Tuy vậy có vẻ như trình độ và khả năng của các nhà chuyên môn trong lĩnh vực tự kỷ chưa đáp ứng được nhu cầu của các gia đình và của xã hội, được thể hiện qua kết quả của nhiều các nghiê
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
Chuyên ngành: TÂM LÝ HỌC LÂM SÀNG TRẺ EM VÀ VỊ THÀNH NIÊN
Mã số : Thí điểm
Người hướng dẫn khoa học: TS Amie Pollack
TS.Trần Văn Công
HÀ NỘI – 2014
Trang 3i
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu các thầy, cô giáo, các cán bộ quản lý Trường Đại học Giáo dục đã quan tâm, tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường
Tôi xin gửi đến người hướng dẫn khoa học, TS Amie Pollack và TS Trần Văn Công lời biết ơn sâu sắc và sự quý trọng nhất về những định hướng quan trọng và đặc biệt là về tinh thần nghiêm túc trong nghiên cứu khoa học
để tôi có thể hoàn thành luận văn thạc sĩ này
Xin trân trọng cảm ơn các bạn sinh viên các trường Đại học, các trường Cao đẳng, và Bệnh viện Tâm thần TW1 trên địa bàn Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu nghiên cứu tại trường
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp vì đã luôn bên tôi, động viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu hoàn thành luận văn
Hà Nội, ngày 23 tháng 1 năm 2014
Tác giả
Trịnh Thanh Hương
Trang 4Đại học Đại học Quốc gia Hà Nội Điểm trung bình
Giáo dục đặc biệt Knowledge about Childhood Autism among Health Workers - Bảng hỏi về tự kỷ trẻ nhỏ dành cho nhà chuyên môn về chăm sóc sức khỏe
Khoa học Xã hội và Nhân văn Lao động Xã hội
Sức khỏe tâm thần
Số lượng
Sư phạm Screening Tool for Autism in Toddlers and Young Children – Công cụ sàng lọc tự kỷ ở trẻ tập đi và trẻ nhỏ
Tự kỷ Tâm lý học Tiến sĩ Tâm thần Trung Ương Quỹ Nhi Đồng Liên Hợp Quốc
Trang 5iii
MỤC LỤC
Lời cảm ơn i
Danh mục các ký hiệu, chữ cái viết tắt ii
Danh mục các bảng vi
Danh mục các biểu đồ vii
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 8
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 8
1.1.1 Các nghiên cứu về nhận thức 8
1.1.2 Các nghiên cứu về tự kỷ 10
1.2.3 Các nghiên cứu nhận thức về tự kỷ 14
1.2 Một số vấn đề về lý luận 16
1.2.1 Nhận thức 16
1.2 2 Rối loạn phổ tự kỷ 23
1.2.3 Nhận thức về tự kỷ 31
1.3 Sinh viên các ngành chăm sóc SKTT ở Việt Nam 32
1.3.1 Ngành chăm sóc SKTT 32
1.3.2 Sinh viên ngành chăm sóc sức khỏe tâm thần 32
1.3.3 Cách tiếp cận với tự kỷ của các ngành chăm sóc SKTT 36
Chương 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 41
2.1 Tiến trình nghiên cứu 41
2.1.1 Giai đoạn nghiên cứu lý luận 41
2.1.2 Giai đoạn khảo sát thực trạng, xử lý số liệu 41
Trang
Trang 6iv
2.2 Sơ lược về địa bàn nghiên cứu 42
2.2.1 Trường Đại học Lao động - Xã hội 43
2.2.2 Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn 44
2.2.3 Trường đại học Sư phạm Hà Nội 45
2.2.4 Trường Đại học Giáo Dục- ĐH Quốc Gia Hà Nội 45
2.2.5 Trường Cao đẳng Sư phạm Trung Ương 46
2.2.6 Bệnh viện Tâm Thần Trung Ương 1 46
2.3 Mẫu nghiên cứu 47
2.4 Phương pháp nghiên cứu 49
2.4.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu 49
2.4.2 Phương pháp phỏng vấn 49
2.4.3 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 50
2.4.4 Phương pháp thống kê toán học 51
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 52
3.1 Mô tả nhận thức của sinh viên về tự kỷ 52
3.1.1 Mức độ biết đến tự kỷ của sinh viên 52
3.1.2 Nguồn thông tin sinh viên biết đến tự kỷ 53
3.1.3 Nhận thức của sinh viên về nguyên nhân tự kỷ 56
3.1.4 Nhận thức của sinh viên về triệu chứng, biểu hiện tự kỷ 57
3.1.5 Nhận thức của sinh viên về khả năng của trẻ tự kỷ 61
3.1.6 Nhận thức của sinh viên về điều trị cho trẻ tự kỷ 65
3.2 Mối quan hệ giữa các đặc điểm của sinh viên và nhận thức về tự kỷ 74
3.2.1.Mối quan hệ giữa chuyên ngành, thời lượng học và nhận thức tự kỷ 74
3.3.2 Mối quan hệ giữa kinh nghiệm làm việc và nhận thức về tự kỷ 78
Trang 7v
3.3 Nhận thức sai lầm về tự kỷ 79
3.3.1 Nhận thức sai về nguyên nhân tự kỷ 79
3.3.2 Nhận thức sai về biểu hiện tự kỷ 80
3.3.3 Nhận thức sai về tiên lượng phát triển ở trẻ tự kỷ 82
3.3.4.Nhận thức sai của sinh viên về điều trị cho trẻ tự kỷ 83
3.4 Bàn luận về kết quả nghiên cứu 88
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 91
1.Kết luận 91
2 Khuyến nghị 91
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 94
PHỤC LỤC 101
Trang 8vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Số lượng sinh viên theo trường 42
Bảng 2.2 Một số đặc điểm của khách thể nghiên cứu 47
Bảng 2.3 Tuổi khách thể nghiên cứu 48
Bảng 3.1 Mức độ biết đến tự kỷ của sinh viên 53
Bảng 3.2 Nguồn thông tin mà qua đó sinh viên biết đến tự kỷ 54
Bảng 3.3 Chương trình học về tự kỷ 55
Bảng 3.4 Nhận thức của sinh viên về nguyên nhân tự kỷ 56
Bảng 3.5 Nhận thức của sinh viên về biểu hiện tự kỷ 58
Bảng 3.6 Nhận thức về khả năng phát triển của trẻ tự kỷ 61
Bảng 3.7 Nhận thức về khả năng phục hồi của trẻ tự kỷ 64
Bảng 3.8 Nhận thức của sinh viên về cách thức điều trị cho trẻ tự kỷ 66
Bảng 3.9 Nhận thức của sinh viên về nghề nghiệp 68
Bảng 3.10 Nhận thức của sinh viên về chẩn đoán tự kỷ 70
Bảng 3.11 Các chuyên ngành cho rằng Đáng tin cậy 71
Bảng 3.12 Nhận thức của sinh viên về đánh giá triệu chứng tự kỷ 72
Bảng 3.13 Nhận thức sai về nguyên nhân tự kỷ 80
Bảng 3.14 Nhận thức sai về biểu hiện tự kỷ 81
Bảng 3.15 Nhận thức sai về khả năng phục hồi ở trẻ tự kỷ 82
Bảng 3.16 Nhận thức sai về cách thức hỗ trợ 84
Bảng 3.17 Nhận thức sai về nghề 85
Bảng 3.18 Nhận thức sai của sinh viên về việc đưa ra chẩn đoán cho tự kỷ 86
Bảng 3.19 Nhận thức sai của sinh viên trong đánh giá cho trẻ tự kỷ 87
Trang 9vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 2.1 Số lượng sinh viên theo trường 43
Biểu đồ 2.2 Kinh nghiệm làm việc với trẻ tự kỷ 48
Biểu đồ 2.3 Khả năng làm việc với tự kỷ sau khi ra trường 49
Biểu đồ 3.1 Mức độ biết đến tự kỷ của sinh viên 52
Biểu đồ 3.2 Nhận thức của sinh viên về triệu chứng tự kỷ 57
Biểu đồ 3.3 Nhận thức của sinh viên về biểu hiện tự kỷ 60
Biểu đồ 3.4 Nhận thức về khả năng phát triển của trẻ tự kỷ 63
Biểu đồ 3.5 Nhận thức về khả năng phục hồi của trẻ tự kỷ 65
Biểu đồ 3.6 Nhận thức của sinh viên về cách điều trị cho trẻ tự kỷ 67
Biểu đồ 3.7 Sinh viên hiểu về khả năng nghề nghiệp 69
Biểu đồ 3.8 Đánh giá của sinh viên về chẩn đoán tự kỷ 71
Biểu đồ 3.9 Nhận thức của sinh viên về triệu chứng tự kỷ 73
Biểu đồ 3.10 Đặc điểm sinh viên các chuyên ngành với nguyên nhân tự kỷ 74
Biểu đồ 3.11 Đặc điểm sinh viên với nhận thức về biểu hiện tự kỷ 75
Biểu đồ 3.12 Đặc điểm sinh viên và nhận thức về khả năng phục hồi 76
Biểu đồ 3.13 Đặc điểm sinh viên với nhận thức về cách thức hố trợ trẻ tự kỷ 77
Biều đồ 3.14 Đặc điểm sinh viên với nhận thức trong đánh giá về tự kỷ 78
Biểu đồ 3.15 Đặc điểm sinh viên với kinh nghiệm làm việc 79
Trang 10tổ chức UNICEF đã được công bố ngày 20/11/1989 nhằm mục đích đảm bảo mọi quyền lợi cho tất cả trẻ em trên thế giới
Ngoài các trẻ em phát triển bình thường thì còn không ít trẻ gặp khó khăn về phát triển ví dụ như vấn đề hành vi, rối loạn phát triển, vấn đề trí tuệ, đặc biệt tự kỷ1
là một rối loạn phát triển nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực của một con người, bao gồm tâm lý, thể chất, học tập, lao động, khả năng sống độc lập, khả năng lập gia đình, v.v
