1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoạt động thương mại điện tử của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam trong quá trình hội nhập tt

31 538 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 638,77 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ------ ĐÀO THỊ THU HIỀN HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP LUẬN VĂN THẠ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

- - ĐÀO THỊ THU HIỀN

HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

Hµ Néi - 2008

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

- - ĐÀO THỊ THU HIỀN

HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU

VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP

Chuyên ngành: KTTG và QHKTQT

Mã số: 60 31 07

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGÔ XUÂN BÌNH

Hµ Néi - 2008

Trang 3

Mục lục

Lời giới thiệu

Ch-ơng 1: NHữNG VấN Đề CHUNG về th-ơng mại điện

tử

1.1 Khái niệm Th-ơng mại điện tử:

1.1.1 Định nghĩa

1.1.2 Các hình thức và đặc điểm

1.1.3 Lợi ich kinh tế

1.2 Cơ sở phát triển th-ơng mại điện

1.2.1 Hạ tầng công nghệ và dịch vụ hỗ trợ TMĐT

1.2.2 Hệ thống pháp luật

1.2.3 Các mô hình doanh nghiệp áp dụng TMĐT

1.3 Cơ sở phát triển th-ơng mại điện tử tại Việt Nam

1.3.1 TMĐT trên thế giới và bài học cho Việt Nam

1.3.2 Tiềm năng phát triển TMĐT tại Việt Nam

1.3.3 TMĐT trong quá trình hội nhập

Ch-ơng 2: THựC TRạNG áP DụNG THƯƠNG MạI ĐIệN Tử

CủA CáC doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam

2.1 Hạ tầng cơ sở phát triển TMĐT tại Việt Nam

2.1.1 Hạ tầng kinh tế, xã hội, pháp lý

2.1.2 Hạ tầng công nghệ

Trang 4

2.2 Thực trạng áp dụng TMĐT ở các doanh nghiệp XNK Việt Nam

2.2.1 Tình hình ứng dụng TMĐT tại các doanh nghiệp xuất nhập

khẩu Việt Nam phân theo ngành hàng hoá

2.2.2 Hoạt động của các sàn giao dịch điện tử

nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam 3.1 Những khuyến nghị đối với Nhà n-ớc:

3.1.1 Nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp lý

3.1.2 Nhóm giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý của Nhà n-ớc

3.1.3 Nhóm giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp

3.2 Đối với doanh nghiệp

Trang 5

3.3 Đối với ng-ời tiêu dùng

3.3.1 Thay đổi tập quán mua sắm

3.3.2 Nâng cao ý thức sử dụng mạng

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:

Thương mại điện tử, so với thương mại truyền thống, có hai lợi thế

là tốc độ và không biên giới Trong xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, thông tin trở thành công cụ chiến lược cho mọi nhà kinh doanh để đưa ra những quyết định kinh doanh đúng đắn Và nếu khai thác tốt hai lợi thế của thương mại điện tử, Doanh nghiệp sẽ có được nhiều lợi ích trong việc tiếp cận và đưa thông tin: Thu thập được các thông tin phong phú về thị trường và đối tác; Đưa thông tin của mình trên phạm vi không gian không bị giới hạn và có thể được xem ở bất cứ thời gian nào; Trao đổi thông tin với khách hàng, đối tác nhanh hơn, nhiều hơn với chi phí thấp hơn

Trên thế giới, thương mại điện tử đã và đang phát triển rất mạnh mẽ

ở hầu hết các lĩnh vực, đặc biệt là được các doanh nghiệp sản xuất hàng hoá xuất nhập khẩu, và không chỉ các nước có cơ sở hạ tầng, khoa học

kỹ thuật hiện đại quan tâm, ứng dụng mà ngay cả các nước đang phát triển cũng nỗ lực tham gia hội nhập kinh tế quốc tế thông qua hoạt động thương mại điện tử

