Mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nhận thức về tự kỷ của sinh viên năm cuối các ngành chăm sóc sức khỏe tâm thần ở Việt Nam (Trang 56)

Chúng tôi phát ra 260 phiếu cho sinh viên, học viên tại 6 cơ sở đào tạo tại các trường Đại học, Cao đẳng, Bệnh viện nói trên và thu lại được 252 phiếu hợp lệ và 8 phiếu trống.

Đặc điểm khách thể nghiên cứu.

Bảng 2.2. Một số đặc điểm của khách thể nghiên cứu

Đặc điểm Số lƣợng Phần trăm (%) Học vấn Cao đẳng 37 14,6 Đại học 151 60,0 Cao học 64 25,4 Giới tính Nam 29 11,5 Nữ 223 88,5 Tổng 252 100

Khách thể nghiên cứu trình độ cao đẳng có 37 người chiếm 14,6%, trình độ đại học có số khách thể cao nhất 151 người chiếm 60,0%, và cao học 64 người chiếm 25,4%. Như vậy khách thể nghiên cứu phù hợp với đối tượng nghiên cứu là sinh viên năm cuối các ngành chăm sóc sức khỏe tâm thần.

48

Khách thể nghiên cứu gồm 252 khách thể với 11,5% là nam, 88,5% là nữ. Như vậy khách thể nữ gấp hơn 7 lần nam giới, điều này có thể là vì đặc thù ngành chăm sóc sức khỏe tâm thần đòi hỏi sự mềm dẻo, khéo léo và sự kiên nhẫn, cần cù chịu khó trong chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân vì vậy số số lượng nữ giới cũng cao hơn nam giới là hợp lý.

Bảng 2.3. Tuổi khách thể nghiên cứu

Tuổi Số lƣợng Phần trăm (%)

Dưới 23 151 68,9

Từ 24 đến 30 25 11,4

Trên 30 43 19,6

Trong tổng số 252 phiếu thu được thì có 219 phiếu trả lời về độ tuổi, có 33 phiếu trống. Khách thể nghiên cứu chia ra theo tiêu chí tuổi, tuổi khách thể dao động từ 20 đến 53 tuổi và tập trung nhiều nhất vào nhóm tuổi từ 21 đến 23, chiếm 64%. Như vậy số sinh viên đang theo học ở độ tuổi tương đối trẻ, chiếm đa số trong số sinh viên đang theo học chuyên ngành chăm sóc sức khỏe tâm thần là phù hợp với tuổi nghiên cứu sinh viên năm cuối.

49

Khi khảo sát nghiên cứu cho thấy số sinh viên chuyên ngành chăm sóc sức khỏe tâm thần đã có kinh nghiệm làm việc với trẻ tự kỷ là 102 người chiếm 41,6% trong tổng số sinh viên.

Biểu đồ 2.3. Khả năng làm việc với tự kỷ sau khi ra trường

Số liệu thu được cho thấy có tới 124 người với 51,7% trong tổng số sinh viên có thể sẽ làm việc với tự kỷ sau khi ra trường, chỉ có 53 người với 22,1% cho rằng sẽ không làm việc với tự kỷ. Đây là tín hiệu tốt khi sinh viên ngành chăm sóc sức khỏe tâm thần cho rằng trong tương lai có khả năng sẽ làm việc với trẻ tự kỷ.

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Với đề tài này, chúng tôi tiến hành đọc, phân tích, tổng hợp các tài liệu có liên quan đến vấn đề lý luận nhận thức, lý luận về tự kỷ, nhận thức về vấn đề tự kỷ trong và ngoài nước, trong các luận văn, luận án thạc sĩ, tiến sĩ, trong sách, báo, tạp chí, trên một số trang web chuyên ngành.

2.4.2. Phương pháp phỏng vấn

Phương pháp phỏng vấn được chúng tôi sử dụng để tìm hiểu thông tin thêm về thời gian học, chương trình học về tự kỷ tại trường của sinh viên.

50

2.4.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Đây là phương pháp chủ yếu được sử dụng trong đề tài nhằm tìm hiểu nhận thức về tự kỷ của sinh viên năm cuối các ngành chăm sóc sức khỏe tâm thần ở Việt Nam.

