độ quản lý kinh doanh

- Tố chất của doanh nhân, thể hiện qua: Tầm nhìn chiến lược (xác định

được một kế hoạch rõ ràng và đặt ra định hướng chiến lược đúng đắn cho

Hộp 1.3 Các nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức kinh doanh:

- Tính trung thực: Trong kinh doanh không gian dối, xảo trá, giữ chữ tín,

lời hứa, nhất quán giữa nói và làm Chấp hành nghiêm túc pháp luật Không sản xuất các sản phẩm hay có những hoạt động trái với thuần phong mỹ tục

- Tôn trọng con người: Phải tôn trọng mọi người (tôn trọng khách hàng,

tôn trọng người lao động, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh ); tôn trọng phẩm giá, quyền tự do, quyền lợi, hạnh phúc, nhu cầu và tiềm năng của họ

- Gắn lợi ích của DN với lợi ích của khách hàng và xã hội, coi trọng hiệu

quả gắn với trách nhiệm xã hội

- Bí mật và trung thành với các trách nhiệm đặc biệt

Nguồn: Bộ môn Văn hóa Kinh doanh - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2006), Bài giảng Văn hóa Kinh doanh, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

Trang 24

DN); Khả năng thích ứng với môi trường, nhạy cảm, linh hoạt, sáng tạo; Tính độc lập, quyết đoán, tự tin; Năng lực quan hệ xã hội; Có nhu cầu cao về sự thành đạt

- Đạo đức của doanh nhân: Đạo đức của một con người; Hệ thống giá trị đạo đức làm nền tảng cho hoạt động của doanh nhân (xem hộp 1.4)

- Phong cách doanh nhân: Các yếu tố làm nên phong cách doanh nhân

(văn hóa cá nhân, tâm lý cá nhân, kinh nghiệm cá nhân, nguồn gốc đào tạo,

môi trường xã hội, sự hội nhập và thách thức ); Các nguyên tắc định hướng phong cách doanh nhân (Ví dụ: Luôn bị thôi thúc bởi sự hoàn hảo; Vượt qua

mọi rào cản đề tìm chân lý một cách nhanh chóng; Không tự thỏa mãn; Chấp nhận thách thức )

Như vậy, văn hóa doanh nhân là một hệ thống cấu thành bởi năng lực, tố chất, đạo đức, phong cách của doanh nhân Nó chịu sự tác động mạnh mẽ của các nhân tố văn hóa, chính trị, kinh tế, pháp luật Điều này đặt ra khi xem xét văn hóa doanh nhân phải căn cứ vào hệ thống các tiêu chuẩn như: đạo đức, trình độ và năng lực, phong cách

Hộp 1.4 Tiêu chuẩn đạo đức doanh nhân

1 Tính trung thực: Biểu hiện ở sự nhất quán giữa nói và làm, danh và thực Không

dùng thủ đoạn, hành vi vi phạm pháp luật, gian dối để kiếm lời Coi trọng công bằng, đạo lý

2 Tôn trọng con người: Coi trọng phẩm giá, nhu cầu, sở tích, tâm lý, quyền lợi

chính đáng của khách hàng, người lao động

3 Vươn tới sự hoàn hảo: Không ngừng tu dưỡng bản thân, có hoài bão, lý tưởng,

tham vọng Điều này sẽ giúp doanh nhân hình thành được lý tưởng nghề nghiệp

và nỗ lực để đạt được

Trang 25

4 Đương đầu với thử thách (chấp nhận thách thức): Không ngại khó, ngại khổ

5 Coi trọng hiệu quả gắn liền với trách nhiệm xã hội: Doanh nhân phải biết không

ngừng nâng cao hiệu quả trong hoạt động kinh doanh, phải có những đóng góp xứng đáng cho xã hội

Nguồn: Bộ môn Văn hóa Kinh doanh - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2006), Bài

giảng Văn hóa Kinh doanh, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội

1.1.2.4 Quan hệ và ứng xử trong kinh doanh

Quan hệ và ứng xử trong kinh doanh hay có thể gọi là văn hóa trong các hoạt động kinh doanh (marketing, xây dựng thương hiệu, định hướng khách hàng, xây dựng nề nếp công ty ) Văn hóa trong hoạt động kinh doanh có thể bao gồm trong các nội dung sau:

a) Văn hóa ứng xử trong nội bộ DN

Văn hóa ứng xử trong nội bộ DN được biểu hiện qua: Văn hóa ứng xử của cấp trên với cấp dưới; Văn hóa ứng xử của cấp dưới với cấp trên; Văn hóa ứng

xử giữa các đồng nghiệp và Văn hóa ứng xử với công việc (xem hộp 1.5)

Vai trò của văn hóa ứng xử trong nội bộ DN

- Văn hóa ứng xử giúp cho DN dễ dàng thành công hơn

Khi các thành viên trong DN có tiếng nói chung, đoàn kết, hưởng ứng lúc đó công việc sẽ đạt được kết quả chức chắn hơn

- Văn hóa ứng xử làm đẹp thêm hình tượng của DN

Mối quan hệ ứng xử giữa các thành viên trong DN sẽ tạo nên hình ảnh đẹp trong mắt khách hàng, đối tác từ đó tạo dựng nên uy tín, thương hiệu và hình tượng tốt về DN

