Nhận thức của sinh viên về điều trị cho trẻ tự kỷ

Một phần của tài liệu Nhận thức về tự kỷ của sinh viên năm cuối các ngành chăm sóc sức khỏe tâm thần ở Việt Nam (Trang 74)

3.1.6.1. Nhận thức của sinh viên về cách thức điều trị cho trẻ tự kỷ

Ngày này trẻ tự kỷ ở Việt Nam đã nhận được nhiều sự quan tâm của không chỉ cha me, xã hội do đó các phương pháp can thiệp, giáo dục cho trẻ tự kỷ đã được sử dụng nhiều hơn nhằm mục đích nâng cao khả năng chăm sóc, phục hồi cho sự tiến triển của trẻ. Trong nghiên cứu của chúng tôi khi được hỏi: Theo bạn, những cách thức nào phù hợp trong việc hỗ trợ mang lại hiệu quả tốt cho trẻ tự kỷ?” thì chúng tôi thu được kết quả như sau:

66

Bảng 3.8. Nhận thức của sinh viên về cách thức điều trị cho trẻ tự kỷ.

Nội dung Không phù hợp Phù hợp một chút Phù hợp SL (%) SL (%) SL (%) 1. Điều trị bằng thuốc 60 (25,3) 127 (53,6) 50 (21,1) 2. Âm ngữ trị liệu, dạy nói 6 (2,4) 55 (22,4) 185 (75,2) 3. Chẩn đoán và can thiệp điều trị

sớm

7 (2,8) 26 (10,5) 214 (86,6)

4. *Thở ôxy cao áp 203 (85,3) 27 (11,3) 8 (3,4) 5. Giáo dục tại các trung tâm đặc

biệt

11 (4,5) 57 (23,2) 178 (72,4) 6. Mời giáo viên, nhà trị liệu về hỗ

trợ tại nhà

9 (3,7) 63 (25,8) 172 (70,5)

7. *Cho trẻ đi châm cứu, bấm huyệt, cấy chỉ

155 (64,0) 71 (29,3) 16 (6,6) 8. Gia đình tham gia vào quá trình

điều trị cho trẻ

3 (1,2) 32 (13,1) 209 (85,7)

9. *Cho trẻ đi cúng, giải hạn, xem bói

228 (92,7) 10 (4,1) 8 (3,3) 10. Cho trẻ tham gia hoạt động

nhóm

9 (3,7) 60 (24,6) 175 (71,7) 11. Đưa trẻ tới chuyên gia vật lý trị

liệu

42 (17,5) 86 (35,8) 112 (46,7)

12. *Cho trẻ đi trị liệu tâm lý 12 (4,9) 53 (21,5) 181 (73,6)

13. Can thiệp hành vi 21 (8,6) 65 (26,5) 159 (64,9)

Ghi chú: Các câu * khi trả lời “Phù hợp” đồng nghĩa với việc sinh viên trả lời sai.

67

Từ số liệu cho thấy phần lớn sinh viên có nhận thức đúng về cách thức hỗ trợ cho trẻ tự kỷ như: 214 sinh viên chọn phương án Chẩn đoán và can thiệp điều trị sớm chiếm 86,6% và Gia đình tham gia vào quá trình điều trị cho trẻ có 209 sinh viên lựa chọn chiếm 85,7%, như vậy dễ dàng nhận thấy sinh viên nhận thức về cách thức hỗ trợ phát triển cho trẻ tự kỷ là rất tốt. Hầu hết các em cho rằng cách thức chẩn đoán, điều trị và can thiệp sớm, cùng với can thiệp gia đình sẽ mang lại kết quả tốt cho trẻ tự kỷ.