Bảng hỏi được thiết kế dựa trên mô hình nhận thức của Benjamin S.

Bloom gồm ba thành phần: Biết, hiểu, vận dụng và sẽ được điều tra thử trên mẫu sinh viên lần 1 để đảm bảo các yếu tố tường minh, rõ ràng không ảnh hưởng đến việc đánh giá nhận thức về tự kỷ của sinh viên năm cuối các ngành chăm sóc sức khỏe tâm thần ở Việt Nam, sau đó mới mang ra đo chính thức trên mẫu sinh viên nghiên cứu. Chi tiết bảng hỏi được trình bày ở phần phụ lục.

* Nội dung phiếu hỏi:

Câu 1, câu 2, câu 3, câu 4, câu 5: Tìm hiểu khả năng biết về tự kỷ của sinh viên.

Câu 6: câu7, câu 8, câu 9: Tìm hiểu khả năng hiểu về tự kỷ của sinh viên. Câu 10, câu 11: Tìm hiểu khả năng vận dụng kiến thức về tự kỷ của sinh viên.

Câu 12, câu 13, câu 14: Tìm hiểu thông tin thêm về sinh viên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

*Cách thức tính điểm:

- Câu 1: Tìm hiểu về khả năng biết tới tự kỷ của sinh viên thì có câu trả lời Có, Chút ít và Không biết. Cách tính điểm là có là 2 điểm, chút ít là 1 điểm, không biết là 0 điểm.

- Câu 2, câu 7, câu 9, câu 10, câu 11, câu 12: khi tích vào lựa chọn được tính 1 điểm, không tích là 0 điểm.

- Câu 3 và câu 4: Tìm hiểu nguyên nhân tự kỷ, có các đáp án Sai, Đúng và Không biết. Trả lời Sai là 1 điểm, Đúng là 2 điểm, Không biết là 3 điểm.

- Câu 5: Tìm hiểu về biểu hiện của tự kỷ, có các đáp án Có, Không chắc chắn, Không có. Trả lời Có là 2 điểm, Không chắc chắn là 1 điểm và Không có là 0 điểm.

51

- Câu 6: Tìm hiểu khả năng của trẻ tự kỷ. Có các đáp án Kém hoặc hoàn toàn không, Tương đối kém, Bình thường, Tương đối tốt, và Tốt. Trả lời Kém hoặc hoàn toàn không là 1 điểm, Tương đối kém là 2 điểm, Bình thường là 3 điểm, Tương đối tốt là 4 điểm và Tốt là 5 điểm.

- Đối với câu 8: Tìm hiểu nhận thức về cách thức hỗ trợ hiệu quả cho tự kỷ ở sinh viên, có các đáp án Không phù hợp, Phù hợp một chút và Phù hợp, cách tính điểm như sau: Không phù hợp là 1 điểm, Phù hợp một chút là 2 điểm, Phù hợp là 3 điểm.

- Đối với câu 13: Đánh giá về khả năng làm việc với tự kỷ của sinh viên sau khi ra trường, có các đáp án Có, Có thể, và Không. Cách tính điểm Có là 2 điểm, Có thể là 1 điểm và Không là 0 điểm.

2.4.4. Phương pháp thống kê toán học

Chúng tôi sử dụng phần mềm SPSS 19.0 để xử lý kết quả. Phần mềm này sẽ giúp mô tả thống kê tỷ lệ %, tính điểm trung bình, so sánh tương quan giữa các biến một cách chính xác. Kết quả đo lường được trình bày trên các bảng số liệu và biểu đồ mang tính trực quan, thể hiện trong chương 3- Kết quả nghiên cứu.

Trong luận văn tôi có sử dụng các phép tính để xử lý số liệu như sau: - Tính số lượng, phần trăm trong các câu: câu 1; câu 2, câu 3, câu 4,

câu 5, câu 6, câu 7, câu 8, câu 9, câu 10, câu 11, câu 12, câu 13. - Tính điểm trung bình trong các câu: câu3, câu5, câu 8, câu10, câu

11

- Tính tương quan với các biến chuyên ngành, thời lượng học trong các câu: câu 3, câu 4, câu 5, câu 7c, câu 8, câu 10, câu 11, câu 12.