Ở Việt Nam, phần lớn các doanh nghiệp là doanh nghiệp vừa và nhỏ, còn hạn chế về quy mô và năng lực sản xuất, ít có khả năng đầu tư cho việc thu thập thông tin và quảng bá sản phẩm trên quy mô thị trường quốc tế Tuy nhiên, cũng đã có nhiều doanh nghiệp, chủ yếu là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, đi đầu trong việc ứng dụng thương mại điện tử để tìm kiếm các cơ hội kinh doanh mới, quảng bá thương hiệu và giới thiệu sản phẩm đến với đông đảo người tiêu dùng Trong quá trình hội nhập, Việt Nam trở thành thành

Trang 7

viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), là thành viên của Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và tham gia nhiều diễn đàn kinh tế, nhiều hiệp định hợp tác song phương, đa phương, … Vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói riêng là phải sẵn sàng thích ứng với môi trường kinh doanh mới trên cơ sở của nền kinh tế số hoá mà bước đi đầu tiên là phải ứng dụng thương mại điện tử vào trong chính quá trình sản xuất, kinh doanh của mình

Chính phủ Việt nam đã có những chủ trương được cụ thể hoá để thúc đẩy thương mại điện tử phát triển trong xu thế phát triển chung của thương mại điện tử khu vực và châu Á Thêm vào đó, các yếu tố công nghệ thông tin, internet, truyền thông… tại Việt nam đã và đang phát triển rất nhanh, tạo điều kiện kỹ thuật cho thương mại điện tử phát triển

Trước những thách thức đặt ra trong tình hình mới, cùng với nhiều

cơ hội thì thương mại điện tử là một trong những công cụ giúp các doanh nghiệp vươn ra thị trường thế giới để tìm lối ra cho chính mình

Với những lý do trên, người viết lựa chọn đề tài: “Hoạt động thương

mại điện tử của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam trong quá trình hội nhập” với hy vọng góp phần làm thay đổi cách nhìn nhận

của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu về thương mại điện tử và ứng dụng của thương mại điện tử, khai thác tối ưu các lợi thế do thương mại điện tử mang lại khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế cũng như tìm hiểu rõ hơn về một phương thức kinh doanh mới gắn liền với công nghệ thông tin hiện đại

2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU:

Trang 8

Thương mại điện tử là một vấn đề còn khá mới, đặc biệt là việc ứng dụng thương mại điện tử trong các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay Tài liệu về đề tài nghiên cứu chưa nhiều, chủ yếu là liên quan đến một hoặc một vài khía cạnh của vấn đề, do đó, đây vừa là một khó khăn nhưng cũng là một động cơ thúc đẩy người viết đi sâu tìm hiểu nghiên cứu đề tài và thực hiện luận văn

Trong các tài liệu nước ngoài người viết tham khảo, cuốn sách

“E-commerce: business on the Internet” của hai tác giả người Mỹ

Constance H McLaren and Bruce J Mc Laren xuất bản năm 2000 là cuốn sách giới thiệu được những vấn đề cơ bản nhất về việc kinh doanh qua Internet, các lợi ích mà các doanh nghiệp có thể khai thác khi ứng dụng TMĐT và mô hình hoạt động TMĐT của các công ty Mỹ Nội dung cuốn sách thực sự bổ ích cho những cá nhân, doanh nghiệp hay tổ chức muốn tìm hiểu về TMĐT một cách chung nhất Tuy nhiên, các lợi ích từ việc ứng dụng TMĐT mà hai tác giả đưa ra lại dựa trên cơ sở của TMĐT phát triển hoàn chỉnh, theo mô hình của các công ty Mỹ Điều này không hoàn toàn phù hợp khi các điều kiện triển khai TMĐT là tại các nước đang phát triển, ở các doanh nghiệp có mô hình vừa và nhỏ như tại Việt Nam

