6. Cấu trúc luận văn
3.1. Đổi mới trình tự phân tích tác phẩm
3.1.1.Về trình tự chung khi phân tích tác phẩm
- Đọc diễn cảm: đọc để nắm bắt giọng điệu cảm xúc của tác giả, âm điệu chủ yếu trong tác phẩm. Đọc để hòa nhịp vào thế giới cảm xúc, để phát hiện ý đồ nghệ thuật của tác giả, đọc để nhìn ra thế giới cuộc sống trong tác phẩm, đọc để nói tiếng nói nội tâm của ngƣời đọc hòa vào tiếng nói nội tâm của tác giả
- Khắc họa điếm sáng thẩm mỹ: Cảm thụ tác phẩm là cảm thụ tổng thể những điểm sáng thẩm mỹ, yếu tố then chốt lại là điểm huyệt nối liền nhiều đầu mối thần kinh của tác phẩm. Giúp học sinh chiếm lĩnh tác phẩm, thƣởng thức tác phẩm là giúp học sinh làm chủ đƣợc những điểm sáng thẩm mỹ, có khi là nhãn tự, có khi là các cú, có khi là một chi tiết đắt giá, có khi là một thủ pháp kết cấu cú pháp, tu từ nhiều giá trị biểu cảm. Phát hiện điểm sáng thẩm mỹ không phải là chuyện dễ dàng. Có khi là ở một từ, một câu, một chi tiết, có khi ở nhan đề tác phẩm, có khi ở lời một nhân vật hay lời trữ tình ngoại đề của tác giả. Thƣờng hòa lẫn trong hệ thống ngôn từ, hình tƣợng của thế giới tác phẩm
- Định hướng vào những vấn đề cốt lõi của tác phẩm: Việc học tác phẩm của học sinh không chỉ dừng lại ở mức độ đồng thể nghiệm hay tái hiện, nhìn ra đƣợc thế giới của tác phẩm. Học sinh cần phải hiểu, cảm nhận đƣợc sâu sắc tƣ tƣởng của tác phẩm, những vấn đề triết lý nhân sinh xã hội văn chƣơng mà tác giả đặt ra trong tác phẩm. Học sinh không phải chỉ cảm thụ mà còn phải biết suy ngẫm về tác phẩm. Suy ngẫm để tự ý thức nhận thức để rồi sống tốt hơn, cao thƣợng hơn. Nói cách khác, cần nâng học sinh từ nhận thức cảm tính lên lý tính; từ những ấn tƣợng, những rung động ban đầu lên những hiểu biết xác đáng về tác phẩm.
- Đối chiếu tác phẩm với những sáng tác thuộc loại hình nghệ thuật khác: so sánh đối chiếu mở rộng ra ngoài phạm vi tác phẩm để hiểu sâu hơn, chính xác hơn về tác phẩm là việc có ý nghĩa phƣơng pháp luận và về biện pháp phân tích. Dùng những bức tranh, những bản nhạc, cái chính là để gợi tƣởng tƣợng, gợi rung động thẩm mỹ để hiểu tác phẩm sâu hơn, tự nhiên hơn. Tuy nhiên không nên đƣa học
51
sinh đi xa rời tác phẩm để đến với một loại hình nghệ thuật khác trong suốt giờ văn, không làm phân tán tƣ tƣởng và rung động thẩm mỹ của học sinh.
3.1.2. Các bước phân tích tác phẩm thơ
Bước 1: Phân tích tiêu đề bài thơ và giọng điệu chủ đạo của tác phẩm
Tiêu đề một tác phẩm thƣờng chứa đựng những thông tin quan trọng đối với ngƣời đọc về ý nghĩa của toàn bộ tác phẩm. Đôi khi ngƣời ta có thể không hiểu bài thơ nếu ngƣời ta không chú ý đến tiêu đề bài thơ. Cũng có khi ngƣời đọc hiểu sai bài thơ, nếu hiểu không chính xác tiêu đề của nó. Bởi khi sáng tác, bao giờ các tác giả cũng phải đặt tên cho đứa con tinh thần, của sự sáng tạo nghệ thuật một lần của mình một cái tên. Giống nhƣ cha mẹ đặt tên cho con, ai cũng muốn gửi gắm vào đó ƣớc mơ, khát vọng về tƣơng lai của đứa con, nhà thơ cũng vậy, đặt tiêu đề cho tác phẩm là một cách gây ấn tƣợng, tạo cảm xúc cũng nhƣ kích thích sự tò mò nơi ngƣời đọc. Chẳng hạn, Xuân Diệu đặt tên cho tác phẩm của mình là Vội vàng với nhiều ý nghĩa.
