Nhận thức của sinh viên về triệu chứng, biểu hiện tự kỷ

Một phần của tài liệu Nhận thức về tự kỷ của sinh viên năm cuối các ngành chăm sóc sức khỏe tâm thần ở Việt Nam (Trang 66)

3.1.4.1. Triệu chứng ở mọi trẻ tự kỷ

Khi được hỏi “Triệu chứng ở mọi trẻ tự kỷ là giống nhau?” chúng tôi nhận được câu trả lời như sau:

Biểu đồ 3.2. Nhận thức của sinh viên về triệu chứng ở trẻ tự kỷ

Số liệu thu được cho thấy có sự chênh lệch đáng kể giữa các lựa chọn

58

trả lời chiếm 86,6% với đa số khách thể nghiên cứu, Triệu chứng là giống nhau ở các trẻ tự kỷ có 23 người trả lời chiếm 9,9% và lựa chọn thấp nhất

Không biết là 8 người với 3,4%. Như vậy thể hiện đa số sinh viên chuyên ngành chăm sóc sức khỏe tâm thần có nhận biết đúng về biểu hiện triệu chứng ở mọi trẻ tự kỷ là khác nhau. Chỉ có một số rất ít sinh viên cho rằng biểu hiện triệu chứng là giống nhau và không biết. Điều này có thể giải thích là do các em còn nhầm lẫn giữa các triệu chứng không điển hình ở trẻ tự kỷ.

3.1.4.2. Các biểu hiện tự kỷ

Khi được hỏi “Theo bạn, trẻ tự kỷ có thể có các biểu hiện gì?”chúng tôi nhận được câu trả lời như sau

Bảng 3.5. Nhận thức của sinh viên về biểu hiện tự kỷ

Các biểu hiện

Không

chắc chắn Không có SL (%) SL (%) SL (%)

1. Kém hoặc không có khả năng biểu đạt phi ngôn ngữ (ví dụ: ánh mắt, nét mặt, tư thế, điệu bộ) trong tương tác xã hội

207 (84,1) 35 (14,2) 4 (1,6)

2. Không thiết lập được các quan hệ với bạn cùng tuổi 193 (79,4) 43 (17,7) 7 (2,9) 3. Không chia sẻ hứng thú, sở thích và hành động với người khác một cách tự giác 202 (82,8) 32 (13,1) 10 (4,1) 4. Thiếu những tương tác về cảm xúc và xã hội trong quan hệ

202 (82,4) 34 (13,9) 9 (3,7)

5. Chậm hoặc không có ngôn ngữ nói 173 (70,0) 64 (25,9) 10 (4,0) 6. Thiếu khả năng gợi mở và duy trì

các cuộc trò chuyện

59 7. Sử dụng ngôn ngữ bất thường và

lặp lại

159 (64,9) 72 (29,4) 14 (5,7) 8. Hay cười, nói môt mình 138 (56,8) 81 (33,3) 24 (9,9) 9. Hành động dập khuôn và lặp lại 167 (67,9) 57 (23,2) 22 (8,9) 10.Luôn tập trung đến bộ phận của đồ

vật thay vì chú ý đến đồ vật một cách tổng thể

137 (55,7) 87 (35,4) 22 (8,9)

11.*Nhìn vào mắt người khác khi giao tiếp 24 (10,0) 68 (28,3) 148 (61,7)

12.Quá nhạy cảm với một số cảm giác (ví dụ: sợ âm thanh to, sợ mùi vị một loại thức ăn nào đó)

141 (57,8) 84 (34,4) 19 (7,8)

13.Thói quen ăn uống không bình thường 100 (41,0) 109(44,7) 35 (14,3) 14.Sợ chỗ lạ, người hoặc vật lạ 168 (68,9) 63 (25,8) 13 (5,3) 15.*Ăn trộm, đập phá đồ đạc 56 (23,1) 118 (48,8) 68 (28,1)

16.Không biết chơi các trò giả vờ hoặc nhập vai

123 (50,8) 93 (38,4) 26 (10,7)

17.Quá hiếu động, không tập trung chú ý 79 (32,2) 79 (32,2) 87 (35,5) 18.*Có hành vi hung bạo 108 (44,3) 95 (38,9) 41 (16,8)

19.Chơi đồ chơi đơn điệu, không đúng cách 124 (50,6) 89 (36,3) 32 (13,1) 20.Hành vi tự kích thích giác quan (ví

dụ: tự hét rất to, đi kiễng chân, giơ đồ chơi lên nhìn sát mắt, mân mê quả bóng mềm)

172 (69,9) 62 (25,2) 12 (4,9)

21.Người khác - gọi tên nhưng không quay lại

153 (61,7) 84 (33,9) 11 (4,4) 22.*Uống bia, rượu 10(4,2) 96 (40,0) 133 (55,4)

23.Biểu hiện khác 14 (12,6) 42 (37,8) 54 (48,6)

Ghi chú: * Các câu sinh viên trả lời Có đồng nghĩa với việc sinh viên trả lời không đúng về triệu chứng tự kỷ.

60

Số liệu thu được cho thấy nhận biết của sinh viên về triệu chứng tự kỷ cao nhất là các lựa chọn: Kém hoặc không có khả năng biểu đạt phi ngôn ngữ (ví dụ: ánh mắt, nét mặt, tư thế, điệu bộ) trong tương tác xã hội trả lời với 207 người lựa chọn chiếm 84.1%; Không chia sẻ hứng thú, sở thích và hành động với người khác một cách tự giác với 202 lựa chọn chiếm 82,8%; Thiếu những tương tác về cảm xúc và xã hội trong quan hệ” là 202 người trả lời chiếm 82,4%. Điều này thể hiện hầu hết sinh viên chuyên ngành chăm sóc sức khỏe tâm thần có nhận thức đúng về triệu chứng ở trẻ tự kỷ. Tuy vậy vẫn có một số hiểu nhầm như: Có hành vi hung bạo 108 sinh viên (44,3%); Nhìn vào mắt người khác khi giao tiếp 24 người (10%), Ăn trộm, đập phá đồ đạc 56 lựa chọn 23,1%, Uống bia, rượu 10 người 4,2% là những biểu hiện không điển hình ở trẻ tự kỷ nhưng lại được các em cho rằng đó là triệu chứng điển hình ở trẻ tự kỷ

Như vậy sẽ là ảnh hưởng lớn đến việc hành nghề của các em sau này khi hiểu lầm về triệu chứng có thể dẫn đến đánh giá, chẩn đoán sai về bệnh, dễ gán nhãn cho trẻ. Sự khác nhau về nhận biết triệu chứng ở trẻ tự kỷ giữa các ngành và thời lượng học sẽ được thảo luận ở phần 3.3 của chương này.

Biểu đồ.3.3.Nhận thức của sinh viên về biểu hiện tự kỷ

Ghi chú: Số 1 đến 23 tương ứng với các triệu chứng được thể hiện ở bảng 3.5 phía trên.

61

Một phần của tài liệu Nhận thức về tự kỷ của sinh viên năm cuối các ngành chăm sóc sức khỏe tâm thần ở Việt Nam (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)