Giai đoạn khảo sát thực trạng, xử lý số liệu

Một phần của tài liệu Nhận thức về tự kỷ của sinh viên năm cuối các ngành chăm sóc sức khỏe tâm thần ở Việt Nam (Trang 50)

Mục đích

Khảo sát thực trạng nhận thức về tự kỷ của sinh viên năm cuối các ngành chăm sóc sức khỏe tâm thần ở Việt Nam.

Nội dung

- Sử dụng phiếu hỏi đã được xây dựng với những câu hỏi theo mô hình nhận thức của B.S. Bloom trên các mặt biết, hiểu và vận dụng kiến thức về tự kỷ.

- Thu phiếu, mã hóa, thống kê và xử lý số liệu với phương pháp toán thống kê, phân tích và viết nhận xét các kết quả nghiên cứu nhận thức về tự kỷ của sinh viên năm cuối các ngành chăm sóc sức khỏe tâm thần.

42

Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 252 sinh viên chuyên ngành chăm sóc sức khỏe tâm thần tại 4 Trường đại học và 1 trường cao đẳng, 1 bệnh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội.

2.2. Sơ lƣợc về địa bàn nghiên cứu

Để nghiên cứu chúng tôi đã chọn 4 trường đại học, 1 trường cao đẳng trên địa bàn thành phố Hà Nội để thu thập thông tin dữ liệu và bệnh viện tâm thần TW đây mặc dù là một bệnh viện nhưng có thành lập cơ sở đào tạo chuyên khoa tâm thần ở Việt Nam, cụ thể như sau:

Bảng 2.1: Số lượng sinh viên theo trường

Trƣờng Số lƣợng Phần trăm

(%)

Trường Đại học Lao động Xã hội 45 17,9

Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân Văn 59 23,4

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1 47 18,7

Trường Cao đẳng Sư phạm TW 37 14,7

Bệnh viện Tâm thần TW1 50 19,8

Trường Đại học Giáo dục 14 5,6

Tổng 252 100

Số lượng khách thể khá đồng đều giữa các trường dao động từ 14,7% đến 23,4%. Số lượng khách thể nghiên cứu tập trung đông ở đối tượng là Trường ĐH KHXH & NV 59 người chiếm 23,4%, BVTT TW1 có 50 người chiếm 19,8%, phân bố đồng đều hơn ở các trường ĐH SP Hà Nội 1 là 47 người chiếm 18,7%, ĐH LĐXH 45 người chiếm 17,9%, ít nhất là ĐH Giáo dục 14 người chiếm 5,6% vì đây là đối tượng học viên cao học, học chuyên sâu hơn về ngành chăm sóc sức khỏe tâm thần. Như vậy số lượng khách thể nghiên cứu tập trung đông ở sinh viên năm cuối, số ít hơn là học viên cao học .

43

Trong số 6 cơ sở đào tạo mà chúng tôi lựa chọn có trường ĐHLDXH, ĐH KHXH&NV, ĐHSPHN có số sinh viên học 4 năm, Trường CĐSPTW sinh viên học 3 năm, Trường ĐH Giáo dục là học viên Tâm lý lâm sàng học chương trình cao học 6-7 năm, BVTTTW1 học viên cao học 7-8 năm.

Biểu đồ 2.1. Số lượng sinh viên theo trường

Dưới đây tôi xin khái lược tình hình của 5 trường và 1 Bệnh viện này như sau:

2.2.1. Trường Đại học Lao động - Xã hội

Trường Đại học Lao động- Xã hội tiền thân là Trường Trung học Lao động Tiền lương thuộc Bộ Lao động thành lập năm 1961, với nhiệm vụ ban đầu là đào tạo cán bộ lao động tiền lương cho toàn miền Bắc. Đến ngày 31/1/2005, theo Quyết định số 26/2005/QĐ-TTG của Chính phủ, thành lập Trường Đại học Lao động – Xã hội, cơ sở chính của Trường được đặt tại 43 Trần Duy Hưng, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

Nhiệm vụ chính của Trường là đào tạo đội ngũ cán bộ lao động – xã hội có trình độ từ trung cấp, cao đẳng cho đến đại học, với các chuyên ngành như: Quản trị nhân lực, Công tác xã hội, Bảo hiểm xã hội…Trường Đại học

44

Lao động – Xã hội là trường đại học đa ngành, đa cấp; một trong những trung tâm đào tạo, nghiên cứu hàng đầu Việt Nam về lao động – xã hội

Với 52 năm hình thành và phát triển, Trường đã được Đảng và Nhà nước Việt Nam trao tặng nhiều phần thưởng cao quý như: Huân chương lao động hạng 3 (1981); Huân chương lao động hạng nhì (1991); Huân chương lao động hạng nhất (1996); Huân chương độc lập hạng ba (2001); Huân chương độc lập hạng nhì (2006); Huân chương độc lập hạng nhất (2011).