Ở Việt Nam, TMĐT mới chỉ được nghiên cứu dưới góc độ là một hình thức thương mại mới, với việc phổ biến các kiến thức chung như : thế nào là TMĐT, e-marketing là gì, thanh toán trực tuyến như thế nào, … thông qua các website của cổng TMDT quốc gia (ECVN), các công ty khai thác các dịch vụ về TMĐT (như Vitanco, Vnecom, Vietnamonline, …), một số tài liệu trong của các buổi hội thảo hay các khoá đào tạo ngắn hạn của các công ty, của Hiệp hội TMĐT, Vụ TMĐT – Bộ Thương mại, … Tuy nhiên, cho đến nay

Trang 9

chưa có một công trình nào khảo sát, nghiên cứu về thương mại điện

tử với những cơ hội, thách thức cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam một cách đầy đủ, hệ thống và cập nhật dưới dạng một luận văn cao học, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc

tế hiện nay, khi mà thương mại điện tử ngày càng có nhiều lợi thế, đang tăng trưởng rất mạnh Do vậy, đề tài sẽ được xem xét, nghiên cứu một cách toàn diện, sâu sắc và có hệ thống hơn

3 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:

Về mục đích nghiên cứu, ngoài việc giới thiệu chung về thương mại điện tử, luận văn tập trung làm rõ tình hình áp dụng thương mại điện tử tại Việt Nam, trong các doanh nghiệp xuất nhập khẩu qua các số liệu

Từ đó, chỉ ra các thuận lợi và khó khăn, đưa ra được các giải pháp đề xuất hợp lý, nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh thương mại điện tử Luận văn có ba nhiệm vụ nghiên cứu:

Một là, hệ thống các vấn đề lý luận của thương mại điện tử đối với

doanh nghiệp

Hai là, khảo sát thực tế các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam

ứng dụng thương mại điện tử , chỉ ra cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp này trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Ba là, đưa ra những kiến nghị giải pháp cho doanh nghiệp, cho cơ

quan quản lý Nhà nước

4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

Với đề tài “ Hoạt động thương mại điện tử của các doanh nghiệp

xuất nhập khẩu Việt Nam trong quá trình hội nhập”, đối tượng

nghiên cứu chính của luận văn là hoạt động thương mại điện tử của các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu sẽ khai thác

Trang 10

tốt hơn các lợi thế của thương mại điện tử ở các lĩnh vực khác như sản xuất hay dịch vụ, vì với họ, việc tiếp cận thông tin nhanh chóng và đưa thông tin được rộng rãi với chi phí thấp là vấn đề quan trọng hàng đầu

Do thương mại điện tử là hoạt động mới phát triển mạnh trong những năm gần đây nên phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ bao gồm các

số liệu từ năm 2000 cho đến nay

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

Đề tài được thực hiện bằng một sự kết hợp các phương pháp nghiên cứu: Cách tiếp cận cá biệt, phương pháp nghiên cứu là nghiên cứu tài liệu tại chỗ, phân tích – so sánh – tổng hợp và phương pháp biện chứng

6 DỰ KIẾN NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN:

Với đề tài: “ Hoạt động thương mại điện tử của các doanh nghiệp

xuất nhập khẩu Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế ”, có thể

xem những nội dung sau đây là những đóng góp mới của luận văn: Thứ nhất: Khẳng định có căn cứ khoa học và thực tiễn về sự cần thiết khách quan của thương mại điện tử đối với các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam nói riêng trong xu hướng hội nhập quốc tế hiện nay

Thứ hai: Phân tích, đánh giá thực trạng cùng cơ hội, thách thức cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu của thương mại điện tử Việt Nam, đưa ra các vấn đề cần giải quyết khi tham gia thương mại điện tử

Thứ ba: Đề xuất phương hướng và đưa ra các giải pháp cụ thể cho các nhóm đối tượng: Các cơ quản lý Nhà nước, các tổ chức Hiệp hội và các doanh nghiệp nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam khi tham gia thương mại điện tử

Trang 11

7 BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN:

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, luận văn bao gồm 3 chương chính:

Chương 1: Những vấn đề chung về Thương mại điện tử

Chương 2: Thực trạng áp dụng thương mại điện tử của các Doanh

nghiệp xuất nhập khẩu Việt nam

Chương 3: Một số kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt

động của thương mại điện tử cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

1.1 Khái niệm Thương mại điện tử:

1.1.1 Định nghĩa

1.1.2 Các hình thức và đặc điểm

1.1.3 Lợi ich kinh tế

1.2 Cơ sở phát triển thương mại điện

1.2.1 Hạ tầng công nghệ và dịch vụ hỗ trợ TMĐT

1.2.2 Hệ thống pháp luật

1.2.3 Các mô hình doanh nghiệp áp dụng TMĐT

1.3 Cơ sở phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam

1.3.1 TMĐT trên thế giới và bài học cho Việt Nam

1.3.2 Tiềm năng phát triển TMĐT tại Việt Nam

1.3.3 TMĐT trong quá trình hội nhập

Chương 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

CỦA CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2.1 Hạ tầng c sở phát triển TMĐT tại Việt Nam

Trang 12

2.1.1 Hạ tầng kinh tế, xã hội, pháp lý

2.1.2 Hạ tầng công nghệ

2.2 Thực trạng áp dụng TMĐT ở các doanh nghiệp XNK Việt Nam

2.2.1 Tình hình ứng dụng TMĐT tại các doanh nghiệp xuất

nhập khẩu Việt Nam phân theo ngành hàng hoá 2.2.2 Hoạt động của các sàn giao dịch điện tử

Chương 3: MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ GIẢI PHÁP NHẰM

NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TMĐT CHO CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 3.1 Những khuyến nghị đối với Nhà nước:

3.1.1 Nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp lý

3.1.2 Nhóm giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý của Nhà

nước 3.1.3 Nhóm giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp

3.2 Đối với doanh nghiệp

3.2.1 Xác định mô hình ứng dụng TMĐT thích hợp

3.2.2 Đầu tư hợp lý cho TMĐT

3.2.3 Chủ động nâng cao nhận thức về TMĐT

3.2.4 Thúc đẩy sự hình thành của các tổ chức hỗ trợ TMĐT 3.2.5 Đẩy mạnh các dịch vụ hỗ trợ CNTT

3.3 Đối với người tiêu dùng

3.3.1 Thay đổi tập quán mua sắm

Trang 13

3.3.2 Nâng cao ý thức sử dụng mạng

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Chương 1 tập trung vào ba vấn đề chính : Khái niệm về TMĐT (Định nghĩa, các hình thức và đặc điểm, lợi ích kinh tế) ; cơ sở hạ tầng (gồm cơ sở về công nghệ và các dịch vụ hỗ trợ TMĐT, cơ sở pháp lý)

và một số mô hình ứng dụng TMĐT ; cơ sở để TMĐT hình thành và phát triển tại Việt Nam : TMĐT trên thế giới và bài học cho chúng ta, tiềm năng để Việt Nam phát triển TMĐT và tác động của xu hướng hội nhập tới việc phát triện TMĐT ở Việt Nam

1.1 Khái niệm Thương mại điện tử:

1.1.1 Định nghĩa:

Thương mại điện tử (e-commerce) chỉ việc thực hiện những giao dịch thương mại dựa trên các công cụ điện tử (electronic) mà cụ thể là mạng Internet và World Wide Web (những trang web hay website) Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau về TMĐT nhưng tựu chung lại, có hai quan điểm lớn: Thương mại điện tử theo nghĩa rộng được định nghĩa trong Luật mẫu về Thương mại điện tử của Uỷ ban Liên hợp quốc về Luật Thương mại quốc tế (UNCITRAL) có thể được hiểu là các giao dịch tài chính và thương mại bằng phương tiện điện tử như: trao đổi dữ liệu điện tử, chuyển tiền điện tử và các hoạt động gửi rút tiền bằng thẻ tín dụng