- Ý nghĩa 1: Hãy nhanh chóng, khẩn trƣơng, gấp rút kẻo không kịp làm một việc nào đó.
- Ý nghĩa 2: Đặt trong mối tƣơng quan với bài thơ, Vội vàng có nghĩa là cuộc sống, đời ngƣời quá ngắn ngủi so với vòng tuần hoàn của tạo hoá cho nên phải tận hƣởng cuộc sống, vì cuộc sống rất đẹp, rất đáng yêu. Con ngƣời phải có trách nhiệm làm cho cuộc sống ngày càng đẹp hơn, phải sử dụng tuổi thanh xuân cho thật có ý nghĩa, phải luôn làm cho cuộc sống có ý nghĩa bằng cách dâng hiến, cống hiến sức lực và tuổi trẻ, làm cho cuộc sống trở nên trƣờng tồn.
- Ý nghĩa 3: Đặt trong quan hệ với thời đại của nhà thơ: Với tiêu đề này, Xuân Diệu muốn nhắn nhủ các nghệ sĩ hãy khai thác, tìm kiếm trong cuộc sống tƣơi đẹp những cảm hứng sáng tạo, hãy lấy cuộc sống tƣơi đẹp này làm đối tƣợng của nghệ thuật để sáng tạo và ngợi ca, không nên trốn vào quên lãng, vào thiên nhiên, vào tôn giáo, vào tình yêu. Cuộc đời và sức sáng tạo của mỗi ngƣời là hữu hạn, do đó phải khẩn trƣơng tìm tòi và sáng tạo để dâng hiến cho đời những tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao và để góp phần vĩnh cửu hoá cái đẹp trong nghệ thuật.
52
+ Phân tích phương thức diễn đạt của chủ thể trữ tình: đƣợc xác định bởi tình huống thơ, trong đó chủ thể trữ tình phát ngôn, suy nghĩ và cảm nhận theo quan điểm của họ, thể hiện qua các hình thức ngôn ngữ. Chủ thể trữ tình có thể nói về mình, nói về ngƣời khác hoặc nói về một cái gì đó. Phƣơng thức nói hoặc phƣơng thức diễn ngôn đƣợc xác định bởi các hàng, các dòng thơ và ngữ điệu. Phƣơng thức diễn đạt đó có khi là một hình tƣợng nhỏ, có lúc là hình tƣợng bộ phận giữa các cấp độ hình tƣợng và các cung bậc của giọng điệu thơ.
+ Xác định vần điệu: để xác định vần điệu, cần chú ý đến các hình thức vần điệu mà các nhà thơ hay sử dụng nhất.
+ Xác định thanh điệu, nhịp điệu: Đây là sự phối hợp giữa những âm tiết mang thanh điệu khác nhau. Nhịp điệu đƣợc xác định thông qua việc ngắt nhịp giữa các âm tiết nhằm diễn tả nhịp điệu cuộc sống và nhịp điệu tâm hồn nhà thơ.
Trong bài thơ Vội vàng, Xuân Diệu đã sử dụng sự thay đổi dồn dập nhịp điệu các câu thơ, sự phối hợp các từ ngữ, các hình ảnh nhằm khơi gợi hành động, nhằm tạo ra những kích thích tâm lí mạnh mẽ, đem lại cho ngƣời đọc cảm giác hối hả, gấp gáp, bồn chồn, mong đƣợc sống hết mình để tận hƣởng cuộc sống - Thiên đƣờng trên mặt đất.
