Lịch sử vấn đề nghiên cứu Thực tế đã có nhiều công trình nghiên cứu về Thơ mới, đặc biệt vấn đề thi pháp thơ được nhiều nhà nghiên cứu chú ý đề cập, tiêu biểu là các tác phẩm như: Thi n
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Trang 33
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, cho phép em được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới PGS TS Trần Khánh Thành, người thầy đáng kính đã tận tình hướng dẫn , giúp đỡ và động viên em trong suốt quá trình hoàn thành luận văn này
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường
Để hoàn thành luận văn này, em còn nhận được sự động viên, quan tâm rất lớn của gia đình, bạn bè và các đồng nghiệp Một lần nữa em xin được gửi lời cảm ơn trân trọng nhất!
Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2010
Tác giả
Nguyễn Thị Lƣợm
Trang 55
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 7
1 Lý do chọn đề tài 7
2 Lịch sử nghiên cứu 8
3 Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9
3.1 Mục đích 9
3.2 Đối tượng nghiên cứu 9
3.3 Phạm vi khảo sát 9
4 Phương pháp nghiên cứu 9
5 Đóng góp của luận văn 10
6 Cấu trúc luận văn 10
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 10
Chương 1: THƠ MỚI VÀ HƯỚNG TIẾP CẬN TỪ GÓC ĐỘ THI PHÁP HỌC 11
1.1 Thơ mới – cuộc cách mạng trong thơ ca Việt Nam 11
1.2 Hướng tiếp cận Thơ mới từ góc độ thi pháp 20
1.2.1 Thi pháp và thi pháp học 20
1.2.2 Các chỉnh thể văn học và các phạm trù thi pháp học 21
1.2.3 Tiếp cận Thơ mới từ góc độ thi pháp 24
Chương 2: THỰC TRẠNG DẠY HỌC THƠ MỚI TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG HIỆN NAY VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI TỪ HƯỚNG TIẾP CẬN THI PHÁP HỌC 34
2.1 Vị trí của Thơ mới trong chương trình dạy học văn ở nhà trường phổ thông hiện nay 34
2.2 Tài liệu hướng dẫn về giảng dạy Thơ mới cho giáo viên trong các nhà trường phổ thông 36
2.3 Thực trạng dạy văn của giáo viên ở các nhà trường phổ thông hiện nay 38
2.4 Định hướng đổi mới 40 2.4.1 Tìm hiểu thi pháp thể loại không tách rời với việc tiếp cận đồng bộ tác phẩm
Trang 66
văn chương trong nhà trường 44
2.4.2 Tìm hiểu thi pháp thể loại là cơ sở để phát hiện nét độc đáo của thi pháp tác phẩm, thi pháp tác giả 45
2.4.3 Vận dụng thi pháp thể loại vào dạy học tác phẩm văn chương gắn liền với lý luận dạy học hiện đại 47
Chương 3: TỪ HƯỚNG TIẾP CẬN THI PHÁP ĐỔI MỚI QUÁ TRÌNH DẠY VÀ HỌC THƠ MỚI 50
3.1 Đổi mới trình tự phân tích tác phẩm 50
3.1.1 Về trình tự chung khi phân tích tác phẩm 50
3.1.2 Các bước phân tích tác phẩm thơ 51
3.2 Quy trình dạy học thơ theo hướng tiếp cận thi pháp 55
3.3 Yêu cầu kiến thức hỗ trợ 62
3.4 Thiết kế một số bài giảng về thơ mới bằng Phương pháp dạy Thơ mới từ góc độ thi pháp học 66
3.4.1 Yêu cầu về thể nghiệm 66
3.4.2 Mục đích thể nghiệm 66
3.4.3 Nội dung thể nghiệm 66
3.4.4 Nơi thể nghiệm 66
3.4.5 Thiết kế thể nghiệm 66
3.4.5.1 Bài 1 : Đây thôn Vĩ Dạ 66
3.4.5.2 Bài 2: Vội vàng 76
3.4.6 Tổ chức dạy thực nghiệm 88
PHẦN KẾT LUẬN 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO 92
NGUỒN TƯ LIỆU THAM KHẢO 95
Trang 7Hoài Thanh - Hoài Chân khi viết Thi nhân Việt Nam đã tổng kết lại một cả
trào lưu của một giai đoạn sống động nhất trong văn học Việt Nam hiện đại - giai đoạn của những định hướng, tìm tòi, cách tân Thơ mới là một cuộc cách cách mạng
về thi ca, mở đầu là ngày 10 Mars 1932, ngày ông Phan Khôi viết bài cổ vũ cho lối thơ mà ông mệnh danh là Thơ mới Phong trào Thơ mới đã kết thúc thắng lợi với
bài tựa tập thơ cũ Mùa cổ điển của Chế Lan Viên trong đó có những lời lẽ như là
khúc ca khải hoàn
Thơ mới (1932-1945) có rất nhiều thành tựu, đó là một cuộc cách mạng về thơ ca Việt Nam thể hiện sự đổi mới căn bản về thi pháp, từ thi pháp thơ trung đại đến thi pháp thơ hiện đại Có nhân vật trữ tình là cái tôi bản ngã của nhà thơ, có một không gian nghệ thuật, một thời gian nghệ thuật ở trong Thơ mới được miêu tả và biểu hiện đạt đến mức hết sức tinh tế, sống động mà thơ cũ không có được Chỉ hơn mười năm hình thành và phát triển, phong trào Thơ mới đã có những đóng góp quan trọng, làm thay đổi toàn bộ thi pháp thơ trữ tình tiếng Việt, đưa lại cho nền thơ ca nước nhà một sức sống mới, mở ra một thời đại trong thi ca
Tuy còn có những hạn chế nhất định, song Thơ mới vẫn nằm trong văn mạch văn học dân tộc, kế thừa và phát triển tinh hoa thơ ca dân tộc Những đóng góp của phong trào Thơ mới là không thể phủ nhận Thơ mới ra đời đã tạo nên sự đổi mới
về thi pháp thơ, từ quan niệm về con người đến thời gian, không gian nghệ thuật, từ cảm xúc đến giọng điệu, từ ngôn ngữ đến thể loại
Thơ mới đã được đưa vào chương trình giảng dạy ở phổ thông từ năm 1988 đến nay và chiếm một dung lượng khá lớn trong chương trình Khi giảng dạy về Thơ mới, đôi khi giáo viên không tránh khỏi những lúng túng khi cắt nghĩa về nội dung và tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm Việc nghiên cứu thi pháp Thơ mới là hết
Trang 88
sức cần thiết trong việc giảng dạy ở các bậc học phổ thông và đại học bởi lẽ: nó góp phần giải quyết nhu cầu đổi mới nội dung, phương pháp nghiên cứu, phê bình do thời đại, khắc phục lối bình tán chủ quan, xu hướng nghiên cứu và phân tích tác phẩm văn học theo quan niệm xã hội học, lối bình tán thoát ly khỏi tác phẩm Thi pháp học xác lập được nhiệm vụ trung tâm đó là xác lập cái nhìn biện chứng giữa nội dung và hình thức nghệ thuật, trong đó cái nhìn bắt đầu từ hình thức, nghiên cứu hình thức văn học trong sự thống nhất với nội dung Thi pháp học dễ dàng đi sâu nghiên cứu cấu trúc của hình thức văn học, cấu trúc thế giới nghệ thuật nhà thơ
Với ý nghĩa đó, tôi nhận thấy rằng việc nghiên cứu về Phương pháp giảng
dạy Thơ mới từ góc độ thi pháp là hết sức cần thiết, có ý nghĩa về lý luận, phương
pháp và lịch sử văn học Nghiên cứu về đề tài này sẽ giúp tôi có thêm kiến thức về thi pháp Thơ mới, phương pháp dạy Thơ mới từ góc độ thi pháp học cũng như nhìn nhận vấn đề sâu sắc hơn dưới góc độ nghiên cứu khoa học
2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Thực tế đã có nhiều công trình nghiên cứu về Thơ mới, đặc biệt vấn đề thi pháp thơ được nhiều nhà nghiên cứu chú ý đề cập, tiêu biểu là các tác phẩm như:
Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh - Hoài Chân (1942), Phong trào Thơ mới
(1966) của Phan Cự Đệ , Việt Nam thi nhân tiền chiến (1969) của Nguyễn Tấn Long, Thơ mới, những bước thăng trầm (1989) của Lê Đình Kỵ, Nhìn lại một cuộc
cách mạng trong thơ ca (1993) của nhiều tác giả, Thơ mới, bình minh thơ Việt Nam hiện đại (1994) của Nguyễn Quốc Tuý, Một thời đại trong thơ ca của Hà Minh Đức
(1997) Đặc biệt là công trình Những thế giới nghệ thuật thơ (1995) của Trần Đình
Sử đã khảo sát khá công phu về đặc điểm của các loại hình thơ xuất hiện trong lịch
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đây đã làm sáng tỏ nhiều đặc điểm
về Thơ mới về cả nội dung và hình thức, cũng có đề cập đến vấn đề thi pháp Thơ mới
Trang 99
hay định nghĩa khái quát về phong trào Thơ mới Nhưng thi pháp Thơ mới nói chung, phương pháp dạy Thơ mới từ góc độ thi pháp học nói riêng là một phạm trù rất rộng, không phải của riêng một tác phẩm nào, mà phải đặt nó trong cả một hệ thống, phong trào của một giai đoạn văn học Đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách
thật hệ thống và đầy đủ về Phương pháp dạy Thơ mới từ góc độ thi pháp Mặt khác
đời sống văn học hiện nay có nhiều khía cạnh để khám phá, khai thác cho nên vấn đề
Phương pháp dạy Thơ mới từ góc độ thi pháp vẫn còn nhiều điều để ngỏ, vì vậy
chúng tôi có điều kiện đi sâu vào nghiên cứu và hệ thống lại một vấn đề thuộc phạm trù thi pháp trên một quy mô lớn hơn và theo một góc nhìn mới hơn
3 Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Mục đích
Xác định Phương pháp dạy Thơ mới từ góc độ thi pháp là một khái niệm
mới trong việc đổi mới phương pháp dạy học, luận văn sẽ đề xuất nghiên cứu về thực trạng giảng dạy, thành tựu nghiên cứu Thơ mới từ góc độ thi pháp học để từ đó
đề xuất phương pháp giảng dạy phù hợp nhất đối với những tác phẩm Thơ mới trong nhà trường phổ thông, tạo điều kiện để đổi mới phương pháp giảng dạy Thơ mới, góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy thơ
Từ các giáo án thể nghiệm về Thơ mới, luận văn đề xuất Phương pháp dạy
Thơ mới từ góc độ thi pháp Nghiên cứu vấn đề này không thể tách rời giữa việc
nghiên cứu thi pháp Thơ mới với nghiên cứu về phương pháp giảng dạy Thơ mới gắn với vấn đề thi pháp thể loại và thi pháp trào lưu
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu thi pháp của Thơ mới và phương pháp giảng
dạy thơ, có đối chiếu, so sánh với một số phương pháp giảng dạy truyền thống
3.3 Phạm vi khảo sát