- Văn hóa ứng xử tạo điều kiện phát huy dân chủ cho mọi thành viên Mọi thành viên trong DN nhận được sự tín nhiệm, hỗ trợ cần thiết để chủ động tiến hành công việc được giao, chịu trách nhiệm cá nhân cao hơn về

Trang 26

công việc, quan hệ trên dưới chan hòa, chia sẻ thông tin và từ đó có cơ hội tham gia sâu hơn vào các quyết định của DN

- Văn hóa ứng xử củng cố và phát triển địa vị cá nhân trong nội bộ DN Các cá nhân khi tham gia công việc kinh doanh của DN đều có một vị trí nhất định Văn hóa ứng xử không những giúp họ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao mà còn xây dựng được lòng tin đối với cấp trên và đồng nghiệp, từ

đó tạo dựng được cơ hội thăng tiến

b) Văn hóa trong xây dựng và phát triển thương hiệu

Có thể nói sức sống của thương hiệu được trang bị bằng chiều sâu văn hóa bên trong của nó hay thương hiệu được duy trì bởi nguồn năng lượng từ bên trong, và nguồn năng lượng đó chính là văn hóa

Bắt cứ một DN nào cũng đều muốn tạo dựng uy tín cho thương hiệu của mình Và trong thực tế có nhiều DN thành công nhưng cũng có những DN thất bại khi nỗ lực để thương hiệu của mình đi sâu vào tâm trí khách hàng Thương hiệu không chỉ là tên gọi hoặc dấu hiệu nào đó mà nó còn thể

Hộp 1.5 Văn hóa trong nội bộ DN

Môi trường nội bộ Tình huống bên ngoài

Quan

Văn hóa tổ chức điểm Môi trường của tổ chức

quản lý

Người quản lý bị chi phối bởi hai dạng tác động bắt buộc: nội bộ và bên ngoài

Nguồn: Bộ môn văn hóa Kinh doanh - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2006), Bài

giảng Văn hóa Kinh doanh, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội

Trang 27

hiện ý nghĩa, những lợi ích, sự mong đợi của khách hàng qua các giá trị, tính văn hóa, sự quyến rũ, đạo đức, phong cách, tính cách, nét đặc trưng, sự tin tưởng, khát vọng, truyền thống khi sử dụng sản phẩm đó Chính những điều

đó sẽ in đậm trong tâm trí khách hàng theo cùng năm tháng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm này so với sản phẩm khác cùng loại tùy thuộc vào mức độ thể hiện các yếu tố nêu trên ít hay nhiều

c) Văn hóa trong hoạt động marketing

Hoạt động của chủ thể kinh doanh luôn gắn với thị trường Xuất phát từ nhu cầu đó, marketing xuất hiện với vai trò cầu nối đảm bảo cho hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Như vậy, marketing là hoạt động phát sinh từ quá trình kinh doanh nên trong khi thực hiện các hoạt động này phải vận dụng những nhân tố của VHKD là điều tất yếu

Với tư cách là nhân tố bên trong, VHKD ảnh hưởng sâu rộng tới hoạt động marketing, cụ thể là:

- VHKD ảnh hưởng đến các vấn đề có tính chất chiến lược trong marketing, như lựa chọn lĩnh vực kinh doanh, lựa chọn thị trường mục tiêu, các quyết định về công cụ sử dụng

- VHKD ảnh hưởng tới các chiến thuật, các sách lược, các biện pháp cụ thể, các thao tác của nhà hoạt động thị trường trong quá trình marketing

- VHKD ảnh hưởng toàn diện tới các công cụ khác nhau của hệ thống marketing - mix, đặc biệt là công cụ sản phẩm, phân phối và xúc tiến hỗn hợp Như vậy, văn hóa có ảnh hưởng toàn diện tới hoạt động marketing Điều quan trọng để marketing trở thành hoạt động đem lại hiệu quả và góp phần tích cực vào sự phát triển bền vững của DN

d) Văn hóa ứng xử trong đàm phán và thương lượng

Đàm phán với đối tác là hoạt động rất quan trọng của một DN Thông qua đàm phán thành công có thể đem lại một khoản lợi nhuận lớn đến cho DN

Trang 28

Cùng với các yếu tố như: chất lượng, giá cả, dịch vụ, thời gian giao hàng, điều kiện thanh toán , văn hóa ứng xử trong đàm phán và thương lượng cũng đóng vai trò quan trọng không kém Qua đàm phán giúp cho đối tác hiểu rõ và không hiểu lầm về mục tiêu, nội dung đàm phán, củng cố niềm tin, tạo nên thiện chí hợp tác

Ngoài ra việc mang lại thành công cho đàm phán, văn hóa ứng xử còn tạo ra những cơ hội cho cả hai bên đối tác tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau và tạo cơ hội hợp tác mới từ đó cùng phát triển

e) Văn hóa trong định hướng tới khách hàng

Sự tồn tại và phát triển của DN gắn kết với khách hàng Sự thành công bền vững của một DN phụ thuộc vào khả năng tạo ra các giá trị đáp ứng nhu cầu của những người mà DN phục vụ - đó là khách hàng Ý thức được điều này nên các DN xây dựng VHKD luôn có định hướng tới khách hàng hay "lấy khách hàng làm trung tâm"