Mục tiêu đào tạo:Đến năm 2020, Trường đại học Lao động - Xã hội sẽ là một trường đại học hàng đầu của Việt Nam, có qui mô đào tạo trên 20.000 người học; hàng năm tuyển sinh và đào tạo 50 nghiên cứu sinh, 400 học viên cao học và trên 4000 sinh viên đại học [70].

2.2.2. Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn

Ngày 10 tháng 10 năm 1945, Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 45/SL thành lập Đại học Văn khoa, tiền thân của Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn hiện nay. Ngày 4 tháng 6 năm 1956, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 2183/83/PC thành lập trường Đại học Tổng hợp.

Ngày 10 tháng 12 năm 1993, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định 97/CP thành lập Đại học Quốc gia Hà Nội, trong đó có Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, được thành lập trên cơ sở các khoa xã hội của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn là một trường thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội, Trụ sở chính của trường đặt tại số 336 đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Hiện nay nhà trường đang đào tạo 13.000 sinh viên các hệ, trong đó có 3.100 học viên cao học và 292 nghiên cứu sinh. Số lượng cán bộ, giảng viên là 500 người, trong đó có 13 Giáo sư, 72 Phó Giáo sư, 138 Tiến sĩ khoa học và Tiến sĩ cùng 192 Thạc sĩ.

Các thành tích đạt được của trường phải kể đến như: Huân chương Lao động hạng Nhất năm (1981); Huân chương Độc lập hạng Nhất (2001); Danh

45

hiệu Anh hùng Lao động thời kì đổi mới (2005); Huân chương Hồ Chí Minh (2010); Tám nhà giáo được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và 13 nhà giáo được tặng Giải thưởng Nhà nước về khoa học, công nghệ; 23 nhà giáo được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân và 40 nhà giáo được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú [71].

2.2.3. Trường đại học Sư phạm Hà Nội

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội được thành lập ngày 11 tháng 10 năm 1951 theo Nghị định 276 của Bộ Giáo dục. Ngày 10/12/1993 theo Nghị định 97/CP của Chính phủ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I là một trường thành viên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. Theo Quyết định 201/QĐTTg ngày 12/10/1999 của Thủ tướng Chính phủ, Trường Đại học Sư phạm tách khỏi Đại học Quốc gia Hà Nội thành Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Trường đại học trọng điểm trong hệ thống giáo dục đại học ở Việt Nam.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội có sứ mạng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng nhân tài cho hệ thống giáo dục quốc dân và toàn xã hội; nghiên cứu khoa học cơ bản, khoa học ứng dụng thuộc các lĩnh vực khoa học Tự nhiên, Xã hội và Nhân văn, Giáo dục đạt trình độ tiên tiến; cung cấp dịch vụ giáo dục và khoa học công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế [72].

2.2.4. Trường Đại học Giáo Dục- ĐH Quốc Gia Hà Nội

Trường Đại học Giáo dục là một trường đại học thành viên trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. Đây là nơi đào tạo, bồi dưỡng chuyên gia giáo dục và nhà giáo cho mọi bậc học ở Việt Nam. Trụ sở chính của trường đặt tại số 144 Đường Xuân Thuỷ, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Trường Đại học Giáo dục tiền thân là Khoa Sư phạm, Đại học Quốc gia Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 1481/TCCB, ngày 21 tháng 12 năm 1999 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.

Ngày 3 tháng 4 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ban hành Quyết định số 441/QĐ-TTg thành lập Trường Đại học Giáo dục trên cơ sở nâng cấp Khoa Sư phạm thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội [73].

46

2.2.5. Trường Cao đẳng Sư phạm Trung Ương

Ngày 25/11/1988, theo Nghị định 93/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) Trường Cao đẳng Sư phạm Nhà trẻ - Mẫu giáo Trung ương I được thành lập với nhiệm vụ là đào tạo, bồi dưỡng Giáo viên, Cán bộ quản lý mẫu giáo với trình độ Cao đẳng và nghiên cứu khoa học giáo dục trước tuổi tiểu học. Trường được hình thành trên nền thành tựu đã đạt được của hai Trường Sư phạm Mẫu giáo TW Hà Nam (1964 - 1988) và Trường Trung cấp nuôi dạy trẻ TW (1972 - 1988). Hai trường này đã hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của mình, đào tạo hàng nghìn giáo viên Nhà trẻ, Mẫu giáo, đóng góp to lớn cho việc xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ, giáo viên bậc Mầm non nước nhà.