Trong phạm vi một luận văn cao học, chúng tôi chỉ có thể khảo sát, phân tích một số tác phẩm Thơ mới tiêu biểu, đặc biệt là những tác phẩm Thơ mới đang được giảng dạy ở nhà trường phổ thông, những công trình viết về Thơ mới và phương pháp giảng dạy Thơ mới
4 Phương pháp nghiên cứu
Trang 1010
Để giải quyết được nhiệm vụ của đề tài này, luận văn kết hợp vận dụng nhiều phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp hệ thống
5 Đóng góp của luận văn
Đây là công trình tập trung nghiên cứu Phương pháp dạy Thơ mới từ góc độ
thi pháp một cách hệ thống, toàn diện Đặc biệt luận văn này sẽ góp phần phục vụ
công tác nghiên cứu, phân tích thơ trữ tình một cách hiệu quả dưới góc độ thi pháp học, giúp giáo viên cải tiến phương pháp giảng dạy thơ một cách khoa học, hiệu quả
6 Cấu trúc luận văn
Tương ứng với những nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt ra, ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, nội dung luận văn được triển khai trong 3 chương:
Chương 1: Thơ mới và hướng tiếp cận từ góc độ thi pháp học
Chương 2: Thực trạng giảng dạy Thơ mới trong nhà trường phổ thông hiện nay và
định hướng đổi mới thông qua vận dụng phương pháp thi pháp học
Chương 3: Từ hướng tiếp cận thi pháp đổi mới quá trình dạy và học Thơ mới
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Sau cùng là phần Tài liệu tham khảo
Trang 11
11
Chương 1: THƠ MỚI VÀ HƯỚNG TIẾP CẬN THƠ MỚI
TỪ GÓC ĐỘ THI PHÁP HỌC 1.1 Thơ mới – cuộc cách mạng trong thơ ca Việt Nam
Thơ mới là một hiện tượng nổi bật của văn học Việt Nam nói chung và thơ
ca nói riêng trong thế kỷ XX Nó vừa ra đời đã nhanh chóng khẳng định vị trí xứng đáng trong nền văn học dân tộc với những thi nhân: Thế Lữ , Xuân Diệu, Huy Cận, Lưu Trọng Lư, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử v.v Đồng thời, Thơ mới là một hiện tượng thơ ca luôn thu hút sự quan tâm của giới phê bình, nghiên cứu và độc giả Cho đến bây giờ việc đánh giá Thơ mới vẫn còn đặt ra rất sôi nổi
Thơ mới là gì? Chính Phan Khôi, người đề xướng ra nó, cũng chưa biết gọi
tên là gì, chỉ giới thiệu sơ lược trên Phụ nữ Tân văn số 122, 1932, như sau:" Tôi
sắp toan bày ra một lối Thơ mới Vì nó chưa thành thục nên chưa có thể đặt tên là lối gì được, song có thể cứ cái đại ý của lối Thơ mới này ra, là: đem ý có thật trong tâm khảm mình tả ra bằng những câu, có vận mà không phải bó buộc bởi niêm luật
gì hết" Theo ý tác giả thì Thơ mới là thơ tự do Mười năm sau, khi Thơ mới tương đối ổn định, chính lúc đó Hoài Thanh, Hoài Chân tổng kết phong trào lại cho rằng:
"Không thể hiểu theo cách định nghĩa của ông Phan Khôi Thơ tự do chỉ là một phần nhỏ trong Thơ mới Phong trào Thơ mới trước hết là một cuộc thí nghiệm táo bạo để định lại giá trị những khuôn phép xưa".[ 51,tr.54]
Trong cuộc thí nghiệm ấy "phong trào Thơ mới vứt đi nhiều khuôn phép xưa, song cũng nhiều khuôn phép nhân đó sẽ bền vững trong các khuôn phép mới xuất hiện đều bị tiêu trầm như thơ tự do, thơ mười chữ, thơ mười hai chữ, hay sắp sửa tiêu trầm như những cách gieo vần phỏng theo thơ Pháp"[51, tr.55-56] Các tác giả
Thi nhân Việt Nam cũng đưa ra kết quả của cuộc thí nghiệm đó trên các thể thơ
truyền thống được vận dụng sáng tạo bởi các nhà Thơ mới để minh chứng cho phần nhận định của mình
Đi tìm thực chất của khái niệm về Thơ mới, các tác giả Thi nhân Việt Nam dừng lại ở chữ tôi và cho rằng đó là điều quan trọng- tinh thần của Thơ mới Theo
các ông "tinh thần thời xưa - hay thơ cũ" nằm trong "chữ ta", "tinh thần thời nay - hay Thơ mới nằm trong "chữ tôi" [51,tr.58], tức là ở nguồn cảm hứng của chủ nghĩa
Trang 12Bước vào thời kỳ đổi mới, khái niệm Thơ mới được nhiều nhà nghiên cứu đối sánh với thơ hiện đại Thơ mới đã tạo ra cảm xúc thi ca chung cho cả thời đại,
và những bài thơ đương thời có giá trị đều được sáng tác với luồng cảm xúc mới ấy cho dù các đề tài mà các tác giả lựa chọn có thể rất khác nhau Thơ mới đã tiếp tục sống, tiếp tục phát triển, nở nhiều hoa, kết nhiều trái qua các giai đoạn phát triển của thơ ca dân tộc
Phong trào Thơ mới là một hiện tượng lớn nhất trong nửa đầu thế kỷ, nó đã đưa thơ ca Việt Nam vào thời kỳ hiện đại, góp phần tạo nguồn và còn ảnh hưởng đến thi ca hôm nay Hiện nay, nhiều nhà nghiên cứu đánh giá cao Thơ mới, gần như muốn đánh đồng Thơ mới với thơ Việt Nam hiện đại Nhiều ý kiến muốn xác định phạm vi thời gian và không gian cụ thể của nó Phổ biến nhất hiện nay là ý kiến cho rằng khởi điểm của Thơ mới là 1932 và kết thúc 1945 Ý kiến này căn cứ vào
những hiện tượng văn học ra đời năm 1932, trong đó có Tự lực Văn đoàn và bài thơ
Tình già của Phan Khôi, và sự kiện Cách mạng tháng Tám thành công năm 1945
Cách xác định như vậy có sự thiếu nhất quán: mốc đầu thì lấy mốc văn học còn mốc cuối thì lấy mốc lịch sử Tại sao lại thay đổi sự phân định trước đây về giai đoạn văn học 1930 - 1945 trong đó có Thơ mới? Và gần đây có ý kiến cho rằng toàn bộ thơ hiện đại kể cả thơ hôm nay về cơ bản là sự lặp lại và nối tiếp Thơ mới Một quan niệm như vậy đề cao quá mức và gán cho Thơ mới những giá trị mà vai trò lịch sử cụ thể của nó không thể có được Đồng thời, ý kiến này vô tình hay hữu ý phủ nhận giá trị và vai trò lịch sử của thơ sau 1945, một nền thơ đã có sự đổi mới về thi hứng lẫn thi pháp
Nên quan niệm Thơ mới là một hiện tượng văn chương có tính lịch sử, là một cuộc vận động đổi mới về văn chương có phần lý thuyết và thực hành, có người khởi xướng về quan niệm và có nhà thơ sáng tác đi đến khẳng định thành tựu với
Trang 1313
nhũng tác phẩm có giá trị trong một giai đoạn lịch sử văn học nhất định Đó là giai đoạn văn học 1930 – 1945, có thể nói, Thơ mới được đóng khung trong giai đoạn
1930 - 1945 Trước đó đã có mầm mống bắt đầu của Thơ mới Đó là năm 1928,
Nguyễn Văn Vĩnh với bài thơ dịch Con ve và con kiến (La Cigale et la Fourmi) lần đầu tiên xuất hiện trên Trung Bắc Tân Văn Bài thơ không niêm, không luật, không
hạn chữ, hạn câu cho độc giả thấy khuôn khổ bài "thơ cũ" bắt đầu rạn nứt, báo hiệu mầm mống Thơ mới sau này Còn về cảm hứng thì như Hoài Thanh, Hoài Chân nhận xét về thơ Tản Đà: "Đôi bài thơ của tiên sinh ra đời từ hơn hai mươi năm trước
đã có một giọng phóng túng riêng đã dạo những bản đàn mở đầu cho một cuộc hòa nhạc tân kỳ đương sắp sửa"[51,tr.16]
Bước vào thập niên 30, công cuộc khai thác thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc
ở Việt Nam đã đẩy đến đỉnh cao hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa thực dân, chế độ thuộc địa đã hình thành rõ nét, các tầng lớp tiểu tư sản, tư sản thành thị đã phát triển đông đảo, cùng với sự phát triển đô thị và sự mở rộng quy mô của bộ máy thực dân Một thế hệ thanh niên trí thức được đào tạo từ nhà trường Pháp Việt đã có một cái vốn Pháp ngữ khá dồi dào, họ am hiểu văn hóa phương Tây, đặc biệt là văn chương lãng mạn Pháp Họ cảm thấy bừng tỉnh về ý thức cá nhân, yêu cầu giải phóng cá nhân và phát triển cá nhân khỏi khuôn khổ ý thức, lễ giáo phong kiến Nếu văn chương lãng mạn Pháp giúp họ phát hiện cái tôi cá nhân chủ nghĩa với ý nghĩa tuyệt đối thì trong hoàn cảnh Việt Nam những năm đầu 30, văn chương lãng mạn Việt Nam giúp họ thể hiện nó
Cũng đầu những năm 30, cuộc khủng bố trắng của thực dân với quy mô dã man chưa từng thấy, thêm vào đó, cuộc khủng hoảng kinh tế đang diễn ra sâu sắc trong thế giới tư bản mà Việt Nam là một thuộc địa phải chịu chung một số phận, đã tạo ra sự hoang mang thất vọng trong thanh niên Họ muốn thoát ly thực tế đen tối,
xa lánh chính trị mà họ cảm thấy ồn ào mà vô hiệu bằng cách tìm đến con đường văn chương lãng mạn
Như vậy, không nên xem Thơ mới chỉ là hiện tượng thơ ca đơn thuần riêng
lẻ mà phải gắn bó với nguồn gốc xã hội lịch sử cụ thể của nó Từ năm 1930, nhiều
sự kiện lịch sử, chính trị, văn hóa, tư tưởng với yêu cầu cấp bách có tính chất kịch
Trang 1414
liệt ảnh hưởng đến xã hội, tác động đến văn học, tạo sự chuyển biến hiện đại hóa về mặt xã hội cũng như văn chương Do vậy, nên chọn mốc 1930 làm khởi điểm phong trào Thơ mới, và kết thúc năm 1945, khi cuộc Cách mạng tháng Tám thành công, xóa bỏ ách nô lệ của thực dân Pháp hơn 80 năm trên đất nước ta, đem lại độc lập tự
do cho dân tộc, đưa đất nước sang một kỷ nguyên mới, làm thay đổi toàn bộ xã hội
về mọi mặt, trong đó có văn học Thế là năm 1945 đã mở ra một giai đoạn văn học mới và tất nhiên là phải khép lại giai đoạn được mở ra từ 1930
Phải lưu ý rằng trong giai đoạn 1930 - 1945 cũng có những nhà thơ không thuộc Thơ mới, chẳng hạn như: Tản Đà, Á Nam Trần Tuấn Khải đã sáng tác thơ
từ những năm 20, sau năm 1930 cũng tiếp tục làm thơ, vẫn tiếp tục mạch thơ cũ Còn Tú Mỡ cùng Đỗ Phồn và nhiều nhà thơ trào phúng khác trong giai đoạn này không thể xếp vào phạm trù Thơ mới Chính Hoài Thanh và Hoài Chân cũng không
tuyển thơ của Tú Mỡ trong Thi nhân Việt Nam Quả thật, thơ Tú Mỡ mang hình