Một trong những vấn đề quan trọng của DN đó là nhận thức về khách hàng để đáp ứng và xóa đi khoảng cách giữa nhu cầu thị trường và cung ứng sản phẩm Ngoài các yếu tố về giá, chất lượng , yếu tố văn hóa cũng tác động trực tiếp đến quyết định mua hàng của khách hàng Sự ảnh hưởng của văn hóa mang tính thường xuyên, với diện rộng đến hành vi mua của khách hàng Các giá trị văn hóa được truyền tải thông qua gia đình, các tổ chức tôn giáo, tổ chức xã hội, trường học từ đó mà ảnh hưởng đến người mua để rồi quyết định các biện pháp marketing của người bán

1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến VHKD

VHKD chịu ảnh hưởng của các nhân tố cơ bản là: Nền văn hoá xã hội; Thể chế xã hội; Sự khác biệt và giao lưu văn hoá; Quá trình toàn cầu hoá và Khách hàng

Trang 29

1.1.3.1 Nền văn hoá xã hội

VHKD là một bộ phận của nền văn hoá xã hội Do vậy, sự phản chiếu của nền văn hoá xã hội lên VHKD là điều tất yếu Nền văn hoá xã hội với hệ thống giá trị văn hoá dân tộc, văn hoá xã hội sẽ có tác động rất lớn đến VHKD của dân tộc, xã hội đó Mỗi cá nhân đều mang theo mình một nhân cách tuân theo các giá trị văn hoá dân tộc mình sinh sống Văn hoá xã hội với các thành tố thể hiện qua mức độ coi trọng tính cá nhân, tính tập thể, khoảng cách phân cấp của xã hội, tính linh hoạt, tính đối lập, tính bình đẳng, tính thận trọng, tính độc lập… tác động rất mạnh mẽ đến VHKD Ví dụ trong xã hội mà chủ nghĩa cá nhân được coi trọng thì quan niệm hành động vì lợi ích cá nhân,

là phổ biến và được coi trọng Ngược lại trong một xã hội coi trọng tính tập thể sẽ quan niệm con người thuộc về tổ chức và có liên hệ chặt chẽ với nhau, trong đó tổ chức có trách nhiệm chăm lo cho lợi ích của cá nhân và cá nhân phải hành động và ứng xử theo lợi ích của tập thể Phân tích trên lý giải VHKD Mỹ là điển hình cho VHKD đề cao chủ nghĩa cá nhân Ở đó, cá nhân

là người ra quyết định và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình và thành tích cá nhân rất được coi trọng Trong khi đó VHKD Nhật Bản là điển hình cho VHKD đề cao chủ nghĩa tập thể, với phương châm “tập thể nghĩ, cá nhân hành động”

Đối với Hàn Quốc, Khổng giáo có ảnh hưởng sâu nặng trong xã hội Do vậy, dân tộc tính, chính danh, định phận, tôn ti trật tự là những chuẩn mực ảnh hưởng lớn đến VHKD của người Hàn Quốc

Hoạt động sản xuất kinh doanh luôn diễn ra trong một xã hội nhất định

do đó tất yếu nó phải chịu sự ảnh hưởng của văn hoá xã hội Các nhân tố của văn hoá xã hội, văn hoá dân tộc là các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô tác động đến hoạt động của DN, là các đối tượng mà các DN phải nghiên cứu để hoạch định chính sách kinh doanh của mình

Trang 30

1.1.3.2 Thể chế xã hội

Môi trường thể chế bao gồm: Thể chế chính trị, thể chế kinh tế, thể chế văn hóa, các chính sách của Chính phủ, hệ thống pháp luật là những yếu tố thuộc môi trường kinh doanh có ảnh hưởng sâu sắc tới việc hình thành và phát triển VHKD của DN

Hệ thống chính sách, pháp luật thiếu đồng bộ, tính ổn định, minh bạch chưa cao, mức độ rủi ro pháp luật còn lớn, khó dự báo là nguyên nhân dẫn đến DN khó giữ được chữ tín trong kinh doanh Mặt khác, đây cũng là lý do

để các cá nhân và DN chống chế với những sai sót Và khi đó sẽ có cá nhân,

DN lợi dụng khe hở của pháp luật để làm ăn phi pháp

Bộ máy công quyền quan liêu, sách nhiễu, tiêu cực - tham nhũng, thủ tục hành chính phức tạp, rườm rà khiến cho DN muốn gia nhập và tồn tại được phải "nhập gia tùy tục", "đi đêm" Mặt khác có không ít DN mua chuộc chính quyền địa phương, tổ chức bảo vệ người lao động để trục lợi, kinh doanh phi đạo đức

Ngoài các yếu tố thuộc về các chính sách và hệ thống pháp chế của chính phủ thì nền kinh tế thị trường cũng đặt ra những yêu cầu cho sự phát triển của VHKD:

- Có tri thức văn hóa để khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực; đặc biệt là nguồn nhân lực (vốn là thế mạnh về số lượng ở các nước đang phát triển)

- Khai thác hiệu quả thành tựu khoa học, kỹ thuật, công nghệ, văn hóa để phát triển kinh tế thông qua thúc đẩy khoa học - kỹ thuật - văn hóa phát triển

- Kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của nhân loại nhưng không làm ảnh hưởng đến bản sắc truyền thống

Tuy nhiên, kinh tế thị trường cũng có tác động tiêu cực đến VHKD Chính kinh tế thị trường là mảnh đất cho chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa thực

Trang 31

dụng vô đạo, cạnh tranh thiếu lành mạnh trong kinh doanh

1.1.3.3 Sự khác biệt và giao lưu văn hoá

Giữa các quốc gia, dân tộc, tổ chức và các cá nhân trong một tổ chức không bao giờ có cùng một kiểu văn hóa thuần nhất VHKD là một bộ phận của văn hóa dân tộc, văn hóa xã hội Do đó sự phản chiếu của văn hóa dân tộc, văn hóa xã hội lên VHKD là điều tất yếu Mặt khác, hoạt động kinh doanh luôn tồn tại trong một môi trường xã hội nhất định nên nhất thiết nó phải chịu ảnh hưởng của văn hóa xã hội đó Ví dụ, việc coi trọng tính kỷ luật và trung thành của các DN Nhật Bản, Hàn Quốc; sự chính xác trong các ngân hàng Thụy Sĩ, sự năng động, sáng tạo, đổi mới trong các DN Mỹ, sự hào hoa đến lãng mạn của các DN Pháp hay sự lạnh lùng có trong các DN Anh và Đức Tiến trình toàn cầu hoá, quốc tế hoá nền kinh tế đã tạo nên một môi trường kinh doanh đa văn hóa Sự đan xen, giao lưu, học hỏi văn hóa tạo điều kiện cho các thành viên của từng DN, tiếp nhận các giá trị văn hóa của nhau,

DN học tập, lựa chọn những khía cạnh tốt về văn hóa của các DN khác, của các quốc gia khác nhằm phát triển mạnh nền văn hóa của DN mình Mặt khác, quá trình tìm hiểu và giao lưu văn hóa làm cho các chủ thể kinh doanh hiểu thêm về nền văn hóa của mình từ đó tác động trở lại hoạt động kinh doanh

(xem hộp 1.6)

Trang 32

Hộp 1.6 Sự giao thoa văn hóa

"Quy trình độ phát triển kinh tế của một nước về khía cạnh duy nhất là văn hóa là một điều lố bịch, nhưng đánh giá trình độ phát triển kinh tế của một đất nước mà không tính đến yếu tố văn hóa cũng lỗ bịch không kém"

"Nền văn hóa của bạn càng tiếp cận một cách tự nhiên - nghĩa là càng dễ dàng hấp thụ được các ý tưởng nước ngoài và kỹ năng tốt nhất của thế giới rồi kết hợp với truyền thống vốn có - thì đất nước bạn càng có thêm lợi thế trong thế giới phẳng"

Nguồn: Thomas L Friedman: Thế giới phẳng, Nxb Trẻ, trang 593.

1.1.3.4 Toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế

Trao đổi thương mại, buôn bán quốc tế đương nhiên tạo ra cơ hội tiếp xúc giữa các nước có các nền văn hóa khác nhau Hiểu văn hóa của nước đến kinh doanh là một điều kiện quan trọng của thành công trong kinh doanh quốc

tế của các nước nói chung và đặc biệt là các nước đang phát triển - các nước

có chính sách thu hút đầu tư nước ngoài Nước bán hàng và dịch vụ, trên chừng mực nào đó đưa văn hóa của mình đến nước đó, mặt khác phải có sự hiểu biết nhất định về văn hóa nước sở tại

Thực tế cho thấy, tiến trình toàn cầu hóa nhìn chung là do thế giới phương Tây, đặc biệt là Mỹ, giữ vai trò chủ đạo Quá trình toàn cầu hóa xét

về tác động đến VHKD, trên một mức độ nào đó là sự đẩy mạnh việc quy định luật pháp, áp dụng chế độ nhà nước, quan niệm giá trị của các nước phương Tây cho các nước khác

Shi Bingjun và Ma Zhaoqi (Sử Bình Quân và Mã Triều Kỳ, Trung Quốc) cho rằng: " toàn cầu hóa văn hóa là xung đột, đối lập, đa nguyên văn hóa, nhưng cũng là sự dung hợp, đồng nhất văn hóa" [9, tr.129] Có thể lý giải, xung đột văn hóa ở đây thể hiện qua hai loại hình: Thứ nhất, là xung đột bên

Trang 33

ngoài, nghĩa là xung đột giữa văn hóa bản địa với văn hóa nước ngoài; Thứ hai, xung đột nội bộ, là xung đột giữa văn hóa truyền thống và văn hóa hiện đại trong nội bộ dân tộc

1.1.3.5 Khách hàng

Hoạt động kinh doanh là hoạt động đáp ứng nhu cầu của khách hàng nhằm tìm kiếm lợi nhuận Do vậy khách hàng có ảnh hưởng lớn đến VHKD của DN Nhu cầu, thị hiếu của khách hàng, hệ thống giá trị mà khách hàng coi trọng, quan niệm và tập quán tiêu dùng… sẽ là những căn cứ quan trọng cho