Đội ngũ cán bộ của Nhà trường đặc biệt là cán bộ giảng dạy ngày càng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng. Đến nay, tổng số cán bộ của Trường là 525 (Kể cả ba Trường Mầm non thực hành), trong đó có 01 Phó Giáo sư; 10 TS, 08 Nghiên cứu sinh; 85 Th.s, 45 Cao học, 31 Giảng viên chính. Riêng đội ngũ cán bộ giảng dạy có gần 50% đạt trình độ trên Đại học. Trường Cao đẳng Sư phạm TW đã vinh dự được đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất do Nhà nước trao tặng [74].

2.2.6. Bệnh viện Tâm Thần Trung Ương 1

Tiền thân của bệnh viện là Khu điều dưỡng thương – bệnh binh miền Nam tập kết ra Bắc. Bệnh viện được thành lập ngày 07/06/1963 theo quyết định số 519/QĐ - BYT của Bộ Y tế, tên gọi ban đầu là “Bệnh viện D”. Khi mới thành lập, tổng số cán bộ của bệnh viện có 91 người, cơ sở vật chất rất nghèo nàn. Hiện nay, bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 có quy mô 530 giường bệnh với tổng số cán bộ cử nhân là 565 người. Đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao. Quyết định số 1021/QĐ – BYT ngày 02/11/1998 về việc giao nhiệm vụ cho Bệnh viện Tâm thần Trung ương làm chủ nhiệm mục tiêu quốc gia “Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng”.

47

Bệnh viện còn là cơ sở đào tạo, thực hành chuyên ngành tâm thần của các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học y tế, cũng như các thực tập sinh nước ngoài đến học tập, nghiên cứu. Năm 2012, công tác đào tạo của bệnh viện còn được Bộ Y tế tin tưởng giao cho nhiệm vụ đào tạo thí điểm lớp Bác sĩ chuyên khoa 1 và Bác sĩ chuyên khoa 2 tại viện, theo Quyết định số 764/QĐ – BYT ngày 13 tháng 3 năm 2012.

Bệnh viện đã 02 lần nhận Huân chương Lao động Hạng ba năm 1983 và 1993; 1 Huân chương Lao động Hạng nhất năm 2003; 1 Huân chương Độc lập Hạng ba năm 2008; 2 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2010- 2011; 2 Cờ thi đua của Bộ Y tế năm 2005- 2006; 8 Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế vào các năm 2003, 2007, 2010, 2011, 2012; 5 năm liên tục Bệnh viện đạt danh hiệu Bệnh viện xuất sắc toàn diện năm 2001 – 2006 [68].

2.3. Mẫu nghiên cứu

Chúng tôi phát ra 260 phiếu cho sinh viên, học viên tại 6 cơ sở đào tạo tại các trường Đại học, Cao đẳng, Bệnh viện nói trên và thu lại được 252 phiếu hợp lệ và 8 phiếu trống.

Đặc điểm khách thể nghiên cứu.

Bảng 2.2. Một số đặc điểm của khách thể nghiên cứu

Đặc điểm Số lƣợng Phần trăm (%) Học vấn Cao đẳng 37 14,6 Đại học 151 60,0 Cao học 64 25,4 Giới tính Nam 29 11,5 Nữ 223 88,5 Tổng 252 100

Khách thể nghiên cứu trình độ cao đẳng có 37 người chiếm 14,6%, trình độ đại học có số khách thể cao nhất 151 người chiếm 60,0%, và cao học 64 người chiếm 25,4%. Như vậy khách thể nghiên cứu phù hợp với đối tượng nghiên cứu là sinh viên năm cuối các ngành chăm sóc sức khỏe tâm thần.

48

Khách thể nghiên cứu gồm 252 khách thể với 11,5% là nam, 88,5% là nữ. Như vậy khách thể nữ gấp hơn 7 lần nam giới, điều này có thể là vì đặc thù ngành chăm sóc sức khỏe tâm thần đòi hỏi sự mềm dẻo, khéo léo và sự kiên nhẫn, cần cù chịu khó trong chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân vì vậy số số lượng nữ giới cũng cao hơn nam giới là hợp lý.