Ở Việt Nam, trong khoảng 10 năm trở lại đây, vấn đề trẻ em bị tự kỷ đã nhận được nhiều sự quan tâm bởi cộng đồng xã hội, bởi các phương tiện thông tin và truyền thông khởi đầu là các bài viết trên các trang web thông tin
Vnexpress, Dân trí, VietnamNet như “Thần đồng có thể là dấu hiệu của tự
kỷ” của tác giả Thanh Nhàn 9/8/2006 [52]; “Đau lòng con tự kỷ không được đến trường của tác giả” Nam Phương 30/3/2009[50]; “Phát hoảng vì tưởng nhầm con bị tự kỷ” của tác giả Vương Linh 2/4/2010 [48]; “Truân chuyên nuôi con tự kỷ” của tác giả Phan Giang 3/4/2012 [54]; “Trẻ tự kỷ dễ bị chẩn đoán sót” của tác giả Phương Trang 23/5/2013 [49] Đặc biệt phải kể đến bài
viết của tác giả Lâm Hà 28/7/2013 với tiêu đề “Trẻ tự kỷ - gập ghềnh đường
tới hòa nhập” cho rằng “Ở Việt Nam, số gia đình có con tự kỷ ngày càng
nhiều, nhất là tại các thành phố lớn Nếu trẻ tự kỷ 1-3 tuổi được can thiệp kịp thời về y tế, giáo dục, các em sẽ có cơ hội hòa nhập với cộng đồng Song,
1 Tự kỷ (Autism) hay Rối loạn phổ tự kỷ (Autism Spectrum Disorder) được sử dụng thay thế cho nhau và cùng chỉ một dạng vấn đề Theo Tổ chức Tự kỷ Lên tiếng - Autism Speaks (2013)
http://www.autismspeaks.org/what-autism
Trang 11Tuy vậy có vẻ như trình độ và khả năng của các nhà chuyên môn trong lĩnh vực tự kỷ chưa đáp ứng được nhu cầu của các gia đình và của xã hội, được thể hiện qua kết quả của nhiều các nghiên cứu, các bài báo như:
Bài viết của tác giả Trần Văn Công và Vũ Thị Minh Hương trên Tạp chí
Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn (2011) với tiêu đề “Xung
quanh vấn đề chẩn đoán trẻ tự kỷ hiện nay” đã cho rằng chẩn đoán về tự kỷ chưa
đúng, còn nhiều sự nhầm lẫn do ở Việt Nam ai cũng có thể chẩn đoán tự kỷ Từ những nhà giáo dục đặc biệt, cử nhân tâm lý, thậm chí cả những người không có chuyên môn Tác giả đưa ra khuyến nghị, ở Việt Nam nên xây dựng đội ngũ chuyên gia được đào tạo bài bản về tâm bệnh trẻ em, có đủ chuyên môn và năng lực để chẩn đoán như bác sĩ nhi và tâm thần, nhà tâm lý học lâm sàng, nhà giáo dục đặc biệt, nhà công tác xã hội, nhà trị liệu lâm sàng [9]
Trong những nghiên cứu về nhận thức hay hiểu biết về tự kỷ, tác giả Nguyễn Thị Ngọc Anh, trong luận văn thạc sĩ tâm lý lâm sàng thực hiện tại
trường ĐH Giáo dục năm 2013 với tiêu đề “Nhận thức của cha mẹ về việc
giáo dục trẻ tự kỷ tại gia đình ở Thành phố Hà Nội”, đã thực hiện nghiên cứu
trên 72 bố mẹ trẻ tự kỷ Kết quả cho thấy đa số cha mẹ trẻ tự kỷ đều có kiến
Trang 123
thức nhất định về công tác giáo dục trẻ tự kỷ tại gia đình nhưng nhận thức chưa sâu, kiến thức chuyên môn còn chưa nhiều [3]
Cục bảo vệ, chăm sóc trẻ em, Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội có
bài viết “Bất cập trong giáo dục trẻ tự kỷ hiện nay” đăng trên báo Giáo dục
thời đại 6/6/2013 Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng có tới 70% trẻ tự kỷ bị chậm phát triển trí tuệ và khoảng 30% trẻ có trí tuệ phát triển bình thường Do đó viê ̣c chăm chữa và giáo du ̣c cho trẻ tự kỷ là mô ̣t điều hết sức khó khăn và phức ta ̣p Trong khi đó cho đến nay ở Việt Nam vẫn chưa có đội ngũ cán bộ
y tế, tâm lý, giáo viên được đào tạo chuyên sâu về giáo dục trẻ tự kỷ [56]
Các nghiên cứu trên chỉ ra rằng trình độ và khả năng của các nhà chuyên môn trong lĩnh vực tự kỷ còn nhiều bất cập chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội, việc tìm hiểu xem nguyên nhân tại sao dẫn tới hiện trạng này
là điều cần thiết Một trong những lý do có thể là chương trình đào tạo dành cho những nhà chuyên môn ngành chăm sóc sức khỏe tâm thần còn nhiều vấn
đề, và hầu hết sinh viên chỉ được học về tự kỷ như là được đề cập tới thông qua các môn học khác, chứ chưa có môn học riêng về tự kỷ Điều này có thể dẫn tới nhận thức của sinh viên các ngành này trong nhà trường còn chưa đúng, còn nhiều hạn chế Tuy vậy các nghiên cứu về tự kỷ với các nội dung khác nhau, mang tính cấp thiết đã được tiến hành nhưng hầu hết chưa mang tính hệ thống Các nghiên cứu về nhận thức và hiểu biết tự kỷ còn hạn chế, vì vậy tự kỷ tuy được nói đến nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng trong những năm gần đây, nhưng để hiểu đúng về tự kỷ còn cần nhiều các nghiên cứu hơn nữa
Theo tìm hiểu của chúng tôi chưa có một nghiên cứu chính thức nào cho vấn đề nhận thức về TK của sinh viên các ngành chăm sóc SKTT ở Việt
Nam Vì vậy chúng tôi lấy vấn đề “Nhận thức về tự kỷ của sinh viên năm
cuối các ngành chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu của
mình
Trang 133 Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Nhiệm vụ nghiên cứu lý luận: Hệ thống hóa cơ sở lý luận, các tài liệu
liên quan về nhận thức và rối loạn phổ tự kỷ để làm cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu thực tiễn: Thông qua các phương pháp thu thập
dữ liệu, tìm hiểu nhận thức về tự kỷ của sinh viên năm cuối các ngành Tâm
lý, Tâm lý lâm sàng, Chuyên khoa tâm thần, Công tác xã hội, Giáo dục đặc biệt trên địa bàn Thành phố Hà Nội
4 Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu: Nhận thức về tự kỷ của sinh viên năm cuối các
ngành chăm sóc SKTT ở Việt Nam
4.2 Khách thể nghiên cứu: Sinh viên năm cuối các ngành chăm sóc SKTT
“Sinh viên” trong nghiên cứu này bao gồm cả tất cả những người đang đi học
ở các chương trình đào tạo chính quy tại các trường hay các viện Vì vậy trong nghiên cứu này “sinh viên” bao gồm cả sinh viên cao đẳng, sinh viên đại học và học viên cao học
5 Giới hạn đề tài
- 260 sinh viên các ngành Tâm lý học, Tâm lý lâm sàng, Công tác xã hội, chuyên khoa Tâm Thần, Giáo dục đặc biệt đang theo học tại các trường ĐH KHXH& NV, Trường ĐH Giáo dục – ĐHQGHN, ĐH Lao động Xã hội, Bệnh viên Tâm thần TW1, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, Cao đẳng Sư phạm TW
- Tất cả các trường và bệnh viện nằm trong khảo sát của đề tài đều nằm trên địa bàn Hà Nội
Trang 145
6 Giả thuyết nghiên cứu
- Nhận thức về tự kỷ của sinh viên năm cuối các ngành chăm sóc sức khỏe tâm thần có nhiều sai lệch
- Nhận thức về tự kỷ của sinh viên các ngành chăm sóc sức khỏe tâm thần ở các ngành khác nhau thì khác nhau
- Nhận thức về tự kỷ của sinh viên các ngành chăm sóc sức khỏe tâm thần khác nhau theo thời lượng học về tự kỷ trong chương trình học
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận: Phương pháp này được sử dụng để hệ
thống lại cơ sở lý thuyết, đồng thời tìm hiểu các nghiên cứu đã có về tự kỷ, về nhận thức, nhận thức về tự kỷ của sinh viên năm cuối các ngành chăm sóc sức khỏe tâm thần bằng việc tham khảo các công trình nghiên cứu, sách, báo, tạp chí chuyên ngành, v.v
7.2 Điều tra bằng bảng hỏi: Phương pháp này được sử dụng để tìm hiểu số
liệu thực tế về định lượng, một bảng hỏi đo đạc nhận thức về tự kỷ sẽ được xây dựng để phát cho sinh viên các chuyên ngành đã nêu Kết quả thu được từ phiếu hỏi nhằm tìm hiểu thực trạng nhận thức về tự kỷ của sinh viên năm cuối các ngành chăm sóc sức khỏe tâm thần ở Việt Nam
7.3 Phương pháp phỏng vấn: Phương pháp này dùng để tìm hiểu các thông
