Bàn luận về kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nhận thức về tự kỷ của sinh viên năm cuối các ngành chăm sóc sức khỏe tâm thần ở Việt Nam (Trang 97)

Nhận thức chung về tự kỷ của sinh viên chuyên ngành chăm sóc sức khỏe tâm thần có ảnh hưởng rất lớn tới việc đưa ra chẩn đoán, đánh giá và phương hướng trị liệu, can thiệp cho trẻ sau này. Hầu hết sinh viên các ngành này được đào tạo để chăm sóc sức khỏe cộng đồng trong đó có trẻ tự kỷ, vì vậy khi hiểu chưa đúng hoặc chưa sâu về lĩnh vực tự kỷ nói chung thì khi ra trường làm việc các em sẽ gặp nhiều khó khăn. Nhất là khi điều trị cho trẻ tự kỷ đòi hỏi sự linh hoạt không chỉ biểu hiện triệu chứng, đặc điểm cá nhân, tiên lượng phát triển… của từng trẻ thì mới đưa ra chương trình can thiệp phù hợp cho các em. Do vậy nghề nghiệp cũng đòi hỏi sinh viên chuyên ngành chăm sóc sức khỏe tâm thần cần có kiến thức sâu rộng và đúng đắn để có thể vận dụng được quá trình chẩn đoán, đánh giá và điều trị, can thiệp cho trẻ.

Qua kết quả khảo sát chúng tôi nhận thấy sinh viên các chuyên ngành chăm sóc sức khỏe tâm thần có kiến thức nhất định về nguyên nhân, biểu hiện, cách thức hỗ trợ, nhận thức về chẩn đoán, đánh giá và cách tiếp cận ngành nghề với tự kỷ. Tuy nhiên chưa sâu, kiến thức chuyên môn chưa nhiều vì vậy mà vẫn còn bộ phận sinh viên hiểu sai, hiểu lầm về nguyên nhân, biểu

89

hiện, nhận thức về chẩn đoán, đánh giá và chưa hiểu hết về vai trò nghề nghiệp của mình đối với tự kỷ.

Nhận thức về tự kỷ của sinh viên chuyên ngành chăm sóc sức khỏe tâm thần cũng có sự khác biệt ở các chuyên ngành, thời lượng học đối với triệu chứng, biểu hiện, tiên lượng, chẩn đoán, đánh giá khác nhau là khác nhau.

Còn bộ phận lớn sinh viên ngành chăm sóc sức khỏe có nhận thức sai, chưa đúng về nguyên nhân, triệu chứng, biểu hiện, khả năng phát triển, tiên lượng phát triển và điều trị cho trẻ tự kỷ. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhận thức về tự kỷ của sinh viên các ngành chăm sóc sức khỏe tâm thần nói chung ở Việt Nam còn chưa sâu, còn nhiều hiểu sai hiểu lầm đặc biệt là nhận thức về nguyên nhân, biểu hiện, khả năng phục hồi và nhận biết chức năng nghề nghiệp. Điều này sẽ là ảnh hưởng khi các nhà chuyên môn tương lai cung cấp các dịch vụ chăm sóc SKTT cho đối tượng tự kỷ sau này.

Kết quả cũng cho thấy sinh viên chuyên ngành Tâm lý lâm sàng có kiến thức tốt hơn các chuyên ngành khác, chuyên ngành Công tác xã hội có nhận thức thấp nhất.

 Nhận thức về nguyên nhân tốt nhất là Tâm lý lâm sàng, kém nhất là Chuyên khoa tâm thần và Giáo dục đặc biệt hệ đại học.

 Nhận thức về biểu hiện thì Tâm lý lâm sàng tốt nhất và kém nhất là Công tác xã hội.

 Nhận thức về khả năng phục hồi tốt là Tâm lý lâm sàng và kém nhất là Công tác xã hội và Giáo dục đặc biệt cao đẳng

 Nhận thức về cách thức hỗ trợ tốt là Giáo dục đặc biệt hệ cao đẳng trong khi Giáo dục đặc biệt đại học lại thấp nhất.

 Nhận thức trong việc đưa ra đánh giá thì Tâm lý lâm sàng tốt hơn Công tác xã hội.