thức truyền thống với nội dung đả kích, trào phúng Riêng Tố Hữu là trường hợp đặc biệt, làm thơ từ những năm 1937 khi phong trào Thơ mới phát triển ở đỉnh cao Tác giả ý thức rằng khuôn phép thơ cũ gò bó, khó mà nói hết được nhịp sống mới
mẻ của thời đại, nếu như không có một hình thức khác phóng khoáng hơn - hình
thức Thơ mới Từ ấy được sáng tác với ý thức như vậy Cho nên Xuân Diệu mới
cho rằng thơ Tố Hữu trước 1945 thoát thai từ phong trào Thơ mới Nhưng thơ Tố Hữu khác Thơ mới ở chỗ: thi hứng hoàn toàn khác và mới, một thi hứng của tình cảm, tư tưởng cách mạng dược biểu hiện dưới hình thức Thơ mới Trên quỹ đạo của
hình thức Thơ đương thời, Tố Hữu đã phát hiện lại cái tôi nhiệt huyết cảm tính, đem
cái tôi cá nhân gắn với cái ta đoàn thể quần chúng, tạo ra những vần thơ bay bổng
và sức mạnh
Như vậy, không phải trong những năm 1930 - 1945 mọi sáng tác thơ đều là Thơ mới, mà có nhiều dòng thơ cùng tồn tại Thơ mới ra đời và nhanh chóng chiếm được ưu thế trên thi đàn, thơ cũ cũng vì thế mà từ từ rút lui vào hậu trường Bên cạnh đó còn có một dòng thơ sôi sục đấu tranh của các chiến sĩ cộng sản, dòng thơ
cách mạng, tiêu biểu là Từ Ấy của Tố Hữu Và một dòng nữa - dòng thơ trào phúng
với Tú Mỡ Tất cá các dòng trên sau Cách mạng tháng Tám, hợp lưu và biến
Trang 1515
chuyển thành dòng thơ cách mạng và kháng chiến sau năm 1945
Cách mạng tháng Tám thắng lợi, hầu hết các nhà Thơ mới đều đi theo cách
mạng, họ tự nguyện hòa cái tôi của mình vào cái ta cộng đồng, cái ta dân tộc Họ đã
lột xác trở thành các nhà thơ của quần chúng cách mạng Tiếng thơ của họ không
còn quanh quẩn trong vòng cái tôi tự biểu hiện mà thay vào đó là nhằm biểu hiện
đời sống cách mạng, kháng chiến sôi động, hào hùng của nhân dân, của dân tộc Rồi những nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến như: Chính Hữu, Trần Mai Ninh, Hoàng Trung Thông, Trần Hữu Thung, Bảo Định Giang, Xuân Miễn, Nguyễn Viết Lãm, Lưu Trùng Dương, Lương An vv không phải là những nhà Thơ mới Thơ họ khác Thơ mới, khi mà ý thức hệ thay đổi, cảm hứng về nhân dân, về cách mạng đầy
ắp, dồn nén Về thi pháp, cùng nằm trong phạm trù hiện đại nên ta có thể thấy những câu thơ, thể thơ hao hao, na ná như Thơ mới Nhưng thật ra sau Cách mạng thơ đã thay đổi nhiều, khi tâm hồn của quần chúng kháng chiến dâng lên như nước
vỡ bờ, thơ ca - nhịp đập của trái tim - đã đi tìm hình thức mới để biểu hiện
Phải nói rằng, Thơ mới là một hiện tượng văn học có giá trị đầu thế kỷ XX
Nó có một phạm vi lịch sử cụ thể, từ 1930 - 1945, trước nó chỉ có mầm mống, đồng thời với nó, có nhiều trào lưu thơ không phải thuộc Thơ mới và sau 1945 càng không phải là Thơ mới Trong phạm vi lịch sử đó, Thơ mới có sự đổi mới đồng bộ nghệ thuật thơ: thi hứng hiện đại, thi pháp hiện đại, tạo thành tựu xuất sắc trong thơ Việt Nam hiện đại, để lại dấu ấn sâu sắc rõ rệt trong thơ nhưng không tránh khỏi hạn chế Sự đổi mới ấy có gốc rễ rất sâu vào truyền thống Do vậy, Thơ mới có một
bộ mặt riêng, một vị thế riêng, là một bộ phận chứ không phải là Thơ ca hiện đại nói chung, cần được đánh giá xứng đáng
Thơ mới đã có những cách tân mạnh mẽ về thi hứng cũng như thi pháp Trước hết, và quan trọng nhất là đổi mới thi hứng Thi hứng Thơ mới rất phong phú, phức tạp nhưng có cốt lõi từ thi hứng thiên về cộng đồng, cái ta, bề rộng của thi hứng trung đại và cận đại chuyển sang thi hứng về cái riêng, cái tôi, bề sâu của thi hứng hiện đại Thơ từ chỗ nhìn ra bên ngoài, quên chính mình đến tìm hiểu chính
mình mà quên bên ngoài Bởi vậy trong Thơ mới xuất hiện nhiều chữ tôi với tư
cách là đại từ làm chủ ngữ để khẳng định chủ thể sáng tạo, chủ thể cảm xúc và cũng
Trang 1616
rất nhiều từ lòng tôi nhằm giải thích trạng thái tâm lý, tình cảm của chủ thể
Trong lịch sử thơ ca Việt nam, chữ tôi chưa bao giờ xuất hiện nhiều như thế
Điều ấy cũng dễ hiểu, cá nhân bao đời bị kìm hãm bởi tư tưởng phong kiến cho nên
cái tôi của nhà thơ bị chìm đắm, hòa tan trong cộng đồng gia tộc xã hội, quốc gia
nay được cởi trói, được giải thoát và được khẳng định Cá nhân được giải phóng là
nhân tố quyết định sự phát triển con người và cái tôi được đề cao, được tự do, tạo
điều kiện cho sự sáng tạo, sự phát triển cảm xúc Thơ mới không chỉ biểu hiện cái
tôi bề mặt, mà điều quan trọng tạo nên cái mới là đi sâu khám phá cái tôi cảm xúc
thành thật Sự thành thật của các nhà nghệ sĩ trước hết là thành thật với bản thân mình, với chính mình, và từ đó thiết lập mối quan hệ với thế giới bên ngoài, thế giới độc giả
Trong Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh cho rằng sự đổi mới cảm xúc là ở chỗ
thành thực Khát vọng thành thật trong cảm xúc của Thơ mới là khát vọng được giãi bày mọi bí mật của cõi lòng riêng tư, từ nỗi buồn, sự cô đơn đến ghen tuông, hờn dỗi, tình yêu, đau khổ, cả những khát khao phóng túng, phi chuẩn mực Chính thành thật trong cảm xúc góp phần khẳng định nhân cách nhà nghệ sĩ Các nhà Thơ mới không chỉ thành thật trong cảm xúc mà còn sẵn sàng sống trọn vẹn, sống tận cùng với cảm xúc của mình, như một cây kim bé nhỏ bị cuốn hút vào viên đá nam châm, không cần gượng giữ theo lối trung dung hay tiết dục của người xưa Chính sống trọn vẹn, sống tận cùng cảm xúc giúp nhà thơ vượt lên số phận, vượt lên chính mình
để có sức sáng tạo lớn, điều kiện để hình thành phong cách như: “Thế Lữ một hồn thơ đẹp, nhiều lúc nhìn đời theo cảnh sắc thần tiên; Lưu Trọng Lư đắm đuối trong tình và mộng; Huy Thông trữ tình và bi tráng, Nguyễn Nhược Pháp duyên dáng trong nhiều tình ý thơ; Vũ Đình Liên, Thái Can, Lan Sơn gợi nhiều chia sẻ yêu thương với những cảnh đời ngang trái, lụi tàn ” [8, tr.12]
Song cũng cần lưu ý rằng, sống tận cùng, sống mãnh liệt cảm xúc một mặt sẽ khám phá những tinh tế nhất của tình cảm làm phong phú giàu có hồn thơ, mặt khác khi nhà thơ đưa đẩy cảm xúc vượt giới hạn đường biên sẽ trở nên kỳ dị Khi khám
phá cái tôi cảm xúc, Thơ mới đi sâu quan sát tinh vi thế giới tâm linh sâu thẳm, ở đó
thi nhân đặc biệt quan sát phần hồn, một biểu hiện cao khiết của sự sống Khác với
Trang 1717
nhà thơ trung đại, cảm hứng về hồn thi nhân, Thơ mới khai thác phần hồn của cái
tôi chủ thể Song với cảm xúc đầy cá tính sáng tạo nên phần hồn được cảm nhận
như một sự thăng hoa uẩn ức riêng Huy Cận với hồn sầu vạn kỷ, Chế Lan Viên với hồn u tối, Hàn Mặc Tử hồn đau, Xuân Diệu với hồn cô đơn và Vũ Hoàng Chương
với hồn say Như vậy mỗi nhà Thơ mới khai thác cái tôi theo quan niệm của mình
nên giữa họ dù rất gần nhau nhưng khác nhau, mỗi người là một cá tính nên biệt Cá
tính trong thơ cũ mờ nhạt, thơ trích đăng trên báo Nam Phong bài nào cũng giống
nhau
Thơ của các nhà chí sĩ mang nội dung tiến bộ, nhưng giống nhau vì họ không
coi trọng cái tôi, dùng thơ văn để thực hiện các mục đích ngoài thơ văn Đó là thẩm
mỹ của thời đại, cũng cần nói thêm rằng: tiêu chuẩn thẩm mỹ của thơ cũ là xướng họa, là sáng tạo tập thể Nhưng sang Thơ mới, cái riêng xuất hiện lúc đầu còn rụt rè,
về sau được khẳng định trở thành tiêu chuẩn thẩm mỹ Thơ mới công kích thơ Đường luật là như vậy Sự sáng tạo của Thơ mới là bài học trong sáng tạo nghệ thuật nói chung
Điều đáng lưu ý, bước vào thế kỷ XXI, vấn đề nỗi buồn, nỗi cô đơn trong Thơ mới đánh giá như thế nào cho thỏa đáng Phải chăng cái buồn, cái cô đơn ấy là mặt tiêu cực của Thơ mới, là biểu hiện sự ủy mị, bi quan mất tin tưởng? Rõ ràng trong Thơ mới buồn nhiều, cô đơn đến rợn ngợp, đã trở thành căn bệnh chung của
cả một thế hệ thi sĩ, từ Thế Lữ, Huy Thông, Lưu Trọng Lư, Chế Lan Viên, Huy Cận, Xuân Diệu, Nguyễn Bính đến Hàn Mặc Tử, Vũ Hoàng Chương nỗi buồn có duyên cớ và nỗi buồn vô duyên cớ, càng vào chặng cuối đường càng buồn, càng bơ
vơ Nhưng cái buồn ấy không phải là cái buồn bạc nhược, mà là cái buồn của những con người có tâm huyết, đau buồn vì bị bế tắc, chưa tìm ra lối thoát
Tương ứng với sự thay đổi thi hứng là sự thay đổi thi pháp cho phù hợp với thi pháp chuyển từ tổng hợp, súc tích của thơ cũ sang tính phân tích, cởi mở, sự phong phú, đa dạng, nét riêng tư của Thơ mới, thi pháp hiện đại Thi pháp hiện đại
khởi đầu bằng thi pháp lãng mạn đi vào cái sâu, cái tôi, cái riêng Các nhà Thơ mới
đi tìm cái riêng do đó phải tìm cách biểu hiện mới Ban đầu họ tìm hình thức tự do bằng cách đập phá hình thức thơ cũ Thơ cũ lạm dụng thể thơ Đường luật (thất ngôn
Trang 18Sự thay đổi thi pháp cho phù hợp với thi hứng của phong trào Thơ mới chứng minh một cách hùng hồn cho quy luật thống nhất giữa nội dung và hình thức trong thơ ca Nó nêu bật vai trò quyết định của nội dung với hình thức, đồng thời cũng cho thấy đây là sự thống nhất có tính chất biện chứng Hình thức tuy bị nội dung quy định nhưng đến lượt nó có tác dụng trở lại tôn vinh nội dung Thơ mới có một sự đổi mới toàn diện, chính vì thế mà nó được khẳng định trong nhiều thập kỷ vừa qua, tuy có lúc thăng trầm Sự đổi mới thi pháp Thơ mới còn nêu lên bài học: tiếp thu thơ ca nước ngoài để đổi mới phải sáng tạo, mọi cái rập khuôn, mô phỏng, trái tinh thần tiếng Việt đều chết, hay đổi mới phải trên cơ sở truyền thống, truyền thống là nền tảng, xa truyền thống sẽ mất chỗ dựa