tin không được hoặc không cần thiết phải thể hiện ở trong bảng hỏi, ví dụ thời lượng và môn học có liên quan đến tự kỷ của các chuyên ngành và ở các trường khác nhau
7.4 Phương pháp thống kê toán học: Phương pháp này được dùng để xử lý
số liệu định lượng một cách khoa học và khách quan Các thông tin về số liệu
sẽ được mã hóa và xử lý bằng phần mềm SPSS 19
8 Đóng góp mới của đề tài
- Nghiên cứu này giúp bổ sung thêm nguồn tài liệu trong lĩnh vực tự kỷ,
cụ thể là nhận thức của sinh viên các ngành chăm sóc SKTT
Trang 156
- Ngoài ra, nghiên cứu cũng sẽ cung cấp thêm các số liệu, kết quả thực tế
về nhận thức của sinh viên các ngành này về tự kỷ
- Nghiên cứu cũng sẽ có những đề xuất cho việc cải thiện chương trình học cho các trường, các cơ sở đào tạo chuyên ngành chăm sóc SKTT
9 Độ hiệu lực
- Việc điều tra dữ liệu trên nhiều ngành, nhiều trường khác nhau và các trường này là các trường đại diện trên cả nước đào tạo về chuyên ngành chăm sóc sức khỏe tâm thần nên độ hiệu lực bên ngoài tốt
- Bảng hỏi dùng trong nghiên cứu này tham khảo một số bảng hỏi nước ngoài và trong nước đã được phát triển và sử dụng trong nghiên cứu như
Knowledge about Childhood Autism among Health Workers (KCAHW) đã
được dùng để nghiên cứu về tự kỷ trẻ nhỏ dành cho nhà chuyên môn về chăm
sóc sức khỏe tại Nigeria; bảng hỏi Parent’s knowledge đã được dùng để
nghiên cứu hiểu biết của cha mẹ về trẻ tự kỷ trong luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Thu Nga được thực hiện tại trường ĐH Khon Kaen, Thái Lan; bảng hỏi của tác giả Vũ Văn Thuấn - Luận văn thạc sĩ trường ĐH Giáo dục, ĐHQG HN năm 2013 nghiên cứu về thái độ của giáo viên mầm non trên địa bàn Hà Nội về trẻ tự kỷ Vì vậy, độ hiệu lực bên trong của nghiên cứu cao vì bảng hỏi đã đo được cái cần đo
10 Đạo đức nghiên cứu
- Những người tham gia nghiên cứu hoàn toàn tự nguyện, đồng ý tham gia sau khi được biết đầy đủ thông tin về đề tài nghiên cứu
- Thông tin mà người tham gia cung cấp được bảo mật
- Mọi số liệu được xử lý là những số liệu thực tế đã thu thập được Mọi phân tích và diễn giải là hoàn toàn trung thực và đúng với số liệu
Trang 167
11 Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Phân tích kết quả nghiên cứu
Trang 178
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Các nghiên cứu về nhận thức
1.1.1.1 Các nghiên cứu trên thế giới
Nhận thức ở con người đã được nghiên cứu từ rất xa xưa Tuy vậy, đến thế kỷ 17, lý luận về nhận thức mới dần dần được hình thành, một số tác giả như Ph Bêcơn đã thấy được tầm quan trọng của nhận thức, từ đó từng bước hình thành nên lý luận nhận thức [10]
Sau đó phải kể đến tác giả Wihelm Wunt là nhà tâm lý học và sinh lý
học người Đức, ông được coi là cha đẻ của ngành tâm lý học Ông tách Tâm
lý học ra khỏi các khoa học khác, từ đây tâm lý học trở thành khoa học độc lập Ông quan tâm đến những gì tạo thành ý thức và mong muốn phân loại não ra thành những mảng nhỏ khác nhau để nghiên cứu từng phần riêng biệt Ông sử dụng phương pháp xem xét nội tâm, yêu cầu một người tự nhìn vào
nội tâm và ý thức của bản thân để nghiên cứu Ông đã có nghiên cứu “đo đạc
trí nhớ, tư duy của con người” Đây là các công trình nghiên cứu đầu tiên về
nhận thức trong tâm lý học [21]
Tiếp đến là nhà tâm lý học người Canada, Albert Bandura, là người đã
có nhiều đóng góp cho nền tảng tâm lý học đầu tiên bao gồm lý thuyết về nhận thức, trị liệu, tâm lý học nhân cách và là người có ảnh hưởng trong sự chuyển đổi từ chủ nghĩa hành vi tới tâm lý học nhận thức, ông được biết đến
là người sáng tạo ra “Lý thuyết học tập xã hội” và “Lý thuyết về tự lo”nổi
tiếng với thí nghiệm búp bê Bobo năm 1961 [57]
Nhà tâm lý học người Đức U Neisser (1927-2012), người sáng lập tâm
lý học nhận thức Năm 1967 khi cuốn sách “Tâm lý học nhận thức” đầu tiên
Trang 189
của U Neisser, trên Tạp chí tâm lý học nhận thức thì cũng đánh dấu sự ra đời của chuyên ngành tâm lý học nhận thức vào năm 1970 [56]
Jean Piaget (1896-1980) là một nhà tâm lý học và triểt học người Thụy
Sĩ Ông nổi tiếng về những nghiên cứu nhận thức luận với trẻ em Lý thuyết
về phát triển nhận thức và góc độ nhìn nhận nhận thức luận của Piaget được
gọi chung là “Nhận thức luận di truyền” Theo ông, ngay từ khi mới sinh ra
con người đã có nhu cầu tìm hiểu khám phá về nhận thức thế giới xung quanh mình Piaget chia quá trình phát triển tri thức làm 4 giai đoạn là: giai đoạn cảm giác vận động, giai đoạn tiền thao tác tư duy, giai đoạn tư duy cụ thể, giai đoạn phát triển tư duy trừu tượng Nhìn chung, mặc dù thuyết nhận thức của Piaget còn một số hạn chế song đã cung cấp cho chúng ta một ý tưởng chung
để nhìn thấy sự phong phú và phức tạp của nhận thức Năm 1955 ông thành
lập “Trung tâm quốc tế cho nhận thức luận di truyền Geneva” [16]
1.1.1.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam
Hiện nay ở Việt Nam các công trình nghiên cứu sâu về nhận thức chưa
có nhiều ở Việt Nam Hầu hết các nghiên cứu đã có chỉ dừng lại ở việc sử dụng khái niệm để xem xét nhận thức, hiểu biết, kinh nghiệm, thái độ, quan điểm của một nhóm người về một vấn đề gì đó
Năm 2002, luận văn thạc sĩ của tác giả Trần Thành Nam, Khoa Tâm lý,
Trường ĐHKHXH và Nhân Văn “Tìm hiểu nhận thức của cha mẹ về tổn
thương sức khỏe tâm thần trẻ em”cho thấy cha mẹ chưa quan tâm nhiều đến
vấn đề sức khỏe tâm thần ở trẻ, mới chỉ dừng lại ở việc chăm sóc về đời sống
vật chất cho trẻ
Năm 2005, luận văn thạc sĩ của tác giả Lưu Văn Trà, trường ĐH
KHXH&NV nghiên cứu về “Nhận thức của người dân Thạch Thành đối với
việc giữ gìn di tích lịch sử chiến khu Ngọc Trạo trong điều kiện kinh tế thị trường” kết quả cho thấy người dân Thạch Thành đã có nhận thức tương đối
Trang 1910
tốt trong việc giữ gìn di tích lịch sử chiến khu Ngọc Trạo trong điều kiện kinh
tế thị trường [38]
Năm 2012, luận văn thạc sĩ của tác giả Trần Văn Hô ngành Tâm lý học
lâm sàng trẻ em và vị thành niên, Trường Đại học Giáo Dục “Nhận thức của
giáo viên về rối loạn hành vi ở học sinh tiểu học tại một số trường trên địa bàn Huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội” Nghiên cứu đã hệ thống hóa một số
vấn đề lý luận nhận thức của giáo viên về rối nhiễu hành vi ở học sinh tiểu học, giáo viên tiểu học có nhận thức đúng về rối loạn hành vi bên cạnh vẫn có một số giáo viên chưa nhận thức đúng về vấn đề này và đưa ra một số giải pháp nâng cao nhận thức của giáo viên cũng như cách thức tác động phù hợp nhằm hạn chế hành vi đó [19]
Năm 2013, tác giả Nguyễn Thị Tuyết, khóa luận tốt nghiệp ở Khoa
Tâm lý học, ĐH KHXH&NV về “Nhận thức của người dân về hiện tượng
bạo hành đối với phụ nữ trong gia đình” kết quả cho thấy người dân hiểu về
bản chất của hiện tượng bạo hành phụ nữ, nhưng chưa nhận thức được các hình thức hiểu hiện của hiện tượng bạo hành [32]
Như vậy, Việt Nam chưa thực sự có nghiên cứu riêng về bản chất của nhận thức, mà mới chỉ dừng lại ở việc ứng dụng khái niệm này để tìm hiểu về một chủ đề khác
1.1.2 Các nghiên cứu về tự kỷ
1.1.2.1 Các nghiên cứu trên thế giới
Thuật ngữ “Autism - Tự kỷ” được đưa ra bởi nhà tâm lý học người Thụy Sĩ Paul Eugen Bleuler (1859-1939) Ông là người có công đóng góp rất lớn cho những hiểu biết về bệnh tâm thần và là người đầu tiên đưa ra thuật