Nhưng bên cạnh đó cũng có số lớn sinh viên nhận thức sai lầm về cách thức hỗ trợ cho trẻ tự kỷ điển hình như: Cho trẻ đi trị liệu tâm lý có 181 sinh viên trả lời Phù hợp chiếm 73,6%. Điều này là hoàn toàn sai lầm vì các nghiên cứu đã có cho thấy trẻ tự kỷ không có nguyên nhân tâm lý. Như vậy điều trị tâm lý không mang lại hiệu quả cho trẻ tự kỷ. Ngoài ra còn Cho trẻ đi châm cứu, bấm huyệt, cấy chỉ 16 lựa chọn chiếm 6,6%; Thở ôxy cao áp có 8 sinh viên, 3,4% và Cho trẻ đi cúng, giải hạn, xem bói (8 người, 3,3%). Đây là nhận thức chưa đúng về cách thức hỗ trợ cho trẻ tự kỷ vì thực tế thì những hình thức này hiện nay chưa được kiểm chứng và cũng chưa được nghiên cứu là có tác dụng tốt đối với trẻ tự kỷ

Biểu đồ: 3.6. Nhận thức của sinh viên về cách thức điều trị cho trẻ tự kỷ Ghi chú: Số 1 đến 13 tương ứng với các triệu chứng được thể hiện ở bảng 3.8 phía trên.

68

3.1.6.2. Nhận thức của sinh viên về nghề nghiệp trong điều trị cho trẻ tự kỷ

Khi hỏi sinh viên chuyên ngành chăm sóc sức khỏe tâm thần hiểu về các nghề bác sĩ tâm thần, tâm lý học, bác sĩ đa khoa, công tác xã hội, giáo dục đặc biệt làm việc với tự kỷ ở những mức độ (đánh giá, chẩn đoán, điều trị/dạy trực tiếp, tư vấn gia đình) thì chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng3.9. Nhận thức của sinh viên về nghề nghiệp

Chuyên gia Chẩn đoán Đánh giá Điều trị /dạy trực tiếp Tƣ vấn gia đình SL (%) SL (%) SL (%) SL (%) Bác sĩ tâm thần 200 (82,6) 100 (41,3) 61 (25,2) 53 (21,9) Tâm lý học 89 (36,0) 125 (50,6) 145 (58,7) 148 (59,9) Bác sĩ đa khoa 122 (60,4) 63 (31,7) 34 (17,0) 29 (14,5) Công tác xã hội 27 (12,5) 34 (15,7) 85 (39,0) 148 (67,9) Giáo dục đặc biệt 59 (25,2) 78 (33,5) 207 (88,5) 121 (51,9)

Bảng 3.9 cho thấy sinh viên hiểu vể lĩnh vực nghề nghiệp nói trên với tự kỷ khá tốt thể hiện: Với 200 lựa chọn trong tổng số 252 sinh viên chiếm 82,6% Chẩn đoán của Bác sĩ tâm thần; Đánh giá của nghề Tâm lý là 125 với 50.6%; Điều trị /dạy trực tiếp của Giáo dục đặc biệt với 207 người chiếm 88,5%; Tư vấn gia đình của nghề Công tác xã hội với 148 (67,9%)

Nhưng ngược lại cũng có một số sinh viên chưa hiểu rõ về chức năng nghề nghiệp nói trên với tự kỷ điển hình như: Bác sĩ đa khoa với 122 (60,4%) có thể Chẩn đoán tự kỷ; Giáo dục đặc biệt Đánh giá tự kỷ với 78 lựa chọn chiếm 33,5%; Điều trị/dạy trực tiếp của nghề Tâm lý với 145 sinh viên (58,7%). Như vậy cho thấy chẩn đoán và điều trị chuyên ngành nào cũng cho rằng mình có thể làm được việc này, nhưng thực tế thì chẩn đoán và đưa ra được kết luận chỉ có chuyên ngành bác sĩ tâm thần và tâm lý lâm sàng; điều trị/can thiệp trực tiếp chỉ có giáo dục đặc biệt.

69

Như vậy cho thấy mặc dù được học về tự kỷ mức độ nhiều ít khác nhau giữa các chuyên ngành nhưng một bộ phận sinh viên ngành chăm sóc sức khỏe tâm thần chưa hiểu rõ vai trò nghề nghiệp với đối tượng là trẻ tự kỷ. Mặt khác ở Việt Nam hiện nay chưa có một chương trình đào tạo đủ tốt để làm rõ vai trò nghề nghiệp của các ngành nghề khác nhau. Vì vậy việc sinh viên chuyên ngành chăm sóc sức khỏe tâm thần nhầm lẫn vai trò ai làm gì cũng là điều dễ hiểu. Điều này cũng đồng nghĩa với việc các em sau khi ra trường dễ hành nghề sai ví dụ: Tâm lý đi trị liệu, trong khi giáo dục đặc biệt đi đánh giá.

