Bài 2: Vội vàng

Một phần của tài liệu Phương pháp giảng dạy thơ mới từ góc độ thi pháp (Trang 76)

6. Cấu trúc luận văn

3.4.5.2. Bài 2: Vội vàng

Xuân Diệu

A.Mục đích, yêu cầu:

-Tâm hồn yêu đời khát vọng sống mãnh liệt -Vẻ đẹp mới mẻ táo bạo của ngôn từ hình ảnh. - Tình yêu cuộc sống.

B. Chuẩn bị của thầy và trò 1. Chuẩn bị của thầy:

Đọc tài liệu Thơ Xuân Diệu, Xuân Diệu tác giả, tác phẩm, Các bài viết về

Vội vàng

2. Chuẩn bị của trò:

Soạn bài theo SGK, Tìm đọc các bài viết vềVội vàng C. Tiến trình lên lớp:

77

1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới:

Dẫn dắt:

Các nhà Thơ mới, đặc biệt là Xuân Diệu đã đem đến trong thơ ca cái đẹp của sự sống, của thiên nhiên tạo vật và của tình ngƣời. Con ngƣời trong sự sống tự nhiên và quy luật vĩnh hằng của nó cũng vui buồn, khao khát hạnh phúc và luôn hy vọng, ƣớc mơ. Xuân Diệu đã đến với cuộc đời. Nhƣ một sứ giả của thi ca mang theo tình yêu, niềm vui và hƣơng sắc, khao khát hạnh phúc và sự giao cảm với mọi ngƣời. Nói nhƣ Hoài Thanh: Thơ Xuân Diệu là nguồn sống dào dạt giữa chốn nước non lặng lẽ này. Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng cuống quýt muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình. Khi vui khi buồn người đều nồng nàn tha thiết. Hãy đến với bài thơ Vội vàng để hiểu rõ hơn về hồn thơ Xuân Diệu.

Côngviệc của GV và HS

? Vì sao nói Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới?

HS: Cảm xúc thơ với những cách tân nghệ thuật mới mẻ thể hiện khát vọng tình yêu và tuổi trẻ.

? Vội vàng đƣợc in trong tập thơ nào của Xuân Diệu? Em hiểu gì về tập thơ này?

HS: in trong tập Thơ thơ, tập thơ đầu khi XD mới 22 tuổi

Nội dung cần đạt

+ Ông đã đem đến cho thơ ca một sức sống mới, một nguồn cảm xúc mới với những cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo.

+ Là nhà thơ của mùa xuân, tình yêu, tuổi trẻ, với giọng thơ sôi nổi, rạo rực, tha thiết

I. Bài thơ Vội vàng

1. Xuất xứ

Vội vàng in trong tập Thơ thơ, tập thơ đầu tay của tác giả, ông sáng tác khi mới 22 tuổi

XD đã từng bộc bạch: Đây là lòng tôi đang thời sôi nổi, đây là hồn tôi lúc vavg ngân, và đây là tuổi xuân của tôi và đây là sự sống của tôi nữa.

78 ? Suy nghĩ của em về nhan đề

bài thơ?

HS: Thể hiện sự trẻ trung, sôi nổi, nhiệt tình; Thể hiện quan niệm sống mới xuất phát từ ý niệm thời gian trôi chảy, thời gian không đợi.

? Nhan đề của một số bài thơ có cùng ý tƣởng ?

GV: thời gian là lực đẩy tạo nên những luồng rung động trong cảm hứng sáng tạo. Với

Vội vàng là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất thể hiện vẻ xuân sắc, xuân tình cho Thơ thơ

2. Nhan đề

- Ý nghĩa 1: Hãy nhanh chóng, khẩn trƣơng, gấp rút kẻo không kịp làm một việc nào đó.

- Ý nghĩa 2: đời ngƣời quá ngắn ngủi so với vòng tuần hoàn của tạo hoá cho nên phải tận hƣởng cuộc sống, vì cuộc sống rất đẹp, rất đáng yêu. Con ngƣời phải có trách nhiệm làm cho cuộc sống ngày càng đẹp hơn, phải sử dụng tuổi thanh xuân cho thật có ý nghĩa, phải luôn làm cho cuộc sống có ý nghĩa bằng cách dâng hiến, cống hiến sức lực và tuổi trẻ, làm cho cuộc sống trở nên trƣờng tồn.