ngữ “Tự kỷ” 1908 khi mô tả những đặc điểm khác biệt ở trẻ em [58]
Người tiên phong trong nghiên cứu tự kỷ phải kể đến Leo Kanner, một bác sỹ tâm thần người Áo Năm 1935, chủ yếu dựa trên kinh nghiệm lâm sàng của mình ông viết một cuốn sách giáo khoa đầu tiên xác định các lĩnh vực tâm
Trang 2011
thần học trẻ em Ông cũng là người luôn đấu tranh chống lại lạm dụng trẻ em mắc chứng tự kỷ và thiểu năng trí tuệ Ông là nhà khoa học đầu tiên xác định
rõ về tự kỷ khi mô tả các đặc điểm của một bé trai trong một bài báo có tiêu
đề “Autistic Disturbances of Affective Contact” Những mô tả ban đầu của
ông đã trở thành kinh điển trong lĩnh vực tâm thần học lâm sàng Nhưng Kanner đã không xem xét trẻ bị tự kỷ từ một hình thức đầu hoặc tiền chứng tâm thần phân liệt mà ông xem xét dựa trên các dấu hiệu lâm sàng không giống nhau, không giống như tâm thần phân liệt, bệnh nhân của Kanners dường như có bệnh tự kỷ từ khi sinh ra Năm 1943 khi nghiên cứu ở 11 trẻ em ông đã chỉ ra rằng: Các em khó khăn trong tương tác xã hội, khó khăn trong việc thích nghi với những thay đổi trong thói quen, nhạy cảm với kích thích (đặc biệt là âm thanh), sức đề kháng và dị ứng với thực phẩm, nhại lại hoặc
xu hướng lặp lại lời của người nói và khó khăn trong hoạt động tự phát [59]
Tiếp đến là tác giả Bruno Bettelheim, bác sĩ nhi khoa người Mỹ, nghiên cứu với trẻ mà ông cho là tự kỷ Ông tuyên bố rằng vấn đề ở trẻ là do “người
mẹ tủ lạnh” Tức là người mẹ không vỗ về, không quan tâm, không chăm sóc cho trẻ lúc còn nhỏ Vì vậy trẻ thiếu đi sự quan tâm chăm sóc, yêu thương Nhưng quan điểm này của Bruno đã bị Bernard Rimland là một nhà tâm lý học và phụ huynh có con mắc chứng tự kỷ phản đối, Bernard cho rằng nguyên nhân bệnh tự kỷ của con trai mình không phải là do người mẹ tủ lạnh hoặc kỹ năng làm cha mẹ của vợ mình Vì vậy mà năm 1964, Bernard Rimland đã cho
xuất bản cuốn sách “Tự kỷ trẻ sơ sinh hội chứng và tác động của nó đối với
một lý thuyết thần kinh của hành vi”để nói về vấn đề này [59]
Nhưng tận đến những năm 70 của thế kỷ XX, tự kỷ mới được biết đến nhiều hơn Vào đầu những năm 80 của thế kỷ XX các quỹ đầu tư cho giáo dục
và điều trị cho trẻ em tâm thần mới bắt đầu được hình thành tại Mỹ Trong những giai đoạn đầu tiên này nhiều bậc cha mẹ vẫn còn lẫn lộn “tự kỷ” với
“chậm phát triển tâm thần” và “rối loạn tâm thần” Đến năm 1980 các công trình nghiên cứu của Asperger mới được dịch sang tiếng Anh và xuất bản để
Trang 21Có công rất lớn cho điều trị và can thiệp cho trẻ tự kỷ phải kể đến là tiến sĩ Ole Ivar Lovaas(1927 - 2010) là một nhà Tâm lý học lâm sàng Na Uy
Ông được coi là cha đẻ của Phân tích hành vi ứng dụng - Applied Behavior
Analalysis (ABA) trước đây gọi là thay đổi hành vi Ông là người đầu tiên cung cấp bằng chứng cho thấy hành vi của trẻ tự kỷ có thể được sửa đổi thông qua giảng dạy và được Bộ Y tế Mỹ công nhận năm 1999 Năm 1981 Lovaas
đã xuất bản cuốn sách viết về “Phương pháp dạy trẻ em tàn tật” và năm 2002 sách dạy cá nhân chậm phát triển “Kỹ thuật can thiệp cơ bản” góp phần rất lớn thay đổi hành vi cho trẻ em (dưới 5 tuổi) [43]
Như vậy, cho thấy tự kỷ ở trẻ em được biết đến từ rất sớm và nhờ các công trình nghiên cứu khoa học mà việc chẩn đoán, chăm sóc, điều trị cho trẻ
tự kỷ ngày càng có kết quả tốt hơn, và ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm từ xã hội
1.1.2.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, tự kỷ ở trẻ em là một lĩnh vực khá mới, chỉ được biết đến trong khoảng 10 năm trở lại đây các nghiên cứu được biết đến như:
Luận văn Tiến sĩ Tâm lý học của tác giả Ngô Xuân Điệp năm 2009
“Nghiên cứu nhận thức của trẻ tự kỷ tại Thành phố Hồ Chí Minh” cho kết quả
là khả năng nhận thức của trẻ tự kỷ kém hơn nhiều so với trẻ bình thường Mức độ tự kỷ, khả năng phát triển tâm vận động, độ tuổi có ảnh ưởng đến khả năng nhận thức của trẻ tự kỷ Không có sự chênh lệch về mức độ nhận thức giữa trẻ nam và nữ bị tự kỷ [13, tr186] Nội hàm của từ “nhận thức” trong nghiên cứu của Ngô Xuân Điệp là khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin, gần
Trang 2213
với kỹ năng trí tuệ và tư duy, khác với nội hàm của “nhận thức” trong nghiên
cứ này của chúng tôi
Năm 2011, trong luận văn thạc sĩ của trường ĐH Giáo dục, tác giả Trần
Thùy Linh “Tìm hiều và đánh giá thông tin về rối loạn tự kỷ của trẻ em và vị
thành niên trên phương tiện truyền thông internet” kết quả cho thấy Các
thông tin về tự kỷ trên internet rất đa dạng và phong phú cả về số lượng và chất lượng, đề cập đến mọi khía cạnh của tự kỷ Cụ thể hơn, kết quả thống kê
và đánh giá cho thấy có rất nhiều thông tin sai và không rõ đúng sai, và nhiều thông tin mâu thuẫn và trái chiều nhau tồn tại [20, tr92]
Tác giả Nguyễn Thị Hoàng Yến, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam trong hội thảo về tự kỷ vào tháng 3/2013 tại Hà Nội, cho hay số trẻ được chẩn đoán mắc bệnh tự kỷ đang gia tăng nhanh chóng ở Việt Nam, xu thế mắc tự kỉ tăng nhanh từ 122% đến 268% trong giai đoạn 2004 đến 2007 so với năm
2000, số trẻ đến khám từ năm 2007 tăng 50 lần so với năm 2000, số trẻ điều trị tăng 33 lần Tuy nhiên tại Việt Nam phần lớn bác sĩ nhi khoa chưa hiểu rõ
về bệnh tử kỷ, không có kỹ năng chẩn đoán sớm nên nhiều trẻ tự kỷ được phát hiện bệnh muộn, khi đã hơn 36 tháng tuổi tại bệnh viện Nhi TW là gần 44% [41]
Tác giả Trần Văn Công và cộng sự với bài viết “Chẩn đoán tự kỷ và
một số đề xuất cho công tác đánh giá và chẩn đoán tự kỷ qua việc ứng dụng công cụ STAT vào Việt Nam” đã đưa ra một số khuyến nghị: Với sự khó
khăn, phức tạp và sự dễ nhầm lẫn của chẩn đoán tự kỷ, thì những người có chuyên môn như nhà tâm lý, bác sĩ tâm thần, bác sĩ nhi khoa cần được đào tạo thêm về chẩn đoán tự kỷ để có thể đảm nhiệm công việc này [7]
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học Lâm sàng trẻ em và vị thành niên của tác
giả Vũ Văn Thuấn năm 2013 “Thái độ của giáo viên mầm non trên địa bàn
Thành Phố Hà Nội về tự kỷ” kết quả cho thấy giáo viên nhận thức tốt về
nguyên nhân gây nên tự kỷ và có những cách thức giáo dục phù hợp cho trẻ Tuy nhiên, còn một số giáo viên vẫn có những nhận định sai lệch về các đặc
Trang 2314
điểm riêng biệt, một số khả năng phục hồi của trẻ nên có những nhận định, đánh giá chẩn đoán, hay gán nhãn cho trẻ Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến việc học tập cũng như đến yếu tố tâm lý với trẻ và gia đình [37, tr76]
Ngoài các nghiên cứu về tự kỷ nói chung, thì các nghiên cứu về can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ ở Việt Nam cũng được tiến hành trên cơ sở các khâu
cơ bản như sàng lọc - chẩn đoán - đánh giá - can thiệp như:
Năm 2007, tác giả Nguyễn Thị Diệu Anh và cộng sự đã thực hiện
nghiên cứu “Ứng dụng việc chăm sóc tại nhà cho trẻ có rối loạn tự kỷ” Công
trình nghiên cứu đã bước đầu thực hiện trên 10 trẻ đang điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng I có chẩn đoán tự kỷ với độ tuổi từ 18 tháng đến 10 tuổi Đây là sự phối hợp làm việc giữa bác sỹ, chuyên viên tâm lý, chuyên viên ngữ âm và tâm vận động cùng với việc áp dụng phương pháp TEACCH Sau một năm thực hiện, các trẻ tham gia chương trình đều có những tiến bộ nhất định [2]