52

CHƢƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Mô tả nhận thức của sinh viên về tự kỷ

3.1.1. Mức độ biết đến tự kỷ của sinh viên

Khi được hỏi “Bạn có biết tới tự kỷ không?” chúng tôi nhận được kết quả như sau:

Biểu đồ 3.1. Mức độ biết đến tự kỷ của sinh viên

Phần lớn sinh viên trong nhóm nghiên cứu cho rằng đã biết đến tự kỷ, mức độ giữa biết và không biết có sự khác biệt, không biết về tự kỷ có 7 người trả lời chiếm 2,8% rất ít trong tổng số sinh viên chuyên ngành chăm sóc sức khỏe tâm thần, trong khi mức độ có biết về tự kỷ là 161 người trả lời chiếm 64,7% chiếm đa số sinh viên chuyên ngành chăm sóc sức khỏe tâm thần. Tuy nhiên đây chỉ là việc sinh viên đánh giá về mình có biết tới tự kỷ hay không, nhưng khi hỏi sâu hơn thì chúng tôi thu được kết quả:

53

Bảng3.1. Mức độ biết đến tự kỷ của sinh viên

Ngành học Tổng số phiếu

Có biết Biết chút ít Không biết

SL (%) SL (%) SL (%)

Tâm lý học 59 33 (55,9) 19 (32,2) 7 (11,8) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tâm lý lâm sàng 14 13 (92,9) 1 (7,1) 0

Chuyên khoa tâm thần 50 32 (64,0) 17 (36,0) 0

Công tác xã hội 45 27 (60,0) 17 (40,0) 0

Giáo dục đặc biệt 84 56 (66,7) 27 (32,1) 0

Số liệu cho thấy có sự khác biệt về mức độ biết đến tự kỷ của sinh viên trong từng chuyên ngành, cụ thể: sinh viên ngành Tâm lý lâm sàng biết tới tự kỷ cao nhất 13 người trong tổng 14 người chiếm 92,9%, sau đó là Giáo dục đặc biệt 56 trong tổng 84 người chiếm 66,7%; biết đến tự kỷ thấp nhất là Tâm lý có 33 trong tổng 59 người chiếm 55,9% và chỉ duy nhất ở ngành tâm lý học có 7 (11,8%) người cho rằng không biết tới tự kỷ.

Như vậy có thể nhận thấy đa số sinh viên các ngành biết đến tự kỷ dù mức độ có khác nhau. Điều này có thể giải thích là do trong những năm gần đây thông tin về tự kỷ đã được phổ biến rộng hơn, không chỉ qua kênh phương tiện thông tin đại chúng mà xã hội cũng đã có nhiều các tổ chức cá nhân, xã hội tham gia vào chiến dịch nâng cao nhận thức về tự kỷ được diễn ra trong các buổi metting, hội thảo khoa học, sinh hoạt chuyên đề phong phú đa dạng hơn.

Đây chỉ là việc sinh viên đánh giá bản thân có biết tới tự kỷ hay không còn việc đánh giá đúng hay sai sẽ được thể hiện rõ hơn ở những câu tiếp theo.

3.1.2. Nguồn thông tin sinh viên biết đến tự kỷ

Khi tìm hiểu về nguồn thông tin mà sinh viên sử dụng để biết đến tự kỷ chúng tôi thu được kết quả như sau:

54

Bảng 3.2. Nguồn thông tin sinh viên biết đến tự kỷ

Nội dung Không

SL (%) SL (%)

Từ phương tiện truyền thông (báo, đài, tivi, internet…)

204 (81,0) 48 (19,0)

Nghe người khác kể 121 (48,0) 131 (52,0)

Người quen có trẻ bị tự kỷ 70 (27,8) 182 (72,2) Tham quan các cơ sở chăm sóc trẻ tự kỷ 82 (32,5) 170 (67,5) Tham gia các buổi nói chuyện tọa đàm về tự kỷ 86 (34,3) 165 (65,7)

