Triết lý kinhdoanh

Một phần của tài liệu Văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp Hàn Quốc ở Việt Nam (Trang 48)

- Coi trọng đầu tư dài hạn, theo hướng tinh, sâu.

2.2.1.Triết lý kinhdoanh

4. Người hiền Người hiền là kẻ nỗ lực trau dồi kỹ năng, học tập, lao động chăm chỉ, kiên nhẫn và bền chí Tiêu xài hoang phí, khoa trưởng và sự nóng giận là điều

2.2.1.Triết lý kinhdoanh

Có thể nói khi hoạt động kinh doanh ở Việt Nam, phần lớn các DN Hàn Quốc, đặc biệt là các tập đoàn, công ty lớn đã mang theo nét đặc trưng cơ bản VHKD của Hàn Quốc đó là:

Thứ nhất, các DN Hàn Quốc rất coi trọng tính kỷ luật của người lao động.

(62% số nhân viên được hỏi đã cho rằng giá trị cốt lõi của DN mình là tính kỷ luật cao - xem biểu đồ 2.1). Tính kỷ luật cao cũng được đánh giá là nguyên

nhân dẫn đến thành công của DN (với 82% số phiếu đồng ý). Điều này còn thể hiện ở các con số như 65% người nhân viên được hỏi cho rằng nhân viên buộc phải tuân thủ mệnh lệnh cấp trên mà không được bàn luận; hay 67% nhân viên trả lời đúng với câu hỏi: Trong DN tính kỷ luật luôn được coi trọng. Kết quả này cũng phù hợp với cơ sở hình thành triết lý kinh doanh của Hàn Quốc được phân tích ở mục 1.2, Chương 1 là VHKD Hàn Quốc chịu ảnh hưởng sâu sắc của Khổng Giáo, trong đó đặc biệt là coi trọng tính kỷ luật, thứ

bậc trên dưới cao độ.

Thứ hai, các DN Hàn Quốc rất chú ý đến xây dựng uy tín thực sự và thương hiệu thực sự mà không cần quá đánh bóng thương hiệu hay xây dựng bản sắc, phong cách, hình ảnh riêng cho DN. Mỗi một công ty đều có Logo, có biểu trưng riêng, có tên gọi mang một ý nghĩa nhất định. Ví dụ như Tập đoàn DAEWOO có nghĩa là “vũ trụ bao la” (đại vũ) với biểu trưng con đại bàng đứng trên quả địa cầu; công ty SAMSUNG có nghĩa là ba ngôi sao (tam tinh), (xem hộp 1.2. về hệ thống giá trị cốt lõi của tập đoàn Samsung)... Kết quả điều tra cũng cho thấy 65% nhân viên cho rằng, giá trị chủ đạo dễ nhận

48

thấy của DN mình là uy tín với khách hàng (biểu đồ 2.1). Trong khi đó chỉ có 5% nhân viên cho rằng khách hàng sẽ đánh giá DN của họ có bản sắc riêng.

Thứ ba, các DN Hàn Quốc coi trọng lòng trung thành, tính trung thực của nhân viên. Tuy nhiên lòng trung thành và tính trung thực ở đây được hiểu

theo những luân lý Nho giáo truyền thống và thường được giáo dục và xem xét từ các hành vi:

- Cúc cung tận tuỵ với công việc được giao hay không ? (33% nhân viên được hỏi đánh dấu giá trị được DN coi trọng là việc tận tuỵ trong công việc).

- Có giữ bí mật thông tin về công nghệ, giá cả đầu vào, đoàn kết nội bộ, thời gian hoàn thành sản phẩm và tung ra thị trường .v.v... hay không ?

- Có tuân thủ mệnh lệnh của cấp trên hay không ? (65% số phiếu đánh giá cho việc việc tuân thủ mệnh lệnh của cấp trên là phong cách quản lý của lãnh đạo DN).

Những nhận định ở trên mang tính phổ quát và dễ nhận thấy ở các công ty, tập đoàn lớn của Hàn Quốc. Trong khi đó thực tế ở Việt Nam hiện nay có một số lượng khá lớn DN Hàn Quốc có qui mô nhỏ và vừa, của các nhà đầu tư riêng lẻ Hàn Quốc. Thậm chí có một số DN do làm ăn thua lỗ, kém hiệu quả ở Hàn Quốc đã chuyển hướng đầu tư sang Việt Nam. Những DN này do năng lực tài chính và quản lý có hạn nên chưa coi trọng việc xây dựng và hình thành VHKD riêng. Qua thực tế khảo sát cho thấy ở các DN này điều kiện, môi trường làm việc của người lao động còn bị coi nhẹ, thậm chí có hạnh động ông chủ người Hàn Quốc đối xử thiếu văn hoá với lao động Việt Nam.

(xem hộp 2.1).