Năm 2007, tác giả Quách Thúy Minh đã tiến hành nghiên cứu “Tìm
hiểu một số gia đình và hành vi của trẻ tự kỷ tại Khoa Tâm thần Bệnh viện Nhi Trung Ương” cho kết quả là 48,9% trẻ thường xuyên xem tivi, quảng cáo,
băng đĩa hình quá nhiều hàng ngày; 60% trẻ không đi mẫu giáo; 51,1% cha
mẹ có quá ít thời gian tiếp xúc với con [25]
Mặc khác, còn một số nghiên cứu liên quan đến trẻ có rối loạn tự kỷ được xuất bản trên báo chí hoặc xuất bản thành sách hướng dẫn của các Bác
sĩ hoặc các nhà chuyên môn như: “Trẻ em Tự kỷ - Phương thức giáo dục”, Nguyễn Văn Thành (2006); Năm 2007, Nguyễn Thị Bích Hạnh nghiên cứu
“Tự kỷ - phát hiện sớm và can thiệp sớm”
Như vậy, có thể thấy rằng các nghiên cứu về tự kỷ ở Việt Nam còn ít, thiếu tính tập trung, mới chỉ dừng lại ở từng khía cạnh đơn lẻ của tự kỷ, vì vậy chưa phản ánh hết các vấn đề của trẻ tự kỷ, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn ở nước ta hiện nay
1.2.3 Các nghiên cứu nhận thức về tự kỷ
Trang 2415
1.2.3.1 Các nghiên cứu trên thế giới
Trên thế giới các nhà khoa học đã có nghiên cứu nhận thức về tự kỷ từ rất sớm được biết đến như:
Nghiên cứu của William và cộng sự về “Tỉ lệ mắc bệnh tự kỷ ở
Olmsted, Minnesota từ 1976-1997”, cho thấy có sự gia tăng về số lượng trẻ
em mắc tự kỷ từ 1976 cho đến 1997 Từ đó nhóm nghiên cứu đưa ra giải pháp
về tăng cường các dịch vụ, cũng như đưa ra các kết luận phải thận trọng khi chẩn đoán tự kỷ, đồng thời qua nghiên cứu nhằm nâng cao nhận thức của xã hội về tự kỷ [62]
Trong bài viết “What do medical students know about autism” (Sinh
viên y khoa biết gì về bệnh tự kỷ) vào 2001, tác giả Kalpna Shah, Trường Đại
học St George's Hospital Medical School, Anh, cho rằng chẩn đoán và can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ có ý nghĩa quan trọng Kết quả nghiên cứu cho thấy
có sự khác biệt trong nhận thức về tự kỷ của sinh viên năm thức nhất và năm thứ tư Sinh viên năm thứ tư có khả năng trả lời chính xác các câu hỏi liên quan đến tiêu chuẩn chẩn đoán và các triệu chứng chính Từ nghiên cứu của mình ông đưa ra khuyến nghị cần chú trọng hơn nữa việc giảng dạy kiến thức
về tự kỷ cho sinh viên Y Khoa vì vậy sẽ giúp chẩn đoán và can thiệp được cải thiện [44]
Vào năm 2010, nhóm tác giả Igwe, Bakare, Agomah, Onyeama và
Okonkwo ở Nigeria đã thực hiện nghiên cứu về nhận thức về tự kỷ trẻ nhỏ dành cho nhà chuyên môn về chăm sóc sức khỏe ở Nigeria Các tác giả đã
tìm ra rằng sinh viên y khoa nhiều khả năng nhận ra các triệu chứng và dấu hiệu của bệnh tự kỷ hơn là sinh viên điều dưỡng và tâm lý học [45]
Năm 2011, nhóm tác giả Igwe Ahanotu, Bakare, Achor và Igwe ở
Nigeria đã thực hiện nghiên cứu –nhằm ánh giá kiến thức về chứng tự kỷ ở trẻ
em trên y tá nhi khoa và điều dưỡng tâm thần tại Ebonyi, Nigeria và kết quả
cho thấy có sự thiếu hụt trong kiến thức về chứng tự kỷ ở các nhóm nghiên cứu Các tác giả cho rằng việc thiếu kiến thức về chứng tự kỷ ở trẻ em của các
Trang 251.2.3.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam
Cho đến thời điểm này chúng tôi chỉ tìm thấy luận văn Thạc sĩ Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Anh, trường
ĐH Giáo dục năm 2013 với tiêu đề “Nhận thức của cha mẹ về việc giáo dục trẻ
tự kỷ tại gia đình ở Thành phố Hà Nội” kết quả cho thấy đa số cha mẹ trẻ tự kỷ
đều có kiến thức nhất định về công tác giáo dục trẻ tự kỷ tại gia đình nhưng nhận thức chưa sâu, kiến thức chuyên môn còn chưa nhiều [3]
Như vậy, nghiên cứu về nhận thức ở Việt Nam còn hạn chế, và cần nhiều các nghiên cứu hơn nữa
1.2 Một số vấn đề về lý luận
1.2.1 Nhận thức
1.2.1.1 Khái niệm nhận thức
Hiện nay có nhiều cách hiểu khác nhau về nhận thức:
Nhận thức là một hoạt động đặc trưng của con người Trong quá trình sống và hoạt động con người nhận thức bản thân mình và hiện thực xung quanh, từ đó con người bày tỏ thái độ và hành động đối với thế giới xung quanh và đối với chính bản thân mình Như vậy có thể nói chính trong hoạt động thì con người làm chủ được tự nhiên, làm chủ được xã hội và làm chủ được chính bản thân mình[39]
Theo V.I Lênin: “Nhận thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào
bộ não con người, nhưng đó không phải là sự phản ánh đơn giản trực tiếp hoàn chỉnh mà là cả quá trình, cả một chuỗi sự trừu tượng, hình thành ra các khái niệm, quy luật phổ biến của giới tự nhiên vĩnh viễn vận động, phát triển”
[12, tr26] Ở đây Lênin nhấn mạnh tính tích cực của chủ thể trong quá trình
Trang 2617
nhận thức là nhằm để nắm bắt và phản ánh thế giới khách quan luôn vận động
và phát triển
Theo K.K Platônôp nhà tâm lý học Liên Xô thì “Nhận thức là quá
trình thu nhận những tri thức chân thực trong thế giới khách quan trong quá trình hoạt động xã hội” [7] Nghĩa là nhận thức chính là quá trình thể hiện tính tích cực của chủ thể trong hoạt động của chính mình để thu nhận những tri thức chân thực trong thế giới khách quan
Theo Từ điển Tiếng Việt của tác giả Hoàng Phê: “Nhận thức là một
quá trình hoặc kết quả của sự phản ánh và tái hiện hiện thực vào trong tư duy, là quá trình con người nhận biết, hiểu biết về thế giới khách quan hoặc kết quả của quá trình đó”[26, tr740] Tác giả nhấn mạnh đến quá trình phản
ánh và tái hiện hiện thực vào tư duy để từ đó con người có thể nhận biết, hiểu biết về thế giới bên ngoài
Theo Từ điển Tâm lý học của tác giả Nguyễn Khắc Viện: “Nhận
thức là hiểu được một điều gì đó, tiếp thu được những kiến thức về điều nào đó, hiểu biết những quy luật về những hiện tượng, quá trình nào đó”
[28, tr445] Trong định nghĩa này nhận thức được đánh giá như những hiểu biết về sự vật hiện tượng, về không chỉ hình thức bên ngoài mà còn cả tính quy luật của đối tượng
Theo quan điểm triết học Mác-Lênin, “Nhận thức được định nghĩa là
quá trình phản ánh biện chứng hiện thực khách quan vào trong bộ óc của con người, có tính tích cực, năng động, sáng tạo, trên cơ sở thực tiễn” [33]
Từ việc phân tích quan điểm của các tác giả khác nhau về nhận thức
nêu trên, trong nghiên cứu này chúng tôi cho rằng: “Nhận thức có thể được
hiểu là quá trình phản ánh, tái hiện hiện thực khách quan vào đầu óc con người trong quá trình hoạt động, giao tiếp xã hội, qua đó con người biểu thị khả năng biết, hiểu và vận dụng vào trong cuộc sống của mình”
Đây là khái niệm chung về nhận thức, bản chất và cấu trúc của nhận thức, cũng như nhận thức về tự kỷ sẽ được bàn tới ở những phần tiếp theo
Trang 2718
1.2.1.2 Bản chất của nhận thức
Trước hết bản chất của nhận thức là sự phản ánh, tái hiện hiện thực khách quan vào đầu óc con người Điều đó có nghĩa là trước khi nhận thức được sự vật hiện tượng thì con người cần tiến hành hoạt động để chiếm lĩnh đối tượng, nhằm tìm ra chân lý, sự thật về những thuộc tính và các quy luật khách quan, biến những hiểu biết về đối tượng (đặc điểm, mầu sắc, kích thước, tính chất) thành của mình Mặt khác, nhận thức là một trong ba mặt cơ bản của đời sống tâm lý con người (nhận thức, tình cảm và hành động), như vậy nhận thức là tiền đề của hai mặt kia và đồng thời có quan hệ chặt chẽ với chúng và với các hiện tượng tâm lý khác Do đó, nhận thức của con người là một hoạt động có chủ đích và có tính chất phản ánh hiện thực khách quan.Vì chúng ta không chỉ phản ánh hiện thực khách quan xung quanh ta, mà cả hiện thực của bản thân ta nữa, không chỉ phản ánh cái bên ngoài mà cả cái bản chất bên trong, không chỉ phản ánh cái hiện tại mà cả cái đã qua và sẽ tới, các quy luật phát triển của hiện thực nữa Điều này để thấy hoạt động nhận thức gồm nhiều quá trình khác nhau, phản ánh hiện thực khác nhau, vì vậy c ũng tạo ra những sản phẩm khác nhau về hiện thực khách quan [18]