DN xây dựng VHKD hướng tới khách hàng

Ngoài các yếu tố nêu trên, còn có một số yếu tố khác có tác động ảnh hưởng đến VHKD như yếu tố ngành nghề kinh doanh, công nghệ sản xuất, phong cách của lãnh đạo DN, vị trí địa lý mà DN hoạt động…

Trong một nghiên cứu của Geert Hosfstede, ông sử dụng thước đo là các tính chất "Khổng giáo" để đo mức độ ảnh hưởng của các giá trị xã hội lên văn hóa DN Kết quả cho thấy rằng đứng đầu thang điểm là các DN đến từ các

Trang 34

quốc gia và vùng lãnh thổ Đông Á, cụ thể là Hồng Kông, Đài Loan, Nhật Bản

và Hàn Quốc [13, tr.240] (xem hộp 1.7)

Nếu như các nước phương Tây thuộc loại hình văn hóa gốc du mục, có truyền thống coi trọng pháp luật và trọng lợi hơn danh nên việc kinh doanh không được phạm pháp - hay pháp luật thường được coi trọng Trung Hoa thuộc loại hình văn hóa nông nghiệp gốc du mục, có truyền thống trọng cả lợi lẫn danh nên cũng rất coi trọng nghề buôn bán Chỉ riêng có Việt Nam và một

số nước Đông Nam Á thuộc loại hình văn hóa nông nghiệp điển hình (nông nghiệp lúa nước) trọng danh hơn lợi nên mới có truyền thống văn hóa khinh

rẻ nghề buôn bán Điều này cũng lý giải Nho giáo của Khổng Tử hình thành trên cơ sở tiếp thu cả truyền thống văn hóa phương Bắc và phương Nam nên thứ bậc "sĩ - nông - công - thương" trong Nho giáo chính là quan niệm tiếp thu từ văn hóa phương Nam Vì vậy tuy cùng theo Nho giáo, nhưng chỉ có Việt Nam mới thực sự coi trọng kẻ sĩ (quan văn) và khinh người buôn bán Còn Hàn Quốc và cả Trung Hoa thì coi trọng cả văn lẫn võ Trong khi đó ở

Nhật Bản thì kẻ sĩ được tôn trọng chỉ có võ sĩ mà thôi (xem bảng 1.1)

Bảng 1.1 Khái quát các đặc điểm về VHKD của Việt Nam và Hàn Quốc

- Tâm lý tiểu nông, thiếu tư tưởng làm

ăn lớn và yếu về tính nguyên tắc, nhất quán, dễ tự mãn, có thói quen đại khái

- Coi trọng công nghệ, kỹ thuật, quản lý; coi trọng thương gia, doanh nhân; coi thường lao động chân tay

- Có thói quen triệt để

- Coi trọng sức mạnh của đồng tiền

- Có truyền thống dân chủ sơ khai và tinh thần tập thể

- Coi trọng vai trò lãnh đạo cá nhân, vai trò độc

Trang 35

- Yếu về ý thức kỷ luật và thói quen làm việc đúng giờ, thiếu tôn trọng kế hoạch và hạn định; thói quen tuỳ tiện,

dễ mác bệnh thất tín và bội tín

tôn của ông chủ; tính tự chủ, độc lập cao

- Coi trọng tính kỷ luật, tính nhất quán

- Coi trọng tính trung thực của cấp dưới

- Tính khắt khe, áp đặt đối với cấp dưới

3 Tâm lý

tiêu dùng

- Thích đồ bền, chắc, sính đồ ngoại, đua đòi, sĩ diện, "vung tay quá trán"

trong tiêu dùng

- Không coi trọng tiết kiệm thời gian

- Thích đồ màu mè, hình thức, có chất lượng tốt

- Coi trọng tiết kiệm kể cả thời gian

- Lối quản lý theo luật

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ nhiều nguồn

Hộp 1.7 Những giáo lý chính của Khổng Tử

1 Ổn định xã hội Sự ổn định xã hội được xây dựng trên trật tự của các mối quan hệ

bất bình đẳng giữa con người Đó là nguyên lý về "Ngũ Luân" Năm mối quan hệ quan trọng đó là: (a) Vua/Tôi; (b) Cha/Con; (c) Anh/Em; (d) Chồng/Vợ và (e) Bạn cũ/mới Kẻ dưới phải kính trọng và hoàn toàn thuần phục kẻ trên trong các cặp quan hệ này Ràng buộc chính của các mối quan hệ là "nghĩa vụ"

2 Gia đình là nguyên mẫu Mỗi con người là một thành viên Phải chấp nhận vị trí

Trang 36

và nghĩa vụ tương ứng, bỏ qua bản thân "Thể diện" đóng vai trò quan trọng trong

hệ thống tinh thần Mất thể diện thì cũng nguy hiểm như mất một phần cơ thể, có khi còn hơn Các quan hệ xã hội được xây dựng để giữ thể diện các cá nhân

3 Hành xử đạo đức Khổng tử quan niệm hành xử có đạo đức, tuân thủ theo đạo lý,

nghĩa là cư xử với người khác theo cách mà mình muốn được cư xử như vậy - xem đó là tính nhân đức căn bản của con người (Nhưng Khổng Giáo không dạy yêu cả kẻ thù như Thiên Chúa giáo)

4 Người hiền Người hiền là kẻ nỗ lực trau dồi kỹ năng, học tập, lao động chăm chỉ,

kiên nhẫn và bền chí Tiêu xài hoang phí, khoa trưởng và sự nóng giận là điều cấm kỵ

Nguồn: Vương Quân Hoàng (2007), Văn minh làm giàu - Nguồn gốc của cải,

Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, trang 233.

