6. Cấu trúc luận văn
2.3. Thực trạng dạy văn của giáo viê nở các nhà trƣờng phổ thông hiện nay
Trên thực tế, trong quá trình giảng dạy, nhiều giáo viên chỉ chú tâm vào khám phá các tác phẩm văn chƣơng, tìm ra các thủ pháp nghệ thuật đặc sắc rồi truyền đạt lại cho học sinh mà không chú ý đến nhu cầu khát vọng, đặc điểm tâm lý khát vọng của học trò. Vì thế học trò hoặc bị biến thành thính giả hoặc trở thành ngƣời ngoài cuộc.
Bên cạnh đó, sự ảnh hƣởng nặng nề của phƣơng pháp dạy học văn truyền thống lâu nay vẫn quan niệm dạy học là quá trình truyền thụ và lĩnh hội tri thức. Do đó quan niệm này không những hạn chế khả năng sáng tạo của thầy mà còn gây trở
39
ngại cho quá trình đổi mới phƣơng pháp dạy học Thơ mới từ góc độ thi pháp.
Một trong những nguyên nhân của tình trạng đó là do đội ngũ GV chƣa thực sự tâm huyết, đam mê với nghề nghiệp, lên lớp theo phƣơng pháp cũ, thiếu sáng tạo, thiếu hấp dẫn. Đặc thù của các môn KHXHNV là nội dung kiến thức thƣờng đƣợc trình bày trong SGK, sách GV nên nếu GV không chịu khó đổi mới, sáng tạo thì dễ đi vào con đƣờng mòn là trình bày lại những nội dung cố định. Chúng tôi đã dự nhiều giờ thao giảng và nhận thấy GV chỉ cố gắng trình bày lại những điều đã có sẵn trong SGK, vì thế giờ học rơi và tình trạng hình thức. Ngay cả những giờ giảng đƣợc đánh giá là thành công thì tính chất độc diễn của GV vẫn thể hiện khá rõ nét. Thậm chí có những giờ dạy diễn ra rất sôi nổi, nhƣng thực chất chỉ là một màn kịch
dàn dựng khéo, tất cả đã đƣợc GV tập dƣợt trƣớc, cả những câu hỏi bài cũ, và chỉ định luôn những học sinh nào sẽ phát biểu. Nhiều GV đƣợc khen là dạy hay, song thực chất là diễn thuyết hay, và HS học xong là kiến thức cứ trôi đi tuồn tuột.
Tuy nhiên, để đổi mới phƣơng pháp giảng dạy thành công, nếu chỉ có sự nỗ lực từ phía GV thì không đem lại kết quả gì, mà quan trọng là cần có sự hƣởng ứng tích cực từ phía HS. Thói quen học tập thụ động, đối phó của HS là một rào cản lớn đối với quá trình đổi mới phƣơng pháp dạy học. Hiện nay HS phải học nhiều môn, các em không có điều kiện đầu tƣ thời gian thích đáng cho tất cả các môn, vì vậy mới sinh ra tình trạng học lệch. Học theo phƣơng pháp mới đòi hỏi các em phải đầu tƣ nhiều thời gian để làm bài tập, tham khảo tài liệu, thu thập, xử lý thông tin khoa học…Đa số HS không có đủ các tài liệu tham khảo cần thiết, và chƣa hình thành đƣợc tƣ duy phản biện, độc lập trong học tập. Những khó khăn từ hai phía thầy và trò khiến cho việc đổi mới phƣơng pháp dạy học rơi vào vòng luẩn quẩn, hình thức, ít có chuyển biến mạnh và hiệu quả chƣa cao. Nguy hại nhất là tƣ duy tự bằng lòng, an phận đã trở nên phổ biến trong cả GV và HS. GV bằng lòng với việc HS làm bài giống với ý mình, càng giống càng tốt, và HS thì không coi việc chép tài liệu, quay cóp khi kiểm tra là xấu.
Môn Ngữ Văn trong nhà trƣờng phổ thông, trƣớc hết, cần phải đƣợc xác định đúng nghĩa Văn học là nhân học. Chính vì điều này, môn Ngữ Văn đƣợc rất nhiều ngƣời, nhiều ngành, nhiều giới… quan tâm. Mặc dù nhƣ vậy, trên thực tế, môn Ngữ
40
Văn trong nhà trƣờng phổ thông hiện nay đang mất đi rất nhiều sức hấp dẫn đối với học sinh. Để lý giải điều này là cả một vấn đề không hề đơn giản. Từ chƣơng trình đến phƣơng pháp giảng dạy, và cả năng lực giảng dạy của giáo viên, cũng nhƣ tâm lý học tập của học sinh, rõ ràng đều cần phải xem xét.