Nhận thức còn mang bản chất lịch sử, xã hội Vì nhận thức là quá trình hoạt động và giao tiếp của chủ thể với người khác, với xã hội Chính trong quá trình hoạt động, giao tiếp với nhau con người mới nảy sinh nhu cầu nhận thức về thế giới khách quan Vì đối tượng của nhận thức ở con người không chỉ là những sự vật, hiện tượng vốn có trong tự nhiên mà còn bao gồm cả những sản phẩm do lao động của con người sáng tạo ra Thông qua quá trình
đó các kinh nghiệm, vốn sống trong hoạt động lao động sản xuất, trong đời sống xã hội được con người đúc rút từ thế hệ này sang thế hệ khác Vì thế đã góp phần giải quyết được các vấn đề mang tính bức thiết của xã hội trong mỗi giai đoạn phát triển [18]
Mặt khác, chính trong quá trình con người hoạt động, giao tiếp cùng với nhau sẽ thể hiện biết, hiểu kiến thức phong phú hơn và vì thế chúng ta vận
Trang 28sự vật hiện tượng phong phú, đa dạng Vì vậy kết quả của nhận thức được thể hiện khác nhau như hình ảnh, biểu tượng, khái niệm Như vậy có thể chia nhận thức ra làm các mức độ như sau:
(1) Căn cứ vào tính chất phản ánh thì nhận thức được chia thành hai giai đoạn: Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính Trong hoạt động nhận thức của con người, hai giai đoạn cảm tính và lý tính có quan
hệ chặt chẽ với nhau
Có thể hiểu nhận thức cảm tính (bao gồm cảm giác và tri giác) là mức
độ sơ đẳng, phản ánh những cái bên ngoài, cụ thể, những sự vật và hiện tượng trực tiếp tác động và các giác quan của con người [35, tr142] Đây là mức độ thấp về bản chất của sự vật hiện tượng hay vấn đề Trong mức độ này, con người mới chỉ có khả năng phản ánh được những dấu hiệu cụ thể, bên ngoài của các sự vật hiện tượng, chưa có khả năng chỉ ra được các mối liên hệ hay các dấu hiệu bản chất, có tính quy luật của chúng Ở mức độ nhận biết cảm giác và tri giác, còn nhiều hạn chế trong việc vận dụng những hiểu biết cho việc giải quyết các tình huống giả định cũng như các tình huống thực tế Vì ở mức độ này mới chỉ nhận biết được những dấu hiệu, biểu hiện bề ngoài, mang tính chủ quan, những đặc điểm riêng lẻ, chưa nhận biết được bản chất của sự vật hiện tượng Như vậy cho thấy đây là giai đoạn ban đầu, sơ đẳng trong toàn
bộ hoạt động nhận thức của con người Muốn làm chủ được tự nhiên, xã hội
và bản thân mình con người phải vượt qua giới hạn của nhận biết, đi sâu hơn
Trang 29Như vậy để thấy nhận thức cảm tính và lý tính có vai trò hết sức quan trọng chúng liên hệ qua lại và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Nhận thức cảm tính là cơ sở của nhận thức lý tính, nếu chỉ có nhận thức cảm tính mà không có nhận thức lý tính thì không thể nắm bắt được bản chất và quy luật vận động của sự vật, hiện tượng Vì thế cần phát triển nhận thức cảm tính lên nhận thức lý tính, nhận thức lý tính sẽ giúp nhận thức cảm tính trở nên chính xác hơn Trên thực tế, hai quá trình này diễn ra đan xen, bổ sung cho nhau Xã hội luôn đặt ra những yêu cầu, những nhiệm vụ mới mang tính cấp thiết, mang tính thời đại vì vậy khi đã nắm vững được cái bản chất, cái quy luật của
sự vật hiện tượng thì việc ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống mới là điều có ý nghĩa Có thể vận dụng bằng nhiều cấp độ trừu tượng hoặc cụ thể hóa v.v Nhưng ở đây việc vận dụng được hiểu như là tiêu chí xem xét con người hiểu hay không hiểu về sự vận động của các sự vật, hiện tượng Bởi chỉ khi con người vận dụng hiểu biết của mình để thực hiện một nhiệm vụ nào đó, nhằm cải tạo nó, làm thay đổi diện mạo, tính chất của sự vật, hiện tượng thì lúc đó con người mới tạo ra những trải nghiệm cho mình, do vậy củng cố niềm tin và
Trang 3021
bổ sung kiến thức cho con người ngày càng trở nên phong phú, đa dạng hơn Việc vận dụng những điều đã biết vào cuộc sống thể hiện nhận thức ở mức độ cao [36]
Qua đây cho thấy các mức độ nhận thức đi từ mang tính riêng lẻ, bề ngoài cho đến những nhận thức bên trong có tính quy luật về sự vật hiện tượng, và mức độ cao hơn đó là vận dụng những hiểu biết này vào giải quyết các vấn đề xã hội mang tính cấp thiết Đây là cơ sở chung để đo mức độ nhận thức của con người [16]
(2) Phân loại theo tác giả B.S O Bloom nhà sư phạm người Mỹ:Nhận thức ở con người bao gồm sáu mức độ từ thấp đến cao Ông cho rằng có ba cấp độ đánh giá mục tiêu sư phạm là nhận thức, thái độ, hành vi Nhận thức là một trong ba yếu tố quan trọng để đánh giá mục tiêu sư phạm, do vậy ông đã chia nhỏ nhận thức thành sáu mức
độ từ thấp đến cao Mỗi mức độ đặc trưng cho hoạt động trí tuệ, được thể hiện như sau:
Mức 1: Biết – Để từ đó đưa thông tin thu được vào trí nhớ và từ đây thông tin được mã hóa lại ở chủ thể nhận thức Vì vậy chủ thể nhận thức có thể nhắc lại các sự kiện, đưa ra được định nghĩa, khái niệm về đối tượng
Mức 2: Hiểu – Nghĩa là có thể thuyết minh, giải thích, chứng minh các kiến thức đã lĩnh hội cho người khác (phục hồi ngữ nghĩa thông tin ở chủ thể, thiết lập liên hệ với những chủ thể khác nhau)
Mức 3: Vận dụng - Có thể áp dụng kiến thức đã có vào những tình huống mới, những vấn đề mới cần phải giải quyết (ví dụ: Sử dụng các quy tắc, nguyên tắc, những phác đồ để giải quyết một vấn đề nào đó)
Mức 4: Phân tích - Biết phân chia một toàn thể thành các bộ phận, một vấn đề lớn thành những vấn đề nhỏ hơn, làm sáng tỏ những mối quan hệ giữa các bộ phận thông qua biết, hiểu từ đó phân biệt được sự khác nhau của các đối tượng khác nhau
Trang 3122
Mức 5: Tổng hợp - Biết sắp xếp các bộ phận thành toàn thể thống nhất, ghép các vấn đề nhỏ thành các vấn đề lớn hơn, tạo thành một tổng thể mới liên kết tất cả các bộ phận với nhau
Mức 6: Đánh giá - Có thể đưa ra những nhận định, phán đoán về giá trị,
ý nghĩa của mỗi kiến thức dựa trên việc biết, hiểu, phân tích, tổng hợp, vận dụng như vậy sẽ tạo nên chất lượng của trí tuệ[6]
Như vậy cho thấy hai mức đầu là nhận thức ở mức thấp, bốn mức sau
là nhận thức cao hơn, chúng thể hiện các thao tác vận dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá
Trong phạm vi đề tài nghiên cứu, chúng tôi xem xét nhận thức về tự kỷ của sinh viên năm cuối các ngành chăm sóc sức khỏe tâm thần ở Việt Nam,
tại một số trường Đại học trên địa bàn Hà Nội Ở đây Nhận thức được đề cập
đến như là biết, hiểu và vận dụng những kiến thức của họ về các triệu chứng, các biểu hiện rối nhiễu trên trẻ tự kỷ để phục vụ cho công việc của họ sau khi
ra trường hành nghề
1.2.1.4 Mối quan hệ giữa nhận thức và hành vi
Hành vi con người đều dựa trên sự nhận thức của họ về hiện thực, chứ không dựa trên chính bản thân thực tiễn Thế giới được nhận thức là một thế giới quan trọng về mặt hành vi