- Ý nghĩa 3: hãy khai thác, tìm kiếm trong cuộc sống tƣơi đẹp những cảm hứng sáng tạo, hãy lấy cuộc sống tƣơi đẹp này làm đối tƣợng của nghệ thuật để sáng tạo và ngợi ca, không nên trốn vào quên lãng, vào thiên nhiên, vào tôn giáo, vào tình yêu. Cuộc đời và sức sáng tạo của mỗi ngƣời là hữu hạn, do đó phải khẩn trƣơng tìm tòi và sáng tạo để dâng hiến cho đời những tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao và để góp phần vĩnh cửu hoá cái đẹp trong nghệ thuật.

- Một số bài thơ có nhan đề tƣơng tự: Giục giã,

79 Vội vàng, Xuân Diệu đem đến

cho bạn đọc một quan niệm mới mẻ về mối quan hệ biện chứng giữa thời gian – đời ngƣời – nhịp sống, từ đó thể hiện rõ tâm hồn yêu đời, yêu cuộc sống tha thiết của ông

? Mạch tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình trong bài thơ ?

? Cảm nhận của em về giọng điệu bốn câu thơ đầu ?

? Giọng điệu đó thể hiện cảm xúc gì của nhà thơ?

?Trong con mắt thi nhân thiên nhiên có vẻ đẹp riêng qua ngôn ngữ nhƣ thế nào?

? Có khát vọng đẹp đẽ nào ẩn sau ƣớc muốn kì lạ ấy ?

3. Kết cấu

- Phần 1 : từ đầu….cặp môi gần: Cảm nhận về mùa xuân.

- Phần 2 Tiếp đến Chẳng bao giờ nữa: Cảm nhận về sự trôi chảy của thời gian.

- Còn lại: Khát vọng sống mãnh liệt.

4. Đọc hiểu

a. Phần 1:

Khổ1 - khát vọng đoạt quyền tạo hoá

- Nhịp thơ, hơi thơ thật đắm say khiến ngƣời đọc nhƣ cũng bị cuốn theo cái rạo rực, say mê đó: tôi muốn...tắt nắng, buộc gió

- Đâylà ƣớc muốn táo bạo, có phần ngông cuồng vì gió và nắng là 2 hiện tƣợng thiên nhiên, ngƣời ta chỉ có thể cảm nhận đƣợc chứ không thể nắm bắt cụ thể.

-. Thiên nhiên tuyệt diệu nhƣng huyền bí và khó chiếm lĩnh, chế ngự. XD dùng hàng loạt động từ mạnh thể hiện khát vọng cháy bỏng, cho dù nó phi lý: muốn tắt nắng để màu không phai, buộc gió cho hƣơng không bay mất, muốn đi ngƣợc

80 ? Phân tích đặc sắc nghệ thuật

của 4 câu thơ đầu?

HS trả lời, GV nhận xét, bổ sung, hoàn thiện

? Sở dĩ nhà thơ có khát vọng kì lạ đó là vì dƣới con mắt của thi sĩ, cuộc đời hiện lên là cả một thiên đƣờng với một mùa xuân dồi dào sinh lực. Hãy nhận xét về mạch thơ, nhịp thơ và nét vẽ bức tranh thiên nhiên bằng ngôn ngữ của tác giả ?

HS trả lời, GV nhận xét, bổ sung, hoàn thiện

GV liên hệ so sánh với một số thi phẩm viết về mùa xuân giúp Hs thấy đƣợc vẻ đẹp độc

quy luật của tự nhiên -> Bất tử hoá vẻ đẹp sức sống của mùa xuân, hƣơng sắc của cuộc đời, muốn hòa nhập vào thế giới của cái đẹp.