1.2.2 Môi trường thể chế ở Việt Nam

Việt Nam cũng giống như phần lớn các nước đang phát triển khác, có hệ thống thể chế chưa đồng bộ và còn nhiều bất cập:

- Hệ thống chính sách, pháp luật thiếu đồng bộ, tính ổn định, minh bạch chưa cao, mức độ rủi ro pháp luật còn lớn, khó dự báo là nguyên nhân dẫn đến DN khó giữ được chữ tín trong kinh doanh Mặt khác, đây cũng là lý do

để các cá nhân và DN chống chế với những sai sót Và không ít DN nước ngoài lợi dụng khe hở của pháp luật nước sở tại để làm ăn phi pháp

- Bộ máy công quyền quan liêu, sách nhiễu, tiêu cực - tham nhũng, thủ tục hành chính phức tạp, rườm rà khiến cho DN muốn gia nhập và tồn tại được phải "nhập gia tùy tục", "đi đêm" Mặt khác có không ít DN nước ngoài lợi dụng mua chuộc chính quyền địa phương, tổ chức bảo vệ người lao động

để trục lợi, kinh doanh phi đạo đức

- Dân trí thấp và ý thức tuân thủ pháp luật của người dân chưa cao cũng

Trang 37

là một trong những nguyên nhân dẫn đến xung đột thường xẩy ra giữa trong

các DN đầu tư nước ngoài ở các nước đang phát triển như Việt Nam (xem hộp 1.8)

Hộp 1.8 Hoạt động của DN nước ngoài - Còn đó những vướng mắc…

Nhà đầu tư chông chênh vì chính sách, tiêu cực phí

Bàn về chính sách thuế đối với hoạt động ĐTNN, các chuyên gia thuế nước ngoài đều cho rằng, vấn đề các nhà ĐTNN quan tâm là tính ổn định của luật Luật phải rõ ràng, hạn chế tối đa sự thay đổi và khi có thay đổi thì phải áp dụng nguyên tắc không hồi tố Quá trình thực thi luật cũng cần nhất quán, tránh phân biệt đối xử Các chính sách ưu đãi về thuế nên mở rộng đối với các loại thuế như: thuế đánh vào nhà thầu, thuế thu nhập cá nhân, thuế VAT, thuế thu nhập DN

Rõ ràng, sự ảnh hưởng của thuế đối với môi trường đầu tư là cực kỳ quan trọng Việc thay đổi chính sách bất ngờ, không thảo luận với DN sẽ đặt họ vào tình thế phải đối phó với những rủi ro không lường trước được Có những DN hoạt động theo kế hoạch của tập đoàn lớn, nếu chính sách thuế thay đổi sẽ trở tay không kịp, làm đảo lộn kế hoạch của cả tập đoàn Và hệ lụy là DN buộc phải đóng cửa nhà máy, hoặc chuyển sang đầu tư ở một quốc gia khác

Bên cạnh nỗi lo về chính sách thuế, các DN FDI cũng thường xuyên đối mặt với phiền toái và tốn kém vì tiêu cực phí khi làm thủ tục hải quan Vừa rồi, báo chí

đã liên tục khoét sâu vào các cảng hàng hóa – nơi mà tình trạng hải quan làm khó

DN vẫn chưa hề giảm Không chỉ DN trong nước bị nhũng nhiễu, mà hầu hết các

DN đều chung một hoàn cảnh “không chung chi - khó thông quan” ? Trong các hội nghị gặp gỡ DN FDI, các cơ quan Chính phủ đã nghe nhiều về tình trạng này, nhưng dường như… rất khó để thay đổi một phong cách làm việc theo kiểu “cửa quyền” này

Nguồn: http://irv.moi.gov.vn/News/PrintView.aspx?ID=13726

Trang 38

1.2.3 Sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế giữa Việt Nam và Hàn Quốc

Xét về mặt qui mô nền kinh tế, Việt Nam có một số điểm lợi thế hơn so với Hàn Quốc, như dân số lớn hơn, mật độ dân số chỉ bằng ½ của Hàn Quốc, tài nguyên thiên nhiên giàu có, đa dạng hơn Tuy vậy, trình độ phát triển kinh

tế của Việt Nam còn kém xa so với Hàn Quốc Tổng thu nhập quốc dân của Hàn Quốc lớn gấp 14 lần, theo đó thu nhập quốc dân trên đầu người tính theo

ngang giá sức mua lớn gấp 9 lần (xem bảng 1.2)

Mặc dù diện tích lãnh thổ và dân số không lớn nhưng Hàn Quốc đóng vai trò khá quan trọng trong nền kinh tế thế giới, là thành viên Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) Tổng thu nhập Quốc dân đứng thứ 10 thế giới (trong khi Việt Nam xếp thứ 59)