Bảng 2.3. Tuổi khách thể nghiên cứu

Tuổi Số lƣợng Phần trăm (%)

Dưới 23 151 68,9

Từ 24 đến 30 25 11,4

Trên 30 43 19,6

Trong tổng số 252 phiếu thu được thì có 219 phiếu trả lời về độ tuổi, có 33 phiếu trống. Khách thể nghiên cứu chia ra theo tiêu chí tuổi, tuổi khách thể dao động từ 20 đến 53 tuổi và tập trung nhiều nhất vào nhóm tuổi từ 21 đến 23, chiếm 64%. Như vậy số sinh viên đang theo học ở độ tuổi tương đối trẻ, chiếm đa số trong số sinh viên đang theo học chuyên ngành chăm sóc sức khỏe tâm thần là phù hợp với tuổi nghiên cứu sinh viên năm cuối.

49

Khi khảo sát nghiên cứu cho thấy số sinh viên chuyên ngành chăm sóc sức khỏe tâm thần đã có kinh nghiệm làm việc với trẻ tự kỷ là 102 người chiếm 41,6% trong tổng số sinh viên.

Biểu đồ 2.3. Khả năng làm việc với tự kỷ sau khi ra trường

Số liệu thu được cho thấy có tới 124 người với 51,7% trong tổng số sinh viên có thể sẽ làm việc với tự kỷ sau khi ra trường, chỉ có 53 người với 22,1% cho rằng sẽ không làm việc với tự kỷ. Đây là tín hiệu tốt khi sinh viên ngành chăm sóc sức khỏe tâm thần cho rằng trong tương lai có khả năng sẽ làm việc với trẻ tự kỷ.

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Với đề tài này, chúng tôi tiến hành đọc, phân tích, tổng hợp các tài liệu có liên quan đến vấn đề lý luận nhận thức, lý luận về tự kỷ, nhận thức về vấn đề tự kỷ trong và ngoài nước, trong các luận văn, luận án thạc sĩ, tiến sĩ, trong sách, báo, tạp chí, trên một số trang web chuyên ngành.

2.4.2. Phương pháp phỏng vấn

Phương pháp phỏng vấn được chúng tôi sử dụng để tìm hiểu thông tin thêm về thời gian học, chương trình học về tự kỷ tại trường của sinh viên.

50

2.4.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Đây là phương pháp chủ yếu được sử dụng trong đề tài nhằm tìm hiểu nhận thức về tự kỷ của sinh viên năm cuối các ngành chăm sóc sức khỏe tâm thần ở Việt Nam.

Bảng hỏi được thiết kế dựa trên mô hình nhận thức của Benjamin S.

Bloom gồm ba thành phần: Biết, hiểu, vận dụng và sẽ được điều tra thử trên mẫu sinh viên lần 1 để đảm bảo các yếu tố tường minh, rõ ràng không ảnh hưởng đến việc đánh giá nhận thức về tự kỷ của sinh viên năm cuối các ngành chăm sóc sức khỏe tâm thần ở Việt Nam, sau đó mới mang ra đo chính thức trên mẫu sinh viên nghiên cứu. Chi tiết bảng hỏi được trình bày ở phần phụ lục.

* Nội dung phiếu hỏi:

Câu 1, câu 2, câu 3, câu 4, câu 5: Tìm hiểu khả năng biết về tự kỷ của sinh viên.

Câu 6: câu7, câu 8, câu 9: Tìm hiểu khả năng hiểu về tự kỷ của sinh viên. Câu 10, câu 11: Tìm hiểu khả năng vận dụng kiến thức về tự kỷ của sinh viên.

Câu 12, câu 13, câu 14: Tìm hiểu thông tin thêm về sinh viên

*Cách thức tính điểm:

- Câu 1: Tìm hiểu về khả năng biết tới tự kỷ của sinh viên thì có câu trả lời Có, Chút ít và Không biết. Cách tính điểm là có là 2 điểm, chút ít là 1 điểm, không biết là 0 điểm.

- Câu 2, câu 7, câu 9, câu 10, câu 11, câu 12: khi tích vào lựa chọn được tính 1 điểm, không tích là 0 điểm.

- Câu 3 và câu 4: Tìm hiểu nguyên nhân tự kỷ, có các đáp án Sai, Đúng và Không biết. Trả lời Sai là 1 điểm, Đúng là 2 điểm, Không biết là 3 điểm.

- Câu 5: Tìm hiểu về biểu hiện của tự kỷ, có các đáp án Có, Không chắc

Một phần của tài liệu Nhận thức về tự kỷ của sinh viên năm cuối các ngành chăm sóc sức khỏe tâm thần ở Việt Nam (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)