- Những câu thơ ngắn nhịp nhanh sôi nổi, những động từ mạnh: tắt, buộc cùng với những điệp từ :tôi muốn , đừng -> đã diễn tả khát vọng mãnh liệt của con ngƣời: đoạt quyền tạo hoá. Câu thơ khoẻ khoắn đƣợm ý vị lãng mạn

- Ngay từ những vần thơ mở đầu ngƣời đọc đã cảm nhận niềm yêu đời tha thiết của thi nhân. Và qua cái nhìn say đắm ấy bức tranh xuân hiện lên vô cùng sinh động và gợi cảm

Khổ2- Niềm say đắm trước vẻ đẹp của mùa xuân

- Mạch thơ thay đổi, rất nhiều câu trong một khổ để phác hoạ một bức tranh đầy ắp sắc màu, hƣơng vị, âm thanh, ánh sáng, đƣờng nét, căng tràn nhựa sống, với các cung bậc cảm xúc ở độ tuyệt đích cùng nhịp thơ thật say đắm, hồ hởi, thật cuồng nhiệt:

+.Có thời gian tuần tháng mật- tác giả đã dùng thời kì đẹp nhất ,hạnh phúc nhất của cuộc sống con ngƣời để gắn cho cảnh thiên nhiên để thấy nó không chỉ đẹp mà còn ngọt ngào, dạt dào tình ngƣời.

+ Có màu sắc rực rỡ của hoa xuân tốt tƣơi tràn đầy sức sống trên đồng nội: này đây hoa...

+ Có vẻ đẹp non tơ, mỡ màng của cây lá mùa xuân vƣơn trƣớc gió: này đây lá...

81 đáo của những câu thơ XD.

? Cảm nhận của em về nhịp điệu thơ, ngôn ngữ thơ? Điệp ngữ của, này đây có giá trị biểu cảm nhƣ thế nào ?

HS trả lời, GV nhận xét, bổ sung, hoàn thiện

+Có khúc hát say mê tình tứ của những đàn chim yến, chim anh.

->Tất cả nhƣ chốn bồng lai tiên cảnh, có đủ cả ong bƣớm, cỏ cây ,hoa lá, chim muông, vạn vật nhƣ căng đầy sức sống, giao hoà vui sƣớng, tụ hội về để tạo ra một cuộc hội xuân trên trần thế - Đoạn thơ với cách ngắt nhịp linh hoạt, với dồn dập những điệp từ, điệp ngữ của, nàyđây, những hình ảnh khơi gợi hành động, tạo ra những kích thích tâm lý mạnh mẽ, đem lại cảm giác hối hả, gấp gáp, bồn chồn, mong đƣợc sống hết mình để tận hƣởng thiên đƣờng trên mặt đất. Ngôn ngữ thơ mang lại ấn tƣợng về một mùa xuân đẹp viên mãn, thiên nhiên phong phú, bất tận nhƣ đang chờ đợi, chào mời, sẵn sàng dâng hiến tất cả cho con ngƣời.

- Đây là những cảnh gần gũi nhƣ quen mà nhƣ lạ, nhà thơ nhƣ ngỡ ngàng trƣớc trƣớc vẻ rực rỡ huy hoàng của tự nhiên. Sau điệp khúc này đây

ta nhƣ thấy ùa vào trong thơ XD cả một mùa xuân tƣơi thắm đầy thanh âm và hƣơng sắc ngọt ngào, quyến rũ.

- . Cả một cuộc hội xuân đã đƣợc vẽ ra nhƣng chƣa đủ. XD còn sáng tạo nên những hình ảnh tuyệt đẹp làm sáng bừng cả bức tranh thơ: ánh sáng chớp hàng mi. Bình minh rạng ngời làm hoa lá, cỏ cây, yến anh thêm rạo rực, xôn xao, ánh sáng của nó nhƣ cái chớp mắt ngây thơ trong trẻo của ngƣời thiếu nữ.

82 ? Tâm trạng của nhà thơ trƣớc

cái đẹp của thiên nhiên?

?Tại sao nói: táo bạo mới mẻ nhất là những câu thơ: Và này

đây…môi gần ?