Đối với Việt Nam là một nước đang phát triển, với nền kinh tế chuyển đổi mang những đặc điểm: nền kinh tế có trình độ phát triển thấp, có cơ cấu lạc hậu, chủ yếu dựa vào nông nghiệp và khai thác tài nguyên thiên nhiên; Bộ máy quản lý không hiệu quả; Thủ tục hành chính cồng kềnh, tiêu cực, tham nhũng; Nguồn nhân lực chưa được đào tạo đầy đủ và thiếu chuyên nghiệp

Bảng 1.2 Qui mô nền kinh tế Việt Nam – Hàn Quốc năm 2006

Trang 39

6 Tổng thu nhập quốc dân tính theo

ngang giá sức mua:

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam 2007

Có thể khái quát về sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế, xã hội giữa Việt Nam và Hàn Quốc dưới góc độ điều kiện cho xây dựng VHKD như sau:

Trước hết, VHKD xuất hiện gắn với kinh tế hàng hoá, trên nền tảng của

phân công lao động triệt để Trong nền sản xuất tự cung tự cấp không có VHKD, có chăng cũng chỉ là văn hóa sản xuất Quy chiếu với trình độ phân công lao động của xã hội Việt Nam, trình độ phát triển của kinh tế hàng hoá, thì rõ ràng nền tảng cho VHKD phát triển cũng như khả năng hấp thu VHKD các nước phát triển như Hàn Quốc của Việt Nam là yếu ớt

Thứ hai, xã hội truyền thống Việt Nam là xã hội tiểu nông, tự cung tự cấp, có trao đổi chăng nữa thì cũng chỉ là trao đổi sản phẩm dư thừa của nền sản xuất tiểu nông (cân gạo, mớ rau, mắm, muối ) thông qua chợ làng Hay

cũng có người gọi đó là kinh tế hàng hoá phát triển thiếu thành thục

Cơ sở của hiện trạng ấy là do (i) đặc điểm điều kiện tự nhiên (ii) trình độ phát triển của sức sản xuất

- Về điều kiện tự nhiên, với một nước nông nghiệp được hình thành trên một hệ sinh thái phổ tạp mà đặc tính chung của nó là đa dạng sinh học, chủng

loại giống loài nhiều, nhưng số lượng mỗi loài rất ít, có ý nghĩa đảm bảo nhu

Trang 40

cầu tự cung, tự cấp trên một đơn vị sản xuất, cư trú, nhưng mặt khác lại hạn chế đến nhu cầu trao đổi Nó khác với nền kinh tế nông nghiệp hình thành trên hệ sinh thái chuyên biệt, với đặc điểm chủng loại giống loài ít, nhưng số lượng mỗi giống loài nhiều, đã thúc đẩy nhu cầu chuyên canh và trao đổi lẫn nhau giữa các vùng

- Về trình độ phát triển và tập quán sản xuất, với một nền kinh tế tự cung

tự cấp tất yếu hạn chế đến phân công lao động Phân công lao động của xã hội truyền thống Việt Nam không triệt để, với đặc điểm nổi bật là tích hợp cả nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp ngay trong một gia đình, một con người, không có phân công rõ rệt Hay nói cách khác, ở Việt Nam anh có thể là thợ thủ công nhưng vẫn không bỏ ruộng và đến phiên chợ làng thì vẫn

có tham gia như một "nhà buôn" tiểu nông Vì thế ở Việt Nam mới có khái niệm "nghề phụ", dù nghề đó đưa lại thu nhập chính cho gia đình và bản thân anh ta, do quan niệm nghề nông vẫn là "nghề chính" Điều này khác xa với Hàn Quốc là từ rất sớm tiểu thủ công nghiệp đã tách hẳn khỏi nông nghiệp Chính điều đó thúc đẩy thương nghiệp hình thành, phát triển, do nhu cầu làm trung gian trao đổi hàng hoá giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp

- Thương nghiệp không trở thành một ngành độc lập dẫn đến rất nhiều

hệ luỵ đối với quá trình xác lập VHKD:

+ Nếu như ở Hàn Quốc hoặc đậm nét hơn là Châu Âu, từ rất sớm các ngành sản xuất, trao đổi đã tách khỏi nhau trở thành những ngành kinh tế độc lập trong cơ cấu kinh tế thì gắn với nó đã hình thành đội ngũ doanh nhân VHKD luôn gắn liền với vai trò của đội ngũ doanh nhân Trong khi đó Việt Nam không có điều này, hay nói chính xác hơn có chăng đi nữa thì cũng rất muộn mằn, phải đến thời kỳ Pháp thuộc mới định hình một cách sáng rõ, dù què quặt, yếu ớt, do chính sách thực dân của Pháp