Thứ tư, coi trọng tính sáng tạo, khuyến khích đổi mới, coi "con người là

linh hồn của DN" cũng là những giá trị cốt lõi mà một số DN Hàn Quốc coi trọng. Tuy nhiên điều này chỉ nhìn thấy ở phần lớn các công ty, tập đoàn lớn như SamSung, LG, HuynDai... (xem hộp 1.2. về hệ thống giá trị cốt lõi của

49

tập đoàn Samsung). Điều này nói lên tư duy kinh doanh của Hàn Quốc khác

với các nước phương Tây và Mỹ ở chỗ là dù ở quy mô nào, các DN phương Tây và Mỹ thường xây dựng chiến lược kinh doanh một cách bài bản, tổng thể và có lộ trình rõ ràng, trong việc xây dựng VHKD cũng vậy.

Biểu đồ 2.1. Kết quả điều tra về đánh giá: Giá chị chủ đạo dễ nhận thấy trong các DN Hàn Quốc ở Việt Nam.

11% 33% 33% 22% 9% 13% 51% 65% 62% 8% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% Đoàn kết Tận tụy Sự đồng thuận Sáng tạo Năng động Hiệu quả KT Uy tín với KH Kỷ luật cao Tự giác

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả phiếu điều tra thực tế năm 2008

Như vậy, những giá trị cốt lõi, được coi trọng trong các DN Hàn Quốc

là tính kỷ luật, trung thực, tận tụy, trung thành, tuân thủ mệnh lệnh cấp trên,

coi trọng tính sáng tạo, chuyên nghiệp. Với những đặc điểm này, đã tạo cho

các DN Hàn Quốc có được sự tâm trung cao độ trong hoạt động kinh doanh, tăng sức cạnh tranh và đưa lại hiệu quả cao về mặt kinh tế.

50

Hộp 2.1. Ngƣời lao động : thu nhập ít, áp lực nhiều

Thời gian làm việc nhiều, làm đêm, làm ngày lễ, thường tăng ca mà không tăng lương, lương lại thấp, chậm trễ..., điều đó khiến công nhân bức xúc cũng phải, bởi họ đi làm thuê chỉ mong cuối tháng lĩnh lương. Trong khi giá cả ngày càng tăng thì việc chậm lương, giảm lương càng làm cho đời sống người làm công ăn lương khó khăn bội phần. Theo Phòng Thương vụ – Tổng lãnh sự Hàn Quốc tại TP. HCM, hầu hết DN Hàn Quốc tại TP. HCM đều là DN loại 2 (vừa và nhỏ), thậm chí có những DN đã bị phá sản ở Hàn Quốc sang Việt Nam đầu tư. Điều này dẫn đến tình trạng chính những người sử dụng lao động ở những DN này bị hạn chế về trình độ học vấn, kiến thức pháp luật. Thêm vào đó, không ít nhân viên phụ trách tổ chức công đoàn vì lợi ích cá nhân đã thông đồng với chủ thực hiện những qui định trái pháp luật. Bức xúc vì quyền lợi bị xâm phạm, công nhân lập tức đình công hay lãn công.

Từ đầu năm 2004 đến nay, tại TP. HCM đã xảy ra 32 vụ đình công, trong DN ngoài quốc doanh và có vốn ĐTNN (FDI), chủ yếu là các DN có vốn đầu tư của Hàn Quốc và Đài Loan. Trong các ngành: dệt, may, da giầy xảy ra đình công nhiều nhất, liên quan đến chậm trả lương, không trả lương làm thêm, lương thấp, không thưởng, thời gian làm việc... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: http://irv.moi.gov.vn/News/PrintView.aspx?ID=13726

2.2.2. Đạo đức kinh doanh

Đạo đức kinh doanh chịu sự ảnh hưởng rất lớn của trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, nơi mà doanh nhân, chủ doanh nghiệp sinh sống và tạo dựng cơ nghiệp. Do đó trước khi có các nhận định về đạo đức kinh doanh của các DN Hàn Quốc ở Việt Nam, tác giả muốn đưa ra một số phân tích, lý giải trên cơ sở kế thừa các công trình nghiên cứu của nhiều tác giả về các yếu tố văn hóa, xã hội có tác động mạnh mẽ đến việc hình thành văn hóa và nhân cách doanh nhân Hàn Quốc:

51

Hàn Quốc, thực tế cũng là quốc gia mới bước vào hàng ngũ công nghiệp mới, vào đầu thập niên 70 thế kỷ trước mới chấm dứt được nạn thiếu đói. Vì vậy, bản thân Hàn Quốc cũng đang trên con đường tích luỹ tư bản phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá, mà ở đó bao hàm cả tích luỹ tư bản bằng các cách cổ điển vốn không còn được sử dụng ở các nước Âu - Mỹ. Do đó, điều rất dễ nhận thấy đối với các quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore là hiếm khi chỉ trích về nhân quyền của Việt Nam. Thậm chí không muốn nói, họ đang ra sức khai thác tiêu chuẩn nhân quyền của Việt Nam để phục vụ cho lợi ích của chính họ, tức là thu lợi bằng vi phạm nhân quyền (bắt công nhân làm ngoài 8 giờ, sử dụng lao động trẻ em, điều kiện làm việc thiếu đảm bảo sức khoẻ cho người lao động như ánh sáng, quạt, thông gió, không gian ba chiều...). Đây cũng là lý do cắt nghĩa tại sao Hàn Quốc là một trong những quốc gia đầu tư vào các khu vực Châu Phi và các nước đang phát triển như Việt Nam nhiều nhất chứ không phải là tư bản Âu - Mỹ. Ở các quốc gia Châu Phi cũng như Việt Nam, một thực tế người ta cũng dễ nhận thấy các hiện tượng đánh đập công nhân kiểu trung cổ, đình công của công nhân vì lương quá thấp, điều kiện làm việc tối thiểu không đảm bảo... thường diễn ra ở các DN của Đài Loan và Hàn Quốc... mà ít khi diễn ra ở DN của Âu - Mỹ.

Nói điều nêu trên để thấy, đề cập đến đạo đức kinh doanh của DN Hàn Quốc, so với DN Âu - Mỹ thì còn một khoảng cách khá xa, nhất là đáp ứng các tiêu chuẩn về nhân quyền. Dĩ nhiên, đối với Việt Nam lại có nhiều điểm tương đồng, dễ được chấp nhận, do không chỉ gần gũi về văn hoá Á Đông mà cả về trình độ phát triển. Nhiều chuyên gia nước ngoài khuyên Việt Nam nếu học tập thì nên học tập Hàn Quốc vì họ mới phát triển trước Việt Nam, xét về mặt thời gian, thì không phải quá xa. Còn nếu học Nhật Bản, học Âu - Mỹ thì rất khó.

52

từng chủng loại hàng hoá, dịch vụ. Nếu sản phẩm kinh doanh là dịch vụ thì sẽ đặt ra yêu cầu về VHKD rất khác với hàng hoá vật chất. Nếu sản phẩm kinh doanh là dịch vụ cao cấp, là công nghệ cao, công nghệ sạch,... thì tự nó đã đặt ra những quy trình, tiêu chuẩn nghiêm ngặt về VHKD, nhất là triết lý kinh doanh và đạo đức kinh doanh, chiến lược kinh doanh. Vậy thử đối chiếu xem trong thực tế phân loại các DN của Hàn Quốc ở Việt Nam thì bao nhiêu phần trăm thuộc loại công nghệ cao, công nghệ sạch, dịch vụ cao cấp... với đòi hỏi triết lý kinh doanh, sử dụng ít lao động nhưng lao động phần lớn trình độ cao, đồng lương xứng đáng, quy trình công nghệ nghiêm ngặt, tổ chức phân công lao động mang tính toàn cầu. Sự phân loại trên có ý nghĩa rất lớn khi nhận

diện bản chất vấn đề và đề xuất giải pháp phù hợp.

Với những đánh giá trên kết hợp với kết quả khảo sát, tác giả xin đưa ra một số nhận định về đạo đức kinh doanh của các DN Hàn Quốc ở Việt Nam như sau:

Thứ nhất, về tính trung thực trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các

DN Hàn Quốc tại Việt Nam:

- Phần lớn các DN Hàn Quốc ở Việt Nam (đặc biệt là các công ty, tập đoàn lớn) không dùng các thủ đoạn gian dối, xảo trá để kiếm lời, giữ chữ tín trong kinh doanh. Đặc biệt các DN Hàn Quốc rất chú trọng đến chất lượng sản phẩm để tạo dựng uy tín thực sự đối với khách hàng (xem biểu đồ 2.1).

Thực tế có xẩy ra các vụ việc DN Hàn Quốc ở Việt Nam trốn lậu thuế, vi phạm pháp luật, không giữ uy tín với khách hàng, đối tác... Tuy nhiên, tính về mặt tỷ lệ giữa số DN vi phạm trên tổng số loại hình DN và so sánh với các loại hình DN khác như DN trong nước và các DN có vốn đầu tư nước ngoài của các quốc gia khác thì tỷ lệ DN Hàn Quốc vi phạm không phải là cao. Hơn nữa, các vụ việc này thường chủ yếu diễn ra ở các DN nhỏ và vừa.

53

Hàn Quốc rất coi trọng tính trung thực của nhân viên. Có đến 65% nhân viên được hỏi đã trả lời trong DN tính trung thực được coi trọng là đúng (xem biểu

đồ 2.2). Các nhân viên khi được hỏi về nhận xét của khách hàng đối với DN

đã có đánh giá với tỷ lệ 60% cho rằng khách hàng đánh giá DN mình có uy tín và trung thực, và 55% đánh giá là có uy tín.