HS trả lời, GV nhận xét, bổ sung, hoàn thiện

Gv đánh giá:

- Thiên nhiên quyến rũ đến lạ lùng. Chính vì thế tác giả cảm nhận cuộc sống với một tâm trạng say mê, ngây ngất, ta cảm thấy nhà thơ nhƣ đang cuống quýt, bối rối trƣớc cái đẹp của thiên nhiên + Mỗi sáng sớm, mỗi lần mở của là đón nhận một niềm vui và niềm vui cứ nhân mãi lên bất tận. Tác giả cảm nhận vẻ đẹp khác lạ độc đáo của mùa xuân: Tháng giêng ngon như một cặp

môi gần. Một sự so sánh táo bạo, gây ấn tƣợng

mới mẻ. Tháng giêng là tháng đẹp nhất, mở đầu cho cả một mùa xuân, thời điểm mà vạn vật đều tràn đầy sức sống. Một khái niệm thời gian trừu tƣợng: tháng giêng đƣợc vật chất hoá bằng một cảm giác rất thực, rất cụ thể: ngon và đƣợc so sánh với cảm giác, cảm xúc của tình yêu: như cặp môi gần. Mùa xuân ngọt ngào, trong trắng tinh khôi, gọi mời thật quyến rũ, mang đến cho tâm hồn cảm xúc say đắm, nồng nàn.

=>Bằng cặp mắt xanh non biếc rờn, bằng niềm khát khao giao cảm với đời XD đã dựng lên một thiên đƣờng trên mặt đất. Và nhƣ vậy không phải đâu xa, chính cuộc sống trong khung cảnh mùa xuân với những con ngƣời tƣơi trẻ này đã làm nên cái đẹp tuyệt đỉnh của đời. XD khám phá ra vẻ tốt tƣơi tràn trề sức sống của cuộc đời thực, khơi dậy ở con ngƣời niềm đắm say, khao khát đến tận cùng. Đó là điểm đặc sắc, mới mẻ trong quan điểm thẩm mỹ của Xuân Diệu

83 ? Đọc đoạn ba, nhận xét về sự

thay đổi giọng điệu của đoạn thơ ?

? Tại sao có sự thay đổi tâm trạng ngay ở lƣng chừng câu thơ ?

? Hình tƣợng thời gian trong thơ XD có mối quan hệ nhƣ thế nào đối với đời ngƣời? Sau hình tƣợng thời gian là nhận thức gì của tác giả?

? Quan niệm đó có điểm nào tích cực ?

Phần 2:. Nuối tiếc thời gian. trôi chảy

- Vì yêu đời, khát khao gắn bó với cuộc đời, XD lo sợ độ trôi chảy của thời gian : Tôi sung...Câu thơ ngắt đột ngột diễn tả sự thay đổi chuyển biến bất ngờ của cảm xúc, ngay trong sung sƣớng hạnh phúc tràn trề đã bắt đầu những vội vã nuối tiếc, lo âu. Điều này thể hiện rõ sự mẫn cảm trong cuồng nhiệt vốn là một phong cách riêng của XD, nhà thơ luôn nắm bắt đƣợc những biến thái tinh tế trong tâm hồn : Trong gặp gỡ đã có mầm li biệt ( Giục giã)/ Anh vui liền nhưng bỗng lại buồn ngay ( Xa cách).

- Thời gian đối lập với đời ngƣời. Đó là nhận thức về sự hữu hạn của kiếp ngƣời. Trong cái hữu hạn của cuộc đời, con ngƣời cựa quậy, khao khát nới rộng hay vƣợt ra khỏi vòng cƣơng tỏa chật chội của thời gian. Những suy nghĩ riêng tƣ đƣợc bộc bạch rất chân thành: Xuân tới...Xuân qua/ Xuân non...Xuân già/ Xuân hết...tôi mất Xuân tuần hoàn...tuổi trẻ chẳng hai lần/Còn trời đất...chẳng còn tôi...Thời gian là một dòng chảy trôi qua đi rất nhanh mà đời ngƣời hữu hạn , đầy nghịch lí. Con ngƣời muốn níu giữ lại thiên đƣờng trên mặt đất cho riêng mình nhƣng không giữ nổi. XD ý thức sâu sắc về dòng chảy thời gian, quy luật khắc nghiệt của tạo hoá của cuộc đời nên tâm trạng nhà thơ buồn, lo âu.