Tất nhiên, để dạy học thơ trữ tình còn phải sử dụng những phƣơng pháp và biện pháp dạy học tác phẩm văn chƣơng theo loại thể. Riêng dạy học thơ trữ tình trong nhà trƣờng, với những đặc trƣng về thi pháp, sẽ góp phần bồi dƣỡng tâm hồn, cảm xúc, thị hiếu thẩm mĩ, tình cảm thẩm mĩ cho học sinh, mảng văn học này chiếm thời lƣợng khá nhiều trong chƣơng trình văn ở các cấp, nhất là ở trung học phổ thông. Do vậy, tìm ra cách dạy học thơ trữ tình nói riêng, dạy học văn nói chung chính là nghệ thuật dạy một môn học vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật trong nhà trƣờng.
Mục đích của việc phân tích thơ là phải nắm nội dung biểu đạt của ngôn ngữ thơ. Nội dung ấy không đơn giản là phép cộng nghĩa các từ ngữ mà còn là do mối quan hệ chặt chẽ giữa các tín hiệu ngôn ngữ trong thi phẩm tạo nên. Nội dung biểu hiện trong ngôn ngữ thơ phần lớn xuất phát từ mối quan hệ giữa các tín hiệu ngôn ngữ thơ. Có đƣợc những mối quan hệ ấy là do ngƣời nghệ sĩ biết cách vận dụng
53
những thủ pháp nghệ thuật tổ chức, sắp xếp các tín hiệu ngôn ngữ thơ thành một hệ thống chặt chẽ. Phát hiện đƣợc những mối quan hệ ấy, nghĩa là ta đã tìm đƣợc chiếc chìa khoá vàng để bƣớc vào thế giới lung linh huyền ảo của tác phẩm thơ.
Bước 3:Nghiên cứu các cấp độ hình tượng của bài thơ Phân tích chủ thể trữ tình và tình huống thơ
+ Phân tích chủ thể trữ tình: chủ thể trữ tình là ngƣời phát ngôn trong bài thơ, chia sẻ với chúng ta những điều quan sát đƣợc cũng nhƣ tƣ tƣởng và tình cảm. Nhƣ là một bộ phận của các cấp độ hình tƣợng, chủ thể trữ tình thuộc về thế giới nghệ thuật trong bài thơ. Chủ thể trữ tình thƣờng không bao giờ đồng nhất hoàn toàn với nhà thơ. Tác giả để cho ngƣời đọc nhìn thấy và tự đánh giá một thế giới để từ đó có những đánh giá riêng. Có hai dạng thức của chủ thể trữ tình là cái tôi trữ tình và chủ thể trữ tình ẩn.
Ví dụ : Phân tích hình tƣợng cái tôi trữ tình trong bài thơ Vội vàng
Để phân tích đƣợc, ngƣời học sẽ phải đọc cả bài thơ và đọc kĩ khổ thơ 1, suy nghĩ và phân tích để nêu đƣợc: nhà thơ nhìn thế giới bên ngoài và khát vọng đƣợc níu giữ lại tất cả cái đẹp trong thiên nhiên để con ngƣời luôn luôn đƣợc tận hƣởng và chiêm ngƣỡng. Trong bài thơ, tác giả đã dùng hàng loạt các động từ mạnh để biểu đạt khát vọng cháy bỏng đó, cho dù khát vọng đó là phi lí: Muốn tắt nắng, muốn buộc gió, muốn ôm, thâu, riết... và dùng hàng loạt điệp từ và điệp ngữ: này đây, tôi muốn,... khiến ngƣời đọc có cảm giác: nhà thơ đang cuống quýt, đang bối rối vô cùng về sự bất lực của mình trƣớc vẻ đẹp của tự nhiên.
