- Bí mật và trung thành với các trách nhiệm đặc biệt.
5. Coi trọng hiệu quả gắn liền với trách nhiệm xã hội: Doanh nhân phải biết không ngừng nâng cao hiệu quả trong hoạt động kinh doanh, phải có những đóng góp
1.1.3.3. Sự khác biệt và giao lƣu văn hoá
Giữa các quốc gia, dân tộc, tổ chức và các cá nhân trong một tổ chức không bao giờ có cùng một kiểu văn hóa thuần nhất. VHKD là một bộ phận của văn hóa dân tộc, văn hóa xã hội. Do đó sự phản chiếu của văn hóa dân tộc, văn hóa xã hội lên VHKD là điều tất yếu. Mặt khác, hoạt động kinh doanh luôn tồn tại trong một môi trường xã hội nhất định nên nhất thiết nó phải chịu ảnh hưởng của văn hóa xã hội đó. Ví dụ, việc coi trọng tính kỷ luật và trung thành của các DN Nhật Bản, Hàn Quốc; sự chính xác trong các ngân hàng Thụy Sĩ, sự năng động, sáng tạo, đổi mới trong các DN Mỹ, sự hào hoa đến lãng mạn của các DN Pháp hay sự lạnh lùng có trong các DN Anh và Đức.
Tiến trình toàn cầu hoá, quốc tế hoá nền kinh tế đã tạo nên một môi trường kinh doanh đa văn hóa. Sự đan xen, giao lưu, học hỏi văn hóa tạo điều kiện cho các thành viên của từng DN, tiếp nhận các giá trị văn hóa của nhau, DN học tập, lựa chọn những khía cạnh tốt về văn hóa của các DN khác, của các quốc gia khác nhằm phát triển mạnh nền văn hóa của DN mình. Mặt khác, quá trình tìm hiểu và giao lưu văn hóa làm cho các chủ thể kinh doanh hiểu thêm về nền văn hóa của mình từ đó tác động trở lại hoạt động kinh doanh.
31
Hộp 1.6. Sự giao thoa văn hóa
"Quy trình độ phát triển kinh tế của một nước về khía cạnh duy nhất là văn hóa là một điều lố bịch, nhưng đánh giá trình độ phát triển kinh tế của một đất nước mà không tính đến yếu tố văn hóa cũng lỗ bịch không kém"...
"Nền văn hóa của bạn càng tiếp cận một cách tự nhiên - nghĩa là càng dễ dàng hấp thụ được các ý tưởng nước ngoài và kỹ năng tốt nhất của thế giới rồi kết hợp với truyền thống vốn có - thì đất nước bạn càng có thêm lợi thế trong thế giới phẳng".
Nguồn: Thomas L. Friedman: Thế giới phẳng, Nxb Trẻ, trang 593.