Mối quan hệ giữa các đặc điểm của sinh viên và nhận thức về tự kỷ

Một phần của tài liệu Nhận thức về tự kỷ của sinh viên năm cuối các ngành chăm sóc sức khỏe tâm thần ở Việt Nam (Trang 83)

“Đặc điểm của sinh viên” ở đây được quy định là chuyên ngành học của sinh viên, thời lượng học về tự kỷ, trường học, tuổi, giới tính, số năm trong chương trình học.

3.2.1.Mối quan hệ giữa chuyên ngành, thời lượng học và nhận thức tự kỷ

3.2.1.1. Mối quan hệ giữa chuyên ngành và thời lượng học với nhận thức nguyên nhân, triệu chứng tự kỷ

Để xem có sự khác biệt về nhận thức về nguyên nhân và triệu chứng của tự kỷ giữa sinh viên chuyên ngành khác nhau, và thời lượng học khác nhau, chúng tôi sử dụng test so sánh ANOVA trong SPSS, cho kết quả

F=12,77; p<0,01 khi so sánh giữa các chuyên ngành, cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê; và F=0,373; p>0,05 khi so sánh thời lượng học, tức không có sự khác biệt.

Biểu đồ 3.10. Chuyên ngành và nguyên nhân tự kỷ

Như vậy chuyên ngành Tâm lý lâm sàng biết tới nguyên nhân tự kỷ ở mức cao nhất (ĐTB =0,75), thấp nhất là 2 chuyên ngành Chuyên khoa tâm thần (ĐTB=0,39) và Giáo dục đặc biệt đại học (ĐTB= 0,39).

Điều này thể hiện nghề trong tương lai mà chẩn đoán, đánh giá đầu vào cho trẻ tự kỷ là chuyên khoa tâm thần nhưng lại đang có nhận thức thấp nhất về nguyên nhân của tự kỷ, trường đào tạo lâu năm hơn về chuyên ngành giáo dục đặc biệt ĐHSPHN lại có ĐTB thấp hơn CĐSPTW. Thể hiện bất cập trong thiết kế chương trình học ở các cơ sở đào tạo.

75

Về triệu chứng tự kỷ: chỉ số p>0,05 cho thấy không có sự khác biệt về nhận thức nguyên nhân của tự kỷ theo thời lượng sinh viên được học về tự kỷ ở trường.

3.2.1.2. Mối quan hệ giữa chuyên ngành và thời lượng học với nhận thức biểu hiện của tự kỷ

Sử dụng ANOVA để so sánh nhận thức về biểu hiện tự kỷ theo các chuyên ngành cho giá trị F=21,66; p<0,01, tức có sự khác biệt. Sinh viên Tâm lý lâm sàng có ĐTB=1,73 cao nhất, sau đó là Tâm lý học ĐTB=1,61, và thấp nhất là Công tác xã hội ĐTB=1,3. Chúng tôi cũng tìm thấy sự khác biệt giữa thời lượng học với biểu hiện tự kỷ ở sinh viên F=24,94; p<0,01, cao nhất là Nhắc đến trong môn học đại cương ĐTB=1,57 và thấp nhất là Không được nhắc đến ĐTB=1,3.

Điều này thể hiện giữa các chuyên ngành, thời lượng học khác nhau thì nhận thức về biểu hiện tự kỷ khác nhau, là có ý nghĩa thống kê. Ví dụ chuyên ngành Tâm lý lâm sàng có nhận thức biểu hiện tốt hơn vì được đào tạo sâu hơn về ngành chăm sóc sức khỏe tâm thần còn Công tác xã hội thì các em trong chương trình học tự kỷ không hề được nhắc đến