Tiếp đó, ngƣời học có thể hình dung ra vị thế của nhà thơ và khát vọng cháy bỏng của tác giả. Đó là khát vọng đƣợc thể hiện tình yêu cuộc sống mạnh mẽ, tình yêu cái đẹp và khát vọng đƣợc hoà nhập vào thế giới của cái đẹp. Nhà thơ đã vẽ bằng ngôn từ bức tranh phong cảnh thiên nhiên và cuộc sống rất sống động với đủ các gam màu, với ánh sáng, đƣờng nét, với các cung bậc cảm xúc ở độ tuyệt đích của chúng, cùng với nhịp thơ, hơi thơ và giòng thơ thật đắm say, thật hồ hởi, thật cuồng nhiệt, khiến ngƣời đọc nhƣ cũng bị cuốn theo cái rạo rực, mê say đó.
Trên cơ sở xác định các loại hình ngôn ngữ đƣợc sử dụng trong tác phẩm, ngƣời học có thể tiếp tục hình dung ra các cấp độ ý nghĩa của bài thơ: ngay từ khổ
54
thơ đầu, nhà thơ đã muốn nói với bạn đọc rằng: Cuộc sống ơi, ngƣơi đẹp lắm. Hãy ban tặng cho ta, cho muôn loài cái vẻ đẹp đó và hãy làm sao vĩnh cửu hoá cái đẹp ấy cho ngƣời đời đƣợc tận hƣởng mãi cái hƣơng vị ngọt ngào, đẫm chất men say nhƣ thế. Phải chăng, ngay từ khổ thơ đầu, tác giả đã muốn đƣa ra quan niệm: Con ngƣời phải tìm cách vĩnh cửu hoá cái đẹp để cái đẹp trong thiên nhiên, trong tạo hoá trở nên vĩnh hằng, đó cũng là trách nhiệm đối với ngƣời nghệ sĩ. Do đó, khát vọng của nhà thơ có vẻ nhƣ phi lí, có vẻ nhƣ khác đời nhƣng lại mang triết lí, mang một quan niệm nghệ thuật mới mẻ. Đặt vào trong hoàn cảnh văn học Việt Nam những năm 1930-1945, khi các nhà thơ lãng mạn đang đắm chìm trong mộng ảo, khi họ muốn thoát xác để bay lên cung Quế với chị Hằng, khi họ muốn trốn vào quá khứ, vào tình yêu, vào tôn giáo thì Xuân Diệu đƣa ra một cái nhìn, một thái độ tiếp cận với thiên nhiên với cuộc sống hết sức tiến bộ. Thiên nhiên là môi trƣờng sống của con ngƣời, thiên nhiên còn là nguồn đề tài không bao giờ vơi cạn cho ngƣời nghệ sĩ tìm tòi, khám phá và sáng tạo. Bởi cái đẹp chính là cuộc sống. Không có cái đẹp nào lại bay lơ lửng trong không trung. Vấn đề là nhìn về nó, nghĩ về nó với thái độ nhƣ thế nào, có nhận thức đƣợc nó và quy luật của tạo hoá không để thể hiện, miêu tả và phản ánh.
Tiếp sau đó là việc phân tích khổ thơ thứ hai và toàn bài.
Một ví dụ khác: Trong tác phẩm Muà xuân chín của Hàn Mặc Tử, học sinh đƣợc tiếp xúc với một kiểu tƣ duy mới lạ, độc đáo của tác giả trong bài thơ. Ngƣời ta có thể nói đến Mùa xuân xanh của Nguyễn Bính, Xuân hồng của Xuân Diệu, chứ chƣa ai nói đến Xuân chín, chữ chín gợi cho ngƣời đọc cảm giấc khát thèm khi nhìn thấy một trái cây đến độ chín tới, rất thơm, rất hấp dẫn. Hàn Mặc Tử đã tƣ duy nghệ thuật bằng cảm giác, bằng khát vọng sống của riêng mình. Nhà thơ nhƣ đang thu nhận tất cả những rung động của cuộc sống vào lúc xuân nhất, một làn nắng ửng, một làn khói mơ tan, cùng những giọt nắng lấm tấm vàng, một lần gió xuân nhẹ thổi... và cả những tiếng ca vắt vẻo của các cô thôn nữ đang dạo chơi xuân... Dƣờng nhƣ nhà thơ đã căng hết mọi giác quan để thu nhận tất cả những âm vang của cuộc sống với tất cả nỗi khao khát và tình yêu cuộc sống đến rạo rực, mê say nên đã tạo nên trong bài thơ hình ảnh một mùa xuân vừa cụ thể, vừa hấp dẫn, vừa gợi cảm,
55
khiến ngƣời đọc cũng cảm nhận đƣợc sức sống bất tận của mùa xuân đất nƣớc và tình yêu mùa xuân đến mãnh liệt trong tâm hồn nhà thơ trẻ.
