Sinh viên ngành chăm sóc sức khỏe tâm thần

Một phần của tài liệu Nhận thức về tự kỷ của sinh viên năm cuối các ngành chăm sóc sức khỏe tâm thần ở Việt Nam (Trang 41)

33

1.3.2.1. Định nghĩa về chuyên ngành Tâm lý học và Tâm lý học lâm sàng

Có thể định nghĩa về nhà tâm lý học là một người nghiên cứu về tâm trí và hành vi. Nhà tâm lý học làm việc trong một loạt các lĩnh vực chuyên môn và các chủ đề nghiên cứu bao gồm những thứ như nghiên cứu cá nhân đối với hành vi tổ chức [63].

Tâm lý học là một nghề dựa trên khoa học và nghiên cứu về con người, xem họ nghĩ như thế nào, cơ chế hoạt động của suy nghĩ hoạt động ra sao, phản ứng và tương tác với nhau như thế nào. Nó liên quan đến tất cả các khía cạnh của hành vi và suy nghĩ, cảm xúc và động lực cơ bản cho con người [65].

“Nhà tâm lý học là người khám phá các khái niệm như nhận thức, sự quan tâm, cảm xúc, hiện tượng, động lực, chức năng não, tính cách, hành vi, và mối quan hệ giữa các cá nhân” [23].

Có rất nhiều các định nghĩa khác nhau về chuyên ngành tâm lý nhưng trong nghiên cứu này chúng tôi đồng ý với định nghĩa: “Người làm nghề tâm lý là người được đào tạo và vận dụng những kiến thức về tâm lý học cho công việc của mình”.

Trong tâm lý học chuyên ngành tâm lý lâm sàng đóng vai trò hết sức quan trọng, tâm lý học lâm sàng được hiểu như sau:

Tâm lý học lâm sàng (Clinical Psychology) là một chuyên ngành của Tâm lý học. Tâm lý học lâm sàng kết hợp lý thuyết và thực hành nhằm tìm hiểu, dự báo và trị liệu các vấn đề bất bình thường, khiếm khuyết và khó khăn của cá nhân trong cuộc sống cũng như nhằm hỗ trợ sự thích nghi và phát triển của cá nhân. Tâm lý học lâm sàng tập trung vào các khía cạnh trí tuệ, tình cảm, sinh học, xã hội, hành vi của chức năng tâm lý người trong suốt cuộc đời, ở các nền văn hoá khác nhau và ở các tầng lớp xã hội khác nhau [67].

1.3.2.2. Định nghĩa về nghề công tác xã hội

“Công tác xã hội là những hoạt động phát hiện và giúp đỡ những cá nhân, nhóm người gặp khó khăn nhằm giúp họ vượt qua những rào cản của

34

cuộc sống, giảm thiểu sự bất bình đẳng trong xã hội và giúp họ phát triển, hoà nhập với cộng đồng một cách tích cực nhất. Trên thế giới hiện nay, công tác xã hội được nhìn nhận như một ngành nghề mang tính chuyên môn với những chức năng cơ bản là ngăn ngừa và khắc phục những vấn đề xã hội, tập trung vào những mối quan tâm và nhu cầu của con người, đồng thời giúp họ vượt qua khó khăn và phát huy tối đa khả năng của bản thân. Công tác xã hội tập trung vào ba nhóm hoạt động chính bao gồm công tác xã hội với cá nhân, với nhóm và với cộng đồng” [68].

“Công tác xã hội là một chuyên ngành để giúp đỡ cá nhân, nhóm hoặc cộng đồng tăng cường hay khôi phục việc thực hiện các chức năng xã hội của họ và tạo những điều kiện thích hợp nhằm đạt được các mục tiêu đó” [31]. “Nghề Công tác xã hội thúc đẩy sự thay đổi xã hội, giải quyết vấn đề trong mối quan hệ của con người, tăng năng lực và giải phóng cho người dân nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày càng thoải mái, dễ chịu. Vận dụng các lý thuyết về hành vi con người và hệ thống xã hội. Công tác xã hội tương tác vào những điểm giữa con người với môi trường của họ. Nhân quyền và Công bằng xã hội là các nguyên tắc căn bản của nghề" [25].

“Nghề công tác xã hội là nghề thúc đẩy sự thay đổi xã hội, giải quyết vấn đề trong mối quan hệ của con người, tăng năng lực và giải phóng cho người dân nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày càng thoải mái, dễ chịu. Vận dụng các lý thuyết về hành vi con người và hệ thống xã hội, công tác xã hội tương tác vào những điểm giữa con người với môi trường của họ. Nhân quyền và công bằng xã hội là nguyênn tắc căn bản của nghề”. Hay có thể hiểu theo cách khác: “Công tác xã hội là nghề giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa con người và con người, tiến tới xây dựng một xã hội hài hòa và hạnh phúc”[24, tr1].