Các nhà tâm ly học cho rằng: Nói đến nhận thức là nói đến tính tích cực của con người, khả năng phản ánh thuộc tính của sụ vật hiện tượng và mối quan hệ của chúng trong hiện thực khách quan thông qua hoạt động thực tiễn của con người
Theo P.Ia.Galperin: ở con người có 2 loại hoạt động nhận thức; hoạt động nhận thức khoa học của các nhà khoa học trong việc tìm tòi, sáng tạo ra cái mới cho nhận loại và hoạt động nhận thức của học sinh, sinh viên và mọi người nói chung nhằm lĩnh hội những kinh nghiệm văn hóa lịch sử của loài người Tuy nhiên dù là loại hoạt động nào thì chúng cũng phải tuân theo quy luật chung mà như Lênin đã viết “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu
Trang 32đô ̣ng Ngược la ̣i tình cảm và hành đô ̣ng gắn liền với hoa ̣t đô ̣ng nhâ ̣n thức , kết hợp với nhau và dướ i tác đô ̣ng của ý thức làm cho con người có những đă ̣c điểm tâm lý riêng biê ̣t , ổn định như nhu cầu , hứng thú , lý tưởng , thế giới quan, tích cách, khí chất Đây là những hiê ̣n tượng tâm lý đă ̣c trưng cho giá tri ̣
xã hội của con người gọi là nhân cách con người [75]
Như vậy, trong quá trình nhận thức thế giới, con người có thể đạt tới những mức độ nhận thức khác nhau, từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao, từ phản ánh các thuộc tính bề ngoài, cụ thể, riêng lẻ các sự vật hiện tượng một cách trực tiếp (nhận thức lý tính) Kết quả của quá trình phản ánh thể hiện
ở : biết hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá
1.2.2 Rối loạn phổ tự kỷ
1.2.2.1 Khái niệm tự kỷ
Có rất nhiều quan niệm và định nghĩa khác nhau về tự kỷ:
Theo quan niệm của Kanner (1943): Tự kỷ là sự rút lui cực đoan của
một số trẻ em từ lúc mới bắt đầu cuộc sống, triệu chứng đặc biệt của bệnh là những trẻ này không có khả năng trong việc thiết lập các mối quan hệ bình thường với những người khác và hành động một cách bình thường với các tình huống từ lúc chúng bắt đầu cuộc sống [32]
Theo Keith Atkin (2006), ông quan tâm đến rối loạn hành vi ở trẻ “Hầu
hết trẻ tự kỷ có nét đặc trưng như: trải qua nhiều thời gian với những hành vi ứng xử bối rối, xao động mà điều này khiến trẻ tự kỷ khác với những trẻ bình thường khác Chúng có thể nhìn chằm chằm vào khoảng không hành giờ, ném những đồ vật một cách vô căn cứ trong cơn tức giận Biểu lộ việc không thích
Trang 3324
con người (kể cả bố mẹ), thích những hành động bất thường một cách vô thức Trẻ thể hiện như đang sống trong thế giới riêng của mình Một vài cá nhân trẻ tự kỷ có năng khiếu đặc biệt trong một lĩnh vực nào đó như: âm
nhạc, toán học” [4]
Theo ICD-10: “Tự kỷ là một rối loạn lan tỏa phát triển được xác định
bởi một sự phát triển không bình thường và hay giảm sút biểu hiện rõ rệt trước 3 tuổi, và bởi một hoạt động bất thường đặc trưng trong 3 lĩnh vực: tương tác xã hội, giao tiếp và những hành vi định hình lặp lại Rối loạn này thường xuất hiện ở con trai nhiều hơn con gái 3-4 lần [1, tr 247]
Ở Việt Nam cũng có một số tác giả đưa ra định nghĩa về tự kỷ như sau:
Theo Nguyễn Văn Thành “Tự kỷ là một sự rối loạn phát triển ảnh
hưởng đến khả năng giao tiếp của con người, đến hình thức quan hệ với người khác và đáp ứng phù hợp của con người tới môi trường Chứng tự kỷ bắt đầu trong thời kỷ thơ ấu và được cho là một rối loạn suốt đời Một vài triệu chứng có liên hệ với chứng tự kỷ có thể thay đổi trong số những cá nhân, nhưng nói chung, những người tự kỷ có xu hướng suy giảm quan hệ xã hội, giao tiếp, vận động và cảm giác mà ảnh hưởng đến hành vi ứng xử bao gồm hiếu động thái quá, thiếu chú ý, bốc đồng, sự hung tính, và tự gây thương tích” [34]
Theo tác giả Nguyễn Văn Siêm và cộng sự: “Rối loạn tự kỷ ở trẻ nhỏ là
rối loạn hành vi của sự phát triển, đặc trưng bởi sự phát triển bất thường xuất hiện rõ trước 3 tuổi, với rối loạn đặc thù trong ba lĩnh vực: tương tác xã hội, giao tiếp, hành vi định hình và lặp lại” [31]
Tác giả Võ Nguyễn Tinh Vân (2002), đã nghiên cứu làm rõ hơn rối loạn phát triển ở trẻ tự kỷ như “phát triển không đồng đều”, trong đó có những nét phát triển chậm nhưng cũng có những mặt phát triển khá thậm chí vượt trội hơn trẻ bình thường Chứng tự kỷ thường mang nét lạ lùng, phát triển không đồng đều về hành vi và khả năng, trẻ có những phát triển vượt trội trong một lĩnh vực mà ít thấy ở những trẻ bình thường khác cùng lứa tuổi,
Trang 3425
nhưng có khi lại yếu kém về khả năng căn bản ở những lĩnh vực khác, chẳng hạn trẻ có thể đọc sách thông thạo nhưng tỏ ra không hiểu lời nói và yêu cầu đơn giản [27]
Như vậy cho thấy có rất nhiều các khái niệm về tự kỷ khác nhau nhưng chúng bổ sung cho nhau để có cái nhìn tổng quát nhất về các triệu chứng của
tự kỷ
Trong nghiên cứu của mình chúng tôi đồng ý với khái niệm về tự kỷ
như sau: “Tự kỷ là một dạng rối loạn phát triển ở trẻ nhỏ thường xuất hiện
trước 36 tháng tuổi và có thể kéo dài suốt cuộc đời của trẻ; biểu hiện ngay từ những năm đầu hay có sự giảm sút rõ rệt, hoạt động bất thường ở cả ba lĩnh vực: tương tác xã hội, ngôn ngữ, hành vi định hình lặp lại”
1.2.2.2 Chuẩn đoán tự kỷ
Trên thế giới có nhiều thang đo, trắc nghiệm đánh giá về mức độ của trẻ tự kỷ Nhưng nhìn chung, hiện nay người ta hay sử dụng hai hệ thống chẩn đoán là DSM và ICD DSM-V2
được xuất bản từ tháng 5 năm 2013, với các tiêu chí chẩn đoán tự kỷ gần giống DSM-IV:
A Suy yếu kéo dài trong giao tiếp xã hội và tương tác xã hội trong nhiều khung cảnh, với biểu hiện sau đây, hiện nay hoặc trước đây (ví dụ minh họa, không đầy đủ, xem văn bản):
1 Suy yếu trao đổi mang tính cảm xúc-xã hội, từ mức độ nhẹ đến nặng,
ví dụ từ cách tiếp cận bất bình thường và không thể duy trì hội thoại qua lại; đến việc giảm chia sẻ hứng thú, cảm xúc, hoặc mức ảnh hưởng; không có khả năng bắt đầu hoặc đáp ứng tương tác xã hội
2 Suy yếu trong các hành vi giao tiếp phi ngôn ngữ được sử dụng cho tương tác xã hội, từ mức độ nhẹ đến nặng, ví dụ từ sự kết hợp kém giao tiếp bằng lời và không lời, bất thường trong tương tác bằng ánh mắt và
2 Số tay Chẩn đoán và Thống kê các Rối loạn tâm thần phiên bản 5
Trang 35B Các mẫu hành vi, sở thích hoặc hoạt động lặp lại và bị giới hạn, với ít nhất hai trong số những biểu hiện sau đây, trong hiện tại hoặc trước đây (ví dụ chỉ
là minh họa, không thể bao quát hết mọi khí cạnh, xin xem thêm văn bản):
1 Các hoạt động vận động cơ, sử dụng đồ vật, hoặc lời nói rập khuôn hoặc lặp lại (ví dụ, động cơ rập khuôn đơn giản, xếp đồ chơi thành hàng hoặc lật đồ vật, lời nói lặp lại, lạ lùng)
2 Nhấn mạnh sự giống nhau, tuân thủ cứng nhắc lịch trình hoạt động, hoặc các mẫu nghi thức hành vi bằng lời hoặc không lời (ví dụ, rất khó chịu với những thay đổi nhỏ, khó khăn với những sự chuyển tiếp, các mẫu suy nghĩ cứng nhắc, nghi thức chào hỏi, cần phải cùng một lịch trình hoặc ăn cùng thức ăn hàng ngày)
3 Những sở thích bị giới hạn cao và cắm chốt và có tính bất thường về cường độ hoặc mức tập trung (ví dụ, sự gắn bó mạnh mẽ hoặc bận tâm với các đồ vật một cách không bình thường, sự thích thú bị giới hạn quá mức hoặc quá dai dẳng)
4 Phản ứng quá mức hoặc dưới mức bình thường đến cảm giác đầu vào hoặc quan tâm đặc biệt trong khía cạnh cảm giác của môi trường (ví dụ, thờ ơ với đau đớn/nhiệt độ, phản ứng khó chịu với âm thanh hoặc bề mặt cụ thể, ngửi hoặc sờ mó đồ vật, đam mê với ánh sáng hoặc sự di chuyển di chuyển một cách quá mức)