- Bên cạnh nhân vật cái tôi trữ tình còn có các nhân vật trữ tình khác. Ví dụ bài thơ Tống biệt hành (Thâm Tâm) có nhiều nhân vật trữ tình (ngƣời đi, ngƣời tiễn, mẹ và em)....Nhân vật trữ tình là một phƣơng tiện nghệ thuật để nhà thơ bộc lộ tƣ tƣởng tình cảm của mình. Do vậy, việc phân tích, đi tìm tâm trạng nhân vật trữ tình có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định nội dung trực tiếp của tác phẩm thơ.
Bước 4:Xác định chủ đề bài thơ
Từ tâm trạng suy nghĩ của các nhân vật trữ tình, chúng ta khái quát nội dung triết lí của tác phẩm, tức là xác định chủ đề, tƣ tƣởng chủ đạo của bài thơ. Phân tích văn học nói chung, thơ nói riêng ta cần phải nắm chủ đề của tác phẩm. Xác định đƣợc chủ đề của thi phẩm sẽ góp phần định hƣớng, chi phối mọi thao tác phân tích. Thơ ca thuộc loại tác phẩm trữ tình, do vậy chủ đề của bài thơ luôn là cảm xúc, tâm trạng, thái độ,... của nhân vật trữ tình đối với một sự vật, sự việc, con ngƣời nào đó. Nói cách khác, thơ là sản phẩm của trái tim, tâm hồn ngƣời nghệ sĩ, nên dù muốn hay không nó phải mang hơi ấm tâm hồn, nhịp đập trái tim ngƣời nghệ sĩ.
3.2. Quy trình dạy học thơ theo hƣớng tiếp cận thi pháp
Bước 1- Xác định nhân vật trữ tình trong bài thơ: Nhân vật trữ tình là con ngƣời, nhƣng đó là con ngƣời của tâm trạng, của cảm xúc...chứ không phải con ngƣời hành sự, đi đứng, nói năng...nhƣ nhân vật tự sự. Do đó, khi phân tích nhân vật trữ tình ta cần phải tập trung khai thác thế giới tâm trạng của nhân vật. Phân tích thơ mà không nói đƣợc tâm trạng của nhân vật trữ tình thì coi nhƣ không phân tích đƣợc gì cả. Trƣớc khi phân tích thơ, phải xác định cho đƣợc nhân vật trữ tình. Công việc này có khi đơn giản nhƣng nhiều lúc phức tạp.
Bước 2- Xác định tứ thơ: Tứ thơ là một phƣơng tiện nghệ thuật để nhân vật trữ tình bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ. Nhiều khi tứ thơ chỉ là cái cớ nghệ thuật, là giả định nhƣng có lúc nó là một sự kiện, sự việc có thật trong cuộc sống. Thực tế cho thấy, một bài thơ hay cũng nhờ một phần ở tứ thơ. Khi tìm hiểu tứ thơ trong mối quan hệ với nội dung cảm xúc, cần tỉnh táo và linh hoạt, không cứng nhắc, máy móc. Bởi lẽ, có nhiều bài thơ cùng chung một tứ nhƣng nội dung cảm xúc khác
56
nhau và nhiều bài khác nhau về tứ nhƣng nội dung cảm xúc có nhiều điểm giống nhau.
Bước 3. Xác định cảm xúc và tâm trạng chính của các nhân vật trữ tình