76

3.2.1.3. Mối quan hệ giữa chuyên ngành và thời lượng học với nhận thức về khả năng phục hồi của trẻ tự kỷ

Test ANOVA cho thấy có sự khác biệt với F=8,66; p<0,01 giữa các chuyên ngành với nhận thức về khả năng phục hồi của trẻ tự kỷ. Chuyên ngành Tâm lý lâm sàng có ĐTB=1 cao nhất và công tác xã hội có ĐTB=0,3 thấp nhất, sau đó là Giáo dục đặc biệt cao đẳng ĐTB=0,31 thể hiện mặc dù Giáo dục đặc biệt cao đẳng có được học về tự kỷ nhưng lại có nhận thức thấp về khả năng phục hồi của trẻ, có thể Giáo dục đặc biệt cao đẳng trong chương trình học chỉ chú trọng về các kỹ năng sư phạm. Nghề này sẽ là những người mà giáo dục trực tiếp cho trẻ tự kỷ mà không hiểu hết về khả năng phục hồi ở trẻ khó có thể đưa ra chương trình giảng dạy phù hợp.

Test ANOVA so sánh nhận thức về khả năng phục hồi theo các nhóm về thời lượng học cho kết quả F=7,6; p<0,05, tức có sự khác biệt giữa Thời lượng học và khả năng phục hồi của trẻ tự kỷ, thể hiện cao nhất là Nhắc đến trong môn học đại cương ĐTB=0,61, thấp nhất Không được nhắc đến ĐTB=0,3.

Biểu đồ 3.12. Đặc điểm sinh viên và nhận thức về khả năng phục hồi của trẻ tự kỷ

77

3.2.1.4. Mối quan hệ giữa chuyên ngành và thời lượng học với nhận thức trong điều trị cho trẻ tự kỷ

Nhận thức trong cách thức hỗ trợ

Test ANOVA cho kết quả F=5,460; p<0,01; tức là có sự khác biệt giữa chuyên ngành về nhận thức trong cách thức hỗ trợ trẻ tự kỷ cụ thể là Giáo dục đặc biệt cao đẳng có ĐTB=2,61 cao nhất và thấp nhất là Giáo dục đặc biệt đại học ĐTB=2,42. Điều này thể hiện mặc dù cùng là đào tạo Giáo dục đặc biệt nhưng số năm học khác nhau CĐ 3 năm, ĐH 4 năm nhưng có thể ở bậc ĐH các em có thời gian học nhiều hơn, mức độ môn học dàn trải, học nhiều đại cương mà chuyên sâu ngành, nghề chưa nhiều còn CĐ học ít năm hơn nhưng tập trung hơn.

Số liệu không tìm ra sự khác biệt giữa thời lượng học và nhận thức về cách thức hỗ trợ cho trẻ tự kỷ p>0,05.

Biểu đồ 3.13. Đặc điểm sinh viên với nhận thức về cách thức hỗ trợ trẻ tự kỷ.  Nhận thức trong đưa ra chẩn đoán tự kỷ

Khi so sánh giữa các chuyên ngành, thời lượng học với nhận thứuc về việc đưa ra chẩn đoán tự kỷ cho thấy không có sự khác biệt giữa chuyên ngành p>0,05, thời lượng học trong nhận thức về chẩn đoán tự kỷ p>0.05.

78

Test ANOVA cho kết quả F=5,819;p<0,01, tức là có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các chuyên ngành với việc đánh giá tự kỷ cụ thể là Tâm lý học lâm sàng có ĐTB=0,97 cao nhất và Công tác xã hội có ĐTB=0,68 thấp nhất. Ngoài ra cũng có sự khác biệt giữa thời lượng học và nhận thức trong đánh giá trẻ tự kỷ F=10,17; p<0,01, cao nhất là Nhắc đến trong chương trình học đại cương và thấp nhất là không được nhắc đến.

Như vậy thể hiện chuyên ngành được học về tự kỷ thì cũng có nhận thức tốt hơn chuyên ngành không được học về tự kỷ trong chương trình học.

Biểu đồ 3.14. Đặc điểm sinh viên với nhận thức trong đưa đánh giá về tự kỷ

Một phần của tài liệu Nhận thức về tự kỷ của sinh viên năm cuối các ngành chăm sóc sức khỏe tâm thần ở Việt Nam (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)