Ảnh hưởng Văn hóa Pháp trước tiên ảnh hưởng chủ nghĩa lãng mạn Pháp đến Thơ mới là điều không thể chối cãi Nhưng ảnh hưởng đó được xem như chất xúc tác ban đầu, có thể tạo nên phong trào chứ không thể tạo nên giá trị đích thực, chân chính của Thơ mới Chắc chắn rằng giá trị đó do bản thân dân tộc, lịch sử, xã hội, văn hóa và con người Việt Nam thế kỷ XX tạo ra Cho nên trong thi hứng Thơ mới là thơ của chủ nghĩa lãng mạn Chủ nghĩa lãng mạn trong Thơ mới có tiếp thu chủ nghĩa lãng mạn Tây Phương (đặc biệt chủ nghĩa lãng mạn Pháp), nhưng nó không hề là bản sao, là con đẻ của chủ nghĩa lãng mạn Pháp mà là chủ nghĩa lãng mạn Việt Nam
Ta có thể thấy trong sâu thẳm chủ nghĩa lãng mạn của Thơ mới vẫn là chủ nghĩa yêu nước, tinh thần yêu nước, nỗi đau, lời than của tâm hồn Việt Nam trong
Trang 1919
hoàn cảnh mất nước Nếu chủ nghĩa lãng mạn Pháp là sự thất vọng trước chủ nghĩa
tư bản đang phát sinh, phát triển sau cách mạng Pháp thì chủ nghĩa lãng mạn Việt Nam là nỗi đau xót vì chủ nghĩa thực dân, nỗi thất vọng về các cuộc cách mạng trước nó và dự báo các cuộc cách mạng sau nó Có thể nói chủ nghĩa lãng mạn Pháp
là hậu cách mạng, còn chủ nghĩa lãng mạn Việt Nam là tiền cách mạng Trung tâm
của chủ nghĩa lãng mạn là chủ nghĩa cá nhân, là cái tôi Nhưng cái tôi trong Thơ mới vừa thoát khỏi cái ta, đồng thời ước vọng trở về cái ta Nó không thể dứt khoát, đoạn tuyệt với cái ta, không đi vào chủ nghĩa cá nhân tuyệt đối, như cái tôi trong
văn học phương Tây Thực tế đã chứng minh, chỉ cần thời gian sau các nhà thơ lãng
mạn Việt Nam đều trở về cái ta dân tộc hoặc xa hoặc gần Trở về cái ta giúp nhà
thơ thoát khỏi cô đơn, buồn chán và bế tắc
Một phương diện tạo nên bước ngoặt của Thơ mới đó là đổi mới cơ bản về thể loại ngôn ngữ Thơ Việt Nam trung đại mang tính quy phạm, các bài thơ gắn liền với những thể thơ cố định như: thơ tứ tuyệt; thất ngôn bát cú, lục bát; ngũ ngôn; lục ngôn Đến Thơ mới thì có sự phá vỡ các luật lệ khắt khe về số chữ trong câu, số câu trong bài, cách hiệp vần của các thể thơ, có sự xuất hiện các bài thơ theo thể tự
do, không có sự hạn định, phá bỏ sự cốt hóa, xuất hiện đơn vị cấu trúc ngôn ngữ
loại thể là bài thơ nói chung Bài thơ lúc này không phải gắn với bất cứ một thể thơ nào Nó là bài thơ, không phải là bài thơ tứ tuyệt, bài thơ lục bát như thơ Việt Nam trung đại Sự xuất hiện bài thơ như là một đơn vị cấu trúc ngôn ngữ loại thể cơ bản
nói chung là minh chứng cho thơ Việt Nam bước vào thơ hiện đại của thế giới Nó góp phần cởi trói, xuân hóa cho thơ về mặt cấu trúc ngôn ngữ, mở đường cho thơ phát triển sang một giai đoạn mới Bởi vì sự đổi mới về cấu trúc ngôn ngữ cũng là
sự đổi mới về tư duy thơ Từ Thơ mới, thơ Việt Nam có bài thơ là đơn vị cấu trúc
ngôn ngữ loại thể cơ bản Số âm tiết trong câu, số câu trong khổ, số khổ trong đoạn, trong bài không bị giới hạn, sự hiệp vần phong phú hơn và không bị hạn định
Trong Thơ mới, nhịp thơ hết sức phong phú, đa dạng, muôn hình, vạn trạng Nhịp Thơ mới phản ánh nhịp điệu của tâm hồn, của cuộc sống Nghệ thuật ngắt nhịp đã được Thơ mới nâng lên ở một trình độ mới
Như vậy, thơ trung đại và Thơ mới giống nhau vì có vần, điệu, số câu, số
Trang 2020
chữ, nhưng thơ vẫn có những điểm khác rất đặc biệt Thơ cũ là lối thơ Đường Luật
có những lệ chặt chẽ về số câu, số chữ cách gieo vần bằng trắc và phép đối, niêm luật thật gò bó, khắc khe, đến nỗi các nho sĩ chuyên làm thơ Đường cũng lắm khi than rằng khó quá vì luật lệ nghiêm khắc có hại cho thi hứng , khiến tình ý khó diễn đạt Cho nên các nhà thơ muốn phá bỏ các luật lệ nghiêm ngặt ấy để tự do diễn đạt tình ý Thơ mới là một lối thơ không giới hạn số câu, số chữ, niêm, luật hay đối chỉ cần có vần và điệu mà thôi
Tuy có những cách tân táo bạo nhưng Thơ mới vẫn nằm trong văn mạch dân tộc, là một bộ phận trong nền văn học nước ta, và hơn nữa đã góp phần không nhỏ vào làm phong phú cho văn chương nước nhà Thơ mới so với thơ cũ đã có một sự bừng nở về nghệ thuật, một bước phát triển nhảy vọt, thay đổi về chất đã góp phần tạo ra ánh hào quang huy hoàng của Thơ mới – bình minh của thơ Việt Nam hiện đại
1.2 Hướng tiếp cận Thơ mới từ góc độ thi pháp
1.2.1 Thi pháp và thi pháp học
Các công trình về thi pháp học hoặc nghiên cứu văn học theo hướng thi
pháp học đều khẳng định thuật ngữ thi pháp xuất hiện từ thời cổ đại, trong công trình của Arixtôt "Thi pháp" (Poetika) Thuật ngữ thi pháp (poetics,
poetika) có nội hàm ban đầu là cách thức, biện pháp, phương pháp mô phỏng,
bắt chước để sáng tạo văn học Trong Từ điển thuật ngữ văn học, chủ biên:
Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi có viết: "Thi pháp học là khoa
học nghiên cứu thi pháp, tức hệ thống các phương tiện biểu hiện đời sống bằng hình tượng nghệ thuật trong sáng tác văn học Mục đích của thi pháp học là chia tách và hệ thống hóa yếu tố của văn bản nghệ thuật tham gia vào sự tạo thành thế giới nghệ thuật, ấn tượng thẩm mỹ, chiều sâu phản ánh của sáng tác nghệ thuật
Xét các chỉnh thể văn học thi pháp có thể nói tới thi pháp tác phẩm cụ thể, thi pháp một trào lưu thi pháp văn học một thời đại, thời kỳ lịch sử
Xét các phương tiện, phương thức nghệ thuật đã được chia tách, có thể nói tới thi pháp của thể loại, thi pháp của phương pháp, thi pháp kết cấu, thi
Trang 2121
pháp không gian, thời gian, thi pháp ngôn ngữ
Xét về cách tiếp cận, thi pháp học đại cương (còn gọi là thi pháp học lí thuyết, thi pháp học hệ thống hay thi pháp học vĩ mô), thi pháp học chuyên biệt (hay còn gọi là thi pháp học miêu tả vi mô) và thi pháp học lịch sử [11,tr.256]
Thi pháp là bộ môn khoa học đặc thù: Nghiên cứu hình thức văn học trong sự thống nhất toàn vẹn: Từ cấu trúc kí hiệu, hình ảnh, đến chỉnh thể tác phẩm, tác giả, giai đoạn, dân tộc
Thi pháp học kết hợp trong mình nhiều lĩnh vực khoa học, nhiều lý thuyết phương pháp luận của các ngành khoa học khác nhau Do đó, thi pháp học dễ dàng đi sâu nghiên cứu cấu trúc của hình thức văn học, cấu trúc thế giới nghệ thuật nhà văn, cấu trúc tinh thần được thể hiện trong tác phẩm Bên cạnh đó, thi pháp học cũng tạo ta tính đa dạng, phức tạp trong nghiê n cứu phê bình văn học
Trên cơ sở khoa học, khách quan, hệ thống, thi pháp học góp phần tích cực nâng cao chất lượng nghiên cứu, phê bình văn học, nâng cao chất lượng độc giả, thẩm bình thưởng thức nghệ thuật văn học
1.2.2 Các chỉnh thể văn học và các phạm trù thi pháp học
Các chỉnh thể văn học mang thi pháp thường là một hệ thống các nguyên tắc và phương thức, phương tiện thể hiện nghệ thuật Đối với các nhà nghiên cứu, các chỉnh thể văn học gồm: Tác phẩm văn học, tác giả văn học, trào lưu, các thể loại văn học Ngay trong một tác phẩm văn học, những yếu
tố cấu thành cũng được biểu hiện sinh động, nhưng được cấu trúc trong thể thống giữa hình thức và nội dung của chỉnh thể nghệ thuật Các chỉnh thể văn học khác: Tác giả, trào lưu, thể loại, giai đoạn văn học, văn học dân tộc cũng
có những phương diện, bộ phận sinh động, biến đổi nhưng nhìn trong tính hệ thống, các chỉnh thể trên vẫn được tổ chức theo những nguyên tắc ổn định của chỉnh thể nghệ thuật
Trong hệ thống thi pháp thì, các chỉnh thể nghệ thuật văn học được quan tâm đặc biệt ở các cấp độ:
Trang 2222
- Thi pháp tác phẩm
- Thi pháp tác giả
- Thi pháp giai đoạn văn học
- Thi pháp trào lưu văn học
Thi pháp học xuất hiện và phát triển ở Việt Nam chính là để giải quyết nhu cầu đổi mới nội dung, phương pháp nghiên cứu, phê bình do thời đại đổi mới toàn diện mà trước hết là đổi mới tư duy, nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật đặt ra Khắc phục lối phê bình tán chủ quan, xu hướng nghiên cứu văn học theo quan niệm xã hội học dung tục, lối bình tán thoát ly khỏi tác phẩm là nhiệm vụ trung tâm đó là xác lập được cái nhìn biện chứng giữa nội dung và hình thức nghệ thuật, trong đó cái nhìn bắt đầu từ hình thức, của thi pháp học ở Việt Nam trước khi thực hiện trọn vẹn nhiệm vụ của một bộ môn khoa học Thành tựu của thi pháp học trên thế giới đã được lịch sử nghiên cứu phê bình văn học xác lập trước khi nó có mặt ở Việt Nam, cho nên không có lý do gì để thi pháp học phát triển ở Việt Nam lại không tạo nên thành tựu Điều dễ nhận ra đó chính là thi pháp học tạo ra xu hướng nghiên cứu nổi bật nhất, thu hút đông đảo nhà nghiên cứu tham gia, xác lập giá trị thẩm mỹ ở nhiều chuyên luận có giá trị