Từ chương trình học 181 (71,8) 71 (28,2)

Cách khác 12 (4,8) 237 (94,4)

Hầu hết sinh viên chuyên ngành chăm sóc sức khỏe tâm thần biết đến tự kỷ qua Phương tiện truyền thông (204 người, 81%) và Nghe người khác kể

có 121 người chiếm 48,0% chiếm đa số trong khi Từ chương trình học có 181 người chiếm 71,8% và Việc Tham quan cơ sở chăm sóc Người quen có con bị tự kỷ chiếm tỉ lệ thấp hơn 32,5%, 34,3%. Như vậy cho thấy sinh viên chuyên ngành chăm sóc sức khỏe tâm thần biết đến tự kỷ từ Phương tiện truyền thôngNghe người khác kể chiếm tỉ lệ khá cao, chứng tỏ xã hội đã quan tâm và biết tới tự kỷ nhiều hơn. Điều này cũng dễ nhận thấy bởi đã có rất nhiều các trang web, chương trình truyền hình như thời sự, “Sức sống mới”, “O2 tivi” sách, báo, tạp chí hiện nay cũng rất quan tâm tới lĩnh vực trẻ tự kỷ và đặc biệt các chuyên gia, các nhà nghiên cứu cũng đã có nhiều hơn những công trình nghiên cứu về trẻ tự kỷ, điều đó khiến cho việc tiếp nhận các thông tin về tự kỷ được sinh viên biết tới dễ dàng hơn. Tuy nhiên nguồn thông tin mà sinh viên tiếp nhận từ chương trình học và thực hành chưa nhiều. Khi phỏng vấn thêm sinh viên việc biết đến tự kỷ từ chương trình học như thế nào chúng tôi thu được:

55 Bảng 3.3. Chương trình học về tự kỷ Chuyên ngành Thời lƣợng học Có biết về tự kỷ Không biết về tự kỷ SL (%) SL (%)

Công tác xã hội Không được nhắc đến 28 (62,2) 17 (37,8) Tâm lý học

Chuyên khoa tâm thần Tâm lý lâm sàng

Nhắc đến trong môn học đại cương

85 (69,1) 38 (30,9)

Giáo dục đặc biệt Có chuyên đề riêng 68 (81,0) 16 (19,0) Điều này thể hiện tỉ lệ sinh viên không biết về tự kỷ cao nhất là chuyên ngành Công tác xã hội với 17 người chiếm 37,8% vì trong chương trình học của các em không được đề cập đến tự kỷ và thấp nhất là sinh viên trong chương trình học có chuyên đề riêng về tự kỷ - Giáo dục đặc biệt 16 người chiếm 19% là điều dễ hiểu.

Qua bảng 3.2 và 3.3 cho thấy sinh viên chuyên ngành chăm sóc sức khỏe tâm thần tiếp cận với kênh thông tin về tự kỷ qua nguồn thông tin trực tiếp và từ chương trình học còn hạn chế, rất nhiều người biết tới tự kỷ từ các phương tiện thông tin đại chúng. Ở đây thông tin đại chúng tuy phong phú nhưng thiếu tính chính xác, không mang tính khoa học. Sinh viên biết đến tự kỷ trong chương trình học có chuyên đề riêng chiếm 81% rất cao nhưng vẫn có 19 % nói là không biết tự kỷ và 30,9% có nhắc đến trong môn học đại cương nhưng vẫn cho là không biết tới tự kỷ. Ở đây có thể là sinh viên cho rằng mức độ biết và không biết tự kỷ là việc mình có kiến thức đúng, chính xác về tự kỷ hay chưa chứ không phải chỉ là có biết về thuật ngữ này hay không.