- Quan niệm xuân hết, tôi mất-> Sự sống chỉ có ý nghĩa khi nó là mùa xuân , đời sống con ngƣời

84 ?Cảm nhận về nhịp thơ , cách

sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh của XD trong đoạn thơ: Nên bâng khuâng ...

? Trong tâm trạng ấy, XD đã tìm cho mình một phƣơng châm sống nhƣ thế nào để không nuối tiếc, lo âu?

? Cảm nhận của em về nhạc điệu, ngôn ngữ của khổ thơ cuối? Cấu trúc ngữ pháp có gì

chỉ có ý nghĩa khi con ngƣời đang sống cùng tình yêu tuổi trẻ, thế mà xuân của tạo hoá thì trôi đi thật nhanh, xuân của đời ngƣời thì không hai lần thắm lại. XD không chỉ nói với mình, XD muốn nói với tất cả các bạn trẻ trong đời: hãy biết yêu và nuối tiếc tuổi xuân, sống cho tuổi xuân nhiều ý nghĩa-> Triết lí nhân sinh sâu sắc. - Chính vì yêu say đắm nên lòng thi nhân ngập tràn nuối tiếc, lo âu: Nên bâng khuâng ... Tiếc xuân đau đớn đến xót xa tận da thịt.

+ Mùi tháng năm... cảm nhận sự sống bằng khứu giác, cảm nhận hƣơng vị cuộc đời với những mất mát, chia lìa

- Nhịp thơ dàn trải tha thiết diễn tả niềm bâng khuâng tiếc nuối của nhà thơ. Ngôn ngữ thấm thía nỗi buồn, diễn tả những tình cảm chân thực.

Vị chia phôi, than thầm, thì thào, có cảm giác

tất cả căng ra phập phồng lo âu, tiếc nuối.

+ Dấu (...) gieo vào không gian niềm day dứt không yên. Trong tâm trạng ấy XD đã tìm cho mình một phƣơng châm sống: vội vàng để hƣởng hết cái đẹp, ý nghĩa cuộc đời: Mau đi thôi...Từ nhận thức ấy, XD đã chạy đua cùng thời gian bằng thái độ sống gấp, sống cuống quýt

Phần 3. Khát vọng sống cháy bỏng

- Nhịp thơ thay đổi trở về với sôi nổi mạnh mẽ gấp gáp. Sự lặp lại của cấu trúc câu Ta muốn ... Ta muốn ... Ta muốn ... Ta muốn ... Ta muốn ...

85 thay đổi?

HS trả lời, GV nhận xét, bổ sung, hoàn thiện

? Tâm trạng của tác giả trƣớc cuộc sống ?

? Nhận xét về giọng điệu và ý nghĩa câu chữ đặc biệt, trọng âm ở câu thơ cuối cùng? HS: Tƣởng tƣợng sáng tạo, từ ngữ lạ, độc đáo: Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi

dùng động từ mạnh để diễn tả cảm xúc, ham muốn đến tột cùng về mùa xuân, tuổi trẻ và tình yêu.

cùng phép điệp từ, điệp ngữ và sự xuất hiện của những động từ mạnh: ôm, riết, thâu, những từ láy: mơn mởn , chếnh choáng đã đầy, no nê ...thể hiện thành công trạng thái say sƣa phấn khích đến cuồng nhiệt của con ngƣời.

+Tác giả nhƣ muốn thu nhận về mình tất cả hƣơng sắc vốn có của cuộc sống, khao khát đƣợc hoà nhập cả thể xác và linh hồn vào cái đẹp. Cuộc đời đẹp đẽ tràn đầy hƣơng sắc, hãy cảm nhận bằng mọi giác quan, hãy tận hƣởng đến cao độ từng giây phút.

Mở đầu bài thơ là cách nói Tôi muốn... với ý tƣởng đoạt quyền tạo hoá, kết thúc bài thơ là khát vọng cháy bỏng là sự cuồng nhiệt của cái ta

chung. Tầm vóc con ngƣời lớn lao hơn. XD

Một phần của tài liệu Phương pháp giảng dạy thơ mới từ góc độ thi pháp (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)