Biểu đồ 2.2. Kết quả điều tra đánh giá của nhân viên về việc: Trong DN tính trung thực đƣợc coi trọng

0%5% 5% 10% 15% 5% 65% 0 10 20 30 40 50 60 70 Rất đúng Đúng Gần đúng Không ý kiến Gần sai Sai

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả phiếu điều tra thực tế năm 2008

- Về cảm nhận của nhân viên đối với việc DN của mình có tuân thủ theo

đúng pháp luật của Việt Nam hay không ? Có đến 42% nhân viên không có ý

kiến trả lời và 40% cho rằng là gần đúng, 15% cho là đúng (số phiếu này rơi phần lớn vào các tập đoàn, DN lớn). Điều này cho thấy, một số đánh giá của các chuyên gia phân tích cho rằng các ông chủ Hàn Quốc chưa coi trọng việc tuân thủ pháp luật của các nước sở tại là có căn cứ. Điều này được các nhà phân tích lý giải, các DN Hàn Quốc thường đầu tư vào các nước kém phát triển và một số nước đang phát triển. Đặc biệt là các nước Châu Phi - nơi mà môi trường thể chế thường yếu kém và ông chủ các DN có quyền lực lớn,

54

thao túng chính quyền, còn người lao động bị chèn ép, bóc lột.

Thứ hai, về quan điểm tôn trọng con người, đối xử với những cộng sự và

nhân viên dưới quyền.

Trong các công ty Hàn Quốc, kể cả ở chính quốc cũng như các công ty kinh doanh ở nước ngoài, thường không cổ súy cho chế độ làm việc suốt đời của nhân viên như các công ty của Nhật Bản hay một số nước khác. Tuy vậy tính trung thực lại là một trong những tiêu chuẩn hàng đầu trong việc tuyển dụng nhân viên. Bên cạnh việc coi trọng tính trung thực trong tuyển dụng cũng như coi trọng việc giáo dục nhân viên về tính kỷ luật và trung thực thường thấy trong các DN Hàn Quốc, các DN Hàn Quốc thường sử dụng tối đa các thiết bị điện tử để giám sát các hoạt động của cấp dưới. Sử dụng thẻ kiểm soát nhân viên, các camera được đặt ở mọi vị trí xung yếu để kiểm tra... Điều này khiến các DN Hàn Quốc được ví như các "doanh trại quân đội" và các tập đoàn của Hàn Quốc thường được người phương Tây gọi là Che-bon (hiểu theo nghĩa Hán Việt là tài phiệt), và người Hàn Quốc không thích bị gọi họ như vậy.

Kết quả khảo sát thực tế đã cho thấy, 66% số nhân viên được hỏi cho rằng trong DN, nhân viên bắt buộc phải tuân thủ mệnh lệnh của cấp trên mà không được bàn luận. 43% cho rằng lo sợ nhất khi làm việc có sai sót là bị đuổi việc và 35% cho rằng sẽ không có cơ hội để sửa chữa sai sót. 66% cho rằng mệnh lệnh của cấp trên có hiệu lực tuyệt đối. 68% đánh giá DN được quản lý theo kiểu "doanh trại quân đội". Với kết quả khảo sát như vậy cho thấy tính kỷ luật, quản lý quân phiệt là một đặc điểm nổi bật của các DN Hàn Quốc ở Việt Nam. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

55

Biểu đồ 2.3. Kết quả điều tra về đánh giá: Ngƣời lao động Việt Nam đƣợc tôn trọng, đề cao, bầu không khí làm việc cởi mở, thân thiện.

26%18% 18% 12% 4% 5% 35% Rất đúng Đúng Gần đúng Không ý kiến Gần sai Sai

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả phiếu điều tra thực tế năm 2008

Con số 35% đánh giá là gần sai và 5,5% cho là sai ở biểu đồ 2.3 cho thấy môi trường làm việc, người lao động chưa phải thực sự được coi trọng ở trong các DN Hàn Quốc ở Việt Nam (đặc biệt là ở các DN nhỏ và vừa). Một thực tế đã được phân tích ở Chương 1 là, các DN Hàn Quốc sử dụng lao động Việt Nam với số lượng lớn, có trình độ thấp, làm việc trong các nhà máy ở các khu công nghiệp. Ở đó các nhà đầu tư tận dụng nhân công giá rẻ, tiết kiệm chi phí đầu tư, tối đa hiệu quả kinh tế nên thường không chú ý đầu tư cho môi trường lao động. Yêu cầu nhân công ở trình độ thấp do đó nguồn

Một phần của tài liệu Văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp Hàn Quốc ở Việt Nam (Trang 48)