56

3.1.3. Nhận thức của sinh viên về nguyên nhân tự kỷ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khi chúng tôi đặt câu hỏi: “Theo bạn, trẻ mắc tự kỷ là do?” chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 3.4. Nhận thức của sinh viên về nguyên nhân tự kỷ

Nội dung Sai Đúng Không biết

SL (%) SL (%) SL (%)

Di truyền 115 (48,9) 79 (33,6) 40 (17,0)

Môi trường chứa độc tố 89 (38,9) 87 (38,0) 51 (22,3) Rối loạn phát triển thần kinh 30 (13,0) 173 (74,9) 27 (11,7)

* Ma quỷ ám 187 (83,1) 13 (5,8) 25 (11,1)

Mẹ bị đau ốm khi mang thai 74 (31,5) 109 (46,4) 52 (22,1) Do bất thường về gen 50 (21,6) 129 (55,6) 53 (22,8) Tổn thương ở não 40 (17,2) 153 (65,9) 38 (16,4) Nguyên nhân sinh học 43 (18,7) 134 (58,3) 53 (23,0) * Do thiếu hụt sự quan tâm chăm

sóc của bố mẹ

22 (9,2) 203 (84,9) 14 (5,9) * Nguyên nhân tâm lý 25 (10,5) 196 (82,7) 16 (6,8) Chưa rõ nguyên nhân 53 (26,6) 78 (39,2) 68 (34,2)

Ghi chú: * Những câu này khi sinh viên trả lời Đúng đồng nghĩa với việc hiểu sai về nguyên nhân tự kỷ

Bảng 3.4 cho thấy nguyên nhân Do thiếu hụt sự quan tâm chăm sóc của bố mẹ có 203 sinh viên trả lời đúng với 84,9% và Nguyên nhân tâm lý có 196 lựa chọn với 82,7% là hai nguyên nhân được sinh viên cho là đúng cao nhất. Điều này thể hiện mặc dù đa số sinh viên có biết tới tự kỷ nhưng biết sơ sài và có chỗ chưa đúng đặc biệt là nguyên nhân về tự kỷ. Bởi khoa học đã chứng minh rằng cách chăm sóc của cha mẹ, nguyên nhân tâm lý không gây ra tự kỷ. Hiện nay thì nguyên nhân gây nên rối loạn tự kỷ chưa được xác định chính xác nhưng những yếu tố như: Môi trường chứa độc tố, tổn thương ở não và

57

nguyên nhân sinh học là những nguyên nhân mà các nhà nghiên cứu có xu hướng nghiên cứu và chứng minh nhiều hơn.

Trong khi đó nguyên nhân Rối loạn phát triển thần kinh có 173 lựa chọn đúng với 74,9% và có lựa chọn thấp nhất là nguyên nhân Ma quỷ ám có 13 lựa chọn chiếm 5,8%.

Như vậy đa số sinh viên có nhận thức sai về nguyên nhân tự kỷ, chỉ có một bộ phận sinh viên nhận thức hoàn toàn đúng về vấn đề này. Với tư cách là những nhà chuyên môn trong sau này sẽ làm việc với gia đình và trẻ tự kỷ, hiểu biết sai về nguyên nhân tự kỷ có thể dẫn tới cách tiếp cận sai lầm trong tư vấn và can thiệp cho trẻ tự kỷ. Ví dụ thay vì dạy trẻ theo phương pháp giáo dục, hành vi thì lấy gia đình trẻ ra trị liệu tâm lý do vậy gây ảnh hưởng tới trẻ và mất niềm tin với gia đình và cộng đồng.

3.1.4. Nhận thức của sinh viên về triệu chứng, biểu hiện tự kỷ

3.1.4.1. Triệu chứng ở mọi trẻ tự kỷ

Khi được hỏi “Triệu chứng ở mọi trẻ tự kỷ là giống nhau?” chúng tôi nhận được câu trả lời như sau:

Biểu đồ 3.2. Nhận thức của sinh viên về triệu chứng ở trẻ tự kỷ

Số liệu thu được cho thấy có sự chênh lệch đáng kể giữa các lựa chọn

58

trả lời chiếm 86,6% với đa số khách thể nghiên cứu, Triệu chứng là giống nhau ở các trẻ tự kỷ có 23 người trả lời chiếm 9,9% và lựa chọn thấp nhất

Không biết là 8 người với 3,4%. Như vậy thể hiện đa số sinh viên chuyên

Một phần của tài liệu Nhận thức về tự kỷ của sinh viên năm cuối các ngành chăm sóc sức khỏe tâm thần ở Việt Nam (Trang 56)