Xét về mặt thời gian, nếu thi pháp học hiện đại trên thế giới xuất hiện đầu thế kỷ XX phát triển mạnh mẽ ở những năm 20, 30 đến những năm 60,70 của thế kỷ XX, thì thi pháp học hiện đại ở Việt Nam xuất hiện từ những năm
80 và phát triển liên tục ở những thập niên cuối của thế kỷ XX và tiếp tục ở
Trang 2323
thế kỷ XXI Tuy đã có mấy chục năm tồn tại, phát triển ở Việt Nam, nhưng thi pháp học đang đặt ra nhiều thách thức, đó là cần có sự phân hóa thành các trường phái để có thể phát triển, đó là cần đội ngũ chuyên gia để dịch, nghiên cứu một cách hệ thống, triệt để các nhà thi pháp học, trường phái và các chuyên luận tiêu biểu về thi pháp học trên thế giới Đó là khả năng vận dụng trong nghiên cứu, phê bình của những nhà khoa học, của độc giả, là khác nhau, thậm chí là phiến diện Bên cạnh đó, thi pháp học không phải là hướng nghiên cứu văn học duy nhất trong nhiều thập kỷ qua Tuy không là xu hướng nổi bật nhưng các hướng nghiên cứu: Phân tâm học, văn hóa học, xã hội học, văn học so sánh góp phần tạo nên sự phong phú đa dạng trong nghiên cứu, phê bình văn học ở Việt Nam
Thi pháp học kết hợp trong mình nhiều lĩnh vực khoa học, nhiều lý thuyết phương pháp luận của các ngành khoa học khác nhau Do đó, thi pháp học dễ dàng đi sâu nghiên cứu cấu trúc của hình thức văn học, cấu trúc thế giới nghệ thuật nhà văn, cấu trúc tinh thần được thể hiện trong tác phẩm Bên cạnh đó, thi pháp học cũng tạo ta tính đa dạng, phức tạp trong nghiên cứu phê bình văn học
Trên cơ sở khoa học, khách quan, hệ thống, thi pháp học góp phần tích cực nâng cao chất lượng nghiên cứu, phê bình văn học, nâng cao chất lượng độc giả, thẩm bình thưởng thức nghệ thuật văn học
Với những nội dung ấy, chúng ta có thể tán thành với ý kiến của M.B
Khrapchenco: "Đã đến lúc thi pháp học có thể và cần thiết được giới thiệu
trong các khoa ngữ văn đại học như một môn học đặc thù và hoàn toàn không
có lí do gì để được hòa tan môn thi pháp học và phong cách học trong các vấn đề chung của lý luận văn học khi nghiên cứu các phương thức và phương tiện khái quát hóa thực tế của nghệ thuật Các vấn đề do thi pháp học và phong cách học đề xuất hoàn toàn vượt ra khỏi giới hạn của cái nhìn mà theo truyền thống vẫn được ghi bằng khái niệm "cấu trúc của tác phẩm nghệ thuật” không thể xếp vào đây việc nghiên cứu, chẳng hạn các phương pháp sáng tác, các thể tài, các dòng phong cách Xu hướng gán cho thi pháp học
Trang 2424
và phong cách học tính chất phụ trợ, bổ xung - chỉ làm kìm hãm sự phát triển của chúng Trong khi đó, chắc chắn rằng việc nghiên cứu sâu các vấn đề thi pháp học và phong cách học lại là rất quan trọng để nâng cao trình độ chung của nghiên cứu văn học và hoàn thiện phê bình văn học"[33, tr.246-247]
1.2.3 Tiếp cận Thơ mới từ góc độ thi pháp
Hiện nay yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học nói chung và dạy Thơ mới nói riêng vẫn đang là vấn đề mang tính thời sự, được đặt ra cấp thiết Sau những hội thảo lớn nhỏ ở các cấp độ khác nhau với nhữg kết luận, đánh giá khá thống nhất đã được triển khai, phổ biến; tuy nhiên, trong thực tế, việc hiểu, thực hiện vẫn còn nhiều điều chưa thống nhất: từ thuật ngữ (dạy văn là gì? học văn là gì? phương pháp học, hình thức dạy học, phương pháp dạy văn mới ) cho đến hệ thống lý luận toàn diện về phương pháp dạy học văn; từ đánh giá thực trạng học tập và giảng dạy của học sinh và giáo viên; từ việc tổ chức soạn giáo án, đến ra đề chấm điểm; từ mối liên hệ nhà trường, gia đình,
xã hội
Trần Khánh Thành quan niệm: "Người giảng văn phải giải mã được
ngôn ngữ tác phẩm, khám phá ra cấu trúc nối lại, tìm ra ý nghĩa của từng yếu
tố hình thức, kĩ thuật trong việc thể hiện nội dung Nếu nhà văn đi tìm cho nội dung một hình thức thích hợp nhất thì người giảng văn lại dựa vào hình thức
để tìm đến nội dung của tác phẩm, như vậy không có hình thức thuần túy mà chỉ có hình thức của một nội dung nhất định mà thôi Tính nghệ thuật của tác phẩm chính là sự phù hợp nhất, thống nhất cao độ giữa hình thức và nội dung”.[38, tr.118]
Một điều cần lưu ý là, đưa lí tưởng cao cả vào thơ chưa thành thơ được, lí tưởng ấy chỉ thành thơ khi biến thành lí tưởng thẩm mỹ Thơ thật sự là thơ khi thơ phục vụ có hiệu quả, khi cái riêng độc đáo, sáng tạo được xem như tiêu chuẩn thẩm
mỹ Cái riêng, cái độc đáo, cái sáng tạo của nhà thơ góp phần hình thành phong cách đồng thời giúp thơ thoát khỏi xu hướng minh họa Khi tiếp cận Thơ mới ở góc
độ đó ta mới thấy vị trí, vai trò và giá trị của Thơ mới
Trước hết, nhìn từ góc độ ngôn ngữ của Thơ mới: Ngôn ngữ cảm thán, hô
Trang 2525
ngữ trong thơ Hàn Mặc Tử, ngoài dụng công giao tiếp đặc biệt như bộc lộ tình cảm, tâm trạng còn chuyên chở nỗi đau tâm hồn:
- A ha hả! say sưa chê chán đã
- Ôi điên rồ! Khoái lạc đến ngất ngư
- Chao ôi! Ghê quá trong tư tưởng Một vũng cô liêu cũ vạn đời
(Cô liêu - Hàn Mặc Tử)
Việc đưa những yếu tố giao tiếp với những hô ngữ, thán ngữ, lời than, lời kể như trên vào thơ một cách tự nhiên làm cho ngôn ngữ sống động Nó vừa biểu hiện phương thức thơ trữ tình hướng nội, vừa biểu hiện sự xuân hóa trong thơ thời hiện đại Tần số sử dụng hô ngữ, thán từ không đều giữa các nhà thơ là do chất giọng riêng của từng tác giả Buổi đầu, nhạy cảm với thi pháp trung đại, Thế Lữ, Nguyễn Thị Kiêm dùng nhiều chất giọng nói, tăng cường tính giao tiếp trực tiếp
để tránh xa khuôn khổ gò bó cũ Giai đoạn từ 1936, Huy Cận, Xuân Diệu nghiêng
về trần thuật, bày tỏ nên ít giọng thủ thỉ Nguyễn Bính giàu chất tâm tình, van nài, nuối tiếc của những mối tình lỡ làng Hàn Mặc Tử tràn ngập những thảng thốt đau thương và mất mát Bởi vậy, ở Nguyễn Bính và Hàn Mặc Tử, câu thơ dùng ngôn ngữ, thán từ nhiều hơn ở Xuân Diệu, Huy Cận
Ảnh hưởng của tư duy phân tích cụ thể phương Tây, cách nói bằng các con
số cũng xuất hiện trong Thơ mới Cái tôi trữ tình thường luôn cảm thấy mình đơn
lẻ, cô độc nên số MỘT được xuất hiện nhiều nhất Từ Thế Lữ đến Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử là vận động không đổi thay của con số MỘT cụ thể đầy cảm tính:
Thế Lữ: Ta là một khách chinh phu, Trong nhà tranh, một mình tôi than thở,
Tôi mang theo một mối u hoài, Tôi chỉ là một khách tình si ; Nguyễn Bính: Lẻ loi chỉ một góc trời riêng anh, Có một chiếc xe màu trắng đục, Hai con ngựa trắng xếp hàng đôi/ Đem đi một chiếc quan tài trắng, Người có đôi, ta chỉ một mình, Trọn đời làm một kẻ vô duyên/ Trọn đời là một thân cô lẻ ; Xuân Diệu: Một chàng thi sĩ thoảng hơi men, Một thoáng cười yêu thỏa khát khao, Rồi một ngày mai tôi sẽ đi, Tôi chỉ là một cây kim bé nhỏ ; Chế Lan Viên: Một vì sao trơ trọi cuối trời xa, Một
Trang 2626
chút thương an ủi tấm lòng, Trên một tấm mộ tàn ta nhặt được, Một cô hồn về đây theo gió lộng
Trong việc sử dụng có ý thức hệ thống từ chỉ con số, Xuân Diệu là nhà thơ
có nhiều cách diễn đạt mới mẻ hơn cả Ông đã đưa cách diễn đạt của câu văn Pháp vào thơ mình trong cách nói định lượng về những cái trừu tượng vốn không có trong tiếng Việt: “Yêu, là chết ở trong lòng một ít”, “Hơn một loài hoa đã rụng cành”, “Ai đem phân chất một mùi hương”, “Vài miếng đêm, u uất, lẫn trong cành”,
“Một ít nắng, vài ba sương mỏng thắm/ Mấy cành xanh, năm bảy sắc yêu yêu”
Như vậy, từ thơ trữ tình điệu ngâm sang thơ trữ tình điệu nói, ngôn ngữ thơ tiếng Việt đã làm cuộc chuyển hóa nhanh chóng từ thi pháp trung đại sang hiện đại
Số từ vựng càng giàu có, cách diễn đạt càng tự nhiên, càng chuyên chở đầy đủ, tinh
tế những cảm xúc phong phú, đa dạng, đa cung bậc của cái tôi trữ tình tiểu tư sản trong xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám
Ngôn ngữ thơ đã cung cấp lượng thông tin mới cho từ trong hoạt động ngữ nghĩa Thơ Thế Lữ ít có sự lạ hóa từ ngữ, cách sử dụng thường quen thuộc Đến Nguyễn Bính, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Bích Khê, hệ thống từ vựng mới và cách sử dụng mới xuất hiện nhiều:
- Tháng Giêng ngon như một cặp môi gần
- Nghe chiều âu yếm lấn vô người
- Vườn cười bằng bướm, hót bằng chim
- Hãy tuôn âu yếm, lùa mơn trớn
- Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân
- Trưa gọi kêu, nâng ngực gió lên trời
- Ôi, biển thanh niên vững già vạn tuổi
- Dưới trời huyết, tháp chàm buồn tư lự
- Hàng dừa cao say sưa ôm bóng ngủ
- Mà tiếng cười ghê rợn dậy vang mồ
(Chế Lan Viên)
-Tôi vo nhớ tiếc như vo lụa
Trang 2727
- Tôi riết thời gian trong nắm tay -Tôi lượm lá trăng làm chiếu trải
- Lòng thiếp buồn như một tấm nhung
- Xuân trẻ, xuân non, xuân lịch sự
(Hàn Mặc Tử)
- Mắt ngời châu rung ánh sáng nghê thường
- Sặc sụa hương nào thơm xác ma
- Lụa mây nẩy vàng chạm
- Tía ngọc bén vàng ngân
- Thủy tinh ai để lòng gương hồ
- Ai giam lỏng một vì sao giữa mắt
(Bích Khê) Nhà thơ mới nhất trong các nhà Thơ mới là Xuân Diệu, ông có bảng từ vựng mới lạ rất phong phú Theo ông, điều cốt yếu trong tư tưởng thi ca là ý thức sáng tạo theo quy luật cái mới Xuân Diệu muốn sát nhập thơ vào cái xứ sở thần tiên mà