Biểu đồ 3.7. Sinh viên hiểu về khả năng nghề nghiệp

3.1.6.3. Nhận thức của sinh viên về cách đưa ra kết luận chẩn đoán tự kỷ

Khi nghiên cứu về khả năng vận dụng kiến thức của sinh viên trong việc đưa ra chẩn đoán trẻ bị tự kỷ chúng tôi thu được kết quả như sau:

70

Bảng 3.10. Nhận thức của sinh viên về chẩn đoán tự kỷ

Nội dung Đáng tin cậy Không đáng tin cậy SL (%) SL (%)

1. Cán bộ tâm lý quan sát trẻ chơi trong vòng 30 phút, không phỏng vấn bố mẹ hay người nhà của trẻ, sau đó đưa ra chẩn đoán trẻ bị tự kỷ

97 (39,3) 150 (60,7)

2. Giáo viên phổ thông và không được đào tạo về tự kỷ quan sát trẻ ở lớp và chẩn đoán trẻ bị tự kỷ

33 (13,4) 213 (86,6)

3. Một bác sĩ nhi khoa phỏng vấn bố mẹ của trẻ, quan sát trẻ nhưng không trực tiếp tương tác với trẻ và đưa ra chẩn đoán trẻ bị tự kỷ sau 15 phút

61 (25,1) 182 (74,9)

*Ghi chú: Để đưa ra chẩn đoán Đúng cần có phỏng vấn sâu với bố mẹ; quan sát và tương tác trực tiếp với trẻ một cách có hệ thống của bác sĩ tâm thần hoặc cán bộ tâm lý lâm sàng.

Bảng 3.10 cho thấy hầu hết sinh viên chuyên ngành chăm sóc sức khỏe tâm thần có khả năng vận dụng kiến thức về tự kỷ tốt khi đánh giá chẩn đoán tự kỷ dựa trên hiểu biết về nghề nghiệp và các quan sát lâm sàng thể hiện hầu hết sinh viên lựa chọn phương án Không đáng tin cậy ở cả ba nội dung trên. Bên cạnh đó vẫn có một số sinh viên cho là Đáng tin cậy thể hiện ở các chuyên ngành khác nhau như:

71

Bảng 3.11. Các chuyên ngành cho rằng đáng tin cậy

Chuyên ngành Đáng tin cậy

(1) SL (%) (2) SL (%) (3) SL (%)

Công tác xã hội 24 (24,7) 7 (21,2) 18 (29,5)

Tâm lý học 13 (13,4) 0 14 (23,0)

Giáo dục đặc biệt 35 (36,1) 20 (60,6) 19 (31,1)

Chuyên khoa tâm thần 24 (24,7) 6 (18,2) 9 (14,8)

Tâm lý lâm sàng 1 (1,0) 0 1 (1,6)

Biểu đồ 3.8. Đánh giá của sinh viên về chẩn đoán tự kỷ

Ghi chú: Số 1, 2 và 3 ở bảng 3.11 và biểu đồ 3.8 là trường hợp tương ứng được biểu thị ở bảng 3.10

3.1.6.4. Nhận thức của sinh viên về việc đưa ra kết luận đánh giá từ triệu chứng tự kỷ

Bảng 3.11 cho thấy chuyên ngành giáo dục đặc biệt lựa chọn cao nhất phương án (1) có 35 sinh viên chọn chiếm 36,1%; (2) có 60,6%; (3) là 31,3% và có lựa chọn thấp nhất là Tâm lý lâm sàng lần lượt là 1%, 0%, 1,6%. Điều này có thể cho thấy sinh viên giáo dục đặc biệt mặc dù được học hẳn một chuyên đề riêng về tự kỷ nhưng nhận thức trong việc đưa ra kết luận chẩn đoán của các em còn chưa sâu, vẫn có những nhầm lẫn. Đây cũng

72

là điều dễ hiểu bởi chuyên ngành giáo dục đặc biệt thì không được đào tạo để đánh giá hay chẩn đoán cho trẻ tự kỷ.