Điều này cho thấy học viên cao học lâm sàng của trường Đại học giáo dục – ĐHQG HN có nhận thức về biểu hiện (triệu chứng), nguyên nhân, tiên lượng (khả năng phục hồi), chẩn đoán – đánh giá là tốt nhất. Điều này là dễ

90

hiểu bởi các học viên cao học lâm sàng được học riêng một buổi về tự kỷ và được thực hành nhiều trong tổng cộng 600 giờ thực tập. Tâm lý lâm sàng tập trung vào nhận biết triệu chứng, chẩn đoán, tiên lượng, định hướng can thiệp, nhưng không học chuyên sâu về phương pháp và kỹ thuật hỗ trợ can thiệp cụ thể - là chuyên môn của lĩnh vực Giáo dục đặc biệt. Sinh viên Giáo dục đặc biệt hệ Cao đẳng được học một khóa riêng biệt về tự kỷ và cũng được thực hành khá nhiều, vì vậy cũng không ngạc nhiên khi học hiểu biết tốt nhất về việc can thiệp cho tự kỷ.

So sánh kết quả với nghiên cứu của các tác giả Igwe, Bakare, Agomah, Onyeama và Okonkwo thực hiện vào năm 2010 ở Nigeria về nhận thức về tự kỷ trẻ nhỏ của nhà chuyên môn về chăm sóc sức khỏe, đã tìm ra rằng sinh viên y khoa nhiều khả năng nhận ra các triệu chứng và dấu hiệu của bệnh tự kỷ hơn là sinh viên điều dưỡng và tâm lý học [44] Sự khác biệt này cho thấy đào tạo y khoa ở Nigeria đã có quan tâm tới tự kỷ, thậm chí có thể còn nhiều hơn tâm lý học và điều dưỡng. Điều này dường như ngược với kết quả mà chúng tôi thu được từ nghiên cứu này ở Việt Nam.

So sánh kết quả với nghiên cứu của các tác giả M.N. Igwe Ahanotu, Bakare, Achor và C. Igwe thực hiện năm 2011 “Đánh giá kiến thức về chứng tự kỷ ở trẻ em trên y tá nhi khoa và điều dưỡng tâm thần tại Ebonyi, Nigeria”

và kết quả cho thấy có sự thâm hụt trong kiến thức về chứng tự kỷ giữa các nhóm nghiên cứu. Thiếu kiến thức về chứng tự kỷ ở trẻ em, các y tá nhi khoa và điều dưỡng tâm thần có thể là một rào cản lớn trong can thiệp sớm, cải thiện chất lượng cuộc sống cũng tiên lượng bệnh tự kỷ ở trẻ em. Thì thể hiện có sự tương đồng về kết quả tìm được của chúng tôi là sinh viên ngành chăm sóc sức khỏe tâm thần có nhiều sự thiếu hụt, còn nhiều nhầm lẫn [45]. Như vậy cho thấy nghiên cứu trên điều dưỡng viên tâm thần và điều dưỡng viên nhi khoa cũng có vấn đề. Đều có hiểu biết không đầy đủ và nhiều sai lệch về tự kỷ.

91

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn nghiên cứu chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:

Khi tìm hiểu nhận thức về tự kỷ, nhìn chung đa số sinh viên các ngành chăm sóc sức khỏe tâm thần ở Việt Nam có những hiểu biết nhất định về tự kỷ.

Tuy vậy có một bộ phận sinh viên ngành chăm sóc sức khỏe tâm thần có nhận thức sai lầm về nguyên nhân, triệu chứng, tiên lượng phát triển.

Sinh viên các ngành khác nhau hoặc thời lượng đào tạo khác nhau thì nhận thức về tự kỷ cũng khác nhau, cụ thể: học viên cao học Tâm lý lâm sàng có nhận thức tốt nhất về triệu chứng, dấu hiệu, nguyên nhân, chẩn đoán, tiên lượng phát triển; sinh viên Giáo dục đặc biệt hệ cao đẳng có nhận thức tốt nhất về can thiệp, sinh viên Công tác xã hội và học viên cao học Y khoa tâm thần có nhận thức thấp nhất về tự kỷ.

Cuối cùng, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sinh viên ngành chăm sóc sức khỏe tâm thần có nhận thức về nghề nghiệp chưa thật sự rõ ràng, các em còn nhầm lẫn vai trò của các nhà chuyên môn trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần cho đối tượng là trẻ tự kỷ. Việc nhầm lẫn vai trò nghề nghiệp có thể khiến các em làm nhầm nghề sau khi ra trường.

Một phần của tài liệu Nhận thức về tự kỷ của sinh viên năm cuối các ngành chăm sóc sức khỏe tâm thần ở Việt Nam (Trang 97)