âm thanh mở ra cho chúng ta Không chỉ tạo những câu thơ du dương, vang động, đầy tính nhạc mà còn tạo nên những chất xạ mê li đầy ảo thuật huyền bí nhờ có phép luyện kim đơn của ngôn ngữ Bằng sự kết hợp bất thường những từ rất khó đi kèm nhau, Xuân Diệu đã cho ra đời vô số những hình ảnh bất ngờ, thú vị ("Tuôn âu yếm", ''Lùa mơn trớn", "Khúc nhạc hường", "Hạnh phúc vờn" )
Trong hành trình truy tìm cái đẹp của ngữ nghĩa tiếng Việt, các nhà Thơ mới cũng từng bước làm cho ngôn ngữ, hình ảnh những thông tin mới, ý nghĩa mới Theo Mã Giang Lân, trong câu thơ "Chiều góa không em lạnh lẽo sao" của Xuân
Diệu, từ góa có nhiều liên tưởng nghĩa mới Nếu tác giả viết Chiều vắng không
em thì chỉ là sự thiếu vắng Đưa từ góa vào, ngoài nghĩa trống vắng còn là sự đơn
chiếc, lạnh lẽo sao từ ý gợi của cảnh góa bụa Trong câu Trăng thương, trăng nhớ
hỡi trăng ngần thì theo cách hiểu quen, thuộc từ ngần thường làm trợ ngữ cho tính
từ trắng (trắng ngần) Nhưng theo nhà ngôn ngữ học Hoàng Thị Châu thì ở đây, Xuân Diệu đã tạo một cuộc sống mới cho từ ngần độc lập với từ trắng Hình ảnh
cây đa - bến nước, dòng sông - con thuyền vốn là ẩn dụ của sự hò hẹn và chia li
Trang 2828
trong thơ dân gian, đến Nguyễn Bính, nó có thêm ý nghĩa biểu tượng cụ thể của sự
lỡ làng và lỡ bước:
- Đi biệt không về với bến sông
(Cô lái đò - Nguyễn Bính)
- Chừ đây, bên nớ bên tê,
Sương thu xuống, gió thu về bồng bênh, Đàn ai chừng đứt dây tình
Nổi lên một tiếng buồn tênh rồi chìm
(Lửa đò - Nguyễn Bính)
Cùng với việc đổi mới câu thơ, đổi mới từ ngữ, Thơ mới giai đoạn này có
sự vận động tăng cường tầng nghĩa sâu bằng các biện pháp ẩn dụ, chuyển đổi cảm giác, tạo nghĩa gợi ý, ẩn ý, hàm ý Theo Chế Lan Viên, trong thơ có "bề mặt" ,"bề sâu" và cả "bề xa" nữa
Câu thơ mở đầu bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử: Sao anh không về chơi
thôn Vỹ là một câu hỏi phản ánh nội tâm phong phú và tuyệt vời tế nhị Từ sao là từ
để hỏi, đặt ở đầu câu như nỗi niềm da diết, bức xúc bị dồn nén quá lâu nay mới được bật ra Câu thơ có 6 thanh bằng ở đầu, thanh trắc ở cuối vút lên tạo âm điệu đặc biệt: nửa như trách cứ day dứt mà nhẹ nhàng, nửa như mời gọi giục giã mà thiết tha Người hỏi là ai? Một cô gái hay chính thi sĩ? Có lẽ cả hai Hay đúng hơn, chính Hàn Mặc Tử phân thân để tự đối thoại Từ tấm lòng thi sĩ vút lên câu hỏi khắc khoải vừa thương nhớ Huế, vừa thương nhớ Người Tình yêu đồng vọng với tình quê khiến hình ảnh thôn Vĩ hiện về tràn ngập tâm hồn thi sĩ Ở đây, sự giao tiếp của thơ thực hiện vừa bằng cảm xúc, vừa bằng trí tuệ, vừa bằng cả thẩm mỹ các giác quan hòa quyện Nhờ sự giao hòa các giác quan mà Xuân Diệu viết:
Này lắng nghe em khúc nhạc thơm Say người như rượu tối tân
(Huyền diệu - Xuân Diệu)
Thu lạnh càng thêm nguyệt tỏ ngời Đàn ghê như nước, lạnh, trời ơi!
Long lanh tiếng sỏi vang vang hận
Trang 2929
Trăng nhớ Tầm Dương, nhạc nhớ người
(Nguyệt Cầm - Xuân Diệu)
Một thế giới huyền ảo, thế giới của những cảm quan nghệ thuật được mở rộng từ các giác quan thẩm mĩ Điều này từ Xuân Diệu đến Đoàn Phú Tứ, Bích Khê là sự vận động liên tục, là cuộc chạy tiếp sức Có Xuân Diệu mới hiểu được Đoàn Phú Tứ, hiểu được Bích Khê ở giai đoạn 1940 - 1945:
- Màu thời gian không xanh
Màu thời gian tím ngát Hương thời gian không nồng Hương thời gian thanh thanh
(Màu thời gian - Đoàn Phú Tứ)
- Người họa điệu với thiên nhiên, ân ái
Buồn và xanh trời Tôi trôi với bờ
Êm biếc - khói với thu: lời úa ngô Vàng khi cách biệt - giữa hồn xây mộ Tình hôm qua - dài hôm nay thương nhớ
Im lặng nhìn bông ý, lặng lờ lên
Những dáng hình thanh khí giữa mênh mênh
(Duy Tân - Bích Khê)
Hai khổ thơ trên đã có sự sáng tạo thử nghiệm của đủ các ẩn dụ: ẩn dụ tượng
trưng, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác mà sau này nhóm Xuân thu nhã tập tiếp bước
Về sự tăng cường tính nhạc trong thơ: Để có tính nhạc, ngôn ngữ thơ cần
hội đủ ba yếu tố Yếu tố thứ nhất là kĩ thuật khai thác các đặc điểm của nguyên âm tiếng Việt bằng sự khép - mở, bổng - trầm, phụ âm vang hay tắc và sự lựa chọn sắp xếp hệ thống thanh điệu Yếu tố thứ hai là nhịp điệu của hình ảnh, tình ý, nhịp điệu bên trong của tâm hồn nhà thơ - nơi trú ngụ kín đáo của cảm xúc Yếu tố thứ ba là vần Trong quá trình vận động của Thơ mới, ba yếu tố này được hội tụ ở giai đoạn
1936 - 1940, giai đoạn kĩ thuật thơ hoàn hảo và cái tôi trữ tình phát triển rực rỡ Ngôn ngữ thơ Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Bích Khê là ngôn ngữ thơ giàu nhạc điệu nhất Nhạc điệu thơ Xuân Diệu là nhạc điệu của một tâm hồn lúc nào cũng nồng
Trang 3030
nàn, tha thiết, say đắm với người, với đời Nhạc điệu thơ Hàn Mặc Tử, Bích Khê là nhạc điệu của tâm hồn có nhiều trạng thái đặc biệt: vừa thiết tha sống vừa chứa chất bao bí ẩn u huyền của cõi chết, của thượng giới Biểu hiện tính nhạc trong thơ Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử rất đa dạng Xuân Diệu thường dùng vần chân trong thơ 7 tiếng; Vần gián cách, vần lưng, vần ôm trong thơ 8 tiếng để giãi bày sự luyến láy của tâm trạng:
- Lá úa, cành khô vẫn rung dồn
Lối mòn, cỏ mạnh vẫn lên chôn Chim hôm run rẩy trong tim nhỏ Thỏ sợ giơ tai hứng tiếng ồn
(Núi xa - Xuân Diệu)
- Sương bạc lấp cả một trời trắng sữa
Sương mông lung như giữa khoảng giang hà
Mắt tuy mở mà lòng không thấy nữa, Hồn lạc rồi, không biết ngõ nào ra
(Sương mờ - Xuân Diệu)
Nguyệt cầm của Xuân Diệu được cấu tứ bằng cảm giác tinh tế về âm nhạc
Việc lựa chọn, kết hợp từ ngữ điêu luyện đã tạo ra những cung đàn đầy sức ám gợi trong miền cảm giác vừa trong vừa lạnh:
Trăng nhập vào dây cung nguyệt lạnh Trăng thương, trăng nhớ hỡi trăng ngần Đàn buồn, đàn lạnh, ôi đàn chậm!
Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân
Rõ ràng âm nhạc có sức mê hoặc, gợi trường giao cảm rộng lớn, tương ứng giữa lòng người với thiên nhiên, siêu nhiên Ánh trăng lạnh, tiếng đàn lạnh, ôm trùm bản nhạc lòng buồn thương lạnh lẽo Âm nhạc đã tạo ra thế giới linh cảm của con người tâm linh thấu thị cõi vũ trụ chứa đầy bí ẩn Xuân Diệu thường dùng lối điệp âm, điệp vần, điệp từ, điệp câu tạo sự trùng điệp dồn dập, nhấn mạnh cảm xúc và tạo nên âm vang trong tính nhạc của thơ:
- Đây là quán tha hồ muôn khách đến,
Trang 3131
Đây là bình thu hợp trí muôn phương, Đây là vườn chim nhả hạt mười phương Hoa mật ngọt chen giao cùng trái độc
(Cảm xúc - Xuân Diệu)
- Sương lan mờ, bờ sông tưởng gần nhau
Sương lan mờ, và hồn tôi nghe đau
(Sương mờ - Xuân Diệu)
Chủ nghĩa tượng trưng đề cao tính nhạc trong thơ Theo họ, âm nhạc luôn có sức gợi và khả năng chuyển hồi, tương hỗ cảm giác Vượt qua sự kể lể, mô tả kiểu thơ lãng mạn, thơ tượng trưng đề cao sự ám thị, mà muốn có sự ám thị thì thơ phải
có nhạc Mỗi bài thơ phải như một bản giao hưởng có sức gợi kì diệu về thế giới tâm linh
Với Bích Khê, nhạc tính là điều quan trọng nhất trong thơ Bởi mê man với
sự nhẹ nhàng, nhịp thở đều trong sương, thi nhân đã sáng tạo được rất nhiều bản ca thần tình diễm ảo Bích Khê có thể nhận ra tiếng nhạc ở mọi nơi, mọi sự vật: nhạc ở trong gió, trong nắng, ở trên làn da thớ thịt con người, ở trong lòng, trong tim, trong hương hoa, trong dòng chảy của thời gian, bước đi của không gian Thành công lớn nhất của Bích Khê là dùng thanh bằng để tạo nhạc tính Trong Thơ mới, việc dùng
thanh bằng để tạo nhạc tính đã được nhiều nhà thơ sử dụng Lưu Trọng Lư có Tiếng
thu, Còn chi nữa, Xuân Diệu có Nhị hồ, Nguyễn Xuân Sanh có Xây mơ Nhưng
trong những bài thơ này, việc dùng thanh bằng còn chỉ ở những câu thơ rải rác Đến
Bích Khê, có nhiều bài thơ toàn thanh bằng hay chủ yếu là thanh bằng, như Tỳ bà,
Nhạc, Mộng cầm ca, Nghê thường, Tiếng đàn mưa, Hoàng hoa, Thi vị
Tỳ bà là một bản nhạc trầm buồn Tác giả đã dùng âm nhạc ngôn ngữ để làm
phương tiện diễn tả ngôn ngữ âm nhạc:
Ô! Hay buồn vương cây ngô đồng Vàng rơi! Vàng rơi: Thu mênh mông
Bài thơ sử dụng linh hoạt thanh bằng theo cả hai chiều dọc và ngang, tạo âm điệu chậm rãi, khẽ khàng, mượt mà, ngân tỏa, dắt tâm hồn con người vào cõi đê mê của cung bậc tình yêu ngọt ngào, nhẹ nhàng Sự kết hợp hài hòa âm thanh và ngôn
Trang 3232
từ đã tạo âm điệu trầm buồn, có sức thôi miên, lan tỏa Việc sử dụng bằng thanh như thế này đã loại trừ hoàn toàn những niêm luật, cách gieo vần, ước lệ trong thơ
cũ, khẳng định sự biểu đạt hồn nhiên cái tôi trữ tình cá nhân trong Thơ mới Đây là
thành tựu lao động sáng tạo đáng ghi công của Bích Khê trong việc nhào nặn hoàn hảo phương pháp tượng trưng Pháp với phương pháp thơ truyền thống
Và Bích Khê cũng đã sử dụng kết hợp hài hòa giữa thanh bằng với thanh trắc
để tạo nên những khúc nhạc thơ réo rắt, trầm bổng:
Lầu ai ánh gì như lưu ly?