Trong nghiên cứu chúng tôi có hỏi sinh viên dựa vào các triệu chứng thì có kết luận được trẻ bị tự kỷ hay không, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 3.12. Nhận thức của sinh viên về đánh giá triệu chứng tự kỷ

Trƣờng hợp Tôi cho rằng trẻ này có nhiều khả năng bị tự kỷ Tôi cho rằng trẻ này có ít khả năng bị tự kỷ SL (%) SL (%)

1. Trẻ gái 2,5 tuổi, chưa nói được, nhút nhát, hay xấu hổ. Đến nơi đông người em có biểu hiện sợ không muốn giao tiếp với ai, chỉ bám mẹ.

70 (28,7) 174

(71,3) 2. Bé trai 3 tuổi, không phản ứng khi được gọi

tên, không biết giao tiếp mắt với người khác, muốn gì chỉ khóc ăn vạ hoặc kéo tay mẹ để lấy cho. Cháu chỉ thích chơi với ô tô không thích đồ vật khác, và khi chơi ô tô thì hay lật xe lên để quay bánh xe. Cháu thích vẫy tay theo cách đặc biệt và không có mục đích rõ ràng, khi nhìn đồ vật gì trẻ thích thì nghiêng mặt để nhìn.

225(91,1) 22 (8,9)

3. Trẻ trai 6 tuổi, em hoạt động rất nhiều, chạy, nhảy không biết mệt. Em không tập trung chú ý được lâu khi ngồi học, hay lơ đãng, không thích chơi với bạn cùng tuổi nhưng rất thích chơi với các anh chị lớn tuổi hơn.

28 (11,6) 214

(88,4)

Từ số liệu cho thấy việc sinh viên sử dụng kiến thức để đánh giá về tự kỷ từ triệu chứng rất tốt với đa số sinh viên cho rằng Bé trai 3 tuổi, không phản ứng khi được gọi tên, không biết giao tiếp mắt với người khác, muốn gì chỉ khóc ăn vạ hoặc kéo tay mẹ để lấy cho. Cháu chỉ thích chơi với ô tô không

73

thích đồ vật khác,và khi chơi ô tô thì hay lật xe lên để quay bánh xe. Cháu thích vẫy tay theo cách đặc biệt và không có mục đích rõ ràng, khi nhìn đồ vật gì trẻ thích thì nghiêng mặt để nhìn với 225 sinh viên, chiếm 91,1%.

Nhưng bên cạnh đó vẫn còn 45,3 % sinh viên hiểu sai khi cho rằng “Trẻ gái 2,5 tuổi, chưa nói được, nhút nhát, hay xấu hổ. Đến nơi đông người em có biểu hiện sợ không muốn giao tiếp với ai, chỉ bám mẹ” với 28,7% và 11,6% “Trẻ trai 6 tuổi, em hoạt động rất nhiều, chạy, nhảy không biết mệt. Em không tập trung chú ý được lâu khi ngồi học, hay lơ đãng, không thích chơi với bạn cùng tuổi nhưng rất thích chơi với các anh chị lớn tuổi hơn” Nhiều khả năng bị tự kỷ. Có thể sinh viên đánh giá dựa vào các biểu hiện không phải là điển hình như nhút nhát, sợ chỗ lạ, bám mẹ, không tập trung chú ý để kết luận trẻ bị tự kỷ, điều này là hoàn toàn sai lầm. Bởi để đưa ra đánh giá đúng về trẻ có bị tự kỷ hay không ngoài việc cần có phỏng vấn sâu với bố mẹ; quan sát và tương tác trực tiếp với trẻ một cách có hệ thống của bác sĩ tâm thần hoặc cán bộ tâm lý lâm sàng, còn cần đến các công cụ như các thang đánh giá, sàng lọc cẩn thận thì mới có thể đưa ra kết luận.

Biểu đồ 3.9. Nhận thức của sinh viên về triệu chứng tự kỷ

Ghi chú: Số 1, 2 và 3 trên biểu đồ 3.9 biểu thị các trường hợp tương ứng với bảng 3.12 ở phía trên.

74

Một phần của tài liệu Nhận thức về tự kỷ của sinh viên năm cuối các ngành chăm sóc sức khỏe tâm thần ở Việt Nam (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)