Khi tìm hiểu về nguồn thông tin mà sinh viên sử dụng để biết đến tự kỷ chúng tôi thu được kết quả như sau:
54
Bảng 3.2. Nguồn thông tin sinh viên biết đến tự kỷ
Nội dung Có Không
SL (%) SL (%)
Từ phương tiện truyền thông (báo, đài, tivi, internet…)
204 (81,0) 48 (19,0)
Nghe người khác kể 121 (48,0) 131 (52,0)
Người quen có trẻ bị tự kỷ 70 (27,8) 182 (72,2) Tham quan các cơ sở chăm sóc trẻ tự kỷ 82 (32,5) 170 (67,5) Tham gia các buổi nói chuyện tọa đàm về tự kỷ 86 (34,3) 165 (65,7)
Từ chương trình học 181 (71,8) 71 (28,2)
Cách khác 12 (4,8) 237 (94,4)
Hầu hết sinh viên chuyên ngành chăm sóc sức khỏe tâm thần biết đến tự kỷ qua Phương tiện truyền thông (204 người, 81%) và Nghe người khác kể
có 121 người chiếm 48,0% chiếm đa số trong khi Từ chương trình học có 181 người chiếm 71,8% và Việc Tham quan cơ sở chăm sóc và Người quen có con bị tự kỷ chiếm tỉ lệ thấp hơn 32,5%, 34,3%. Như vậy cho thấy sinh viên chuyên ngành chăm sóc sức khỏe tâm thần biết đến tự kỷ từ Phương tiện truyền thông và Nghe người khác kể chiếm tỉ lệ khá cao, chứng tỏ xã hội đã quan tâm và biết tới tự kỷ nhiều hơn. Điều này cũng dễ nhận thấy bởi đã có rất nhiều các trang web, chương trình truyền hình như thời sự, “Sức sống mới”, “O2 tivi” sách, báo, tạp chí hiện nay cũng rất quan tâm tới lĩnh vực trẻ tự kỷ và đặc biệt các chuyên gia, các nhà nghiên cứu cũng đã có nhiều hơn những công trình nghiên cứu về trẻ tự kỷ, điều đó khiến cho việc tiếp nhận các thông tin về tự kỷ được sinh viên biết tới dễ dàng hơn. Tuy nhiên nguồn thông tin mà sinh viên tiếp nhận từ chương trình học và thực hành chưa nhiều. Khi phỏng vấn thêm sinh viên việc biết đến tự kỷ từ chương trình học như thế nào chúng tôi thu được:
55 Bảng 3.3. Chương trình học về tự kỷ Chuyên ngành Thời lƣợng học Có biết về tự kỷ Không biết về tự kỷ SL (%) SL (%)
Công tác xã hội Không được nhắc đến 28 (62,2) 17 (37,8) Tâm lý học
Chuyên khoa tâm thần Tâm lý lâm sàng
Nhắc đến trong môn học đại cương
85 (69,1) 38 (30,9)
Giáo dục đặc biệt Có chuyên đề riêng 68 (81,0) 16 (19,0) Điều này thể hiện tỉ lệ sinh viên không biết về tự kỷ cao nhất là chuyên ngành Công tác xã hội với 17 người chiếm 37,8% vì trong chương trình học của các em không được đề cập đến tự kỷ và thấp nhất là sinh viên trong chương trình học có chuyên đề riêng về tự kỷ - Giáo dục đặc biệt 16 người chiếm 19% là điều dễ hiểu.
Qua bảng 3.2 và 3.3 cho thấy sinh viên chuyên ngành chăm sóc sức khỏe tâm thần tiếp cận với kênh thông tin về tự kỷ qua nguồn thông tin trực tiếp và từ chương trình học còn hạn chế, rất nhiều người biết tới tự kỷ từ các phương tiện thông tin đại chúng. Ở đây thông tin đại chúng tuy phong phú nhưng thiếu tính chính xác, không mang tính khoa học. Sinh viên biết đến tự kỷ trong chương trình học có chuyên đề riêng chiếm 81% rất cao nhưng vẫn có 19 % nói là không biết tự kỷ và 30,9% có nhắc đến trong môn học đại cương nhưng vẫn cho là không biết tới tự kỷ. Ở đây có thể là sinh viên cho rằng mức độ biết và không biết tự kỷ là việc mình có kiến thức đúng, chính xác về tự kỷ hay chưa chứ không phải chỉ là có biết về thuật ngữ này hay không.
56