Nụ cười ai trắng như hoa lê?
Thủy tinh ai để lòng gương hồ?
Không gian xà cừ hay san hô?
(Nghê thường)
Thanh trắc như những điểm nhấn kéo lòng người thức tỉnh trong cơn đê mê hút hồn mà thanh bằng tạo ra ở phần trước Đó là những nghịch biến của bản nhạc lòng không xuôi chiều trong tâm sự lắm nẻo trắc trở của con người thời đại
Hàn Mặc Tử hay dùng cách kết hợp các từ láy hay chú công trong thanh điệu
để diễn tả những khúc nhạc lòng buồn miên man hoặc trầm lắng, du dương:
Nàng!Lạy Nàng! Hãy nghe tôi cầu khẩn:
Hãy khoan tay cầm lại trí tương tư, Đang chờn vờn trong nguồn sáng ngất ngư, Đang lướt mướt ở trong màu hoa lệ
(Đàn ngọc)
Xuân Diệu và Hàn Mặc Tử đều dùng nhiều lối điệp âm, điệp vần, điệp từ, điệp câu tạo sự trùng điệp dồn dập, nhấn mạnh cảm xúc và tạo nên âm vang trong tính nhạc của thơ:
- Sương lan mờ, bờ sông tưởng gần nhau
Sương lan mờ, và hồn tôi nghe đau
(Sương mờ - Xuân Diệu)
- Những ngày đau khổ nhuộm buồn thiu
Những áng mây lam cuốn dập dìu
Trang 3333
Những mảnh nhạc vàng rơi lả tả Những niềm run rẩy của đêm yêu
(Lưu luyến - Hàn Mặc Tử)
Tính chất trùng điệp này tạo âm hưởng của những điệp khúc mà ở trong thơ
cổ và trong Thơ mới giai đọan 1932 - 1935 ít có
Tiếp cận Thơ mới nói riêng và những hiện tượng văn học độc đáo trong toàn
bộ tiến trình lịch sử văn học nói chung, là một công việc không bao giờ có điểm dừng Khi nhận định về Thơ mới, tình trạng khá phổ biến là người nghiên cứu đã làm một “thao tác” sai lầm là “cân đong đo đếm” xem Thơ Mới có bao nhiêu
“Công”, bao nhiêu “Tội”?! Và, tùy theo sự “nóng, lạnh” của “Thời tiết” mà lúc thì
“Công ít Tội nhiều”, lúc thì “Công nhiều, Tội ít”!? Đó không phải là sự nghiên cứu
khoa học đích thực Giáo sư Đỗ Đức Hiểu với cuốn Đổi mới phê bình văn học (Nhà
xuất bản Khoa học xã hội liên kết với Nhà xuất bản Mũi Cà Mau in năm l993, đã tái bản), trong đó có những bài viết thật xuất sắc về phong trào Thơ mới và một số tác
giả của Thơ Mới, đặc biệt là Hoài Thanh với Thi nhân Việt Nam, giáo sư Đỗ Đức Hiểu đã khắc họa chính xác chân dung của Hoài Thanh qua bài viết Thơ Mới và Thi
nhân Việt Nam của Hoài Thanh – giáo sư đã khẳng định Hoài Thanh là ca sĩ của
Thơ mới với Thi nhân Việt Nam – một siêu văn bản của Thơ mới
Trang 3434
Chương 2: THỰC TRẠNG DẠY HỌC THƠ MỚI TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG HIỆN NAY VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI TỪ HƯỚNG TIẾP CẬN THI PHÁP HỌC
2.1 Vị trí của Thơ mới trong chương trình dạy học văn ở nhà trường phổ thông hiện nay
Một thời gian khá dài, trong chương trình môn văn phổ thông trung học, Thơ mới nói riêng và văn học lãng mạn nói chung chỉ được trình bày sơ lược ở phần khái quát về văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945 Từ sau Đại hội Đảng lần thứ
VI, cùng với sự đổi mới trong đời sống xã hội trên nhiều lĩnh vực, chương trình môn văn ở các lớp phổ thông trung học cũng đã có những điều chỉnh cho phù hợp với cách nhìn mới, với tình hình thực tế của văn học nước nhà Từ 1988 đến nay, chương trình môn văn có những thay đổi đáng kể Một số bài thơ tiêu biểu nhất của Thơ mới được đưa vào giảng dạy trong chương trình môn Ngữ Văn lớp Cụ thể có một số tác giả và các bài thơ sau:
1 Xuân Diệu: Tiểu sử và sự nghiệp thơ văn
2 Thơ duyên
3 Đây mùa thu tới
4 Vội vàng
5 Nguyệt cầm (đọc thêm)
6 Tràng giang của Huy Cận
7 Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử
8 Tống biệt hành của Thâm Tâm
9 Tiếng sáo thiên thai của Thế Lữ (đọc thêm)
10 Tương tư của Nguyễn Bính
Những bài Nguyệt Cầm, Tiếng sáoThiên Thai, Tương tư không được phân
tích và bình giảng trên lớp mà chỉ yêu cầu học sinh đọc thêm Như vậy, Thơ mới được giảng dạy trực tiếp trên lớp chỉ có 1 tác giả là Xuân Diệu và 7 bài thơ với sự phân bố thời gian là 8 tiết Có thể nói các nhà biên soạn chương trình đã chọn và giới thiệu với học sinh lớp 11 một tác giả và những bài thơ tiêu biểu của Thơ mới nhằm giúp học sinh thấy được những cái hay, đặc biệt là những cái mới của phong
Trang 3535
trào thơ ca này Sự phân bố số bài như trên là tương đối hợp lí so với những tác phẩm văn học hiện thực phê phán và văn học cách mạng cùng giai đọan (chủ yếu được dạy ở lớp 12)
Để có thêm tư liệu cho việc giảng dạy, chúng tôi liệt kê những bài Thơ mới
và những bài nghị luận văn chương có liên quan trong 2 bộ sách giáo khoa lớp 11 mới nhất được biên soạn theo chương trình thí điểm Trung học phổ thông (do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành theo quyết định số 47/2002/QĐ-Bộ GD và ĐT ngày
19 tháng 11năm 2002 của Bộ trưởng Bộ GD và ĐT ) được xuất bản tháng 7 năm
2004 Giữa hai bộ sách mới có một số khác biệt nhỏ như sau:
Chương trình của Bộ sách thứ nhất do Trần Đình Sử làm Tổng chủ biên gồm các bài:
1 Tác giả Xuân Diệu
2 Vội vàng của Xuân Diệu
3 Tràng giang của Huy Cận
4 Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử
5 Mưa xuân của Nguyễn Bính
6 Một thời đại trong thi ca của Hoài Thanh
(Phần đọc thêm bắt buộc: Tống biệt hành của Thâm Tâm; Tiếng địch sông Ô của Phạm Huy Thông; Đây mùa thu tới; Tựa tập “Thơ thơ” của Xuân Diệu)
Chương trình của bộ sách thứ 2 do Phan Trọng Luận làm Tổng chủ biên gồm các bài:
1 Tác giả Xuân Diệu
2 Vội vàng của Xuân Diệu
3 Tràng giang của Huy Cận
4 Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử
5 Tương tư của Nguyễn Bính
6 Một thời đại trong thi ca của Hoài Thanh
(Phần đọc thêm bắt buộc: Tống biệt hành của Thâm Tâm; Tiếng địch sông Ô của Phạm Huy Thông, Đây mùa thu tới; Tựa tập “Thơ thơ” của Xuân Diệu)
Như vậy, chương trình của 2 bộ sách vừa được xuất bản có một khác biệt
Trang 3636
nhỏ trong việc chọn lựa giữa 2 bài thơ của Nguyễn Bính (Bộ 1: Mưa xuân, Bộ 2:
Tương tư) Ngoài ra không còn sự khác biệt nào ở cả 2 phần chính thức và đọc thêm
bắt buộc
So với sách chỉnh lí hợp nhất năm 2000, chương trình chính thức phần Thơ mới trong 2 bộ sách giáo khoa thí điểm mới nhất giảm đi 1 bài, nhưng nếu học sinh phải học thêm những bài đọc thêm bắt buộc thì tổng số vẫn là 10 bài Giáo viên đương nhiên phải dạy kĩ các bài chính thức nhưng không thể không lưu ý học sinh phải đọc kĩ những bài đọc thêm bắt buộc
2.2 Tài liệu hướng dẫn về giảng dạy Thơ mới cho giáo viên trong các nhà trường phổ thông
Thực tế, trong các nhà trường phổ thông hiện nay, tài liệu giảng dạy về Ngữ Văn nói chung và Thơ mới nói riêng, đặc biệt là giảng dạy từ góc độ thi pháp học vẫn còn là vấn đề cần phải bàn nhiều
Tài liệu Đổi mới giờ dạy học tác phẩm văn chương ở trường trung học phổ
thông (Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên, chu kì 1997 – 2000) Nhà xuất bản Giáo
dục Hà Nội, 1999, chỉ có định hướng tư tưởng sư phạm là mới, còn phương pháp
dạy học văn thì về cơ bản vẫn như cũ Tìm đọc cuốn Phương pháp dạy học văn tập
1, Nhà xuất bản Giáo dục, 2001, do Giáo sư Phan Trọng Luận chủ biên thì thấy
trong đó thể hiện một sự pha trộn một ít tinh thần sư phạm mới, một ít công nghệ dạy học của Hồ Ngọc Đại với phương pháp giảng văn cũ Người dạy không tìm thấy định nghĩa về phương pháp dạy học, các khái niệm phương pháp dạy học, hình thức dạy học, biện pháp dạy học dùng lẫn cho nhau, không tìm thấy câu trả lời rõ ràng, đầy đủ cho mấy khái niệm cơ sở như dạy văn là gì, học văn là gì, tự học văn là
gì, bố cục chồng chéo, cả công trình không có cái xương sống thống nhất thành một
chỉnh thể Tuy tên phân môn trong tài liệu đã đổi thay, gọi là Dạy học tác phẩm văn
chương, nhưng trong ruột vẫn là Những công việc chính của giảng văn rất cũ Đó là
chưa kể bộ môn hiện nay đã gọi là Ngữ văn theo tinh thần tích hợp, mà các sách
trên vẫn còn là môn văn, được chia tách thành các phân môn độc lập, không có gì
liên hệ nhau, phương pháp dạy tiếng nằm ngoài Chương trình Ngữ văn hiện hành
đã quy định xây dựng thành hai trục chính là Đọc văn và Làm văn, theo một quan
Trang 3737
niệm đọc văn và làm văn mới mà các sách trên do lối viết cũ, không thể đáp ứng được Rõ ràng phương pháp đó hoàn toàn không phù hợp với tinh thần mới của bộ môn Ngữ Văn Có thể nói, phương pháp dạy học Ngữ Văn mới cho đến nay vẫn chưa có Vì vậy, cơ sở cho việc giảng dạy là các tài liệu vẫn còn là vấn đề bất cập
Tài liệu hướng dẫn giảng dạy là cơ sở giúp giáo viên (GV) có cách nhìn mới
về sách giáo khoa (SGK) và định hướng rõ hơn về chuẩn kiến thức cần cung cấp cho học sinh Tuy nhiên nếu hiểu không đúng mục đích bộ tài liệu hướng dẫn dạy học theo chuẩn kiến thức thì việc thực hiện sẽ không đồng nhất, mỗi người một kiểu
Từ trước đến nay, Bộ GD-ĐT không đưa ra chủ trương GV phải dạy hết