TMĐT theo nghĩa hẹp bao gồm các hoạt động thương mại được thức hiện thông qua mạng Internet, là hình thức mua bán hàng hoá được bày

Trang 14

tại các trang web trên Internet với phương thức thanh toán bằng thẻ tín dụng

1.1.2 Các hình thức và đặc điểm

Về hình thức, TMĐT theo bản chất giao dịch, có thể được chia làm ba loại chính sau: B2B, B2C và C2C

B2B (Business-to-Business): có nghĩa là giao dịch TMĐT giữa doanh

nghiệp và doanh nghiệp Các doanh nghiệp dùng mạng Internet, website để trao đổi thông tin mua bán, tìm kiếm khách hàng, trưng bày sản phẩm, them chí cho phép đấu giá cung cấp hàng hoá, đấu thầu trên mạng, …

B2C (Business-to-Consumer): là giao dịch TMĐT giữa doanh nghiệp

và cá nhân người tiêu dùng Các doanh nghiệp trưng bày thông tin, sản phẩm, dịch vụ trên mạng để quảng bá đến với các cá nhân tiêu dùng, dùng mạng Internet để phục vụ các cá nhân tiêu dùng như cho phép họ thực hiện việc mua hàng, trả tiền quan mạng, trả lời mọi câu hỏi của khách hàng, …

C2C (Consumer – to – Consumer): là giao dịch TMĐT giữa các cá

nhân với nhau Một website được một doanh nghiệp xây dựng nhằm mục đích tạo “sân chơi” cho các cá nhân có nhu cầu trao đổi thông tin, mua bán với nhau

Về đặc điểm, Thương mại điện tử có một số đặc điểm cơ bản sau:

- Chi phí đầu tư thấp, phù hợp với mọi quy mô doanh nghiệp

- Sử dụng kỹ thuật số trong toàn bộ quá trình giao dịch

- Giao dịch diễn ra liên tục, không có thời gian trễ

- Thông tin luôn được cập nhật

- Tự động hoá trong các giao dịch người - máy

Trang 15

- Quá trình thanh toán thực hiện bằng điện tử thông qua các ứng dụng của Thương mại điện tử

- Quá trình giao hàng thực hiện bằng điện tử với các mặt hàng được số hoá

1.1.3 Lợi ich kinh tế

Đối với tổ chức kinh doanh

 TMĐT giúp cho doanh nghiệp mở rộng thị trường trong và ngoài nước

 Thương mại điện tử giảm các chi phí phát sinh, xử lý, phân phối, dự trữ và giảm thiểu chi phí trong việc thu nhận thông tin

 Tạo khả năng chuyên môn hoá cao trong kinh doanh

 TMĐT cho phép doanh nghiệp có thể giảm mức tồn kho cũng như các chi phí quản lý thông qua sản phẩm dụng mô hình “kéo” trong việc quản lý chuỗi cung cấp

 TMĐT giúp giảm thời gian trong quá trình mua và bán, từ khâu thanh toán đến khâu giao hàng hoá và dịch vụ

 Tạo tiền đề cơ cấu lại bộ máy kinh doanh với các công nhân lành nghề, các cán bộ có kinh nghiệm, cũng như đội ngũ bán hàng có triển vọng

 Giảm các chi phí cho bưu chính viễn thông

 Các lợi ích khác như quảng bá doanh nghiệp, cải tiến các dịch vụ cung cấp cho khách hàng, tìm các đối tác mới, đơn giản hoá các quy trình, giảm thời gian giao hàng, tăng hiệu quả, …

Đối với khách hàng

 Tạo điều kiện cho khách hàng khả năng lựa chọn các nhà cung cấp khác nhau, cũng như các thị trường khác nhau về cùng một loại sản phẩm mà họ quan tâm như giá cả, mẫu mã, dịch vụ

Ngày đăng: 17/03/2015, 12:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w