+ Khi thương nghiệp trở thành ngành sản xuất độc lập, nhu cầu buôn bán,

Ngày đăng: 17/03/2015, 13:29

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Hoàng Ánh (2002), Giải pháp để xây dựng văn hóa DN tại Việt Nam trong điều kiện hội nhập khu vực và thế giới, Đề tài cấp Bộ, Mã số 2002-40-17, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp để xây dựng văn hóa DN tại Việt Nam trong điều kiện hội nhập khu vực và thế giới
Tác giả: Nguyễn Hoàng Ánh
Năm: 2002
2. Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương, Bộ Văn hoá - Thông tin, Viện Quản trị Kinh doanh (2001), Văn hoá và kinh doanh, Nxb Lao động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hoá và kinh doanh
Tác giả: Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương, Bộ Văn hoá - Thông tin, Viện Quản trị Kinh doanh
Nhà XB: Nxb Lao động
Năm: 2001
4. Bettina Buchel - Gillbert Probst Christiane Prange - Charles Clemens ruling (Biên dịch: Nguyễn Mĩnh Hạnh - Minh Đức), (2002), Liên doanh và Quản lý liên doanh, Nxb Trẻ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Liên doanh và Quản lý liên doanh
Tác giả: Bettina Buchel - Gillbert Probst Christiane Prange - Charles Clemens ruling (Biên dịch: Nguyễn Mĩnh Hạnh - Minh Đức)
Nhà XB: Nxb Trẻ
Năm: 2002
5. Bộ môn VHKD - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2004), VHKD trong các DN ở Hà Nội, Đề tài cấp Bộ, Mã số B2004-38-81 Sách, tạp chí
Tiêu đề: VHKD trong các DN ở Hà Nội
Tác giả: Bộ môn VHKD - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Năm: 2004
6. Bộ môn VHKD - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2006), Bài giảng VHKD, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng VHKD
Tác giả: Bộ môn VHKD - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Nhà XB: Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân
Năm: 2006
7. Bộ môn VHKD - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2007), Văn hoá doanh nhân của doanh nhân trên địa bàn Hà Nội, Đề tài cấp Bộ, Mã số B2006-06-18 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hoá doanh nhân của doanh nhân trên địa bàn Hà Nội
Tác giả: Bộ môn VHKD - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Năm: 2007
8. Đỗ Minh Cương (2000), Văn hóa và triết lý kinh doanh, Trường Đại học Thương mại, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa và triết lý kinh doanh
Tác giả: Đỗ Minh Cương
Năm: 2000
9. Nguyễn Văn Dân (2006), Văn hóa và Phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa và Phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa
Tác giả: Nguyễn Văn Dân
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 2006
10. Fons Trompenaars - Charle Hampden - Turner (2006), Chinh phục các làn sáng văn hóa, Nxb Trí thức, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chinh phục các làn sáng văn hóa
Tác giả: Fons Trompenaars - Charle Hampden - Turner
Nhà XB: Nxb Trí thức
Năm: 2006
11. Fredr David (2006), Khái luận về Quản trị chiến lược, Nxb Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khái luận về Quản trị chiến lược
Tác giả: Fredr David
Nhà XB: Nxb Thống kê
Năm: 2006
12. Thái Hà (2008), Cuối năm đình công lại nóng, Báo Phụ nữ Thủ đô, số 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cuối năm đình công lại nóng
Tác giả: Thái Hà
Năm: 2008
13. Vương Quân Hoàng (2007), Văn minh làm giàu - Nguồn gốc của cải, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn minh làm giàu - Nguồn gốc của cải
Tác giả: Vương Quân Hoàng
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2007
14. Đỗ Huy (1996), VHKD ở nước ta - Thực trạng và giải pháp. Tạp chí Triết học, số 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: VHKD ở nước ta - Thực trạng và giải pháp
Tác giả: Đỗ Huy
Năm: 1996
15. Phạm Mai Hương (2005), Nghệ thuật kinh doanh ứng xử văn hóa một số nước trên thế giới, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật kinh doanh ứng xử văn hóa một số nước trên thế giới
Tác giả: Phạm Mai Hương
Nhà XB: Nxb Văn hóa Thông tin
Năm: 2005
16. W.Chan Kim - Renée Mauborgae (2006), Chiến lược đại dương xanh (Làm thế nào để tạo khoảng trống thị trường và vô hình hóa cạnh tranh), Nxb Tri thức, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược đại dương xanh (Làm thế nào để tạo khoảng trống thị trường và vô hình hóa cạnh tranh)
Tác giả: W.Chan Kim - Renée Mauborgae
Nhà XB: Nxb Tri thức
Năm: 2006
17. Mai Thanh Lan (2007), VHKD của Công ty Cổ phần Dịch vụ vận tải TRACO trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Luận văn Thạc sĩ quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: VHKD của Công ty Cổ phần Dịch vụ vận tải TRACO trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
Tác giả: Mai Thanh Lan
Năm: 2007
18. Hoa Hữu Lân (2002), Hàn Quốc - Câu chuyện kinh tế về một con rồng. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hàn Quốc - Câu chuyện kinh tế về một con rồng
Tác giả: Hoa Hữu Lân
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2002
19. Dương Thị Liễu (2004), Vai trò văn hoá trong phát triển kinh tế, Tạp chí Triết học, số 6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò văn hoá trong phát triển kinh tế
Tác giả: Dương Thị Liễu
Năm: 2004
20. Dương Thị Liễu (2005), VHKD và một số giải pháp xây dựng VHKD Việt Nam, Tạp chí Triết học, số 6 (196) Sách, tạp chí
Tiêu đề: VHKD và một số giải pháp xây dựng VHKD Việt Nam
Tác giả: Dương Thị Liễu
Năm: 2005
21. Lucinda Watson (2006), Vì sao họ thành công, Nxb Trẻ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vì sao họ thành công
Tác giả: Lucinda Watson
Nhà XB: Nxb Trẻ
Năm: 2006

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w