C Các triệu chứng phải xuất hiện trong các giai đoạn phát triển sớm (nhưng
có thể không được biểu hiện hoàn toàn cho đến khi nhu cầu xã hội vượt quá
Trang 36E Những rối loạn này không thể được giải thích tốt hơn bằng khuyết tật trí tuệ (rối loạn phát triển trí tuệ) hoặc trễ về phát triển tổng thể Khuyết tật trí tuệ
và rối loạn phổ tự kỷ thường xuyên xuất hiện đồng thời; để có thể chẩn đoán đồng thời cả rối loạn phổ tự kỷ rối khuyết tật trí tuệ, giao tiếp xã hội nên thấp hơn mức độ mong đợi so với với trình độ phát triển chung
Theo tiêu chuẩn chẩn đoán ICD -10 dành cho nghiên cứu:
A Sự phát triển bất thường hoặc rối loạn biểu hiện rõ trước ba tuổi ít nhất
(3) Các trò chơi hoạt động hoặc biểu tượng
B Tổng số có ít nhất 6 triệu chứng của các nhóm (1), (2), (3) phải có mặt, với ít nhất hai triệu chứng của nhóm (1) và ít nhất một triệu chứng của mỗi nhóm (2) và (3):
(1) Những bất thường về mặt chất lượng trong những tác động tương hỗ về xã hội được biểu hiện ít nhất ở hai trong các lĩnh vực sau:
(a) Không có khả năng nhìn chăm chú vào mắt người khác, biểu hiện nét mặt, sử dụng tư thế hoặc dáng điệu của cơ thể để điều hòa các tương tác xã hội
(b) Không thể phát triển (theo cách phù hợp với độ tuổi tâm thần, và mặc dù trong những cơ hội tốt) các mối quan hệ với
Trang 3728
người đồng trang lứa khi những mối quan hệ này đòi hỏi sự chia sẻ sâu sắc những mối quan tâm, các hoạt động và những cảm xúc
(c) Thiếu sự tương hỗ về mặt tình cảm- xã hội được thể hiện bằng sự đáp ứng sai lệch hoặc rối loạn đối với những cảm xúc của người khác: hoặc thiếu khả năng điều chỉnh hành vi theo bối cảnh xã hội, hoặc thiếu có sự kém hợp nhất các hành vi giao tiếp, xã hội và cảm xúc
(d) Thiếu sự tìm kiếm tự phát việc chia sẻ sự thích thú, các mối quan tâm, hoặc những thành công với người khác (ví dụ: thiếu sự biểu hiện, trình bày hoặc chỉ ra cho người khác những đồ vật mà bệnh nhân quan tâm)
(2) Các bất thường về mặt chất lượng trong việc giao tiếp được biểu hiện ít nhất ở một trong các lĩnh vực sau:
(a) Có sự chậm trễ, hoặc thiếu hoàn toàn khả năng, phát triển ngôn ngữ nói, rối loạn này không đi kèm với sự nỗ lực bù trừ thông qua việc sử dụng các cử chỉ điệu bộ hoặc kịch câm như
là một biện pháp thay thế để giao tiếp (thường trước đó không
có hiện tượng nói lắp bắp khi giao tiếp) (b) Suy giảm tương đối khả năng tiến hành và duy trì sự đối thoại (ở bất kì mức độ nào của các kỹ năng ngôn ngữ được biểu hiện), trong đó có sự đáp ứng tương hỗ đối với những giao tiếp của người khác
(c) Việc sử dụng ngôn ngữ lặp lại và định hình hoặc sử dụng các
từ và các câu một cách khác biệt với người khác
(d) Thiếu các khả năng gây lòng tin một cách đa dạng, hồn nhiên hoặc khi còn nhỏ thiếu khả năng bắt chước các hành vi xã hội
Trang 3829
(3) Các mô hình hành vi, các mối quan tâm, và các hoạt động bị thu hẹp, lặp lại và định hình được biểu hiện ít nhất ở một trong các lĩnh vực sau:
(a) Mối bận tâm bao trùm một hoặc nhiều mô hình bị thu hẹp và định hình của mối quan tâm mà nội dung hoặc sự tập trung của nó bất thường; một hoặc nhiều mối quan tâm có sự bất thường về cường độ và bản chất hoàn cảnh mặc dù về nội dung và sự tập trung của mối quan tâm đó không bất thường (b) Có sự tuân thủ một cách cưỡng bức đối với những nghi thức hoặc những thói quen đặc hiệu không mang tính chức năng (c) Có tính điệu bộ trong động tác, lặp lại và định hình, các động tác này xuất hiện ở cánh tay hoặc ngón tay với các động tác run hoặc xoắn vặn, hoặc các cử động phức hợp của toàn bộ cơ thể
(d) Bận tâm đến các bộ phận của đồ vật hoặc những yếu tố không
có tính chức năng của đồ chơi (như là mùi của chúng, cảm giác bề mặt của chúng, hoặc tiếng ồn và sự rung động do chúng gây ra)
Bệnh cảnh lâm sàng này không thể quy cho các thể loại khác của rối loạn lan tỏa sự phát triển: rối loạn sự phát triển đặc hiệu của ngôn ngữ tiếp nhận (F80.2) với những rối loạn cảm xúc và chức năng xã hội thứ phát; rối loạn sự gắn kết phản ứng (F94.1) hoặc rối loạn sự gắn kết mất ức chế (F94.2); chậm phát triển tâm thần (F70-F72) với một số rối loạn kết hợp của hành vi
và cảm xúc; tâm thần phân liệt (F20) với sự khởi phát đặc biệt sớm; hội chứng Rett (F84.2) [30, tr167-169]
1.2.2.3 Phân loại tự kỷ
Theo bảng phân loại bệnh quốc tế ICD 10 thì tự kỷ được phân loại thành:
Trang 3930
Tự kỷ điển hình: Tự kỷ bẩm sinh phát hiện ngay sau khi sinh hoặc rất sớm sau khi sinh, chậm phát triển và có các triệu chứng xuất hiện ngay sau khi sinh đến trước 3 tuổi
Tự kỷ không điển hình:
A Sự phát triển bất thường hoặc rối loạn biểu hiện rõ sau ba tuổi (đủ các tiêu chuẩn đối với tính tự kỷ ngoại trừ tiêu chuẩn tuổi biểu hiện
bệnh)
B Có những bất thường về chất lượng của sự tác động tương hỗ trong
xã hội hoặc trong giao tiếp, các mô hình hành vi, những mối quan tâm, và các hoạt động bị thu hẹp, lặp lại và định hình (tất cả các tiêu
chuẩn đối với số lượng các lĩnh vực bất thường)
Hoặc còn có một số giả thiết cho rằng tự kỷ có nguyên nhân từ các yếu
tố sinh học hoặc môi trường, hoặc cả hai bao gồm cả các yếu tố nhiễm khuẩn lúc mang thai, các khiếm khuyết của hệ thống miễn dịch gen
Qua nghiên cứu các gia đình có trẻ mắc chứng tự kỷ và những gia đình
có con song sinh, nhiều học giả ủng hộ giả thuyết về gen Tuy nhiên, đến nay các nhà nghiên cứu chưa xác định được gen nào là nguyên nhân gây ra bệnh này
Ngoài ra giả thuyết về não cũng được đưa ra, ví dụ như sự phát triển không bình thường của não ngay từ thời kì bào thai hoặc vấn đề bất thường
Trang 40tự kỷ
1.2.3 Nhận thức về tự kỷ
Tự kỷ là một loại khuyết tật phát triển tồn tại suốt đời, thường được thể hiện ra bên ngoài trong 3 năm đầu đời Tự kỷ là do một rối loạn thần kinh ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của não bộ gây nên, chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ em và người lớn ở nhiều quốc gia không phân biệt giới tính, chủng tộc hoặc điều kiện kinh tế - xã hội Đặc điểm của tự kỷ là sự khó khăn trong tương tác xã hội, các vấn đề về giao tiếp bằng lời nói và không bằng lời nói,
và có các hành vi, sở thích và hoạt động lặp đi lặp lại và hạn hẹp
Trong nghiên cứu này chúng tôi hiểu nhận thức theo mô hình của B.S Bloom bao gồm: Biết, hiểu và vận dụng
Biết về tự kỷ được đánh giá thông qua các nguyên nhân, triệu chứng, biểu hiện về tự kỷ
Hiểu về tự kỷ là những đánh giá dựa trên khả năng phát triển, tiên lượng phát triển, cách thức hỗ trợ cho trẻ tự kỷ
Vận dụng về tự kỷ là việc sinh viên sử dụng những kiến thức đã có từ biết, hiểu để đưa ra chẩn đoán, đánh giá và định hướng điều trị về tự
kỷ
Đã có rất nhiều các nghiên cứu nhận thức về tự kỷ trên thế giới cũng như ở Việt Nam, tuy nhiên mỗi nghiên cứu đều đưa ra những quan điểm khác nhau trong nhận thức về tự kỷ Trong đề tài nghiên cứu của mình chúng tôi cho rằng nhận thức về tự kỷ được hiểu như sau:
“Nhận thức về tự kỷ là khả năng biết, hiểu và vận dụng những thông tin
về nguyên nhân, triệu chứng, biểu hiện, khả năng phát triển, tiên lượng phát