Tuy có nhiều định nghĩa khác nhau về nghề công tác xã hội, nhưng trong nghiên cứu này tôi đồng ý với định nghĩa: “Nghề công tác xã hội là một nghề chuyên hỗ trợ, giúp đỡ những người gặp khó khăn hoặc những người bị

35

đẩy ra ngoài xã hội (người nghèo, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, phụ nữ, người già). Sứ mạng của ngành công tác xã hội là nỗ lực hành động nhằm giảm thiểu: Những rào cản trong xã hội, sự bất công và sự bất bình đẳng” [11].

1.3.2.3. Định nghĩa về chuyên ngành bác sĩ tâm thần

Để định nghĩa được nghề bác sĩ tâm thần cần làm rõ một vài khái niệm: Y học là khoa học nghiên cứu về phương pháp chữa bệnh, giữ gìn sức khỏe [40,tr1883]; Y học là khoa học nghiên cứu về bệnh lý, cách phòng và chữa bệnh [26, tr1789]; Y tế ngành y học ứng dụng, chuyên việc phòng, chữa bệnh và bảo vệ sức khỏe [26,tr1789].

Tác giả Lâm Xuân Điền cho rằng: “Sức khỏe tâm thần là một trạng thái không chỉ có rối loạn hay dị tật tâm thần mà còn là một trạng thái tâm thần hoàn toàn thoải mái, cần phải có chất lượng nuôi sống tốt, có được sự cân bằng và hòa hợp giữa cá nhân, người xung quanh và môi trường xã hội" [69].

Tâm thần học là ngành học nghiên cứu bệnh tâm lý hay về hoạt động tâm lý trên cơ sở tác động của hệ thần kinh, chuyên khoa tâm thần [26, tr1386].

Qua trên có thể rút ra định nghĩa về chuyên ngành bác sĩ thâm thần như sau: “Chuyên ngành tâm thần học là lĩnh vực y học chuyên nghiên cứu các phương pháp phòng, chữa bệnh và bảo vệ sức khỏe tâm thần cho con người”. 1.3.2.4. Định nghĩa về chuyên ngành Giáo dục đặc biệt

Để có thể đưa ra được định nghĩa về nghề giáo dục đặc biệt thì cần hiểu thêm một số khái niệm như sau:

“Giáo dục là hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của một đối tượng nào đó, làm cho đối tượng ấy dần dần có được những phẩm chất và năng lực như yêu cầu đề ra, giáo dục đảng viên, giáo dục con cái trong gia đình, giáo dục và đào tạo nhân tài”[26,tr 612].

“Giáo dục là tác động có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của con người để họ dần dần có được những phẩm chất và năng lực để đạt được những yêu cầu đề ra” hoặc “Giáo dục là hệ thống các biện pháp và cơ

36

quan giảng dạy- giáo dục của một nước (ngành giáo dục, Bộ giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục)” [40, tr734].

“Giáo dục đặc biệt là sự giảng dạy và hướng dẫn được thiết kế đặc biệt nhằm đáp ứng những nhu cầu và khả năng riêng biệt của nhóm học sinh có nhu cầu đặc biệt. Một quá trình giáo dục đặc biệt lí tưởng bao gồm việc xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân, giám sát một cách có hệ thống hoạt động tổ chức dạy học, điều chỉnh các thiết bị và tài liệu một cách phù hợp”[40, tr734].

“Giáo dục đặc biệt là giáo dục học sinh theo một cách thức "đặc biệt" khác với các phương pháp giảng dạy thông thường. Một chương trình giáo dục đặc biệt sẽ được xây dựng hoặc điều chỉnh chương trình giáo dục phổ thông nhằm đáp ứng những nhu cầu riêng biệt của mỗi cá thể học sinh. Các giáo viên giáo dục đặc biệt sẽ cung cấp những dịch vụ có tính kết nối, liên tục để các học sinh có nhu cầu đặc biệt được tiếp nhận những dịch vụ đó ở các mức độ khác nhau tùy theo nhu cầu của chúng” [69].

Như vậy có thể hiểu “Giáo dục đặc biệt là hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất và năng lực ở những trường hợp có sự khác biệt so với thông thường về thể chất, chức năng hoặc mức độ hoạt động, sự quan tâm đặc biệt để các em có thể hòa nhập với xã hội”.

Một phần của tài liệu Nhận thức về tự kỷ của sinh viên năm cuối các ngành chăm sóc sức khỏe tâm thần ở Việt Nam (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)