những nội dung trong SGK nhưng việc GV phải bám sát SGK được coi là luật bất
thành văn để nghiên cứu và soạn bài giảng Do đó, kiến thức trong SGK có bao
nhiêu thì GV phải bê nguyên xi để đưa vào đầu học sinh bấy nhiêu
Một nguyên nhân nữa bắt nguồn từ sự chủ quan là GV chưa hiểu sâu yêu cầu của chương trình, không nắm được phần hồn của SGK Nhược điểm này thường có
ở những GV trẻ mới bước vào nghề, nhưng nói như vậy không có nghĩa là các thầy
cô dạy lâu năm đều có được năng lực này Nếu thiếu sự đào sâu nghiên cứu, không biết đúc kết kinh nghiệm qua thực tế đứng lớp thì đứng trước SGK họ cũng chỉ thấy kiến thức mênh mông và vô tận Có ý kiến lại cho rằng các đợt tập huấn gần đây đã tạo ra nhiều lối mở cho người dạy nhưng do chất lượng tập huấn dạy chương trình
mới không đạt hiệu quả nên GV vẫn chưa biết cách rút tỉa kiến thức từ SGK Đó là
chưa nói đến sự hướng dẫn không rõ ràng cụ thể của cán bộ quản lý giáo dục các cấp khi triển khai chương trình SGK mới
Thực tế cho thấy những tài liệu đó chưa đủ để các cấp quản lí giáo dục và đội ngũ giáo viên thống nhất các yêu cầu dạy học và kiểm tra, đánh giá Quá trình dạy
và học của giáo viên và học sinh đang cần có một tài liệu để quy định hoặc định
hướng thật cụ thể phạm vi kiến thức, kĩ năng, những yêu cầu cần đạt tối thiểu của
mỗi bài học cho mọi học sinh ở mọi vùng miền trên phạm vi cả nước
Thực tiễn dạy học ở các địa phương nhiều năm qua cũng đã cho thấy : nhiều giáo viên còn thụ động trong việc xác định mục tiêu bài học, chưa có khả năng xác
Trang 3838
định được chuẩn kiến thức, kỹ năng tối thiểu, dẫn đến việc dạy học rơi vào tình trạng dưới chuẩn hoặc vượt chuẩn cho các em học sinh có trình độ khác nhau Điều này gây ra tình trạng có học sinh thiếu kiến thức, không được trang bị những kiến thức, kỹ năng tối thiểu, lại có học sinh bị nhồi nhét, quá tải trong học tập
Cùng với những bất cập trong dạy học do giáo viên gặp phải những khó khăn khi xác định chuẩn kiến thức, kỹ năng môn học, bài học, công tác chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá chất lượng dạy và học Ngữ văn của các cơ quan quản lý giáo dục, các nhà quản lý chuyên môn cũng thiếu sự thống nhất, dẫn đến tình trạng đánh giá không chuẩn, không nhất quán ngay tại một trường, một địa phương Giữa các địa phương,
sự vênh lệch ấy càng rõ Từ thực tế ấy,việc trang bị nguồn tài liệu hướng dẫn giảng dạy phù hợp đặc trưng bộ môn, đảm bảo đổi mới phương pháp giảng dạy là hết sức cần thiết
Phương pháp dạy văn hiện nay nói chung và phương pháp phân tích tác phẩm văn học nói riêng chưa thật sự coi học sinh là chủ thể của tiết học Bên cạnh
đó, phương tiện giảng dạy và học tập bộ môn Ngữ Văn lại còn qúa nghèo nàn, lạc hậu Thiếu tác phẩm, thiếu tài liệu nghiên cứu cho cả thầy lẫn trò, đã và đang là một căn bệnh trầm kha từ nhiều năm nay trong các nhà trường Thiếu phương tiện để hiện đại hóa phương pháp dạy và học, thiếu kinh phí để tổ chức dạ hội văn học, giao lưu văn học giữa học sinh với tác giả cũng là một căn bệnh đang cần phải có thuốc trị Không giải quyết được những căn bệnh này, môn Ngữ Văn trong nhà trường phổ thông chắc chắn vẫn không có lối thoát
2.3 Thực trạng dạy văn của giáo viên ở các nhà trường phổ thông hiện nay
Trên thực tế, trong quá trình giảng dạy, nhiều giáo viên chỉ chú tâm vào khám phá các tác phẩm văn chương, tìm ra các thủ pháp nghệ thuật đặc sắc rồi truyền đạt lại cho học sinh mà không chú ý đến nhu cầu khát vọng, đặc điểm tâm lý
khát vọng của học trò Vì thế học trò hoặc bị biến thành thính giả hoặc trở thành người ngoài cuộc
Bên cạnh đó, sự ảnh hưởng nặng nề của phương pháp dạy học văn truyền thống lâu nay vẫn quan niệm dạy học là quá trình truyền thụ và lĩnh hội tri thức Do
đó quan niệm này không những hạn chế khả năng sáng tạo của thầy mà còn gây trở
Trang 3939
ngại cho quá trình đổi mới phương pháp dạy học Thơ mới từ góc độ thi pháp
Một trong những nguyên nhân của tình trạng đó là do đội ngũ GV chưa thực
sự tâm huyết, đam mê với nghề nghiệp, lên lớp theo phương pháp cũ, thiếu sáng tạo, thiếu hấp dẫn Đặc thù của các môn KHXHNV là nội dung kiến thức thường được trình bày trong SGK, sách GV nên nếu GV không chịu khó đổi mới, sáng tạo thì dễ đi vào con đường mòn là trình bày lại những nội dung cố định Chúng tôi đã
dự nhiều giờ thao giảng và nhận thấy GV chỉ cố gắng trình bày lại những điều đã có sẵn trong SGK, vì thế giờ học rơi và tình trạng hình thức Ngay cả những giờ giảng
được đánh giá là thành công thì tính chất độc diễn của GV vẫn thể hiện khá rõ nét Thậm chí có những giờ dạy diễn ra rất sôi nổi, nhưng thực chất chỉ là một màn kịch
dàn dựng khéo, tất cả đã được GV tập dượt trước, cả những câu hỏi bài cũ, và chỉ
định luôn những học sinh nào sẽ phát biểu Nhiều GV được khen là dạy hay, song thực chất là diễn thuyết hay, và HS học xong là kiến thức cứ trôi đi tuồn tuột
Tuy nhiên, để đổi mới phương pháp giảng dạy thành công, nếu chỉ có sự nỗ lực từ phía GV thì không đem lại kết quả gì, mà quan trọng là cần có sự hưởng ứng tích cực từ phía HS Thói quen học tập thụ động, đối phó của HS là một rào cản lớn đối với quá trình đổi mới phương pháp dạy học Hiện nay HS phải học nhiều môn, các em không có điều kiện đầu tư thời gian thích đáng cho tất cả các môn, vì vậy mới sinh ra tình trạng học lệch Học theo phương pháp mới đòi hỏi các em phải đầu
tư nhiều thời gian để làm bài tập, tham khảo tài liệu, thu thập, xử lý thông tin khoa học…Đa số HS không có đủ các tài liệu tham khảo cần thiết, và chưa hình thành được tư duy phản biện, độc lập trong học tập Những khó khăn từ hai phía thầy và trò khiến cho việc đổi mới phương pháp dạy học rơi vào vòng luẩn quẩn, hình thức,
ít có chuyển biến mạnh và hiệu quả chưa cao Nguy hại nhất là tư duy tự bằng lòng,
an phận đã trở nên phổ biến trong cả GV và HS GV bằng lòng với việc HS làm bài giống với ý mình, càng giống càng tốt, và HS thì không coi việc chép tài liệu, quay cóp khi kiểm tra là xấu
Môn Ngữ Văn trong nhà trường phổ thông, trước hết, cần phải được xác định
đúng nghĩa Văn học là nhân học Chính vì điều này, môn Ngữ Văn được rất nhiều
người, nhiều ngành, nhiều giới… quan tâm Mặc dù như vậy, trên thực tế, môn Ngữ
Trang 4040
Văn trong nhà trường phổ thông hiện nay đang mất đi rất nhiều sức hấp dẫn đối với học sinh Để lý giải điều này là cả một vấn đề không hề đơn giản Từ chương trình đến phương pháp giảng dạy, và cả năng lực giảng dạy của giáo viên, cũng như tâm
lý học tập của học sinh, rõ ràng đều cần phải xem xét
2.4 Định hướng đổi mới
Thi pháp học là bộ môn khoa học cũ mà mới Tinh thần Thi pháp học đang thấm dần trong sách giáo khoa, trong giờ giảng văn và trong bài làm văn học sinh
Thi pháp học đang thu hút sự quan tâm của giới học đường
Hiện nay, có nhiều cách hiểu về Thi pháp học Có thể hiểu phân tích tác phẩm từ thi pháp học là bám vào văn bản là chính, không chú trọng đến những vấn
đề nằm ngoài văn bản như: tiểu sử nhà văn, hoàn cảnh sáng tác, nguyên mẫu nhân vật… Thi pháp học chỉ chú ý đến những yếu tố hình thức tác phẩm như: hình tượng nhân vật – không gian – thời gian, kết cấu – cốt truyện – điểm nhìn, ngôn ngữ, thể loại… Nội dung trong tác phẩm phải được suy ra từ hình thức, đó là hình thức mang tính quan niệm Phương pháp chủ yếu của Thi pháp học là phương pháp hình thức
Có thể hiểu, phương pháp hình thức là phương pháp phân tích các khía cạnh hình thức của tác phẩm văn học nghệ thuật để rút ra ý nghĩa thẩm mỹ của nó Dạy Văn theo hướng thi pháp học nghĩa là nghiêng về phân tích hình thức nghệ thuật tác phẩm, để tìm ra nội dung triết lý của tác phẩm
Hình tượng thế giới không chỉ có nhân vật mà còn có không gian, thời gian
Thi pháp học chỉ chú ý những chi tiết không gian, thời gian nào có ý nghĩa, góp phần thể hiện cuộc sống con người, chúng vừa mang tính quan niệm lại vừa như một thủ pháp nghệ thuật Không gian và thời gian thường gắn liền với nhau, chi phối, cộng hưởng lẫn nhau tạo ra một thế giới mang tính quan niệm Cần chú ý đặc điểm của chúng trong mỗi thể loại, mỗi giai đoạn văn học, mỗi tác giả, tác phẩm
Nó có thể được phân tích ở tầm bao quát nhưng cũng có thể được phân tích ở các chi tiết nhỏ Như lối mở đầu quen thuộc trong văn học dân gian: “Ngày xửa ngày xưa, ở một làng nọ…”, “Chiều chiều…” Hình tượng con đường rộng mở trong thơ
Tố Hữu hay cổng nhà luôn khép kín của Hoàng (Đôi mắt) Không gian nghệ thuật
gồm có: không gian sự kiện, không gian bối cảnh, không gian tâm lý, không gian kể